Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học 2015-2016

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Giúp HS hiểu thế nào là từ đồng âm.

2. Kĩ năng:

- Nhận diện được từ đồng âm trong giao tiếp

- Biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS cẩn thận khi dùng từ để tránh nhầm nghĩa.

* Nội dung tích hợp : HCM, KNS (Khai thác nội dung gin tiếp)

II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG :

1. KN ra quyết định : HS biết lựa chọn từ đồng âm trong miêu tả .

2. KN giao tiếp – tự nhận thức : Trao đổi với bạn về cách dùng từ đồng âm trong văn miêu tả .

3. KN kiên định : Đưa ra nhận thức , suy nghĩ và sửa chữa những thiếu sót trong bài tập về từ đồng âm .

4. KN đặt mục tiêu : Phân biệt được từ đồng âm và từ đồng nghĩa trong cách sử dụng .

III. CHUẨN BỊ:

· GV: Các mẫu chuyện vui sử dụng từ đông âm.

· HS : Vẽ tranh nói về các sự vật, hiện tượng nói về các từ đồng âm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu 
Tiết 9: MỞ RỘNG VỐN TỪ : HÒA BÌNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về chủ điểm: “Cánh chim hòa bình”. 
2. Kĩ năng: Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, viết đoạn văn nói về cảnh bình yên của một miền quê hoặc thành phố. 
3. Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu hòa bình. 
* Nội dung tích hợp : HCM, KNS (Khai thác nội dung gián tiếp)
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG : 
1. KN ra quyết định : Biết lựa chọn từ ngữ thuộc chủ đề để thực hiện bài tập cho đúng .
2. KN giao tiếp – tự nhận thức :Trao đổi với bạn về cách dùng từ ngữ thuộc chủ đề trong văn miêu tả và các bài tập áp dụng .
3. KN kiên định : Đưa ra nhận thức , suy nghĩ và sửa chữa những thiếu sót trong bài tập về từ ngữ thuộc chủ đề “ Hòa bình” – áp dụng vốn từ thuộc chủ đề vào cuộc sống .
III. CHUẨN BỊ:
GV: Vẽ các tranh nói về cuộc sống hòa bình
HS : SGK - VBT - Sưu tầm bài hát về chủ đề hòa bình 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
PHƯƠNG PHÁP
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Luyện tập về từ trái nghĩa.
- GV yêu cầu HS nêu ghi nhớ .
- Yêu cầu HS tìm các từ trái nghĩa với các từ sau : nặng nề ; mập mạp ; khỏe mạnh ...
- GV nhận xét, đánh giá .
- 2 HS nêu .Lớp nhận xét.
 - Lớp làm bảng con .
Kiểm tra 
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS
 làm BT1
Mục tiêu: Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về Chủ điểm: “ Cánh chim hòa bình”
Hoạt động nhóm – lớp – các nhân 
KNS
Bài 1: - Yêu cầu HS đọc bài 1.
- HS đọc bài 1 - Cả lớp đọc thầm - Suy nghĩ, xác định ý trả lời đúng.
Trực quan
Động não
- GV chốt lại chọn ý b.
- GV phân tích
Giảng giải
- Yêu cầu HS nêu nghĩa từ: “bình thản, yên ả, hiền hòa”
- HS tra từ điển - Trả lời 
- HS phân biệt nghĩa: “bình thản, yên ả, hiền hòa” với ý b: trạng thái không có chiến tranh.
Thực hành
Bài 2: - Yêu cầu HS đọc bài 2.
- 2 HS đọc yêu cầu bài 2.
Trực quan 
- GV ghi bảng thành 2 cột đồng nghĩa với hòa bình và không đồng nghĩa.
- Giúp HS hiểu nghĩa của các từ: thanh thản (tâm trạng nhẹ nhàng, thoải mái, không có điều gì áy náy, lo nghĩ); thái bình ( yên ổn không có chiến tranh, loạn lạc).
- HS làm bài.
- HS sửa bài - Lần lượt HS đọc bài làm của mình.
- Các từ đồng nghĩa với hòa bình: bình yên, thanh bình, thái bình.
Thực hành 
Hỏi đáp
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS
 làm BT3.
Mục tiêu: Sử dụng các từ đã học để đặt câu, viết đoạn văn nói về cảnh bình yên của một miền quê hoặc thành phố
Hoạt động nhóm – lớp – cá nhân 
KNS
Bài 3:- Yêu cầu HS đọc bài 3.
- 2 HS đọc yêu cầu bài 3
Trực quan 
- GV lưu ý HS chỉ cần viết 1 đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu, không cần viết dài hơn.
- Gợi ý HS có thể viết về cảnh thanh bình của địa phương các em hoặc của 1 làng quê, thành phố các em thấy tên ti vi.
