Giáo án Mĩ thuật 4 - Chủ đề 1 đến chủ đề 7

CHỦ ĐỀ5

VẼ TRANH TĨNH VẬT

5 tiết

Bài 6: Vẽ quả có dạng hình cầu

Bài 10: Đồ vật dạng hình trụ

Bài 14: Vẽ mẫu có 2 đồ vật

Bài 18: Vẽ lọ và quả

Bài 22: Vẽ cái ca và quả

- HS hiểu được hình dáng khái quát của các vật mẫu có dạng hình cầu, hình trụ.

- HS biết cách quan sát, hình dung các bộ phận trên mỗi đồ vật

- Vẽ được mẫu có dạng hình trụ và hình cầu theo mẫu có từ 1-2 vật mẫu theo quan sát và cảm nhận.

- Phát triển khả năng tạo hình của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm để tạo nên các bức tranh tĩnh vật theo ý thích.

- HS phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ , cảm nhận của bản thân khi giao tiếp, đánh giá kết quả HT.

 

doc15 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 847 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật 4 - Chủ đề 1 đến chủ đề 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 25/9/2015
Ngày dạy : 28/9/2015 ; 5,12, 19, 26/10/2015
CHỦ ĐỀ 1: MÀU SẮC TRONG TRANG TRÍ
Thời lượng: 5 tiết (Bài 1; 13; 17; 21,24)
I. Mục tiêu.
- HS có hiểu biết khái quát về màu cơ bản và cách pha màu 
- Hiểu các cách sắp xếp họa tiết và sử dụng màu sắc trong đường diềm, hình vuông, hình tròn.
- Trang trí được đường diềm, hình vuông, hình tròn đơn giản.
- Trang trí được những sản phẩm hình vuông, hình tròn từ phế liệu.
- HS hiểu biết về kiểu chữ nét đều, vận dụng vào thực tế khi trưng bày kết quả bài tập hoặc cần kẽ chữ.
II. Chuẩn bị.
*GV :
- Hộp màu bột, bút lông, palette, giấy A3.
	- Sơ đồ pha màu bổ túc; Bảng màu nóng, lạnh.
	- Đồ vật dạng hình vuông, hình tròn có trang trí: đĩa, khăn trải bàn, gạch hoa, thảm
	- Bài trang trí minh họa hình tròn, hình vuông.
*HS : 
Giấy vẽ, compa, thước kẻ, chì, màu sáp. Vật liệu có dạng hình tròn, hình vuông như: đĩa CD, vỏ đĩa CD
III. Các hoạt động chủ yếu.
Hoạt động 1 MÀU SẮC VÀ CÁCH PHA MÀU ( vẽ theo nhạc)
Giáo viên
Học sinh
GV gợi ý HS gọi tên các màu đang dùng.
GV cùng HS khởi động, di chuyển theo nhạc
- Hướng dẫn HS vẽ màu Vàng; Đỏ; Lam.
- Gợi ý HS vẽ tiếp màu
- GV yêu cầu HS đọc tên 3 màu nhị hợp vừa tạo được
HS nêu loại màu, tên các màu.
HS chuyển động theo nhạc vè vẽ màu Vàng; Đỏ; Lam ( mỗi màu một tờ)
- HS vẽ chồng tiếp màu ( Vàng - Đỏ; Vàng – Lam; Đỏ - Lam; Lam – Đỏ)
- Màu Da cam; Xanh lục; Tím.
* Giới thiệu cách pha màu:
 - Yêu cầu HS nhắc lại 3 màu cơ bản.
 - Giới thiệu sơ đồ pha màu bổ túc.
 - Hướng dẫn HS xem thêm trong SGK (tr. 4)
GV giới thiệu các cặp màu bổ túc: (dựa và sơ đồ SGK tr.4 để gợi ý phân tích)
 Giới thiệu màu nóng, màu lạnh
 ( dựa trên bảng màu).
- GV thị phạm với màu bột. 
- Các màu khác (sáp, chì màu, bút dạ màu) hướng dẫn để HS tự tiến hành tại lớp.
Hướng dẫn HS làm bài tập trong Vở tập vẽ 
- Vẽ bảng màu nóng – lạnh
- Đỏ, vàng, lam.
- Nêu cách pha dựa trên sơ đồ biểu diễn.
- Nêu được các cặp màu bổ túc.
