Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 (Bản 2 cột)

I- Mục tiêu:

- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ chỉ các sự vật, hiện tượng của thiên nhiên .

- Hiểu nghĩa của một số thành ngữ, tục ngữ, mượn các sự vật, hiện tượng của thiên nhiên để nói về những vấn đề của đời sống xã hội .

- Tìm được những từ ngữ miêu tả không gian sông nước và sử dụng những từ ngữ đó để đặt câu .

II- Đồ dùng dạy học:

- Từ điển HS, bảng phụ viết bài 1, 2, giấy khổ to .

III- Hoạt động dạy học:

A-Kiểm tra bài cũ: 5 phút.

- Thế nào là từ nhiều nghĩa ? 3 HS trả lời .

- Tìm 1 từ nhiều nghĩa và đặt câu để 2 HS lên bảng đặt câu .

phân biệt các nghĩa của từ đó ?

 

doc64 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 (Bản 2 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
)
2.2 Hướng dẫn làm bài tập (33’)
 Bài 1 (7-10’):
 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài .
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
 - Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
 - Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 1 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp làm vở bài tập.
- 3 HS Tiếp nối nhau phát biểu. Lớp bổ sung ý kiến. 
- Nhận xét – chữa bài.
 Bài 2 (5-7’): 
 - Gọi HS đọc yêu cầu nội dung của bài.
 - Yêu cầu HS tự làm bài.
 - Gọi HS phát biểu ý kiến.
 - Nhận xét kết luận lời giải đúng.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Làm bài miệng.
- 3 HS tiếp nối nhau phát biểu.
 Bài 3 (7-10’):
 - Gọi HS đọc yêu cầu nội dung của bài.
 - Yêu cầu HS tự làm bài.
 - Gọi HS phát biểu ý kiến.
 - Nhận xét kết luận lời giải đúng.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 1 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp làm vở bài tập.
- Nhận xét – chữa bài.
 Bài 4 (5-7’): 
 - Gọi HS đọc yêu cầu nội dung của bài.
 - Tổ chức cho HS hoạt động dưới dạng trò chơi.
 - Tuyên dương, khen gợi nhóm thắng cuộc.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Nghe GV hướng dẫn và tham gia trò chơi.
- Mỗi HS viết ít nhất 3 câu vào vở.
3. Củng cố – dặn dò (5’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các quan hệ từ, các cặp quan hệ từ đã dùng và ý nghĩa của chúng.
Tiết: 
Luyện từ và câu
Luyện tập về quan hệ từ
I. Mục tiêu:
Xác định được các cặ quan hệ từ và tác dụng của chúng trong câu.
Luyện tập sử dụng các cặp quan hệ từ.
II. Đồ dùng dạy – học:
Bài tập 1 viêt sẵn trên bảng lớp.
Giấy khổ to, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
 - Gọi 3 HS viết đoạn văn về đề tài bảo vệ môi trường.
 - Nhận xét cho điểm từng HS.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
2. Dạy – học bài mới (35’)
2.1 Giới thiệu bài (1-2’)
2.2 Hướng dẫn làm bài tập (33’)
 Bài 1 (7-10’):
 - Gọi HS đọc yêu cầu và chú thích của bài .
 - Yêu cầu HS tự làm bài, hướng dẫn cách làm: HS gạch chân dưới các cặp từ quan hệ trong câu.
 - Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
 - Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- 1 HS tiếp nối đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 1 HS làm trên bảng. HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Nêu nhận xét.
- Theo dõi – chữa bài.
 Bài 2 (10-12’):
 - Gọi HS đọc yêu cầu nội dung của bài.
 - Hướng dẫn cách làm:
 + Mỗi đoạn văn a và b có mấy câu?
 + Yêu cầu của bài tập là gì?
 - Yêu cầu HS tự làm bài tập.
 - Gọi HS nhận xét, bổ sung.
 - Nhận xét và kết luận lời giải đúng.
- 2 HS tiếp nối đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 2 HS làm trên bảng. HS khác làm vào vở.
- Nhận xét, bổ sung ý kiến.
 Bài 3 (7-10’):
 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
