Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Tuần 3

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Nắm được ý nghĩa chung của các thành ngữ, tục ngữ đã cho, và hoàn cảnh sử dụng các thành ngữ, tục ngữ đó. Biết thêm 1 số thành ngữ , tục ngữ có chung ý nghĩa: nói về tình cảm của người Việt với quê hương, đất nươc.

2. Kĩ năng: HS biết sdụng đúng chỗ một số nhóm từ đồng nghĩa khi viết câu, đoạn văn và giao tiếp.

3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức lựa chọn cẩn thận từ đồng nghĩa để sử dụng cho phù hợp hoàn cảnh.

* Nội dung tích hợp : KNS, HCM (Khai thác nội dung gin tiếp)

II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG:

 1. KN ra quyết định : Biết lựa chọn từ đồng nghĩa để thực hiện bài tập cho đúng .

2. KN giao tiếp – tự nhận thức : Trao đổi với bạn cách dùng từ đồng nghĩa trong văn miêu tả và các bài tập áp dụng khác.

3. KN kiên định : Đưa ra nhận thức , suy nghĩ và sửa chữa những thiếu sót trong bài tập về từ đồng nghĩa – áp dụng cách dùng từ đồng nghĩa vào trong cuộc sống .

III. CHUẨN BỊ:

· GV : Phiếu photo nội dung bài tập 1

· HS : Tranh vẽ, từ điển

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu
Tiết 5 : MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN DÂN
(Thực hiện điều chỉnh nội dung theo công văn 5842/ BGD&ĐT)
Không làm bài tập 2
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về Nhân dân. 
2. Kĩ năng: Thuộc những thành ngữ ca ngợi phẩm chất của nhân dân Việt Nam. Tích cực hóa vốn từ bằng cách sử dụng chúng để đặt câu. 
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức sử dụng chính xác, hợp lí từ ngữ thuộc chủ điểm. 
* Nội dung tích hợp : KNS, HCM (Khai thác nội dung gián tiếp)
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG : 
1. KN ra quyết định : HS biết lựa chọn từ ngữ thuộc chủ đề để thực hiện bài tập cho đúng .
2. KN giao tiếp – tự nhận thức : Trao đổi với bạn về cách dùng từ đồng nghĩa trong câu văn miêu tả và các bài tập áp dụng .
3. KN kiên định : Đưa ra nhận thức, suy nghĩ và sửa chữa những thiếu sót trong bài tập về từ ngữ thuộc chủ đề “ Nhân dân” - áp dụng vốn từ thuộc chủ đề vào cuộc sống.
III. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng từ - giấy - từ điển đồng nghĩa Tiếng Việt. Tranh vẽ nói về các tầng lớp nhân dân, 
về các phẩm chất của nhân dân Việt Nam. 
HS : Giấy A3 - bút lông
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
PHƯƠNG PHÁP
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Luyện tập về từ đồng nghĩa. 
- Yêu cầu HS sửa bài tập. 
- 1 HS sửa bài tập 
Kiểm tra
- GV nhận xét - đánh giá .
- Lớp theo dõi - nhận xét 
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS
làm bài tập 1
Mục tiêu: HS làm được bài tập 1.
Hoạt động nhóm – lớp
KNS
Bài 1: - Yêu cầu HS đọc bài 1
- HS đọc bài 1 (đọc cả mẫu) 
Trực quan
- GV giúp HS nhận biết các tầng lớp nhân dân qua các nghề nghiệp.
- GV giao việc cho 6 nhóm từ a, b c, d, e, g : Nhiệm vụ của các em là chọn các từ trong ngoặc đơn để xếp vào các nhóm đã cho sao cho đúng.
- HS lắng nghe 
- HS làm việc theo nhóm – các nhóm viết vào phiếu rồi dán lên bảng. 
- Lớp nhận xét .
Giảng giải
Thảo luận
- GV chốt lại, tuyên dương các nhóm dùng tranh để bật từ. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS
làm bài tập 3.
Mục tiêu: Tích cực hóa vốn từ bằng cách sử dụng chúng để đặt câu. .
Hoạt động cá nhân – lớp
Bài 3: - Yêu cầu HS đọc bài 3 
- HS đọc nội dung bài 3 (đọc cả mẫu) 
Trực quan
-Giao việc: Các em đọc thầm lại truyện “Con Rồng cháu Tiên”. 
- GV theo dõi các em làm việc. 
- 2 HS đọc truyện. 
- 1 HS nêu yêu cầu câu a, lớp giải thích. 
Thực hành
- Các nhóm làm việc, mỗi bạn nêu một từ, thư kí ghi vào phiếu rồi trình bày câu b. 
 - HS làm cá nhân. Viết vào vở khoảng 5 – 6 từ.
Thuyết trình
- GV chốt lại: Đồng là cùng, bào là cái nhau nuôi thai nhi. Ý nói tất cả cùng là con Rồng cháu Tiên, cũng đều sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Aâu Cơ.
- Nhận xét, tuyên dương các câu hay.
- HS sửa bài.
- HS tự chọn từ bắt đầu bằng tiếng đồng và đặt câu ( bài c )
- Đọc câu mình đã đặt.
- Lớp nhận xét 
Hoạt động 4: Củng cố 
Mục tiêu: HS củng cố lại các kiến thức vừa học.
Hoạt động cá nhân – lớp
- Yêu cầu HS nêu các từ thuộc chủ điểm, lưu ý HS dùng từ chính xác. 
