Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Tuần 34

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, hiểu nghĩa các từ nói về quyền và bổn phận của con người nói chung, bổn phận của thiếu nhi nói riêng.

2. Kĩ năng:Biết viết đoạn văn nói về sự dằn vặt của nhân vật cậu bé trong mẩu chuyện “Nỗi dằn vặt của An-drây-ca”, qua đó thể hiện suy nghĩ của mình về bổn phận của người con, người cháu trong gia đình.

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức về quyền con người và bổn phận của bản thân.

* Nội dung tích hợp : KNS, HCM (Khai thác nội dung gin tiếp)

II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG :

1. KN giao tiếp – tự nhận thức : Trao đổi với bạn về cách dùng từ ngữ thuộc chủ đề trong văn miêu tả và các bài tập áp dụng .

2. KN kiên định : Đưa ra nhận thức , suy nghĩ và sửa chữa những thiếu sót trong bài tập về từ ngữ thuộc chủ đề “ Quyền và bổn phận” – áp dụng vốn từ thuộc chủ đề vào trong cuộc sống .

3. KN ra quyết định : Biết lựa chọn từ ngữ thuộc chủ đề để thực hiện bài tập cho đúng .

III. CHUẨN BỊ:

· GV: - Từ điển HS , SGK, SGV .

· HS: Vở BTT , SGK.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 03/01/2022 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Tuần 34, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu
Thực hiện điều chỉnh nội dung theo công văn 5842/ BGD&ĐT
TIẾT 67 : RÈN KĨ NĂNG ÔN TẬP CÁC DẤU CÂU
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:	Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức đã học ở lớp 4 về dấu gạch ngang, dấu hỏi , dấu chấm, chấm cảm,..... 
2. Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng sử dụng dấu câu
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu mến Tiếng Việt.
II,CÁC BÀI TẬP THAM KHẢO:
1. Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong mẩu chuyện sau : 
Phục vụ khách hàng vô điều kiện 
	Cửa hàng nọ quảng cáo là họ sẽ phục vụ vô điều kiện mọi nhu cầu khách hàng £ Có một người muốn mua đôi găng tay £ người bán hàng đon đả hỏi : 
Ngài thích màu nào £
Màu đen £
Găng tay dùng vào tiết đông hay tiết thu £
Dùng vào mùa thu £
Găng tay đeo khi đi bộ hay đi xe máy £
Khi đi bộ £
Găng tay đeo khi ngài mặc áo khoác ngoài nào £
Đến đây thì người mua không còn kiên nhẫn hơn được nữa , ông nổi khùng : 
Đến bao giờ thì tôi mới có đôi găng tay đây £
Người bán hàng vẫn ngọt ngào , chậm rãi thưa lại : 
Thưa ngài, có khi là phiền ngài hãy mang cái áo khoác ấy đến đây £Cửa hàng chúng tôi 
tin rằng lúc đó ngài sẽ có một đôi găng tay vừa ý , mỹ mãn nhất £
Một người khách đứng cạnh bèn nói chen vào : 
Ông đừng dễ tin như thế £ Mấy hôm trước , khi tôi đã mang cả giuờng lẫn nệm để mua 
mấy cái vỏ gối thì cửa hàng còn hỏi xem thói quen của tôi có hay đọc báo trước khi đi ngủ không đấy £
2. Đặt dấâu phẩy vào chỗ thích hợp để hoàn chỉnh các thành ngữ, tục ngữ sau đây : 
a) Kẻ ham công người tiếc việc .
b) Trống đánh xuôi kèn thổi ngược .
c) Mỡ gà thì gió mỡ chó thì mưa .
d) Khách ba chúa nhà bảy.
e) Trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã tường .
g) ở bầu thì tròn ở ống thì dài .
h) Chúa vắng nhà gà vọc niêu tôm.
3. Nêu tác dụng của dấu phẩy trong mỗi câu sau:
Con tàu chìm dần , nước ngập các bao lơn.
Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc 
áo dài “tân thời” .
4. Điền dấu câu thích hợp cho đoạn văn sau:
	Ở khu rừng kia £ cây cối xanh tươi £ rậm rạp£ chim chóc hót véo von £ hoa thơm tỏa mùi hương ngan ngát £ mùa xuân mới êm ả thanh bình £ tràn đầy sức sống làm sao £