 - Yêu cầu HS làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi.
 - Gọi HS phát biểu ý kiến.
 + 2 đoạn văn có gì khác nhau?
 + Đoạn nào hay hơn vì sao?
 + Khi sử dụng quan hệ từ cần chú ý điều gì?
 - GV kết luận.
- 2 HS tiếp nối đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn, trao đổi, thảo luận.
- Nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.
3. Củng cố – dặn dò (5’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức về danh từ riêng, danh từ chung, quy tắc viết hoa danh từ riêng và đại từ xưng hô.
Tiết: 
Luyện từ và câu
Luyện tập về Từ nhiều nghĩa
I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh:
Xác định được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của một số từ nhiều nghĩa được dùng trong câu.
Đặt câu để phân biệt được các nghĩa của từ nhiều nghĩa là động từ.
II. Đồ dùng dạy – học: Bài tập 1 viết sẵn trên bảng
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 - Gọi 3 học sinh lên bảng tìm nghĩa chuyển của các từ: lưỡi miệng cổ.
 - Gọi HS dưới lớp trả lời câu hỏi: Thế nào là từ nhiều nghĩa ? Cho VD.
- 3 HS lên bảng tìm từ. 
- 2 HS tiếp nối nhau trả lời.
2. Dạy – học bài mới: (35’)
2.1 Giới thiệu bàI: (1’ – 2’)
2.2 Hướng dẫn HS làm bài tập: (33’)
Bài 1: (5-7’)
 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập .
 - Yêu cầu HS tự làm bài, hướng dẫn HS dùng bút chì nối lời giải nghĩa thích hợp với câu mà từ cạy mang nghĩa đó. 
 - Nhận xét, kết luận lời giải đúng
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 1 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp làm vào vở.
- Nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa cho đúng.
- Theo dõi kết luận của GV và chữa lại bài nếu sai.
Bài 2: (3-5’) 
 - Từ chạy là từ nhiều nghĩa. Các nghĩa của từ chạy có nét gì chung? Các em cùng làm bài 2.
 - Gọi HS đọc nét nghĩa của từ chạy được nêu trong bài 2. 
 + Hoạt động của đồng hồ có thể coi là sự di chuyển được không ?
 + Hoạt động của tàu trên đường ray có thể coi là sự di chuyển được không ?
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS nêu: Nét nghĩa chung của từ chạy có tất cả trong các câu nêu trên là: sự vận động nhanh.
- Trao đổi và trả lời:
 + Hoạt động của đồng hồ là hoạt động của máy móc, tạo ra âm thanh.
 + Hoạt động của tàu trên đường ray là sự di chuyển của phương tiện giao thông.
Bài 3: (3-5’)
 - Yêu cầu HS tự làm bài tập.
 - Gọi HS phát biểu ý kiến.
 - Hỏi: Nghĩa gốc của từ ăn là gì?
 - GV nêu: Từ ăn là từ nhiều nghĩa. Nghĩa gốc của từ ăn là hoạt động tự đưa thức ăn vào miệng.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Dùng bút chì gạch vào SGK.
- 3 HS tiếp nối nhau nêu kết quả bài làm của mình.
- HS nêu: ăn là chỉ hoạt động tự đưa thức ăn vào miệng.
Bài 4:
 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
 - Yêu cầu HS tự làm bài tập.
 - Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng .
 - Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
 - Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt. GV chú ý sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 4 HS lên bảng đặt câu. HS dưới lớp viết câu mình đặt vào vở. 
- HS nhận xét.
- 5 đến 7 HS tiếp nối nhau đọc câu của mình.
3. Củng cố – dặn dò: (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ nhiều nghĩa trong bài, tìm thêm một số từ nhiều nghĩa khác và chuẩn bị bài sau.
Tiết: 
Luyện từ và câu
Luyện tập về Từ nhiều nghĩa
I. Mục tiêu:
Phân biệt được từ nhiều nghĩa với từ đồng âm.
Hiểu nghĩa của các từ nhiều nghĩa và mối quan hệ giữa chúng.
Đặt câu để phân biệt nghĩa của nhiều từ là tính từ.
II. Đồ dùng dạy – học:
Bài tập 1,2 viết sẵn trên bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