- 3 HS nêu từ ngữ thuộc chủ điểm: Nhân dân.
Củng cố
5. Tổng kết – dặn dò: 
- Chuẩn bị: “Luyện tập từ đồng nghĩa” 
- Nhận xét tiết học. 
Rút kinh nghiệm : 
Thứ năm, ngày 8 tháng 09 năm 2016
Anh văn
GV bộ mơn
Luyện từ và câu
Tiết 6: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: - Nắm được ý nghĩa chung của các thành ngữ, tục ngữ đã cho, và hoàn cảnh sử dụng các thành ngữ, tục ngữ đó. Biết thêm 1 số thành ngữ , tục ngữ có chung ý nghĩa: nói về tình cảm của người Việt với quê hương, đất nươc.
2. Kĩ năng: HS biết sdụng đúng chỗ một số nhóm từ đồng nghĩa khi viết câu, đoạn văn và giao tiếp. 
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức lựa chọn cẩn thận từ đồng nghĩa để sử dụng cho phù hợp hoàn cảnh. 
* Nội dung tích hợp : KNS, HCM (Khai thác nội dung gián tiếp)
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG: 
 1. KN ra quyết định : Biết lựa chọn từ đồng nghĩa để thực hiện bài tập cho đúng .
2. KN giao tiếp – tự nhận thức : Trao đổi với bạn cách dùng từ đồng nghĩa trong văn miêu tả và các bài tập áp dụng khác.
3. KN kiên định : Đưa ra nhận thức , suy nghĩ và sửa chữa những thiếu sót trong bài tập về từ đồng nghĩa – áp dụng cách dùng từ đồng nghĩa vào trong cuộc sống .
III. CHUẨN BỊ: 
GV : Phiếu photo nội dung bài tập 1 
HS : Tranh vẽ, từ điển 
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
PHƯƠNG PHÁP
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: “Mở rộng vốn từ: Nhân dân” 
- GV cho HS sửa bài tập. 
- 2 HS sửa bài 3, 4b
Kiểm tra
- GV nhận xét 
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1 .
Mục tiêu: HS biết sử dụng đúng chỗ một số nhóm từ đồng nghĩa khi viết câu, đoạn văn và giao tiếp. 
Hoạt động nhóm đôi - lớp
KNS
Bài 1: Yêu cầu hs đọc bài 1
- HS đọc
- Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK.
- Bài tập đã cho trước 1 đoạn văn và còn để trống 1 số chỗ. Các em chọn các từ xách, đeo, khiêng, kẹp, vác để điền vào các chỗ trống trong đoạn văn đó sao cho đúng.
- GV phát phiếu cho HS trao đổi nhóm. 
- GV chốt lại.
- HS quan sát tranh, làm bài, trao đổi nhóm.
- Lần lượt các nhóm lên trình bày 
- Cả lớp nhận xét, HS sửa bài.
Trực quan
Thảo luận
Trình bày
- GV chốt ý bài tập 1: Từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
- 1, 2 HS đọc lại bài văn (đã điền từ: đeo, xách, khiêng, kẹp)
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài 2.
Mục tiêu: Như HĐ 1
Hoạt động nhóm - lớp 
Bài 2: Yêu cầu HS đọc bài 2
- HS đọc yêu cầu
HCM
- GV giải nghĩa từ cội ( gốc ) trong câu tục ngữ “Lá rụng về cội”. Lưu ý HS 3 câu tục ngữ đã cho cùng nhóm nghĩa ( có chung ý nghĩa ). Nhiệm vụ của HS là phải chọn 1 ý trong 3 ý đã cho để giải thích đúng ý nghĩa chung của cả 3 câu tục ngữ đó.
 - GV phát phiếu cho học sinh trao đổi nhóm. 
- Thảo luận nhóm ý nghĩa của các câu thành ngữ, chọn 1 trong 3 ý để giải thích ý nghĩa chung cho các câu thành ngữ, tục ngữ. 
- Lần lượt các nhóm trình bày
Thực hành Thảo luận
Thuyết trình
- GV chốt ý: 
- HS sửa bài. 
- Cả lớp nhận xét. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS
 làm bài tập 3.
Mục tiêu: HS biết sử dụng đúng chỗ một số nhóm từ đồng nghĩa khi viết câu, đoạn văn và giao tiếp. 
Hoạt động cá nhân - lớp
KNS
Bài 3: - Yêu cầu HS đọc bài 3.
- HS đọc lại khổ thơ trong “Sắc màu em yêu” 
Trực quan
Thực hành
- GV gợi ý: có thể chọn từ đồng nghĩa và chọn những hình ảnh do các em tự suy nghĩ thêm.( không nhất thiết phải có trong bài thơ ; không chọn khổ thơ cuối. ) 
- Mời 1 HS khá, giỏi nói 1 vài câu làm mẫu.
- HS suy nghĩ , chọn 1 khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu để viết thành 1 đoạn văn miêu tả. 
- Cả lớp nhận xét 
- HS làm cá nhân.
Động não
- GV chọn bài hay để tuyên dương. 
Hoạt động 4: Củng cố 
Mục tiêu: HS ôn lại các kiến thức vừa học.
Hoạt động nhóm - lớp
- Tổ chức cho HS tìm những tục ngữ cùng chỉ phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta. 
- Nhận xét, tuyên dương.
- HS liệt kê vào bảng từ 
- Dán lên bảng lớp. 
- Đọc - giải nghĩa nhanh 
- Học sinh tự nhận xét 
Củng cố 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “Từ trái nghĩa” 
- Nhận xét tiết học 
Rút kinh nghiệm : 

File đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_5_tuan_3.doc