- HS làm bài
Luyện tập
- GV chốt lại 
- HS khá giỏi đọc đoạn văn 
- Cả lớp nhận xét
Hoạt động 3: Củng cố
Mục tiêu : HS ôn lại các kiến thức vừa học.
Hoạt động nhóm - lớp
HCM
- Tổ chức HS trò chơi học tập: Tìm thêm các từ ngữ thuộc chủ điểm.
- HS thi tìm thêm từ ngữ thuộc Chủ điểm.
Trò chơi
- GVnhận xét, tuyên dương.
- Các tổ thi đua giới thiệu những bức tranh đã vẽ và bài hát đã sưu tầm
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “Từ đồng âm” 
- Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm : 
Thứ năm, ngày 22 tháng 09 năm 2016
Anh văn (2)
GV bộ mơn
Luyện từ và câu
 	 Tiết 10 : TỪ ĐỒNG ÂM 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- Giúp HS hiểu thế nào là từ đồng âm. 
2. Kĩ năng: 
- Nhận diện được từ đồng âm trong giao tiếp
- Biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm. 
3. Thái độ: 	
- Giáo dục HS cẩn thận khi dùng từ để tránh nhầm nghĩa. 
* Nội dung tích hợp : HCM, KNS (Khai thác nội dung gián tiếp)
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG : 
1. KN ra quyết định : HS biết lựa chọn từ đồng âm trong miêu tả .
2. KN giao tiếp – tự nhận thức : Trao đổi với bạn về cách dùng từ đồng âm trong văn miêu tả .
3. KN kiên định : Đưa ra nhận thức , suy nghĩ và sửa chữa những thiếu sót trong bài tập về từ đồng âm .
4. KN đặt mục tiêu : Phân biệt được từ đồng âm và từ đồng nghĩa trong cách sử dụng .
III. CHUẨN BỊ: 
GV: Các mẫu chuyện vui sử dụng từ đông âm. 
HS : Vẽ tranh nói về các sự vật, hiện tượng nói về các từ đồng âm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
PHƯƠNG PHÁP
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Mở rộng vốn từ : Hòa bình
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn.
- Hỏi 1 số từ ngữ thuộc chủ đề.
- HS đọc đoạn văn 
- HS trả lời – Lớp nhận xét .
Kiểm tra
- GV nhận xét 
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
Hoạt động 1: Nhận xét 
Mục tiêu: HS hiểu thế nào là từ đồng âm.
- Yêu cầu HS làm việc SGK .
Hoạt động cá nhân - lớp
- HS làm việc cá nhân, chọn dòng nêu đúng nghĩa của mỗi từ câu
Động não 
Luyện tập
- GV chốt lại : Hai từ “ câu” ở hai câu văn trên phát âm hoàn toàn giống nhau (đồng âm) song nghĩa rất khác nhau. Những từ như thế gọi là những từ đồng âm 
+ Câu (cá) : bắt cá, tôm, ,bằng móc sắt nhỏ ( thường có mồi ).
+ Câu (văn) : đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn
Hoạt động 2: Ghi nhớ
Mục tiêu: HS nêu dược ghi nhớ về từ đồng âm.
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động cả lớp
 - 2 Hs đọc
 - Cả lớp đọc thầm nội dung ghi nhớ.
Trực quan
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: HS nhận diện từ đồng âm trong lời ăn tiếng nói hằng ngày - Nhận biết từ đồng âm 
Hoạt động cá nhân – nhóm – lớp 
Bài 1: 
- Yêu cầu HS đọc bài 1 .
- 2 HS đọc yêu cầu bài 1
Trực quan
à Lưu ý HS chỉ cần nói được đúng ý, không cần chính xác đến từng từ ngữ.
- HS làm việc theo cặp.
Thực hành
- HS nêu 
Hỏi đáp
- GV chốt lại và tuyên dương những em vẽ tranh để minh họa cho bài tập
- Cả lớp nhận xét
- HS có thể dùng tranh để giải nghĩa cho từng cặp từ đồng âm
Bài 2: 
- Yêu cầu HS đọc bài 2.
- HS đọc yêu cầu bài 2.
Trực quan 
- HS làm bài cá nhân, sửa bài
Luyện tập 
- GV chốt lại. 
- HS lần lượt đọc tiếp nối bài đặt câu.
Hoạt động 3: Củng cố 
Mục tiêu: HS ôn lại các kiến thức vừa học.
Hoạt động cá nhân - lớp
KNS
- GV tổ chức cho HS thi đoán hình nền để nêu lên từ đồng âm .
- Nhận xét, tuyên dương.
- Tranh 1: HS nhìn tranh để đặt câu có từ đồng âm: 
Xe chở đường chạy trên đường.
- Tranh 2: Nhìn tranh để điền từ đồng âm: 
 Con mực ; lọ mực ...
Củng cố
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ: Hữu nghị” 
- Nhận xét tiết học 
Rút kinh nghiệm : 

File đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_5_tuan_5_nam_hoc_2015_2016.doc