Hãy điền dấu phẩy, dấu chấm vào đoạn trích sau:
“ Giữa đồng bằng xanh ngắt lúa xuân con sông Nậm Rốn trắng sáng có khúc ngoằn ngoèo có khúc trườn dài chắc con rồng ấy nằm giữa phun nước thì lúa mới xanh như thế.”
6. Điền các dấu câu vào đoạn văn sau:
Cháu ơi £ đường về xã Đoài bao xa £ 
Khoảng hai cây số bác ạ £
Thế, cháu học lớp mấy rồi £
 Lớp 5 ạ £
KHƠNG DẠY
Luyện từ và câu
TIẾT 67 : MỞ RỘNG VỐN TỪ: QUYỀN VÀ BỔN PHẬN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:	Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, hiểu nghĩa các từ nói về quyền và bổn phận của con người nói chung, bổn phận của thiếu nhi nói riêng.
2. Kĩ năng:Biết viết đoạn văn nói về sự dằn vặt của nhân vật cậu bé trong mẩu chuyện “Nỗi dằn vặt của An-drây-ca”, qua đó thể hiện suy nghĩ của mình về bổn phận của người con, người cháu trong gia đình.
3. Thái độ: 	Giáo dục HS có ý thức về quyền con người và bổn phận của bản thân.
* Nội dung tích hợp : KNS, HCM (Khai thác nội dung gián tiếp)
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG : 
1. KN giao tiếp – tự nhận thức : Trao đổi với bạn về cách dùng từ ngữ thuộc chủ đề trong văn miêu tả và các bài tập áp dụng .
2. KN kiên định : Đưa ra nhận thức , suy nghĩ và sửa chữa những thiếu sót trong bài tập về từ ngữ thuộc chủ đề “ Quyền và bổn phận” – áp dụng vốn từ thuộc chủ đề vào trong cuộc sống .
3. KN ra quyết định : Biết lựa chọn từ ngữ thuộc chủ đề để thực hiện bài tập cho đúng .
III. CHUẨN BỊ:
GV: - Từ điển HS , SGK, SGV .
HS: Vở BTT , SGK.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
PHƯƠNG
PHÁP
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: ÔT về dấu câu : dấu ngoặc kép 
Yêu cầu HS nêu ví dụ và tác dụng dấu ngoặc kép.
GV nhận xét.
3. Bài mới:
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Mục tiêu : Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, hiểu nghĩa các từ nói về quyền và bổn phận của con người nói chung, bổn phận của thiếu nhi nói riêng.
Bài 1
Yêu cầu HS đọc bài 1 .
Gv phát riêng bút dạ và phiếu đã kẻ bảng phân loại (những từ có tiếng quyền) cho 3, 4 HS .
GV nhận xét – chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: 
Yêu cầu HS đọc bài 2 .
GV nhận xét – chốt lời giải đúng.
Bài 3: Yêu cầu HS đọc bài 3 .
5 điều Bác Hồ dạy nói về quyền hay bổn phận của thiếu nhi ? 
Lời Bác dạy đã trở thành những quy định nào trong Luật BV, CS và GDTE ? 
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 4: Yêu cầu HS đọc bài 4 .
+ Em có nhận xét gì về Út vịnh ? 
+ Những chi tiết nào cho em thấy rõ điều đó ? 
+ Em học tập được gì ở Út Vịnh ? 
- Yêu cầu HS làm bài .
- GV nhận xét – tuyên dương .
v Hoạt động 2: Củng cố.
Mục tiêu : Khắc sâu kiến thức.
GV tuyên dương Hs, nhóm làm việc tốt.
Yêu cầu HS tìm từ ngữ thuộc chủ điểm .
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị:Ôn tập về dấu gạch ngang .
- Nhận xét tiết học.
Hát 
- 3 HS đặt cầu và nêu tác dụng .
Hoạt động lớp
1 HS đọc yêu cầu bài 1 .
Đọc thầm lại yêu cầu của bài, suy nghĩ, làm bài cá nhân, viết bài trên nháp.
3, 4 HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả.
Sửa lại bài theo lời giải đúng, viết lại vào vở.
quyền lợi, nhân quyền 
quyền hạn, quyền hành, quyền
lực, thẩm quyền .
1 HS đọc yêu cầu bài 2 , lớp đọc thầm.
Đọc lại yêu cầu của bài, suy nghĩ, làm bài cá nhân hoặc trao đổi theo cặp – viết ra nháp hoặc gạch dưới (bằng bút chì) những từ đồng nghĩa với từ bổn phận trong SGK.
2, 3 HS lên bảng viết bài.
Làm bài vào vở theo lời giải đúng.