- Gọi tên các màu có tính nóng, các màu có tính lạnh.
- Quan sát, nhận biết 
- Dùng chất liệu sáp màu.
- HS vẽ thực hành 
- Vẽ bảng màu.
Hoạt động 2: VẼ TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM – HÌNH VUÔNG.
Giáo viên
Học sinh
- GV gợi ý HS quan sát một số bài trang trí đường diềm và hình vuông cơ bản:
+ Họa tiết trang trí
+ Cách sắp xếp họa tiết.
+ Cách vẽ màu
- GV hướng dẫn HS cách trang trí đường diềm – hình vuông.
+ Vẽ mảng chính, phụ,
+ Chọn họa tiết phù hợp mảng.
+ Vẽ màu.
- GV hướng dẫn HS thực hành.
- GV hướng dẫn HS trưng bầy bài vẽ và nhận xét chọn bài đẹp.
+ Về họa tiết.
+ Về màu sắc.
- HS quan sát thảo luận với bạn và nhận biết:
+ Các họa tiết thường sử dụng trong trang trí là: hoa, lá, con vật cách điệu. Đưởng kỷ hà hay những hình đơn giản
+ Các họa tiết thường sắp xếp theo lối đồng tâm, đối xứng ( họa tiết chính ở giữa, họa tiết phụ xung quang, họa tiết vẽ cân đối) Và trang trí xen kẽ, nhắc lại.
+ Vẽ ít màu, họa tiết chính vẽ màu nổi bật, họa tiết giống nhau vẽ màu giống nhau, vẽ màu có hòa sắc và đậm nhạt.
- HS quan sát, nhớ lại cách vẽ trang trí hình vuông đã được học và nhận biết cách trang trí đường diềm.
- HS vẽ trang trí hình vuông hoặc đường diềm.
- HS cắt dán họa tiết để trang trí hình vuông – đường diềm
- HS trưng bầy bài vẽ và chọn bài mình thích.
Hoạt động 3: HÌNH TRÒN KỲ DIỆU ( Vẽ cùng nhau)
Giáo viên
Học sinh
- GV gợi ý HS quan sát đồ vật có dạng hình tròn được trang trí như đĩa, khăn trải bàn, thảm
+ Trang trí làm cho đồ như thế nào?
+ Trang trí ứng dụng khác với trang trí cơ bản ở chỗ nào?
- GV gợi ý cách trang trí:
+ Có thể cắt hoặc vẽ họa tiết trang trí lên đĩa CD phế liệu.
+ Trang trí lên nắp lọ kẹo
+ Trang trí tự do, chọn cách vẽ phù hợp 
- GV hướng dẫn HS thực hành
+ GV gợi ý các em chọn nhóm các bạn cùng sở thích.
- GV hướng dẫn HS trưng bầy sản phẩm:
+ Gợi ý HS trình bầy về sản phẩm của nhóm mình.
+ GV gợi ý HS sẽ sử dụng hình tròn trang trí đó làm gì tiếp.
- GV giáo dục môi trường cho HS 
- HS quan sát đồ vật, thảo luận với bạn và nhận biết:
+ Đồ vật được trang trí sẽ đẹp hơn
+ Trang trí ứng dụng là trang trí tự do, các họa tiết có thể không sắp xếp đăng đối, màu sắc mạnh mẽ hoặc nhẹ nhàng, không theo quy luật nhất định.
- HS quan sát và thảo luận tìm ra cách trang trí hình tròn cho nhóm mình.
- HS hợp tác với bạn để trang trí một hình tròn.
- HS trưng bầy sản phẩm, nói cho bạn nghe về sản phẩm của nhóm mình. Chất liệu, ý tưởng
+ HS tìm ra cách sử dụng hình tròn trang trí, có thể tiếp tục hình thành tranh chủ đề ATGT, làm các bánh xe, biển báo
Có thể làm dây trang trí, nối các đĩa CD lại với nhau
- HS nhận thấy được từ phế liệu bỏ đi có thể sử dụng làm những vật trang trí cho cuộc sống đẹp hơn.
Ngày soạn : 30/10/2015
Ngày dạy : 2,9,16,23/11/2015 
CHỦ ĐỀ 2 : QUÊ HƯƠNG EM 
 Gồm các bài : 7, 12,20, 27. ( 4 tiết)
I. Mục tiêu.