 - Gọi 2 học sinh lên bảng. 1HS lấy ví dụ về 2 từ đồng âm và đặt câu để phân biệt 2 từ đồng âm. 1 HS lấy ví dụ về 1 từ nhiều nghĩa và đặt câu để xác định các nghĩa của từ nhiều nghĩa. 
 - Hỏi HS dưới lớp: 
 + Thế nào là từ nhiều nghĩa ? Cho VD.
 + Thế nào là từ đồng âm ? Cho VD.
 - Nhận xét, cho điểm HS
- 2 HS lên bảng tìm từ. 
- HS đứng tại chỗ trả lời.
2. Dạy – học bài mới (35’)
2.1 Giới thiệu bài (1’ – 2’)
2.2 Hướng dẫn luyện tập (33’)
Bài 1 (10-12’)
 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
 - Yêu cầu HS làm bài theo nhóm.
 - Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 3 HS thành 1 nhóm cùng trao đổi, thảo luận trong nhóm để hoàn thành bài.
Bài 2 (7-10’) 
 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
 - Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận, tìm nghĩa của từng từ xuân.
 - GV đánh dấu thứ tự vào từng từ xuân trong bài, sau đó yêu cầu HS giải nghĩa từng từ.
 - Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận để hoàn thành bài.
- 3 HS tiếp nối nhau phát biểu về nghĩa của từng từ xuân.
Bài 3 (7-11’)
 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
 - Yêu cầu HS tự làm bài tập.
 - Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng.
 - Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt. GV sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho HS.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 3 HS lên bảng, mỗi HS làm 1 phần. HS dưới lớp đặt câu vào vở.
- HS nhận xét.
- Tiếp nối nhau đọc câu mình đặt.
3. Củng cố – dặn dò (3’)
- Hỏi: EM có nhận xét gì về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa ? 
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các kiến thức đã ôn tập và chuẩn bị bài sau.
Tiết: 
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: bảo vệ môI trường
I. Mục tiêu:
Hiểu nghĩa của một số từ ngữ về môi trường.
Tìm đúng từ đồng nghĩa với từ đã cho.
Ghép đúng tiếng bảo với các tiếng thích hợp để tạo thành từ phức.
II. Đồ dùng dạy – học:
Bảng phụ viết sẵn bài tập 1, giấy khổ to và bút dạ, từ điển học sinh.
Tranh ảnh về đề tài bảo vệ môi trường.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
 - Gọi 2 HS lên bảng đặt câu với 1 cặp quan hệ từ.
 - Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
 - Nhận xét cho điểm từng HS.
- 2 HS làm trên bảng.
- 3 đến 5 HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng.
2. Dạy – học bài mới (35’)
2.1 Giới thiệu bài (1-2’)
2.2 Hướng dẫn làm bài tập (30-32’)
 Bài 1: a) Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài .
 - Tổ chức HS làm việc theo nhóm.
 - Gọi HS phát biểu, GV ghi nhanh lên bảng.
 - GV dùng tranh ảnh để HS phân biệt khu dân cư, khu SX và khu bảo tồn thiên nhiên.
 b) Yêu cầu HS tự làm bài.
 - Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
 - Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 2 HS ngồi cùng bản trao đổi tìm nghĩa của cụm từ đã cho.
- 3 HS Tiếp nối nhau phát biểu. Lớp bổ sung ý kiến. 
- 1 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp làm vở bài tập.
- Nhận xét.
 Bài 2:- Gọi HS đọc yêu cầu nội dung của bài.
 - Tổ chức HS làm việc theo nhóm.
 - Gọi nhóm làm vào giấy khổ to dán phiếu lên bảng.
 - Nhận xét kết luận lời giải đúng.
 - GV có thể cho HS đặt câu với từng từ phức, giúp HS hiểu rõ nghĩa của từng từ.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS làm việc nhóm 4 HS, ghi lời giải vào giấy khổ to.
- 1 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác theo dõi bổ sung.
- 8 HS tiếp nối đặt câu.
 Bài 3:- Gọi HS đọc yêu cầu nội dung của bài.
 - Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý: tình từ đồng nghĩa với từ bảo vệ sao cho nghĩa của câu không thay đổi.