Những từ đồng nghĩa với từ bổn phận là : nghĩa vụ, nhiệm vụ, trách nhiệm, phận sự,
1 HS đọc yêu cầu bài 3 , lớp đọc thầm.
2 HS đọc lại Năm điều Bác dạy, suy nghĩ, xem lại bài Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em .
bổn phận của thiếu nhi .
những quy định trong điều 21 của Luật BV, CS và GDTE .
1 HS đọc yêu cầu bài 4 .
Út Vịnh là 1 bạn nhỏ dũng cảm cứu người, là 1 HS thực hiện tốt nhiệm vụ 
Út Vịnh làm nhiệm vụ khó nhất là thuyết phục Sơn – 1 bạn nhỏ rất nghịch cứ em nhỏ trước khi đoàn tàu lao tới.
 lòng dũng cảm, tinh thần thực hiện nghiêm túc bổn phận của trẻ em đố với xã hội và mọi người .
HS làm bài – sửa bài .
Hoạt động lớp
HS thi đua tìm từ ngữ thuộc chủ điểm.
Kiểm tra
KNS
HCM
Trực quan
Động não
Luyện tập
Luyện tập
Hỏi đáp
Hỏi đáp
Củng cố
Rút kinh nghiệm : 
Thứ năm, 05 tháng 05 năm 2016
Luyện từ và câu
TIẾT 68 : ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU : DẤU GẠCH NGANG 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:	
- Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức đã học ở lớp 4 về dấu gạch ngang.
2. Kĩ năng: 	
- Nâng cao kĩ năng sử dụng dấu gạch ngang.
3. Thái độ: 	
- Giáo dục HS yêu mến Tiếng Việt.
* Nội dung tích hợp : KNS, HCM (Khai thác nội dung gián tiếp)
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG : 
1. KN giao tiếp – tự nhận thức : 
- Trao đổi với bạn về cách dùng các loại dấu câu trong văn miêu tả, trong ca dao, tục ngữ và trong giao tiếp hàng ngày .
2. KN ra quyết định : 
- Biết lựa chọn các dấu câu phù hợp ( dấu gạch ngang ) trong văn miêu tả và trong ca dao, tục ngữ – biết dùng đúng các dấu câu và nhận biết dấu hiệui dùng đặt câu .
3. KN kiên định : 
- Đưa ra nhận thức , suy nghĩ và sửa chữa những thiếu sót trong bài tập về dấu câu ( dấu gạch ngang ) .
III. CHUẨN BỊ: 
GV:Bảng phụ, SGV .
HS:VBT , SGK ..
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
PHƯƠNG
PHÁP
1. Khởi động: 
2.Bài cũ: MRVT: Quyền và bổn phận.
Em hãy giải thích quyền và bổm phận .
Tìm từ đồng nghĩa với bổn phận , đạt câu với từ vừa tìm .
GV nhận xét.
3. Bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
Mục tiêu :HS nắm được cách dùng dấu câu, tác dụng của dấu câu.
Bài 1:
Yêu cầu HS đọc bài 1 .
Yêu cầu 2 HS nêu ghi nhớ về dấu gạch ngang.
GV dưa bảng phụ nội dung ghi nhớ.
GV phát phiếu bảng tổng kết cho từng HS .
GV nhắc HS chú ý xếp câu có dấu gạch ngang vào ô thích hợp sao cho nói đúng tác dụng của dấu gạch ngang.
GV nhận xét – chốt lời giải đúng.
Bài 2:
Yêu cầu HS đọc bài 2 .
GV giải thích yêu cầu của bài: đọc truyện ® tìm dấu gạch ngang ® nêu tác dụng trong từng trường hợp.
GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
v Hoạt động 2 :Củng cố.
Mục tiêu : Khắc sâu kiến thức.
- Em hãy nêu tác dụng của dấu gạch ngang?
Thi đua đặt câu có sử dụng dấu gạch ngang.
GV nhận xét, tuyên dương.
5.Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: Ôn tập.
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
HS trả lời .
Hoạt động nhóm – lớp 
1 HS đọc yêu cầu bài 1 .
2 – 3 em đọc lại.
Cả lớp đọc thầm nội dung bài tập ® suy nghĩ, thảo luận nhóm đôi.
HS phát biểu đại diện 1 vài nhóm
Lớp nhận xét .
1 HS đọc yêu cầu bài 2 .
Lớp làm bài theo nhóm bàn.
1 vài nhóm trình bày.
HS sửa bài .
Hoạt động lớp
3 HS nêu . 
Theo dãy thi đua.
Kiểm tra
KNS
Trực quan
Hỏi đáp
Động não
Hỏi đáp
Trực quan
Thực hành
HCM
Củng cố
Thi đua
Rút kinh nghiệm : 

File đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_5_tuan_34.doc
Giáo án liên quan