Giáo án Mĩ thuật 9 kì 1

Tuần 10

Tiết10.Vẽ tranh

ĐỀ TÀI LỄ HỘI(tiết 1)

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 - HS hiểu ý nghĩa và nội dung của một số lễ hội ở nước ta.

2. Kỹ năng:

- HS biết cánh vẽ và vẽ được tranh về đề tài lễ hội.

3. Thái độ:

 - HS yêu quê hương và những lễ hội của dân tộc.

II/ PHƯƠNG PHÁP

 - Thuyết trình, vấn đáp kết hợp với trực quan sinh động

III/ CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên:

 - ảnh về các lễ hội ở nước ta

 - Bài vẽ về đề tài lễ hội của HS các năm trước.

 - Bài vẽ về đề tài lễ hội của Các hoạ sỹ.

 

doc37 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mĩ thuật 9 kì 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vẽ phong cảnh ở ngay địa phương nơi mình sinh sống.
 Có thể vẽ tranh phong cảnh bằng những cách:
Vẽ trực tiếp ngoài thiên nhiên
Vẽ theo ký hoạ.
Vẽ theo trí nhớ, trí tưởng tượng.
GV: Gợi ý cho HS cách vẽ màu có tương quan đậm nhạt.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn Hs thực hành.
HS: làm bài
GV: Gợi ý cho HS cách vẽ tranh như đã hướng dẫn, chú ý đến tìm hình ảnh sao cho rõ đặc điểm, bố cục có trọng tâm, màu sắc trong sáng.
I/ Tìm và chọn nội dung đề tài.
- Một dãy phố.
- Một góc chợ.
- Một con sông
- Phong cảnh làng quê.
II/ Cách vẽ tranh
- Chọn hình ảnh tiêu biểu phù hợp với nội dung.
- Tìm bố cục, sắp xếp các mảng hình chính, phụ.
- Vẽ màu theo cảm nhận riêng. Chú ý tới đậm nhạt của màu sắc và không gian chung của cảnh vật.
III/ Thực hành:
 Vẽ tranh về đề tài phong cảnh quê hương
4. Củng cố (4’) Tổng hợp, bổ xung ý kiến chung của hs và đánh giá, xếp loại.
5. Dặn dò: (1’) Hoàn thành bài vẽ nếu HS chưa làm xong. Tìm đọc một số bài về chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam.
V/ RÚT KINH NGHIỆM:
TT XEM
BGH DUYỆT
Tuần 26 
Tiết 7. Thường thức mĩ thuật
CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH LÀNG VIỆT NAM
I/ MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
- HS hiểu sơ lược về chạm khắc gỗ đình làng Việt nam.
2. Thái độ:
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của chạm khắc gỗ đình làng
- HS có thái độ yêu quý, giữ gìn, trân trọng các công trình văn hoá lịch sử của quê hương, đất nước.
II/ CHUẨN BỊ 
 1. Giáo viên: 
 - Sưu tầm tranh, ảnh về đình làng.
 2. Học sinh: 
 - Đọc trước SGK.
III/ PHƯƠNG PHÁP 
 Thuyết trình, vấn đáp kết hợp với trực quan sinh động
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
ổn định tổ chức: (1‘) 
Kiểm tra bài cũ. (3‘) Đánh giá nhận xét một số bài vẽ tranh tiết trước.
 Bài mới
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
10’
19’
8’
HĐ 1: Hướng dẫn vài nét khái quát về đình làng Việt nam.
GV: Trình bày ngắn gọn Bắc, Trung, Nam mỗi làng, xã có một ngôi đình riêng.
HS: chú ý lắng nghe.
GV: Kiến trúc đình làng có đặc điểm gì?
HS: trả lời
GV: Nêu tên một số đình làng tiêu biểu?
HS: chú lắng nghe.
 HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng 
GV: Sử dụng phương pháp thuyết trình, giảng giải thông qua ĐDDH
GV: Cách chạm khắc như thế nào?