- HS biết phát hiện những vẻ đẹp phong phú, đa dạng của phong cảnh và những sinh hoạt của con người ở quê hương và môi trường xung quanh.
- HS biết vẽ và vẽ được cây, các hoạt động của con người trong sinh hoạt hàng ngày và trong các dịp lễ hội của quê hương.
- HS phát huy khả năng biểu đạt cá nhân, năng lực hoạt động nhóm và diễn đạt bằng lời
II. Chuẩn bị.
*GV :
- Hộp màu bột, bút lông, palette, giấy A3.
	- Sơ đồ pha màu bổ túc; Bảng màu nóng, lạnh.
	- Đồ vật dạng hình vuông, hình tròn có trang trí: đĩa, khăn trải bàn, gạch hoa, thảm
	- Bài trang trí minh họa hình tròn, hình vuông.
*HS : 
Giấy vẽ, compa, thước kẻ, chì, màu sáp. Vật liệu có dạng hình tròn, hình vuông như: đĩa CD, vỏ đĩa CD
III. Các hoạt động chủ yếu.
1/ Ô ĐTC
2/ KT đồ dùng - Bài cũ
3 / Bài mới 
* KHỞI ĐỘNG 
Kể tên ( ghi tên) các lễ hội hoặc xem clip về một số lễ hội
HOẠT ĐỘNG 1 : TRẢI NGHIỆM
GV
- Giới thiệu một số tranh , ảnh, mô hình về đề tài sinh hoạt , lễ hội , phong cảnh , cây cối.
HS
- Thấy được các đề tài phong cảnh, sinh hoạt, lễ hội , cây cối
- Hình ảnh chính ,phụ trong mỗi đề tài và màu sắc của chúng.
- Cấu tạo của cây, sự đa dạng phong phú của nó 
HOẠT ĐỘNG 2 : KỸ NĂNG SÁNG TẠO
GV
- Hướng dẫn vẽ tranh về quê hương em 
HS
- Quan sát và thực hiện vẽ theo nhóm- tranh quê hương em
HOẠT ĐỘNG 3 : BIỂU CẢM ( .....)
GV
- Hướng dẫn tạo hình 3D từ vật tìm được. 
HS
- Làm việc theo nhóm tạo hình 3 D trên cơ sở bài vẽ của nhóm có chỉnh sửa, bổ sung
HOẠT ĐỘNG 4 : PHÂN TÍCH DIỄN GIẢI
GV
 - Yêu cầu học sinh thảo luận 
HS
- Thảo luận chuẩn bị giới thiệu về ngôi nhà của nhóm mình ( có thể xây dựng hoạt cảnh, kịch câm, kịch nói, múa hát , sắm vai biểu diễn)
HOẠT ĐỘNG 5 : GIAO TIẾP – ĐÁNH GIÁ 
GV
- Duy trì buổi thuyết trình của các 
- Yêu cầu các học sinh , các nhóm bổ sung hoặc đưa ra ý kiến
- Giáo viên nhận định, tuyên dương rút kinh nghiệm
HS
- Các nhóm xung phong thể hiện ý tưởng của nhóm.
- Đưa ra ý kiến bổ sung
* Dặn dò :
Chuẩn bị đồ dùng cho chủ đề : 
CHÚNG EM VÀ THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT THÂN QUEN
- Quan sát vật nuôi
- Đất nặn .
Ngày soạn : 26/11/2015
Ngày dạy : 30/11/2015. 7,14,21/12/2015. 4/1/2016
CHỦ ĐỀ 3 
CHÚNG EM VÀ THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT THÂN QUEN
Gồm các bài : 3, 8,16, 23,30 
 ( 5 tiết)
I. Mục tiêu.
- HS hiểu biết những đặc điểm hình dáng các con vật thân quen, gần gũi.
- HS vẽ, xé dán, hoặc nặn, tạo dáng được những con vật, dáng người và các loại ô tô quen thuộc
- HS tưởng tượng và sáng tạo được một câu chuyện về những con vật yêu thích và thân thiện với các em
	- HS phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ của bản thân
II. Chuẩn bị.
*GV :- Hộp màu bột, bút lông, palette, giấy A3.
	- Sơ đồ pha màu bổ túc; Bảng màu nóng, lạnh.
	- Đồ vật dạng hình vuông, hình tròn có trang trí: đĩa, khăn trải bàn, gạch hoa, thảm