 - Gọi HS phát biểu.
 - Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS nêu câu thay từ.
3. Củng cố – dặn dò (5’)
- Nhận xét tiết học.
- Dăn HS về nhà ghi nhớ các từ vừa tìm được.
Tiết: 
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: bảo vệ môI trường
I. Mục tiêu:
Mở rộng vốn từ ngữ về môi trường và bảo vệ môi trường.
Hiểu được những hành động có ý nghĩa bảo vệ môi trường.
Viết được đoạn văn ngắn có tề tài ngắn về môi trường.
II. Đồ dùng dạy – học:
Các thẻ ghi sẵn từ SGK.
Giấy khổ to, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
 - Gọi 3 HS lên bảng đặt câu có quan hệ từ và cho biết quan hệ từ ấy có tác dụng gì?
 - Gọi HS dưới lớp tiếp nối nhau đặt câu có quan hệ từ: mà, thì, bằng.
 - Nhận xét cho điểm từng HS.
- 3 HS lên bảng đặt câu.
- HS đứng tại chỗ đặt câu.
2. Dạy – học bài mới (35’)
2.1 Giới thiệu bài (1-2’)
2.2 Hướng dẫn làm bài tập (7-10’)
 Bài 1 (7-10’)
 -Gọi HS đọc yêu cầu và chú thích của bài .
 -Yêu cầu HS làm theo cặp cùng trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.
 -Gọi HS phát biểu ý kiến, yêu cầu HS khác bổ sung.
 -Gọi 2 HS nhắc lại khái niệm khu bảo tồn đa dạng sinh học.
- 2 HS tiếp nối đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn tảo đổi, thảo luận trả lời câu hỏi.
- 3 HS Tiếp nối nhau phát biểu. Lớp bổ sung ý kiến. 
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- 2 HS nhắc lại, cả lớp ghi vào vở.
 Bài 2 (10-12’)
 - Gọi HS đọc yêu cầu nội dung của bài.
 - Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo nhóm.
 - Tổ chức HS xếp từ theo hình trò chơi.
 - Nhận xét cuộc thi.
 - Nhận xét và kết luận các từ đúng.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 4 HS tạo thành nhóm để hoàn thành bài.
- Thi xếp từ đúng vào cột: HĐ bảo vệ môi trường/HĐ phá hoại môi trường.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc các từ trong cột.
 Bài 3 (7-10’)
 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
 - Hướng dẫn HS làm bài, chọn 1 trong các cụm từ trong đoạn văn trên.
 - Hỏi: Em viết về đề tài nào?
 - Yêu cầu HS tự viết đoạn văn.
 - Yêu cầu 2 HS viết giấy khổ to, dán phiếu lên bảng. GV cùng HS cùng chữa bài.
 - Cho điểm những HS nào đạt yêu cầu.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- HS tiếp nối nhau nêu.
- 2 HS viết vào giấy khổ to. HS dưới lớp viết vào vở
- Tham gia chữa bài.
3. Củng cố – dặn dò (5’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn và chuẩn bị bài sau.
Tiết: 
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: hạnh phúc
I. Mục tiêu:
Hiểu nghĩa của từ hạnh phúc.
Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ hạnh phúc.
Biết trao đổi, thảo luận để nhận thức đúng về hạnh phúc.
II. Đồ dùng dạy – học:
Bài tập 1, 4 viết sẵn trên bảng lớp.
Từ điển học sinh.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
 - Yêu cầu 3 HS đọc đoạn văn tả mẹ đang cấy lúa.
 - Nhận xét cho điểm từng HS.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn cho cả lớp nghe tả mẹ đang cấy lúa.
2. Dạy – học bài mới (35’):
2.1 Giới thiệu bài (1-2’):
2.2 Hướng dẫn làm bài tập (32’):
 Bài 1 (7-10’):
 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài .
 - Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
 - Yêu cầu 1 HS làm trên bảng lớp.
 - Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
 - Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
 - Yêu cầu HS đặt câu với từ hạnh phúc.
 - Nhận xét.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận làm bài.
- 1 HS làm trên bảng lớp.
- Nhận xét.
- Theo dõi – chữa bài.
- 3 HS tiếp nối nhau đặt câu.
 Bài 2 (5-7’):
 - Gọi HS đọc yêu cầu nội dung của bài.