HS: Cách chạm khắc dứt khoát, khoẻ khoắn, phóng khoáng tạo nên độ nông sâu .
GV: Nội dung của các bức chạm khắc gỗ đình làng?
HS: Nội dung của các bức chạm khắc diễn tả cuộc sống hàng ngày của con người .
GV: Chạm khắc gỗ đình làng có vẻ đẹp như thề nào?
HS: Mộc mạc, giản dị; cách tạo hình khoẻ khoắn, mạch lạc, tự do.
GV: Phân tích một số tác phẩm trong SGK: Cảnh sinh hoạt của người dân (đình Thổ Tang); Uống rượu.
HS: chú ý lắng nghe và ghi chép.
HĐ 3: Tìm hiểu một vài đặc điểm chạm khắc gỗ đình làng .
GV: Nội dung và đặc điểm của nghệ thuật chạm khắc đình làng như thế nào?
 HS: + Các bức chạm khắc chủ yếu là phản ánh những sinh hoạt của nhân dân 
 + Nghệ thuật chạm khắc mộc mạc, khoẻ khoắn, phóng khoáng, bộc lộ tâm hồn sáng tạo của người nông dân.
GV: nhận xét và chốt lại.
I/ Vài nét khái quát về đình làng Việt nam.
- Đình là nơi thờ thành Hoàng làng, là ngôi nhà chung, nơi hội họp giải quyết các công việc của làng, xã và lễ hội hàng năm.
- Kiến trúc mộc mạc, khoẻ khoắn, sinh động kết hợp chạm khắc trang trí.
- Đình làng là niềm tự hào của người dân đối với quê hương (đi vào tiềm thức con người: cây đa, bến nước, sân đình)
- VD: Đình Bảng (Bắc Ninh), Thổ Tang (Vĩnh Phúc); Thổ Hà (Bắc Giang); 
Chu Quyến, Tây Đằng (Hà Tây).
II/ Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng.
- Đình làng là một dòng nghệ thuật dân gian đặc sắc, độc đáo trong kho tàng Mỹ thuật cổ Việt nam được những người nghệ nhân nông dân sáng tạo nên.
- Cách chạm khắc dứt khoát, khoẻ khoắn, phóng khoáng tạo nên độ nông sâu (có độ sáng tối, lung linh huyền ảo)
- Nội dung của các bức chạm khắc diễn tả: 
+ Cuộc sống hàng ngày của con người (vui chơi, đi cày, uống rượu, chọi gà, hình các cô tiên,...) mộc mạc, giản dị; 
+ Cách tạo hình khoẻ khoắn, mạch lạc, tự do thoát khỏi những chuẩn mực chặt chẽ, khuôn mẫu của nghệ thuật cung đình, mang đậm đà bản tính dân gian và bản sắc dân tộc.
III/ Một vài đặc điểm chạm khắc gỗ đình làng.
- Các bức chạm khắc chủ yếu là phản ánh những sinh hoạt của nhân dân trong cuộc sống thường nhật.
- Nghệ thuật chạm khắc mộc mạc, khoẻ khoắn, phóng khoáng, bộc lộ tâm hồn sáng tạo của người nông dân.
 4. Củng cố (3’)
 - Nêu vài nét về nội dung và nghệ thuật của chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam.
5. Dặn dò: (1’)
 - HS tìm hiểu một số tác phẩm chạm khắc đình làng ở quê hương.
 - Học bài và chuẩn bị bài sau.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
TT XEM
BGH DUYỆT
Tuần 27+28 
 Tiết 8+9. Vẽ trang trí
TẬP PHÓNG TRANH ẢNH (2 tiết)
Kiểm tra 1 tiết.
I/ MỤC TIÊU 
Kiến thức: HS biết cách phóng tranh ảnh phục vụ cho sinh hoạt và học tập.
2. Kĩ năng: HS phóng được tranh ảnh đơn giản.
3. Thái độ: HS có thói quen quan sát và cách làm việc kiên trì, chính xác.
II/ CHUẨN BỊ 
 1. Giáo viên: 
 Tranh ảnh mẫu và những tranh ảnh đã được phóng to.
 2. Học sinh: 
 - Giấy vẽ, màu, chì, hình mẫu, thước kẻ.
III/ PHƯƠNG PHÁP 
 Thuyết trình, vấn đáp kết hợp với trực quan sinh động
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
ổn định tổ chức: (1‘) 