	- Bài trang trí minh họa hình tròn, hình vuông.
*HS : Giấy vẽ, compa, thước kẻ, chì, màu sáp. Vật liệu có dạng hình tròn, hình vuông như: đĩa CD, vỏ đĩa CD
III. Các hoạt động chủ yếu
 	Ổn định tổ chức:
Kiểm tra đồ dùng học tập:
Bài mới:
Khởi động: GV cho HS hát một bài về con vật (hoặc chơi trò chơi)
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Hoạt động1: HS quan sát và tìm hiểu đặc điểm các con vật
- GV chia lớp thành nhóm 4 
- Yêu HS quan sát, thảo luận và chia sẻ với các bạn trong nhóm.
 	+ Tên con vật ?
 	+ Các bộ phận chính của con vật ?
 	+ Hình dáng của các bộ phận ?
 	+ Màu sắc của con vật.?
 	+ Hoạt động của con vật?
- GV đến từng nhóm gợi ý HS khai thác nội dung đã gợi ý . 	+ Kiểm tra chung cả nhóm .
 + Kiểm tra cá nhân. .
- GV yêu cầu HS kể về con vật em biết 
Qua đó giáo dục HS yêu mến và chăm sóc vật nuôi.
* GV nhận xét và chốt lại.
Hoạt động 2: Vẽ qua quan sát.
- HS ngồi theo nhóm 
- GV yêu cầu HS lấy 1 tờ giấy A4 đặt trên bảng con.
- Yêu cầu HS quan sát các con trong nhóm , chọn một con mình thích vẽ vào giấy A4 và tô màu
- GV nêu câu hỏi :
	+ Em định vẽ con vật nào ?
 	+ Con vật đó đang đi , chạy hay đang ăn?
	+ Con vật có những bộ phận chính nào?
	+ Còn những bộ phận nào khác?	
- GV để HS tự tìm cách vẽ con vật qua phần gợi ý của GV
- GV đến từng nhóm theo dõi và giúp đỡ để các em hoàn thành bài.
- GV nhận xét chung tiết 1 
- Nhắc HS chuẩn bị tiết sau
- HS quan sát hình dáng và vẻ đẹp của con vật.
- HS thảo luận và chia sẻ về con vật của mình với các bạn trong nhóm.
- HS kể.
- HS trả lời
- HS thực hành vẽ.
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
- GV cho Hs nhắc lại hoạt động của tiết trước
- GV yêu cầu HS dán bài lên bảng để cả lớp cùng nhận xét và chia sẻ hình ảnh các con vật.
- GV nhận xét chung và chốt lại 
Hoạt động 3 Nặn, xé dán tạo dáng được những con vật 
HS quan sát, nhớ lại đặc điểm con vật.
- HS biết cách tạo dáng con vật
- GV hướng dẫn học sinh xé dán, nặn , tạo hình con vật qua quan sát trên tranh ảnh hoặc nhớ lại.
+ Nặn, Xé dán bộ phận chính trước đầu, mình, chân
+ Nặn, Xé dán các bộ phận phụ sau chân, đuôi, tai ... 
+ Ghép lại các bộ phận
+ GV hướng dẫn học sinh cách nặn, xé dán tạo dáng con vật đi, đứng, quay đầu lại ... 
- Ghép thêm các hình khác cho bức tranh thêm sinh động. 
 Hoạt động 4: 
Tưởng tượng và sáng tạo được một câu chuyện
- GV mời các nhóm lên trình bày, chia sẻ về câu chuyện .
 (HS sắm vai thành các nhân vật trong tranh )
- Các nhóm khác nhận xét.
- Sau khi các nhóm trình bày xong ,GV nêu câu hỏi:
 	+ Em thích câu chuyện của nhóm nào nhất ? vì sao ?
- GV nhận xét và chốt lại.
Củng cố :
- GV nêu câu hỏi :
	+ Qua chủ đề này em học được những gì ? và biết làm những gì ?
Dặn dò 
Nhắc HS về nhà chia sẻ câu chuyện của nhóm với gia đình .
- Chuẩn bị bài học sau.
Nhận xét tiết học:
- Nhận xét chung tiết học 