 - Yêu cầu HS làm theo nhóm.
 - Gọi HS phát biểu. GV chi nhanh lên bảng các ý kiến của HS.
 - Kết luận các từ đúng.
 - Yêu cầu HS đạt câu với các từ vừa tìm được.
 - Nhận xét câu HS đặt.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 4 HS cùng trao đổi thảo luận tìm từ.
- Tiếp nối nhau nêu từ, mỗi HS chỉ cần nêu 1 từ.
- Tiếp nối nhau đặt câu.
 Bài 3 (7-10’):
 - Gọi HS đọc yêu cầu nội dung của bài.
 - Tổ chức cho HS thi tìm từ tiếp sức cho nhóm.
 - Tổng kết cuộc thi. Tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ và đúng.
 - Yêu cầu HS giải thích nghĩa các từ vừa tìm được. GV giải thích bổ sung nghĩa.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Thi tìm từ tiếp sức theo hướng dẫn.
- Tiếp nối nhau nêu từ, giả thích.
 Bài 4 (4-6’):
 - Gọi HS đọc yêu cầu nội dung của bài.
 - Yêu cầu HS trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏi.
 - Gọi HS phát biểu và giải thích tại sao lại chọn yếu tố đó.
 - GV kết luận. 
 - Yêu cầu HS đạt câu với các từ vừa tìm được.
 - Nhận xét câu HS đặt.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 2 HS cùng bàn, trao đổi thảo luận tìm từ.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- Lắng nghe.
3. Củng cố – dặn dò (5’):
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ các từ vừa tìm được. Nhắc nhở HS luôn có ý thức làm việc có ích, góp phần tạo nên niềm hạnh phúc cho gia đình mình.
Tiết: 
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: thiên nhiên
I. Mục tiêu:
Mở rộng và hệ thống hoá vốn về thiên nhiên.
Biết một số từ ngữ thể hiện sự so sánh, nhân hoá bầu trời.
Viết được đoạn văn tả cảnh đẹp quê hương hoặc nơi em ở.
II. Đồ dùng dạy – học:
Giấy khổ to, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
 - Gọi 2 học sinh lên bảng đặt câu để phân các nghĩa của 1 từ mà em biết.
 - Nhận xét, cho điểm HS.
- 2 HS lên bảng đặt câu. 
2. Dạy – học bài mới (35’)
2.1 Giới thiệu bài (1’ – 2’)
2.2 Hướng dẫn HS làm bài tập (33’)
Bài 1 (5-7’)
 - Gọi HS đọc mẩu chuyện Bầu trời mùa thu.
- 2 HS đọc tiếp nối từng đoạn.
Bài 2 (10-12’) 
 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
 - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, thảo luận và hoàn thành bài tập.
 - Gọi nhóm là vào phiếu khổ to dán bài lên bảng, đọc phiếu. Yêu cầu các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 4 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, viết kết quả thảo luận (1 nhóm viết vào giấy khổ to, các nhóm khác viết vào vở).
- 1 nhóm báo cáo kết quả là bài, cả lớp nhận xét bổ sung ý kiến. 
Bài 3 (10-12’)
 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
 - Yêu cầu HS tự làm bài.
 - Gọi 2 HS vào viết vào giấy khổ to dán lên bảng, đọc đoạn văn. GV cùng HS sửa chữa để có 1 đoạn văn hay.
 - Gọi HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn của mình.
 - Nhận xét, cho điểm.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS là vào giấy khổ to, HS cả lớp làm vào vở.
- Dán phiếu, đọc phiếu, nhận xét bổ sung.
- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn.
3. Củng cố – dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn và chuẩn bị bài sau.
Tiết: 
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: thiên nhiên
I. Mục tiêu
Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ chỉ các sự vật, hiện tượng của thiên nhiên.
Hiểu nghĩa củ một số thành ngữ, tục ngữ mượn các sự vật, hiện tượng của thiên nhiên để nói về những vấn đề của đời sống xã hội.
Tìm được những từ ngữ miêu tả không gian, sóng nước và sử dụng những từ ngữ đó để đặt câu.
II. Đồ dùng dạy – học
Từ điển học sinh.
Bảng phụ viết sẵn bài tập 1, 2.
Giấy khổ to, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