Kiểm tra bài cũ. (4‘) Nêu nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam.
Bài mới
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
7’
8’
65’
* Hoạt động1: Quan sát, nhận xét
GV: Nêu một số tác dụng của việc phóng tranh, ảnh phục vụ cho học tập, sinh hoạt.
GV: Cho HS xem hai bài vẽ phóng tranh theo cách kẻ ô vuông và kẻ đường chéo để HS thấy: Muốn phóng to và tương đối chính xác được tranh, ảnh mẫu cần phải dựa vào những cách nêu trên, nêu không thì hình phóng dễ bị sai lệch.
*Hoạt động 2: Cách phóng tranh ảnh
GV: Chọn tranh ảnh đơn giản, dùng thước kẻ ô vuông theo chiều dọc ngang.
HS: Chú ý quan sát, lắng nghe.
GV: Chú ý so sánh các khoảng cách thật đúng để hình phóng được chính xác.
HS: Chú ý lắng nghe.
*Hoạt động 3: Thực hành
GV: Yêu cầu HS chọn tranh, ảnh đơn giản trong SGK hoặc hình đã chuẩn bị để kẻ ô vuông và phóng.
 - Khi kẻ ô vuông có phần lẻ (không chẵn số ô vuông) ở tranh ảnh mẫu thì phần lẻ ở bản phóng to cũng đồng dạng với phần lẻ ở bản mẫu. 
I/ Quan sát, nhận xét
Có những bức tranh ảnh rất cần cho việc học tập, vui chơi giải trí và nhiều hoạt động trong cuộc sống, nhưng lại có khuôn khổ nhỏ không đáp ứng được yêu cầu sử dụng. Để phát huy tác dụng của các tranh, ảnh đó có thể dùng kĩ thuật phóng tranh, ảnh để phóng to gấp nhiều lần..
II/ Cách phóng tranh ảnh
1/ Cách 1: 
Kẻ ô vuông
Tìm vị trí của hình qua các đường kẻ ô vuông
Vẽ hình cho giống với mẫu.
2/ Cách 2:
Kẻ ô vuông
Sau đó kẻ các đường chéo
III/ Thực hành:
 Vẽ phóng một bức tranh, ảnh theo một trong hai cách trên .
4. Củng cố (4’) 
- Gợi ý HS nhận xét một số bài.
- HS: Nhận xét, đánh giá, xếp loại.
- GV: Bổ xung và tóm tắt nội dung chính, động viên HS khá và nhắc nhở những HS chưa làm bài xong.
5. Dặn dò: (1’) Chuẩn bị bài sau.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
TT XEM
BGH DUYỆT
Tuần 28 
 Tiết 9
Bài 9: Vẽ trang trí
TẬP PHÓNG TRANH ẢNH
(Tiết 2- Kiểm tra một tiết)
I/ MỤC TIÊU 
1.Kiến thức: HS biết cách phóng tranh ảnh phục vụ cho sinh hoạt và học tập.
2. Kĩ năng: HS phóng được tranh ảnh đơn giản.
3. Thái độ: HS có thói quen quan sát và cách làm việc kiên trì, chính xác.
II/ PHƯƠNG PHÁP 
 Thuyết trình, vấn đáp kết hợp với trực quan sinh động
III/ CHUẨN BỊ 
 1. Giáo viên: 
 Tranh ảnh mẫu và những tranh ảnh đã được phóng to.
 2. Học sinh: 
 Giấy vẽ, màu, chì, hình mẫu, thước kẻ.
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. ổn định tổ chức: (1‘) 
2. Kiểm tra bài cũ. 
 3. Bài mới:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
41’
- Giới thiệu một số bài phóng tranh.
- Treo một số tranh đã được phóng.
* Giáo viên ra đề bài: Chọn một tranh, ảnh và phóng lên khổ giấy A4.
- HS tiếp tục hoàn thiện bài vẽ của mình.
- Quan sát.
- Làm bài
4. Củng cố: (2’)
- GV: Thu bài.
5. Dặn dò: (1’)
- Chuẩn bị bài tiếp theo
V. RÚT KINH NGHIỆM:
TT XEM
BGH DUYỆT
Tuần 10
Tiết10.Vẽ tranh
ĐỀ TÀI LỄ HỘI(tiết 1)
I/ MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
 - HS hiểu ý nghĩa và nội dung của một số lễ hội ở nước ta.
2. Kỹ năng:
- HS biết cánh vẽ và vẽ được tranh về đề tài lễ hội.