- HS trả lời
- HS làm việc.theo nhóm
- Các nhóm chia sẻ chọn con vật để nặn hoặc xé dán
- Các nhóm thuyết trình câu chuyện.
- HS chọn câu chuyện mình thích và nêu cảm tưởng 
- HS trả lời
CHỦ ĐỀ4 TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ ĐỒ VẬT5 tiết
Bài 2: Vẽ hoa lá
Bài 4: Chép họa tiết trang trí
Bài 9: Đơn giản hoa lá
Bài 28: Trang trí lọ hoa
Bài 32: Tạo dáng và trang trí chậu cảnh
- HS biết cách quan sát và vẽ được họa tiết hoa lá từ mẫu trong thiên nhiên theo cảm nhận.
Hiểu vẻ đẹp về hình dáng và cách trang trí ở lọ hoa, chậu cảnh.
Biết cách tạo dáng, trang trí lọ hoa, chậu cảnh.
Vẽ trang trí được lọ hoa, chậu cảnh theo ý thích.
- Phát triển khả năng tạo hình, sáng tạo của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm để tạo nên các sản phẩm tự tạo dáng và trang trí.
- HS phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ của bản thân
CHỦ ĐỀ5
VẼ TRANH TĨNH VẬT
5 tiết
Bài 6: Vẽ quả có dạng hình cầu
Bài 10: Đồ vật dạng hình trụ 
Bài 14: Vẽ mẫu có 2 đồ vật 
Bài 18: Vẽ lọ và quả
Bài 22: Vẽ cái ca và quả
HS hiểu được hình dáng khái quát của các vật mẫu có dạng hình cầu, hình trụ.
HS biết cách quan sát, hình dung các bộ phận trên mỗi đồ vật 
Vẽ được mẫu có dạng hình trụ và hình cầu theo mẫu có từ 1-2 vật mẫu theo quan sát và cảm nhận.
- Phát triển khả năng tạo hình của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm để tạo nên các bức tranh tĩnh vật theo ý thích.
- HS phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ , cảm nhận của bản thân khi giao tiếp, đánh giá kết quả HT.
CHỦ ĐỀ 6
HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG EM
5 tiết
Bài 15: Vẽ chân dung
Bài 25: Vẽ ĐT trường em
Bài 29: Vẽ ĐT An toàn giao thông
Bài 33: Vẽ ĐT Vui chơi trong mùa hè
Bài 34: Vẽ ĐT Tự do
- HS có những hiểu biết về các hoạt động ở trường và những hình ảnh về bạn bè, thầy cô giáo, về an toàn giao thông khi đến trường.
- Hiểu được hình dáng của con người trong các hoạt động để tạo được những bức tranh về đề tài Nhà trường, An toàn giao thông.
- HS phát triển được khả năng tưởng tượng và sáng tạo về một câu chuyện của chính các em ở trường, ở nơi công cộng khác....
- HS phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ, ý tưởng, cảm xúc của bản thân.
CHỦ ĐỀ 7 THƯỞNG THƯC VÀ TRẢI NGHIỆM CÙNG TÁC PHẨM MỸ THUẬT
Bài 5: Xem tranh Phong cảnh
Bài 11: Xem tranh của họa sĩ
Bài 19: Xem tranh Dân gian VN
Bài 26: Xem tranh thiếu nhi
- HS biết phân tích một tác phẩm về mặt hình thức, tạo dáng đường nét, hình khối, màu sắc, chất liệu...
 - HS phát triển khả năng phát hiện cái đẹp tìm tòi cái mới khi tiếp xúc với tranh vẽ, các buổi trình bày về tác phẩm, và các buổi triển lãm.
HS sử dụng được phương pháp tái hiện để tự mình tái hiện lại một tác phẩm yêu thích theo cảm nhận riêng.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_dan_mach_4.doc
Giáo án liên quan