Giáo án Mĩ thuật 2 - Chủ đề 6: Thưởng thức và trải nghiệm cùng tác phẩm mĩ thuật

Cho HS xem tranh và thảo luận nhóm:

- GV cho HS quan sát một số tranh của họa sĩ Sỹ Tốt:

 - Em có nhận xét gì về hình ảnh và màu sắc khi quan sát tranh?

- Em có cảm nhận gì qua tác phẩm của họa sĩ?

- GV cho HS quan sát một vài tranh dân gian:

- Đâu là hình ảnh chính, hình ảnh phụ có trong tranh?

- Chất lệu và màu sắc của tranh như thế nào?

* Tìm hiểu về tượng:

GV cho HS xem một số tranh, ảnh hoặc tượng (nếu có) đã chuẩn bị và hình trong SGK:

- Tượng thường được làm bằng chất liệu gì?

- Em hiểu gì về dáng điệu, ý nghĩa của những tượng trên?

 

doc4 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 991 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật 2 - Chủ đề 6: Thưởng thức và trải nghiệm cùng tác phẩm mĩ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 6: THƯỞNG THỨC VÀ TRẢI NGHIỆM
CÙNG TÁC PHẨM MĨ THUẬT
Thời lượng: 4 tiết
Bài 8: Xem tranh
Bài 17: Xem tranh Dân gian
Bài 18: Tô màu vào tranh Dân gian
Bài 32: Tìm hiểu về tượng
I/. MỤC TIÊU:
- HS biết phân tích một tác phẩm về mặt hình thức, tạo dáng, màu sắc, chất liệu
- HS phát triển khả năng phát hiện cái đẹp tìm tòi cái mới khi tiếp xúc với tranh vẽ, tác phẩm điêu khắc, các buổi trình bày về tác phẩm, và các buổi triễn lãm.
- HS sử dụng được phương pháp tái hiện để tự mình tái hiện lại một tác phẩm yêu thích, qua đó học cách thể hiện bản thân.
II/. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG:
Giáo viên:
- Tranh của họa sĩ Sỹ Tốt.
- Tranh Dân gian.
- Tranh, hình ảnh về tượng, tượng (nếu có)
- Tranh dân gian phóng to khổ A3, A4.
Học sinh:
- Bảng nhóm, màu vẽ, hồ, giấy màu, giấy báo 
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động 1: Quan sát, trải nghiệm:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Cho HS xem tranh và thảo luận nhóm:
- GV cho HS quan sát một số tranh của họa sĩ Sỹ Tốt: 
 - Em có nhận xét gì về hình ảnh và màu sắc khi quan sát tranh? 
- Em có cảm nhận gì qua tác phẩm của họa sĩ?
- GV cho HS quan sát một vài tranh dân gian:
- Đâu là hình ảnh chính, hình ảnh phụ có trong tranh?
- Chất lệu và màu sắc của tranh như thế nào?
* Tìm hiểu về tượng:
GV cho HS xem một số tranh, ảnh hoặc tượng (nếu có) đã chuẩn bị và hình trong SGK:
- Tượng thường được làm bằng chất liệu gì?
- Em hiểu gì về dáng điệu, ý nghĩa của những tượng trên?
- GV: 	+ Tượng Quang Trung là tượng đài kỉ niệm chiến thắng Ngọc Hồi, Đống Đa lịch sử. Vua Quang Trung tượng trưng cho sức mạnh của dân tộc Việt Nam chống quân xâm lược nhà Thanh.
+ Tượng Phật thường ở chùa, được tạc bằng gỗ (gỗ mít) và được sơn son thếp vàng. Tượng Hiệp Tôn Giả là pho tượng cổ đẹp, biểu hiện lòng nhân từ khoan dung của nhà Phật.
+ Tượng Võ Thị Sáu mô tả hình ảnh chị Sáu trước kẻ thù (bình tĩnh, hiên ngang trong tư thế của người chiến thắng).
- GV gợi ý cho quy trình tiếp theo: chúng ta đã tìm hiểu về tranh của họa sĩ, tranh dân gian và về tượng; chúng ta sẽ áp dụng những hiểu biết đó vào việc sáng tạo sắc màu cho tranh dân gian
- HS thảo luận nhóm và trả lời theo sự gợi ý của giáo viên.
+ được nặn, tạc bằng gỗ, thạch cao, xi – măng
- HS tự do trả lời
Hoạt động 2: Thi tài sáng tạo sắc màu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Tìm hiểu sơ về tranh vẽ: 
- Tranh có những hình vẽ gì?
- Gà mái mẹ được vẽ Như thế nào?
- Dáng điệu các gà con ra sao?
* GV cho HS vẽ màu vào tranh dân gian trên giấy đã chuẩn bị (20 phút)
- Cho HS trình bày sản phẩm tại nhóm cho cả lớp cùng xem.
+ Gà mái mẹ và đàn con
+ Gà mẹ to ở giữa, vừa bắt được mồi
+ Nhiều dáng khác nhau
- HS tự do sáng tạo màu trên tranh của mình
- HS trưng bày kết quả.
Hoạt động 3: Cùng nhau xé dán tranh Dân gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV hướng dẫn HS từ những bức tranh của nhóm vẽ tìm ra tranh nào đẹp nhất hoặc tổng hợp lại nét đẹp của các tranh để cùng nhau tạo ra một tranh xé dán.
- Tranh em vẽ màu đã hoàn chỉnh chưa?
- Em có muốn vẽ thêm hay thay đổi màu cho tranh của mình không? 
- Nhóm em đã chọn một tranh hay gọp lại nhiều tranh đề xé dán?
- GV yêu cầu HS chia sẻ cảm nhận để chọn được màu sắc thích hợp.
- Giới thiệu bài xé dán mẫu cho giúp HS mạnh dạn hơn khi thực hiện. 
- GV cho nhóm HS xé dán vào tranh khổ A3 đã chuẩn bị.
- HS hoạt động nhóm và thực hiện trên tranh A3 đã chuẩn bị.
- HS thảo luận và tìm ra cách làm tốt nhất.
- HS họp tác và chia sẻ công việc để làm và tôn trọng lẫn nhau: tìm màu hoặc chọn hình ảnh để xé
Hoạt động 4: Giao tiếp và đánh giá:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Cho HS trình bày sản phẩm của nhóm.
- GV gợi ý cho HS nhận xét:
+ Sản phẩm của nhóm em đã hoàn thành chưa?
+ Em có muốn xé dán thêm hay thay màu ở chỗ nào không? 
+ Trong tranh em thích nhất là chỗ nào?
+ Em thích tranh nhóm khác xé dán không? Vì sao?
- Kết thúc chủ đề GV giúp HS có cái nhìn tổng quát về tranh của họa sĩ, tranh dân gian, tượng và khả năng xé dán, ý tưởng mới về màu sắc cho tranh dân gian.
- Dặn dò: mang theo tất cả các dụng cụ mĩ thuật, keo, kéo cho tiết học sau.
 - HS trình bày sảm phẩm của nhóm.
 + Trình bày ý tưởng của nhóm.
 + Thảo luận, chia sẻ ý kiến. để nhận xét sản phẩm của nhóm bạn và bình chọn cho sản phẩm đẹp nhất, sáng tạo nhất
- Nghe
☺ Duyệt (ý kiến nhận xét):..........................................................................
	Nhôn myõ, ngàytháng.năm ..
	 BGH duyeät

File đính kèm:

  • docThuong_thuc_va_trai_nghiem.doc