 - Gọi 2 học sinh lên bảng lấy VD về 1 từ nhiều nghĩa và đặt câu để phân biệt từ.
 - Hỏi: Thế nào là từ nhiều nghĩa ? Cho VD.
 - Nhận xét, cho điểm HS.
- 2 HS lên bảng tìm từ. 
- 3 HS đứng tại chỗ trả lời.
- Nhận xét.
2. Dạy – học bài mới (33’)
2.1 Hướng dẫn, giới thiệu bài (1’ – 2’)
2.2 Hướng dẫn HS làm bài tập (33’)
Bài 1 (5-7’)
 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập .
 - Yêu cầu HS tự làm bài. 
 - Gọi HS nhận xét, GV kết luận lời giải đúng. 
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- HS trao đổi, làm bài. 1 HS làm trên bảng phụ, HS dưới lớp làm vào vở nháp.
Bài 2 (7-10’) 
 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. 
 - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 2 HS. 
 - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
 - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
 - Yêu cầu HS nêu nghĩa của từng câu thành ngữ, tục ngữ.
 - Tổ chức cho HS đọc thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
- 1 HS làm trên bảng lớp (gạch chân các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên có trong các câu tục ngữ).
- 4 HS tiếp nối nhau giải thích.
- Tiếp nối nhau đọc thuộc lòng. 
Bài 3 (7-10’)
 - Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu của bài tập.
 - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
 - Gọi nhóm là vào phiếu khổ to dán phiếu, đọc các từ nhóm mình tìm được, yêu cầu các nhóm khác nhâin xét, bổ sung. GV ghi nhanh lên bảng các từ HS bổ sung để có từ miêu tả không gian.
 - Gọi HS đặt câu mình đặt.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng thảo luận, tìm từ và ghi vào phiếu.
- 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
- Tiếp nối nhau đặt câu của mình. Mỗi HS đọc 1 câu.
Bài 4 (4-6’)
 - Tiến hành như bài 3. Lưu ý GV có thể tổ chức cho HS thi tìm hiểu từ tiếp nối. Nhóm nào tìm được nhiều từ, nhanh là nhóm thắng cuộc.
3. Củng cố – dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ nhiều ngữ miêu tả không gian, sông nước, học thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ, và chuẩn bị bài sau.
Tiết: 
Luyện từ và câu
Tổng kết vốn từ
I. Mục tiêu:
Ôn tập và củng cố kiến thức về từ và cấu tạo từ: từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm.
Xác định được: từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm trong câu văn, đoạn văn.
Tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với các từ cho sẵn.
II. Đồ dùng dạy – học: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
 - Gọi 4 HS lên bảng đặt câu theo yêu cầu của bài tập 3 trang 161.
 - Nhận xét cho điểm từng HS.
- 3 HS lên bảng đặt câu. Mỗi HS đặt 1 câu.
2. Dạy – học bài mới (35’)
2.1 Giới thiệu bài (1-2’)
2.2 Hướng dẫn làm bài tập (33’)
 Bài 1 (7-10’): Gọi HS đọc bài.
 + Trong tiếng Việt có các kiểu cấu tạo từ như thế nào?
 + Thế nào là từ đơn, thế nào là từ phức?
 + Từ phức gồm những loại nào?
 - Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
 - Kết luận lời giải đúng.
 + Hãy tìm thêm 3 ví dụ minh hoạ cho các kiểu cấu tạo từ trong bảng phân loại.
 - GV ghi nhanh từ HS tìm được lên bảng.
 - Treo bảng phụ viết sẵn nội dung ghi nhớ.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. HS nối tiếp nhau trả lời.
- 1 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp làm vào vở.
- 9 HS tiếp nối nhau phát biểu. Mỗi HS chỉ nêu 1 từ.
- 1 HS đọc thành tiếng nội dung ghi nhớ về cấu tạo từ, các loại từ phân theo cấu tạo.
 Bài 2 (7-10’): - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài. + Thế nào là từ đồng âm?
+ Thế nào là từ đồng nghĩa?
 - Nhận xét, kết luận

File đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_5_ban_2_cot.doc