Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Bài: Mở rộng vốn từ Nam và nữ - Trần Thị Kim Hạnh

A. GIỚI THIỆU BÀI MỚI

 GV giới thiệu bài mới “Mở rộng vốn từ: Nam và nữ:

Ở tuần trước, chúng ta cũng đã có một bài “ Mở rộng vốn từ: Nam và nữ” nhưng ở khía cạnh khác. Hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về “ Mở rộng vốn từ: Nam và nữ”. Vậy bài học tuần này của chúng ta có gì mới, chúng ta cùng nhau khám phá nhé.

- Học sinh lắng nghe. Truyền đạt

B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỤ THỂ

Giáo viên nêu yêu cầu bài: Chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện các yêu cầu sau:

 Trước tiên cô sẽ phát phiếu học tập cho 6 nhóm. Các con cùng nhau thảo luận và trả lời các yêu cầu của BT1a|. Nhóm trưởng sẽ tổng kết ý kiến của các bạn trong nhóm và điền vào phiếu học tập để hoàn thành bài tập 1.

 Tiếp theo, các con vẫn thảo luận nhóm để hoàn thành yêu cầu bài tập 1b, nhưng là thảo luận dưới hình thức” khăn phủ bàn”. Mỗi bạn trong nhóm sẽ viết ý kiến của mình vào phiếu nhỏ để nhóm trưởng tổng kết và ghi vào bảng nhóm.

 Sau đó, chúng ta chia nhóm đôi và thảo luận cho nhau về 3 câu tục ngữ nói về phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam ở BT2. Cô sẽ mời đại diện của một số nhóm trình bày ý nghĩa câu tục ngữ nói lên phẩm chất nào của người phụ nữ.

HOẠT ĐỘNG 1: Hoạt động nhóm dưới hình thức thảo luận

GIẢI THÍCH TỪ NGỮ NÓI VỀ PHẨM CHẤT NGƯỜI NỮ VIỆT NAM

Mục tiêu: Giúp HS nắm được một số từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam.