3. Thái độ:
 - HS yêu quê hương và những lễ hội của dân tộc. 
II/ PHƯƠNG PHÁP 
 - Thuyết trình, vấn đáp kết hợp với trực quan sinh động
III/ CHUẨN BỊ 
 1. Giáo viên: 
 - ảnh về các lễ hội ở nước ta
 - Bài vẽ về đề tài lễ hội của HS các năm trước.
 - Bài vẽ về đề tài lễ hội của Các hoạ sỹ.
 2. Học sinh: 
 - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ. 	
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1’)
	2. Kiểm tra bài cũ.
	3. Bài mới
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
7’
8’
24
* Hoạt động 1 : Tìm và chọn nội dung đề tài
GV: Nêu một vài lễ hội lớn ở nước ta như: Hội chùa Hương, hội đền Hùng, Hội Tây nguyên....
HS: Trao đổi và đưa ra tên những lễ hội mà mình biết 
GV: Bổ xung, tóm tắt ý chính nội dung mà các nhóm đã trao đổi.
* Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
GV: nhắc hs tìm chọn nội dung đề tài cho riêng mình.
Nhắc lại các bước vẽ tranh đề tài và lưu ý những điều không nên mắc phải khi vẽ tranh đề tài?
HS: trả lời
Nên vẽ những hình ảnh chính trước, phụ sau.
GV: treo tranh các bước vẽ cho hs quan sát.
Có thể minh hoạ các bước vẽ lên bảng cho hs dễ hiểu hơn
* Hoạt động 3: Thực hành
HS: Trao đổi ý kiến và tìm ra đề tài lễ hội. Tìm các hình ảnh chính phụ.
GV: Theo dõi, gợi mở về nội dung, cách bố cục.
HS: làm bài
I/ Tìm và chọn nội dung đề tài.
- Lễ hội đầu xuân
- Lễ hội xuống đồng.
- Hội đam trâu. 
- Múa sư tử.
II/ Cách vẽ tranh
- Chọn nội dung đề tài.
- Tìm những hình ảnh tiêu biểu phù hợp với nôi dung đề tài.
- Sắp xếp hình ảnh chính phụ cho hợp lý
- Vẽ màu.
III/ Thực hành:
 Vẽ tranh về đề tài lễ hội.
4. Củng cố (4’)
 - GV cùng HS treo tranh vẽ đã hoàn thành theo nhóm hoặc cá nhân.
 - HS: Tự nhận xét , đánh giá theo cảm nhận riêng về bài vẽ của cá nhân hoặc của nhóm. 
5. Dặn dò (1’)
- Hoàn thành tiếp bài vẽ ở nhà và chuẩn bị tiết 2.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
TT XEM
BGH DUYỆT
Tuần 11
Tiết11.Vẽ tranh
ĐỀ TÀI LỄ HỘI(tiết 2)
I/ MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
 - HS hiểu ý nghĩa và nội dung của một số lễ hội ở nước ta.
2. Kỹ năng:
- HS biết cánh vẽ và vẽ được tranh về đề tài lễ hội.
3. Thái độ:
 - HS yêu quê hương và những lễ hội của dân tộc. 
II/ PHƯƠNG PHÁP 
 - Thuyết trình, vấn đáp kết hợp với trực quan sinh động
III/ CHUẨN BỊ 
 1. Giáo viên: 
 - ảnh về các lễ hội ở nước ta
 - Bài vẽ về đề tài lễ hội của HS các năm trước.
 - Bài vẽ về đề tài lễ hội của Các hoạ sỹ.
 2. Học sinh: 
 - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ. 	
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: không.
3. Bài mới.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
35’
5’
*HĐ 1: Hướng dẫn HS thực hành.
GV: Yêu cầu HS tiếp tục vẽ bài ở tiết 1
HS: Tiếp tục hoàn thành bài tại lớp.
GV: Hướng dẫn và điều chỉnh bài vẽ của từng HS.
GV: Yêu cầu HS vẽ màu phải có đậm nhạt và màu sắc phải tươi sáng rực rở phù hợp với đề tài lễ hội.
HS: Hoàn thành bài vẽ theo đúng yêu cầu.
*HĐ 2: Đánh giá kết quả học tập.
GV: Treo một số bài có bố cục hợp lý, không hợp lý và yêu cầu HS nhận xét, xếp loại.
