Giáo án Mĩ thuật 1 - Chủ đề 2: Ngôi nhà của em

Cho học sinh quan sát một số ảnh về các ngôi nhà

-Hướng dẫn học sinh quan sát và đặt một số câu hỏi:

+ Trong ảnh có những hình gì?

+ Các bộ phận của ngôi nhà?

+ Ngôi nhà được xây dựng bằng những chất liệu gì?

+ Về hình dáng thì các ngôi nhà trong hình giống nhau hay khác nhau?

+ Ngoài hình dáng ra thì nó còn khác nhau ở điểm nào nữa?

+ Điểm giống nhau ở các ngôi nhà trong hình?

Kết luận: Tuỳ vùng miền mà ngôi nhà có những đặc điểm, hình dáng khác nhau.

 

doc4 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 2169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật 1 - Chủ đề 2: Ngôi nhà của em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 2: NGÔI NHÀ CỦA EM
Thời lượng: 5 tiết
Bài 2: Vẽ nét thẳng.
Bài 4: Vẽ hình tam giác.
Bài 8: Vẽ hình vuông và hình chữ nhật
Bài 17: Vẽ tranh ngôi nhà của em.
Bài 27: Vẽ hoặc nặn cái ô tô.
MỤC TIÊU
Học sinh xây dựng được ý tưởng liên quan đến chủ đề ngôi nhà của em.
Nhớ và mô tả được các đặc điểm riêng của ngôi nhà và môi trường xung quanh.
Có được một cách nhìn mới đối với các đồ vật cũ trong gia đình.
Có được mối quan tâm trí tò mò và sự hợp tác cả khi ở trong và ngoài lớp học.
CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG
Gíao viên.
Tranh ảnh minh hoạ liên quan đến chủ đề
Một số hộp giấy phân loại vật liệu tìm được của học sinh
Học sinh.
Giấy A4, bút chì, màu vẽ, keo giấy, hồ dán
Thu thập vật liệu (hộp giấy, hộp nhựa, vải, đồ từ tự nhiên)
Sưu tầm hình ảnh liên quan đến chủ đề.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Khám phá chủ điểm ngôi nhà (1 tiết)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Cho học sinh quan sát một số ảnh về các ngôi nhà 
-Hướng dẫn học sinh quan sát và đặt một số câu hỏi:
+ Trong ảnh có những hình gì?
+ Các bộ phận của ngôi nhà? 
+ Ngôi nhà được xây dựng bằng những chất liệu gì?
+ Về hình dáng thì các ngôi nhà trong hình giống nhau hay khác nhau?
+ Ngoài hình dáng ra thì nó còn khác nhau ở điểm nào nữa?
+ Điểm giống nhau ở các ngôi nhà trong hình?
Kết luận: Tuỳ vùng miền mà ngôi nhà có những đặc điểm, hình dáng khác nhau.
Cho học sinh xem tranh vẽ ngôi nhà
+ Ngôi nhà được vẽ đa số bằng nét gì?
+ Có những loại nét thẳng nào?
Cho hs xem một số hình vẽ các nét:
 Nét thẳng ngang:
Nét thẳng nghiêng:
Nét thẳng đứng:
 Nét gấp khúc:
Kết luận: có 4 loại nét thẳng: nét thẳng đứng, nét thẳng ngang, nét thẳng nghiêng
-Ngôi nhà gồm có những nét gì?
Với những nét thẳng đơn giản chúng ta có thể tự mình tạo ra một bức vẽ về ngôi nhà một cách sinh động.
Giáo viên gợi ý cho học sinh về nhà quan sát thật kĩ đặc điểm ngôi nhà của các em cũng như cảnh vật xung quanh.
- Ngôi nhà, cây .
- Mái nhà, thân nhà, cửa chính, cửa sổ, cầu thang.
-Gỗ, xi măng gạch, đá, 
- Khác nhau
- Màu sắc
- Cấu tạo các bộ phận: Mái nhà, thân nhà, cửa chính, cửa sổ
-Nét thẳng.
- Nét thằng ngang, nét thẳng đứng.
-Nét thẳng ngang, nét thẳng đứng, nét thẳng nghiêng.
Hoạt động 2: Vẽ và tô màu “nhà của em” theo trí nhớ (1tiết)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giáo viên cho một vài học sinh miêu tả lại ngôi nhà của các em thông qua một số câu hỏi gợi ý:
+ Hình dáng ngôi nhà như thế nào? 
+ Ngôi nhà em có những màu gì?
+ Xung quanh nhà em có trồng những loại cây gì hay không?
Cho học sinh miêu tả lại ngôi nhà của các em
Hướng dẫn học sinh cách vẽ ngôi nhà:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại các bộ phận chính của ngôi nhà
