Giáo án Mĩ thuật 9 - Lê Thị Linh
I. MUC TIÊU
1. Kiến thức: Hs biết cách trang trí đầu báo tường.
2. Kĩ năng: Hs vẽ được đầu báo tường theo ý mình.
3. Thái độ: Hs nắm đư¬ợc cách thức vẽ một bài vẽ trang trí ứng dụng và vẽ được một bài vẽ theo yêu cầu.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng dạy và học:
- Giáo viên:
+ Một số mẫu đầu báo có các kiểu dáng, trang trí khác nhau.
+ Một số bài vẽ mẫu của Hs năm trư¬ớc.
+ Hình minh hoạ cách vẽ.
- Học sinh:
+ Chuẩn bị tốt về đồ dùng, Tranh ảnh có hình trang trí đầu báo tường.
2. Ph¬ương pháp:
- Trực quan, luyện tập , thuyết trình, vấn đáp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
con người… - Gv: Em hãy nêu đặc điểm của tranh kía hoạ? - Hs: Trả lời… - Gv: Củng cố… ? Yêu cầu học sinh nhận xét về hình, màu, nét? - Hs: Trả lời… - Gv: Củng cố… - Gv: Tổ chức cho Hs vẽ ở ngoài sân trường hoặc ngoài trường (tuỳ theo thời tiết, điều kiện). - Phân nhóm hoặc tổ bầu tổ trưởng quản lý các tổ viên ký hoạ. - Gv: Nêu yêu cầu bài vẽ. - Hs: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách kí hoạ. - Gv: Để có một bài kí hoạ đẹp chúng ta cần thực hiện như thế nào? Hs: Trả lời… - Gv: Củng cố… * Hoạt động 3: Hướng dẫn Hs luyện tập thực hành. - Hs thực hành ký hoạ. - Gv quan sát, hướng dẫn, góp ý cho Hs sửa sai - Động viên khích lệ Hs vẽ bài sao cho có hiệu quả, chú ý hơn đối với những Hs còn lúng túng khi vẽ bài. I.Quan sát nhận sét. II. Cách kí hoạ: + Chọn H/d đẹp, điển hình để ký hoạ. + So sánh đối chiếu, ước lược tỉ lệ kích thước. + Vẽ đường nét chính trước rồi mới vẽ chi tiết sau. III. Thực hành: + Ký hoạ 1 – 2 đối tượng ( con người, cảnh vật, đồ vật, cây cối, con vật ..) theo ý thích. + Chất liệu ký hoạ tuỳ chọn. 4. Tổng kết và dặn dò Hs: - Gv: Chọn các bài kí tiêu biểu, bài còn nhiều khuyết điểm, Yêu cầu học sinh nhận xét bài theo nhóm: - Nét? - Hình? - Đậm nhạt? - Gv đánh giá nhận xét, cho điểm bài kí. * Dặn dò: - Kí hoạ con vật, cây cối… - Chuẩn bị bài sau. Bài 20 vẽ tranh đề tài giữ gìn vệ sinh môi trường. ******************************************************************* Soạn: /12/2009. Giảng: 7A1- /1, 7A2- /1, 7A3- / 1/2009. Bài 20: Vẽ tranh Tiết 20: ĐỀ TÀI GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh hiểu và biết cách vẽ tranh. 2. Kĩ năng: Học sinh vẽ được tranh về đề tài giữ gìn vệ sinh môi trường. 3. Thái độ: Học sinh có ý thức làm đẹp cuộc sống xung quanh. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy và học: * Gv: Tranh, ảnh, tài liệu tham khảo, hình minh hoạ cách vẽ… * Hs: Chì, tẩy, màu, tranh ảnh về đề tài môi trường… 2. Phương pháp dạy học: trực quan, vấn đáp- gợi mở, thực hành. III. TỔ CHỨC GIỜ HỌC: 1. Ổn định tổ chức. (1’) 2. Kiểm tra bài cũ. (1’) ? Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới. Gtb:(1’) giữ gìn vệ sinh môi trường là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người, Vẽ tranh cũng là một việc làm hữu ích thể hiện điều đó. Vậy làm thế nào để vẽ được một bức tranh về đề tài này! Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động của thầy và trò. Nội dung * Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung dề tài. - Gv: Em hãy nêu những hoạt động thuộc đề tài về môi trường? - Hs: trả lời - Gv: Nhận xét - Gv: Treo một vài tranh có các hoạt động khác nhau và yêu cầu học sinh quan sát , nhận xét về nội dung, bố cục, màu sắc của tranh. - Hs: Nhận xét - Gv: Gợi ý để học sinh nêu thêm một số hoạt động xung quanh mình. * Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh. - Gv: Em hãy nêu cách vẽ tranh đề tài? - Hs: trả lời… - Gv: Nhận xét… - Gv: Treo bài hướng dẫn cách vẽ và yêu cầu học sinh lên bảng trình bày các bước vẽ theo thứ tự? - Hs: Thực hiện GV: Nhận xét … - Gv: phân tích cụ thể các bước để học sinh làm bài tốt hơn. * Hoạt động 3.(20’) Hướng dẫn học sinh làm bài. - Gv: Nêu yêu cầu bài tập . - Hs: Thực hiện bài vẽ. - Gv: quan sát và chỉ ra những chỗ được và chưa được để học sinh hoàn thiện bài. * Hoạt động 4. (5’) Đánh giá nhận xét: - Gv: Yêu cầu một học sinh nhắc lại các bước vẽ và dán bài lên bảng rồi nhận xét bài theo sự hướng dẫn của gv. - Hs: Thực hiện. vẽ tốt hơn. - Gv đánh giá nhận xét, cho điểm Hs. Khuyến khích tinh thần học tập của Hs. I. Tìm và chọn nội dung đề tài. II. Cách vẽ. B1. Tìm và chọn nội dung đề tài. B2. Tìm và phác bố cục tranh. B3. Vẽ hình. B4. Vẽ màu. III. Bài tập. Vẽ một tranh về đề tài giữ gìn vệ sinh môi trường. 4. Dặn dò: - Hoàn thiện bài vẽ. - Sưu tầm tranh ảnh, đọc và chuẩn bị bài 21 thường thức mĩ thuật. ******************************************************* Soạn: /01/2009 Giảng: 7A2- /01, 7A1- /01, 7A3- /01/2009 Bài 26: Vẽ tranh Tiết 26: VÀI NÉT VỀ MĨ THUẬT Ý ( I- TA- LI- A ) THỜI KÌ PHỤC HƯNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hs hiểu vài nét về sự ra đời của nền văn hoá Phục Hưng ý. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng thưởng thức mĩ thuật, phân tích tác phẩm. 3. Thái độ: Học sinh có thái độ trân trọng và khâm phục. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy và học. * Gv: + Tranh ảnh những tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật ý thời kì Phục Hưng. * Hoạt động 4 Đánh giá nhận xét: - Gv thu toàn bộ bài của Hs. Nhận xét sơ qua về chất lượng bài vẽ và tinh thần làm bài của Hs. - Gv khuyến khích động viên tinh thần học tập của Hs. 4. Dặn dò: - Sưu tầm các tranh ảnh về mĩ thuật thời kì Phục Hưng. - hs đọc trứơc bài chuẩn bị cho bài sau. *************************************** Ngày soạn: / /2009 Ngày giảng: 7A2- / , 7A1- / , 7A4- / , 7A3- / /2009 Bài 26: Thưởng thức mĩ thuật Tiết 26: VÀI NÉT VỀ MĨ THUẬT Ý ( I- TA- LI- A ) THỜI KÌ PHỤC HƯNG I MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Hs hiểu vài nét về sự ra đời của nền văn hoá Phục Hưng ý. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng thưởng thức mĩ thuật, phân tích tác phẩm. 3. Thái độ: Học sinh có thái độ trân trọng và khâm phục. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng dạy và học. - Gv: + Tranh ảnh những tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật ý thời kì Phục Hưng. + Các tài liệu liên quan. - Hs: + Tranh sưu tầm, Sgk, vở ghi,… 2. Phương pháp: - Trực quan minh hoạ. - Vấn đáp gợi mở. - Thảo luận. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức. 2. Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập của Hs. 3. Bài mới:( Gtb) Mĩ thuật thế giới trải qua nhiều giai đoạn phát triển, mỗi giai đoạn đều để lại những tên tuổi gắn liền với nhiều thành tựu vô giá. Thời kì Phục Hưng là thời kì phát triển rực rỡ, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử mĩ thuật. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG GHI BẢNG * Hoạt động 1 Hướng dẫn tìm hiểu và nét khái quát về thời kì Phục Hưng ở Ý: ? Nhắc lại vài nét khái quát về lịch sử thời kì Hi Lạp, Ai Cập, La Mã cổ đại? - Hs trả lời… ? em hiểu thế nào là Phục hưng? Vai trò của nước Ý với mĩ thuật thời kì này? - Hs trả lời… - Gv củng cố * Hoạt động 2 Hướng dẫn Tìm hiểu vài nét về mĩ thuật Ý ? Mĩ thuật Phục Hưng phát triển qua mấy giai đoạn? Là những giai đoạn nào? - Hs trả lời… - Gv củng cố, nêu yêu cầu Hs thảo luận:( 3 nhóm- 3’) ? Nêu sự phát đặc điểm phát triển mĩ thuật trong từng giai đoạn? - Đại diện nhóm trả lời, nhận xét… - Gv củng cố… * Hoạt động 3 Đặc điểm chính của mĩ thuật Ý thời kì Phục Hưng. ? Mĩ thuật thời kì này có đặc điểm gì nổi bật? - Hs trả lời… - Gv củng cố * Hoạt động 4 Đánh giá nhận xét: ?Nêu các giai đoan phát triển của mĩ thuật thời kì Phục Hưng? ? Đặc điểm của mĩ thuật PH? ? Hãy kể một số trung tâm lớn mĩ thuật thời kì này và một số hoạ sĩ tiêu biểu mà em biết? - Gv đánh giá nhận xét và củng cố nội dung bài học. I. Vài nét khái quát về thời kì Phục Hưng Ý + Thời kì Phục Hưng Ý có mối quan hệ chặt chẽ với thời kì cổ đại Hi Lạp- Ai Cập- La Mã + Nước Ý là cái nôi của nghệ thuật Phục Hưng. Bên cạnh kiến trúc và điêu khắc hội hoạ Ý cũng rất phát triển. II. Vài nét về mĩ thuật Ý thời kì Phục Hưng. 1.Giai đoạn đầu:( Thế kỉ XIV) - Hình thành 2 trung tâm mĩ thuật lớn nhất là : Fơ-lo-răng-xơ và Xiên –nơ , đào tạo những hoạ sĩ cho ý và các nước lân cận - Hình thức sáng tác: vẽ theo xu hướng hiện thực: tả thực , lấy con người là trung tâm, là hình ảnh chính, vẽ trong phòng . - Hoạ sĩ tiêu biểu: Xi-ma-buy, giôttô... 2. Giai đoạn tiền Phục Hưng: (Thế kỉ XV). - Trung tâm hội hoạ lớn là: Fơ- lô - răng-xơ, Vơ-ni-dơ. - Đặc điểm nổi bật ở giai đoạn này: Đề tài tôn giáo được khai thác triệt để, và đề tài lịch sử, nhân vật huyền thoại cũng được khai thác. 3. Giai đoạn cực thịnh:( Thế kỉ XVI) -Đây là thế kỉ mà mĩ thuật Ý đạt tới đỉnh cao về sự cân bằng, trong sáng, mẫu mực về hình ảnh. - Trung tâm mĩ thuật lúc này là Rô-ma( thủ đô Ý) - Xuất hiện nhiều thiên tài hội hoạ, cho ra đời nhiều tác phẩm nổi tiếng và mang gía trị nghệ thuật cao. - Hoạ sĩ tiêu biểu: Lê-ô-na dơ-vanh-ci, Mi-ken-lăg-giơ, Ra-pha-en... III. Đặc điểm của mĩ thuật Y thời kì PH - Thường lấy đề tài sáng tác trong tôn giáo, thần thoại, nhân vật lịch sử, để tái tạo cuộc sốngvà khung cảnh con người đương thời - Hình ảnh con người cân đối về