HS: Nhận xét, xếp loại theo cảm nhận riêng của mình.
GV: Bổ sung ý kiến của HS và xếp loại.
III.Thực hành(tt):
Vẽ tranh về đề tài Lễ hội.
Củng cố (3’)
 - Nhắc lại cách vẽ tranh.
- Nhận xét quá trình học tập của HS.
5. Dặn dò: (1’)
 Về nhà hoàn thành tiếp và chuẩn bị bài sau.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
TT XEM
BGH DUYỆT
Tuần 12
Tiết 12. Vẽ trang trí
TRANG TRÍ HỘI TRƯỜNG
I/ MỤC TIÊU 
Kiến thức:
 - HS hiểu được một số kiến thức sơ lược về trang trí hội trường.
2. Kĩ năng:
 - HS vẽ được phác thảo trang trí hội trường.
 - HS thấy được vẻ đẹp và sự cần thiết của trang trí hội trường.
II/ PHƯƠNG PHÁP 
 - Thuyết trình, vấn đáp kết hợp với trực quan sinh động
III/ CHUẨN BỊ 
 1. Giáo viên: 
- Tranh ảnh vẽ trang trí hội trường.
- Một số bài vẽ trang trí hội trường của HS lớp trước.
- Hình gợi ý cách trang trí hội trường.
 2. Học sinh: 
 -Giấy vẽ, màu, chì, hình mẫu, thước kẻ.
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3. Bài mới.
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
7’
8’
25’
* H Đ1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét.
GV: Đặt câu hỏi để HS nhớ lại những ngày lễ, ngày hội...giúp các em hiểu rõ hơn thế nào là khái niệm hội trường và đặt một số câu hỏi.
GV: Hội trường là gì?
HS: trả lời theo hiểu biết.
GV: Ở trường ta có hội trường không?
HS: trả lời dựa vào SGK.
 GV: Hội trường gồm những gì?
 HS: Dòng chữ thể hiện ngày lễ, hội, quốc kì, ảnh tượng lãnh tụ
GV: nhận xét và kết luận.
*HĐ 2:Hướng dẫn HS cách trang trí hội trường.
GV: Cho HS xem một số ví dụ khác nhau về cách trang trí hội trường và rút ra nhận xét có mấy cách trang trí?
HS: trang trí đối xứng, không đối xứng.
GV: Gợi ý cho HS cách tìm nội dung trang trí hội trường: Lễ kỷ niệm, hội thảo, lễ kết nạp đoàn viên, mít tinh...
GV: Yêu cầu HS kể một số lễ mà em biết
HS: Lễ phát động phòng chống tệ nạn xã hội, Thi đua HS thanh lịch...
GV: Minh họa cách vẽ lên bảng.
HS: chú ý quan sát.
* HĐ 3:Hướng dẫn HS thực hành:
HS: Làm bài theo suy nghĩ riêng.
GV: Gợi ý cho HS làm bài: Tìm nội dung, tìm hình ảnh, bố cục, hình mảng, thể hiện chi tiết, vẽ màu.
I/ Quan sát, nhận xét 
Ngày lễ, ngày hội cần được trang trí đẹp và trang trọng.
Phần trang trí thường là sân khấu, được thiết kế cao hơn nền, có lối lên xuống, có treo phông màu.
Cách trang trí lễ hội, hội trường tùy thuộc vào nội dung của buổi lễ thường có: quốc kì, ảnh tượng lãnh tụ
Có thể trang trí đối xứng, không đối xứng nhưng cần đảm bảo cân đối thuận mắt.	
II/ Cách trang trí hội trường
- Xác định nội dung ( tên buổi lễ hoặc hội thảo..)
- Chuẩn bị chữ (chọn kểu chữ cho phù hợp) và các hình ảnh cần thiết ( quốc kì, ảnh lãnh tụ, biểu trưng..)
- Sắp xếp hoàn thiện các hình ảnh và mảng chữ ( bố cục có trọng tâm)
*Lưu ý:
+ Cần nắm vững tỉ lệ chiều dài, rộng của hội trường để trang trí cho phù hợp.
+ Chọn kiểu chữ phù hợp nội dung, đủ dấu dễ đọc..
+ Màu sắc của các hình trang trí cần kết hợp hài hòa thuận mắt phù hợp nội dung buổi lễ.
III/ Thực hành:
 Trang trí một hội trường với nội dung tự chọn.