- Minh hoạ bản gợi ý cho học sinh cách vẽ ngôi nhà
+Vẽ Mái nhà.
+Thân nhà.
+Cửa, các chi tiêt liên quan.
+Cảnh vật xung quanh.
+Vẽ màu theo ý thích.
Cho học sinh tiến hành vẽ ngôi nhà của các em và vẽ màu theo ý thích.
Hướng dẫn học sinh trưng bày bài vẽ
- Giáo viên gợi ý cho học sinh chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo: giấy màu, giấy vụn, họp giấy, họp nhựa, chai nhựa,.keo giấy, keo dán, kéogiấy A3 (học sinh tránh tìm những vật liệu nguy hiểm, sắc nhọn hoặc các vật liệu gia đình còn đang dùng)
- Từ những câu hỏi gợi ý trên học sinh có thể miêu tả đơn giản về ngôi nhà của bản thân.
- Mái nhà, thân nhà, của chính.
- Nhớ lại và miêu tả ngôi nhà của bản thân theo ý thích bằng tranh vẽ.
- Chia sẽ bài vẽ với các bạn, nêu cảm nhận về tác phẩm của bản thân hoặc tác phẩm của các bạn.
	Hoạt động 3: Tạo Ngôi nhà mơ ước bằng những vật dụng tìm được (2 tiết)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên kiểm tra các vật liệu học sinh tìm được, phân loại, loại bỏ các vật liệu không dùng được.
-Hướng dẫn gợi ý các em lựa chọn những chất liệu phù hợp để làm các bộ phận của ngôi nhà và cảnh vật xung quanh.
-Hướng dẫn kết dính các bộ phận với nhau bằng keo giấy hoặc hồ gián
-Khuyến khích các em sử dụng các màu sắc tự nhiên của đồ vật. Hạn chế tô vẽ quá nhiều
- Chia lớp ra thành nhiều nhóm để các em làm việc theo nhóm (mỗi nhóm 6 đến 8 học sinh). Chọn tên nhóm ghi danh sách học sinh trong nhóm.
- Cho các nhóm thảo luận về ý tưởng xây dựng ngôi nhà mơ ước của các em thông qua tư liệu là các tác phẩm ở hoạt động trước.
- Đại diện một vài nhóm lên trình bày ý tưởng về ngôi nhà mơ ước của mình
Nhận xét về các ý tưởng đọc đáo, sáng tao của các nhóm. Gợi ý học sinh xây dựng một ngôi nhà mơ ước.
- Cho các nhóm thể hiện và xây dựng ý tưởng của mình thành thực tế.
- Sau khi hoàn thành hướng dẫn học sinh bảo quản lưu giữ cẩn thận.
- Giáo viên gợi ý học sinh chuẩn bị cho hoạt động sau: Gắn ngôi nhà mơ ước vào khu dân cư. 
Lưu ý học sinh dọn dẹp vệ sinh thật sạch sẽ
- Hỗ trợ giao viên phân loại vật liệu
Chú ý lắng nghe, ghi nhớ các cách thực hiện mà giáo viên hướng dẫn
- Duy chuyển đến vị trí nhóm theo sự điều động của giáo viên.
- Học sinh tích cực thảo luận về phát triển ý tưởng về ngôi nhà mơ ước.
- Dại diện các nhóm lên trình bày ý tưởng, hình dáng màu sắc ngôi nhà, các hình ảnh liên quan mà nhóm mơ ước.
Hoạt động 4: Gắn ngôi nhà mơ ước vào khu dân cư (1 tiết)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên cho nhóm gắn các mô hình thành một khu dân cư, một thành phố tương lai, thành phố ước mơ của các em:
- Giáo viên hướng dẫn mỗi nhóm tìm ra đại diện để nói về ngôi nhà mơ ước của nhóm mình
- Hướng dẫn, sắp xếp vị trí đặc mô hình của các nhóm.
- Tổ chức cho cả lớp một chuyến tham quan quanh thành phố mơ ước. Khi đi đến nhà của nhóm nào thì nhóm đó nói về ngôi nhà của mình: những niềm vui những vất vả khó khăn trong quá trình xây dựng.
Dặn dò học sinh chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.
- Mỗi nhóm chọn ra một hoặc một vài đại diện để thuyết trình.
- Học sinh sắp xếp mô hình theo sự hướng dẫn.
- Học sinh cùng theo chân giáo viên tham quan và cùng nghe về lịch sử xây dựng thành phố mơ ước.
☺ Duyệt (ý kiến nhận xét):..........................................................................
	Nhôn myõ, ngày.tháng.năm 
	 BGH duyeät

File đính kèm:

  • docNgoi_nha_cua_em.doc
Giáo án liên quan