tỉ lệ, có nội tâm. - Các hoạ sĩ là những nhà khoa học, uyên bác , đa tài, Xu hướng hiện thực ra đời đạt tới đỉnh cao trong sáng mẫu mực 4. Dặn dò: - Học thuộc bài và trả lời theo hệ thống câu hỏi trong Sgk. - Sưu tầm tranh ảnh về đề tài cảnh đẹp đất nước. - Chuẩn bị cho bài sau. ****************************************** Ngày soạn: / /2009 Ngày giảng: 7A2- / , 7A1- / , 7A4- / , 7A3- / /2009 Bài 27: Vẽ tranh Tiết 27: ĐỀ TÀI CẢNH ĐẸP ĐẤT NƯỚC I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Qua bài học, hs biết thêm những di tích, danh lam thắng cảnh của quê hương đất nươc mình. 2. Kĩ năng: Vẽ được tranh về cảnh đẹp quê hương mình. 3.Thái độ: Thêm yêu quý và có ý thức gìn giữ những di sản văn hoá, lịch sử , cảnh quan đẹp của quê hương đất nước. II.CHUẨN BỊ Đồ dùng dậy và học: - Gv: + Tranh , ảnh giới thiệu về cảnh đẹp của quê hương đất nước, những di sản thiên nhiên trong và ngoài nước. + Sưu tầm những tranh phong cảnh của các hoạ sĩ đã vẽ. - HS : + chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập và nội dung đề tài. 2. Phương pháp: - Trực quan minh hoạ. - Vấn đáp gợi mở. - Thực hành III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Ôn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. ? Hãy cho biết mĩ thuật ý thời kì PH có đặc điểm gì? ? Những đề tài sáng tác của các hoạ sĩ thời kì này thường lấy ý tưỏng từ đâu? ? Gv nhận xét câu trả lời của hs và chuyển 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG * Hoạt động1 Hướng dẫn Hs tìm chọn nội dung đề tài. - Gv giới thiệu một số tranh ảnh cảnh đẹp quê hương đất nước. + Hướng dẫn học sinh chon hình ảnh tiêu biểu ? Kể tên những phong cảnh đẹp mà em biết? - Hs trả lời… * Hoạt động 2 Hướng dẫn học sinh cách vẽ - Gv giới thiệu hình minh hoạ cách vẽ. - Hs trả lời… - Gv củng cố trên hình minh hoạ. * Hoạt động 3 Hướng dẫn học sinh làm bài - Gv cất hình minh hoạ yêu cầu Hs thực hiện bài vẽ. - Gv theo dõi quá trình làm bài của Hs gợi ý: + Nội dung + Bố cục + Hình vẽ + Mầu sắc trong tranh Hoạt động 4 Đánh giá kết quả học tập - Gv lựa chọn một số bài vẽ đạt, chưa đạt của Hs, dán lên bảng, yêu cầu Hs nhận xét, tập xếp loại bài. - Gv đánh giá nhận xét, cho điểm khuyến khích tinh thần học tập của Hs. I. Tìm chọn nội dung đề tài - Sa pa - Đền Hùng - Công viên nước Hồ Tây - Hồ Gươm - Lăng Bác - Chùa quê em.... II. Cách vẽ - B1: Tìm nội dung đề tài. - B2: Tìm bố cục - B3: Vẽ hình ảnh - B4: Tô màu 4. Dặn dò: - Hoàn thiện bài vẽ nếu chưa làm xong tại lớp. - Sưu tầm các tranh ảnh hình trang trí đầu báo tường. - Chuẩn bị cho bài sau. ******************************************* 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG * Hoạt động 1 Hướng dẫn tìm hiểu vài nét về tiểu sử của các hoạ sĩ. - Yêu cầu Hs đọc Sgk. ? Hãy nêu vài nét về tiểu sử của Hoạ sĩ? ? Ông chuyên vẽ tranh chất liệu gì? ? Kể tên những tác phẩm tiêu biểu của ông? - Hs trả lời… - Gv củng cố ? Hãy nêu tiểu sử về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân? ? Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm? - Hs trả lời… - Gv củng cố - Yêu cầu Hs đọc Sgk. ? Hãy nêu vài nét về tiểu sử của Hoạ sĩ? ? Kể tên những tác phẩm tiêu biểu của ông? - Hs trả lời… - Gv củng cố ? Hãy nêu đôi nét về hoạ sĩ, nhà điêu khắc Diệp Minh Châu ? Hãy kể tên một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu? - Hs trả lời… * Hoạt động 2 Hướng dẫn tìm hiểu về những bức tranh tiêu biểu của các hoạ sĩ ? Nội dung tranh vẽ gì? ? Hãy phân tích đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm? - Hs trả lời… - Gv củng cố phân tích trên tranh. ? Hãy phân tích vẻ đẹp của bức tranh? - Hs trả lời… - Gv: - Tranh vẽ về cảnh nghỉ ngơi ở sườn đèo - Tranh chỉ có 3 nhân vật anh vệ quốc đoàn, bác nông dân và cô gái Thái cách diễn tả hình mảng sinh độngvà hấp dẫn ? Hãy phân tích vẻ đẹp của bức tranh? + Giáo viên phân tích - Tranh vẽ bằng bột màu ghi lại tổ tập bắn có cả nông dân và công nhân - Với lối vẽ khúc chiết tạo được sắc thái nhân vật, người bò, người trườn, người núp. Tạo không khí kháng chiến sôi sục ? Hãy phân tích vẻ đẹp của bức tranh? - Hs trả lời… + Giáo viên phân tích - Tác phẩm có giá trị về tình cảmvà nó được vẽ bằng máu của tác giả - Tranh vẽ chỉ 1 màu nhưng diễn tả được nét mặt đôn hậu của Bác Hồ và 3 cháu thiếu niên - Bức tranh là tấm lòng của tác giả đối với HCM. I. Tìm hiểu vài nét về tiểu sử của 1 số hoạ sĩ 1. Hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh (1892-1984) Ông sinh 21/7/1892 tại xã TrungTiết huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh. + Tên tuổi của ông được gắn liền với tranh lụa VN. + Những tác phẩm tiêu biểu như: ‘’Chơi ô ăn quan, rủa rau cầu ao, lên đồng,…’’ + Ông được tặng nhiều giải thưởng cao quý. 2. Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân - Ông sinh 1906 tại làng Xuân Cầu xã Nghã Trụ huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên. - Những tác phẩm tiêu biểu:’’ Thiếu nữ bên hoa huệ, 2 thiếu nữ và em bé,...’’ - 1996 Ông được nhà nước tặng thưởng HCM về văn học nghệ thuật 3. Hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung - Ông sinh 1912 tại làng Xuân Tảo- Từ Liêm- Hà Nội - Những tác phẩm tiêu biểu:’’ Du kích tập bắn, làm kíp lựu đạn, khai hội,...’’ - 1996 được nhà nước trao tặng giải thưởng HCM về văn hoá nghệ thuật 4. Hoạ sĩ - nhà điêu khắc Diệp Minh Châu - Ông sinh 1919 tại Nhơn Thạch- Bến Tre tác phẩm tiêu biểu là:’’ Bác Hồ với thiếu nhi ba miền Bắc- Trung- Nam, Võ Thị Sáu, Tượng Hương sen....Bác Hồ vời thiếu nhi… - Ông được nhà nước tặng thưởng HCM về VHNT II. Tìm hiểu về những tác phẩm tiêu biểu của các hoạ sĩ 1. Tranh lụa- Chơi ô ăn quan của hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh - Tranh vẽ trò chơi dân gian của trẻ con VN . Tranh vẽ 4 em bé gái trong trang phục truyền thống - Tranh vẽ với sắc nâu hồng, bố cục và bút pháp truyền thống 2. Tranh sơn mài: Nghỉ chân bên đồi của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân c, Tranh: Du kích tập bắn của hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung 4. Tranh lụa: Bác Hồ với