4/ Củng cố: (3’)
 - GV và HS lựa chọn một số bài vẽ để nhận xét và tìm ra bài đẹp.
 - GV: Bổ xung , khen ngợi các nhóm làm bài tốt.
5. Dặn dò: (1’)
 - Sưu tầm tranh, ảnh về Mĩ thuật của các dân tộc ít người Việt Nam .
 - Chuẩn bị cho bài sau.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
TT XEM
BGH DUYỆT
Tuần 13
Tiết *. Vẽ trang trí
TRANG TRÍ HỘI TRƯỜNG (tiết 2)
I/ MỤC TIÊU 
Kiến thức:
 - HS hiểu được một số kiến thức sơ lược về trang trí hội trường.
2. Kĩ năng:
 - HS vẽ được phác thảo trang trí hội trường.
 - HS thấy được vẻ đẹp và sự cần thiết của trang trí hội trường.
II/ PHƯƠNG PHÁP 
 - Thuyết trình, vấn đáp kết hợp với trực quan sinh động
III/ CHUẨN BỊ 
 1. Giáo viên: 
- Tranh ảnh vẽ trang trí hội trường.
- Một số bài vẽ trang trí hội trường của HS lớp trước.
- Hình gợi ý cách trang trí hội trường.
 2. Học sinh: 
 -Giấy vẽ, màu, chì, hình mẫu, thước kẻ.
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3. Bài mới.
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
8’
32’
H Đ1: Hướng dẫn HS vẽ màu
HS: Làm bài theo suy nghĩ riêng.
GV: Gợi ý cho HS làm bài: Tìm nội dung, tìm hình ảnh, bố cục, hình mảng, thể hiện chi tiết, vẽ màu.
*HĐ 2: Đánh giá kết quả học tập.
GV: Chọn một số bài đạt và chưa đạt hướng dẫn HS nhận xét về nội dung, bố cục và màu sắc.
HS: Nhận xét theo cảm nhận riêng.
GV: Nhận xét, củng cố và đánh giá, xếp loại.
III/ Thực hành (tt)
 Trang trí một hội trường với nội dung tự chọn.
4/ Củng cố: (3’)
 - GV và HS lựa chọn một số bài vẽ để nhận xét và tìm ra bài đẹp.
 - GV: Bổ xung , khen ngợi các nhóm làm bài tốt.
5. Dặn dò: (1’)
 - Chuẩn bị cho bài sau.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
TT XEM
BGH DUYỆT
Tuần 14 
Tiết 13. Thường thức mĩ thuật.
SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT CÁC DÂN TỘC ÍT NGƯỜI 
Ở VIỆT NAM
I/ Mục tiêu
1. Kiến thức:
 - HS hiểu sơ lược về Mỹ thuật của các dân tộc ít người ở Việt nam.
 - HS thấy được sự phong phú, đa dạng của nền nghệ thuật dân tộc Việt nam.
2. Thái độ:
 - HS có thái độ trân trọng, yêu quý và có ý thức bảo vệ các di sản nghệ thuật của dân tộc.
II/ Chuẩn bị phương tiện dạy học:
 1. Giáo viên: 
- Một số hình ảnh, phiên bản mẫu thêu thổ cẩm của dân tộc ít người, các ảnh về nhà sàn, nhà rông, nhà mồ và tượng nhà mồ, tháp Chăm và điêu khắc Chăm.
- Những phiên bản tranh, ảnh liên quan đến nội dung bài học trong tủ sách nghệ thuật của nhà xuất bản Kim Đồng.
 2. Học sinh: 
 - Sưu tầm tranh ảnh, bài viết có liên quan đến nội dung bài học.
III/ Phương pháp dạy học:
 - Thuyết trình, vấn đáp kết hợp với trực quan sinh động
IV/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức .(1’)
2. Kiểm tra tra bài cũ .(3’)
 - Đánh giá cho điểm một số bài vẽ tiết trước.
3. Bài mới:
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
10’
27’
*HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét về các dân tộc ít người Việt Nam.
GV: Trên Đất nước Việt nam có bao nhiêu dân tộc anh em sinh sống?
HS: có 54 dân tộc.
GV: Kể tên một số dân tộc mà em biết?