thiếu nhi ba miền Trung Nam Bắc của hoạ sĩ nhà điêu khắc Diệp Minh Châu. 4. Dặn dò: - Học sinh sưu tầm tranh về 4 tác giả trên cùng với những tác phẩm tiêu biểu. - Sưu tầm các hình trang trí đĩa tròn. - Chuẩn bị cho bài sau. ****************************************** Ngày soạn: / /2009 Ngày giảng: 7A1- / , 7A2- / , 7A3- / , 7A4- / /2009 Bài 28: Vẽ trang trí Tiết 28: TRANG TRÍ ĐẦU BÁO TƯỜNG I. MUC TIÊU 1. Kiến thức: Hs biết cách trang trí đầu báo tường. 2. Kĩ năng: Hs vẽ được đầu báo tường theo ý mình. 3. Thái độ: Hs nắm được cách thức vẽ một bài vẽ trang trí ứng dụng và vẽ được một bài vẽ theo yêu cầu. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng dạy và học: - Giáo viên: + Một số mẫu đầu báo có các kiểu dáng, trang trí khác nhau. + Một số bài vẽ mẫu của Hs năm trước. + Hình minh hoạ cách vẽ.. - Học sinh: + Chuẩn bị tốt về đồ dùng, Tranh ảnh có hình trang trí đầu báo tường. 2. Phương pháp: - Trực quan, luyện tập , thuyết trình, vấn đáp. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG * Hoạt động 1 Hướng dẫn Hs quan sát nhận xét: - Gv giới thiệu một số tờ báo tường, đầu báo cho Hs quan sát. ? Hãy quan sát và nhận xét bố cục của một tờ báo tường gồm mẫy phần? - Hs: Bố cục chia làm 2 phần chính: đầu báo và nội dung. ? Em có nhận xét gì về nội dung và hình ảnh minh hoạ? - Hs: ở mỗi chủ đề khác nhau thì nội dung minh hoạ và chữ sẽ thay đổi cho phù hợp và hấp dẫn hơn. ? Đầu báo chứa đựng những thông tin gì? - Hs: đầu báo gồm: Nội dung báo, đơn vị làm báo, ngày làm báo, tên báo, biểu tượng minh hoạ. Với mỗi số báo, hình ảnh minh hoạ và nội dung chữ sẽ thay đổi cho phù. ? Mầu sắc trên báo tường như thế nào? - Hs: Nổi bật, tươi sáng… -- Gv củng cố, phân tích trên tranh minh hoạ. * Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs cách vẽ: - Gv giới thiệu hình minh hoạ cách vẽ ? Hãy nêu cách trang trí đầu báo tường? - Hs trả lời… - Gv củng cố: Truớc khi trình bày một đầu báo phải suy nghĩ tìm hình ảnh biểu trưng minh hoạ, kiểu chữ cho phù hợp với nội dung trình bày và cách sắp xếp các nội dung trên đầu báo. * Hoạt động3 Hướng dẫn học sinh thực hành: - gv yêu cầu học sinh làm bài và quan sát hướng dẫn các em tìm hình, sắp xếp bố cục trên giấy, cách vẽ màu trang trí. * Hoạt động 4 Đánh giá nhận xét: - GV lựa chọn một số bài vẽ của Hs đã hoàn thành hoặc gần hoàn thành , có ý tưởng hay kiểu chữ và hình ảnh minh hoạ tốt. - Gv dán bài lên bảng yêu cầu Hs nhận xét tập xếp loại bài. + Lưu ý: Cách bố cục, phần chữ, hình ảnh minh hoạ… - Gv đánh giá nhận xét, có thể cho điểm bài vẽ. Khuyến khích động viên tinh thần học tập của Hs. I. Quan sát nhận xét - Đầu báo tường gồm: Nội dung ra báo, đơn vị, ngày làm báo, tên báo, biểu trưng, hình minh hoạ… II. Cách vẽ - B1: Sắp xếp bố cục, hình ảnh - B2: Phác hình ảnh và chữ - B3: Điều chỉnh nét chữ, chi tiết hình ảnh minh hoạ cho đẹp. - B4: Vẽ màu. III. Thực hành Lấy chủ đề là ngày thành lập Đoàn 26- 3- 2009. Hãy trình bày một đầu báo , tìm tên báo và hình ảnh minh hoạ phù hợp. 4. Dặn dò: - Tiếp tục