HS: Kinh, Mường, H’Mông, Thái, Tày, Nùng, Ba na, Xơ đăng, Chăm, Khơ me,...
GV: nhận xét, củng cố bổ sung và chốt lại
* H Đ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu một số đặc điểm của mĩ thuật các dân tộc ít người Việt Nam.
GV: Sử dụng phương pháp thuyết trình, giảng giải thông qua ĐDDH
GV: nêu ý nghĩa của tranh thờ?
HS: Là tranh phản ánh ý thức hệ lâu đời của đồmg bào dân tộc nhằm hướng thiện, răn cái ác và cầu may mắn phúc lành cho mọi người.
GV: Tranh thờ được làm bằng chất liệu gi?
HS: màu bột.
GV: nhận xét, củng cố câu trả lời.
HS: chú ý lắng nghe và ghi bài.
GV: Thổ cẩm là gì? Họa tiết trang trí thường lấy ở đâu? 
HS: + Là nghệ thuật trang trí trên vải đặc sắc được thể hiện bằng bàn tay khéo léo, tinh xảo của người phụ nữ dân tộc.
 + Hình ảnh thiên nhiên quen thuộc như: Dãy núi, cây thông, chim muông, các hình ảnh con thú, hoa trái.
GV: Bố cục trong thổ cẩm như thế nào?
HS: Bố cục trang trí thường cân xứng, các hoạ tiết được nhắc đi, nhắc lại.
GV: Nhà Rông có đặc điểm gì giống với đình làng của người Kinh?
HS: Là ngôi nhà chung của buôn làng.
GV: Hình dáng, chất liệu của nhà Rông như thế nào?
HS: Nhà Rông làm bằng gỗ, mái lợp cỏ tranh hoặc lá cây.
GV: Nhận xét củng cố và chốt lại.
HS: chú ý lắng nghe, ghi chép. 
GV: Một số dân tộc ở Tây nguyên có tục lệ gì đối với người chết?
HS: có phong tục làm nhà rất đẹp cho người chết gọi là nhà mồ.
GV: Ý nghĩa của nhà mồ? Tượng nhà mồ có đặc điểm gì?
HS: Tượng nhà mồ Tây nguyên như bản hợp ca về cuộc sống con người và thiên nhiên vừa hoang sơ, với ngôn ngữ tạo hình, tạo khối đơn giản, giàu tính tượng trưng, khái quát.
GV: nhận xét củng cố.
GV: Tháp Chăm có kiến trúc như thế nào?
HS: Là công trình kiến trúc độc đáo của dân tộc Chăm. Tháp có cấu trúc hình vuông nhiều tầng.
GV: Điêu khắc Chăm có đặc điểm gì?
HS: Nghệ thuật tạc tượng giàu chất hiện thực và mang đậm dấu ấn tôn giáo, vững vàng về tỉ lệ, cách tạo khối căng tròn, mịn màng đầy gợi cảm.
GV: Nhận xét củng cố và chốt lại.
HS: chú ý lắng nghe và ghi bài.
I/ Vài nét khái quát về các dân tộc ít người ở Việt nam.
 - Trên Đất nước Việt nam có 54 dân tộc anh em sinh sống (Kinh, Mường, H’Mông, Thái, Tày, Nùng, Ba na, Xơ đăng, Chăm, Khơ me,...)
 - Ngoài những đặc điểm chung ở sự phát triển về kinh tế, xã hội và văn hoá lại có những nét đặc sắc riêng tạo nên bức tranh nhiều màu sắc, phong phú về hình thức và sinh động về nội dung của nền văn hoá dân tộc Việt nam.
II/ Một số đặc điểm của Mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt nam.
1/ Tranh thờ và thổ cẩm
a) Tranh thờ
- Là tranh phản ánh ý thức hệ lâu đời của đồmg bào dân tộc nhằm hướng thiện, răn cái ác và cầu may mắn phúc lành cho mọi người (tranh Ông thiện, Ông ác, Thập diện; Phật bà quan âm; Thần nông; Địa trạch; Người chim...) Tranh vẽ thường dùng màu nguyên chất (màu là bột khoáng lấy từ đá thiên nhiên được pha với nhựa cây sung, cây sơn.
b) Thổ cẩm
- Là nghệ thuật trang trí trên vải đặc sắc được thể hiện bằng bàn tay kh

File đính kèm:

  • docBai_1_So_luoc_ve_mi_thuat_thoi_Nguyen_18021945_20150726_083524.doc