hoàn thành bài - Chuẩn bị cho đề tài an toàn giao thông . - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập. ********************************************* Ngày soạn: / /2009 Ngày giảng: 7A1- / , 7A2- / , 7A3- / , 7A4- / /2009 Bài 29: Vẽ tranh Tiết 29: ĐỀ TÀI An toàn giao thông I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Hs thêm hiểu biết về luật an toàn giao thông,thấy được ý nghĩa của việc tham gia giao thông an toàn là bảo vệ tính mạng, tài sản cho mọi người và quốc gia. 2. Kĩ năng: Vẽ được một bức tranh về đề tài này. 3. Thái độ: Thông qua tranh vẽ Hs có ý thức chấp hành luật lệ giao thông. II.CHUẨN BI 1. Đồ dùng dạy và học: - Giáo viên: + Chuẩn bị một số biển báo giao thông, tài liệu về ATGT, một số tranh vẽ theo đề tài. - Học sinh: + Cần nghiên cứu kĩ nội dung bài học để chuẩn bị cho vẽ tranh. + Tranh sưu tầm, giấy, bút, mầu… III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Hãy cho biết trên đầu báo tường thường có những thông tin gì? Nêu cách trang trí đầu báo tường? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG * Hoạt động1 Hướng dẫn Hs tìm chọn nội dung đề tài: - Gv cho Hs quan sát một số tranh ảnh về đề tài ATGT. ? Hãy nêu nội dung của các bức tranh? - Hs: Trả lời… - Gv củng cố… ? Vậy với đề tài ATGT ta có thể vẽ những nội dung gì ? - Hs: Vẽ các hoạt động của người, phương tiện tham gia giao thông, những người xây dựng, bảo vệ giao thông, trên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, hàng không, những chiến sĩ cảnh sát giao thông… - GV củng cố, lấy ví dụ trên tranh. ? Với người tham gia giao thông có các hình thức phương tiện giao thông chủ yếu nào? - Hs: Tầu hoả, tầu thuỷ, xe đạp , xe máy, ô tô, trên phố, đường làng có người đi bộ, trâu, bò, gánh gồng... ? Hãy kể một số hiện tượng vi phạm giao thông chủ yếu thường gặp nhất khi đối tượng vi phạm là học sinh?( Gv ghi câu hỏi chắc nghiệm ra đồ dùng- Hs thảo luận nhóm trả lời). a. Đi xe đạp dàn hàng ba. b. Tổ chức đá bóng dưới lòng đường. c. Đi bộ hàng 4,5 trên lòng đường cười nói râm ran. d. Đi bên trái theo chiều đi của mình. e. Tất cả các ý kiến trên. ? Em có ý kiến gì đối với những hiện tượng đó? a. Nhắc nhở các bạn, tuyên truyền những hiểu biêt cơ bản về vấn đề an toàn giao thông để các bạn nắm được. b. Coi đó là những hành vi đúng và cùng thực hiện theo. c. Coi như không biết và mặc kệ bạn. ? Em có ý tưởng gì cho bức tranh sắp tới của mình? - Hs trả lời… - Gv củng cố, khái quát lại nội dung đề tài. * Hoạt động 2 Hướng dẫn Hs cách vẽ tranh -Gv giới thiệu hình minh hoạ cách vẽ trang. Yêu cầu Hs quan sát. ? Em hãy nêu cách vẽ tranh đề tài? - Hs trả lời… - Gv củng cố trên tranh minh hoạ. ? Em dự định sẽ vẽ nội dung gì? với nội dung đó em dự định sẽ chọn những hình ảnh nào? ( Gv gọi 1,2 Hs nêu ý tưởng của mình). - Lựa chọn hình ảnh điển hình, phù hợp với bối cảnh vẽ . - Sắp xếp hình ảnh cho cân đối về bố cục, tránh dàn chải thiếu sinh động. - Lựa chọn hình ảnh cho phù hợp với nội dung đ
File đính kèm:
- MI THUAT 9 Lê Linh - Lao Cai.doc