docx7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 06/01/2022 | Lượt xem: 660 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Bài: Mở rộng vốn từ Nam và nữ - Trần Thị Kim Hạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO SINH: TRẦN THỊ KIM HẠNH 
GVHD: CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC OANH
LỚP NĂM1 TRƯỜNG TRẦN VĂN ĐANG
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NAM VÀ NỮ
GIÁO ÁN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 – TUẦN 31
MỤC TIÊU
Kiến thức:
HS biết được một số từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam.
Hiểu ý nghĩa 3 câu tục ngữ ca ngợi phẩm chất của phụ nữ Việt Nam (BT2).
Kỹ năng:
Biết dùng các từ ngữ phù hợp để nói về phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam. 
Biết sử dụng đúng các câu tục ngữ ca ngợi phẩm chất người phụ nữ Việt Nam.
Thái độ:
HS có thái độ tôn trọng các bạn nữ 
HS có ý thức sử dụng đúng các từ ngữ và câu tục ngữ nói về phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam.
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên:
Giáo án Powerpoint
Sách Tiếng Việt lớp 5, tập 2
6 phiếu học tập cho các nhóm, bút lông
6 bảng nhóm, các phiếu nhỏ cho từng HS
6 bộ từ ngữ chỉ đặc tính người phụ nữ cho phần củng cố
Những bông hoa để thưởng cho HS 
Học sinh:
Sách Tiếng Việt lớp 5, tập 2
Vở, bút, thước kẻ, các đồ dùng học tập khác.
Sưu tầm tranh ảnh về một số người nữ tiêu biểu trong nước hoặc ngoài nước.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG 
CỦA HỌC SINH
PP
 1. ỔN ĐỊNH LỚP
1p
GV mời học sinh cùng hát bài “Cô giáo em”. 
HS hát
2. KIỂM TRA BÀI CŨ
3p
Trò chơi: Ai nhanh hơn
Cô mời cả lớp cùng nhanh tay tìm ví dụ về tác dụng của dấu phẩy (dựa theo bảng tổng kết ở BT1 trang 124 - tiết ôn tập về dấu phẩy).
BẢNG TỔNG KẾT
Tác dụng của dấu phẩy
Ví dụ
Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu
Hoa hồng, hoa lan, hoa ly là những loài hoa trồng nhiều trong vườn hoa nhà em.
Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
Hôm nay, em giúp mẹ nhặt rau và quét nhà. 
Ngăn cách các vế câu trong câu ghép
Hoa vẫn còn là học sinh lớp năm, còn anh hai đã đi làm.
3 bạn HS nhanh nhất được vòng quay may mắn tặng điểm. Nếu bài làm có kết quả đúng sẽ nhận được số điểm thưởng đó và cô cộng vào điểm thi đua cuối tuần.
GV nhận xét, đánh giá.
HS tìm ví dụ theo yêu cầu của GV.
3. BÀI MỚI
A. GIỚI THIỆU BÀI MỚI
1p
GV giới thiệu bài mới “Mở rộng vốn từ: Nam và nữ:
Ở tuần trước, chúng ta cũng đã có một bài “ Mở rộng vốn từ: Nam và nữ” nhưng ở khía cạnh khác. Hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về “ Mở rộng vốn từ: Nam và nữ”. Vậy bài học tuần này của chúng ta có gì mới, chúng ta cùng nhau khám phá nhé.
Học sinh lắng nghe.
Truyền đạt
B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỤ THỂ
10p
Giáo viên nêu yêu cầu bài: Chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện các yêu cầu sau:
Trước tiên cô sẽ phát phiếu học tập cho 6 nhóm. Các con cùng nhau thảo luận và trả lời các yêu cầu của BT1a|. Nhóm trưởng sẽ tổng kết ý kiến của các bạn trong nhóm và điền vào phiếu học tập để hoàn thành bài tập 1.
Tiếp theo, các con vẫn thảo luận nhóm để hoàn thành yêu cầu bài tập 1b, nhưng là thảo luận dưới hình thức” khăn phủ bàn”. Mỗi bạn trong nhóm sẽ viết ý kiến của mình vào phiếu nhỏ để nhóm trưởng tổng kết và ghi vào bảng nhóm.
Sau đó, chúng ta chia nhóm đôi và thảo luận cho nhau về 3 câu tục ngữ nói về phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam ở BT2. Cô sẽ mời đại diện của một số nhóm trình bày ý nghĩa câu tục ngữ nói lên phẩm chất nào của người phụ nữ.
HOẠT ĐỘNG 1: Hoạt động nhóm dưới hình thức thảo luận 
GIẢI THÍCH TỪ NGỮ NÓI VỀ PHẨM CHẤT NGƯỜI NỮ VIỆT NAM
Mục tiêu: Giúp HS nắm được một số từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam.
Cách tiến hành
Bước 1: Giáo viên nêu yêu cầu
 Giáo viên yêu cầu HS đọc yêu cầu BT1a SGK trang 129.
GV dẫn: Trong kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là chống Mỹ cứu nước, phụ nữ Việt Nam đã có nhiều cống hiến to lớn trong sự nghiệp và bảo vệ Tổ quốc.
 Ngày nay trong thời kì đổi mới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, người phụ nữ đã đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao và các hoạt động xã hội khác.
 Vì thế trong bất kể thời đại nào phụ nữ Việt Nam đều xứng đáng với tám chữ vàng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao tặng.
 	Bước 2: HS thảo luận
Giáo viên tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để nối các từ ngữ đúng với ý nghĩa của nó vào phiếu học tập:
Hãy giải thích các từ nói trên bằng cách nối mỗi từ với nghĩa của nó:
Anh hùng
biết gánh vác, lo toan mọi việc
Bất khuất
có tài năng, khí phách, làm nên những việc phi thường
Trung hậu
không chịu khuất phục trước kẻ thù
Đảm đang
chân thành và tốt bụng với mọi người
GV quan sát giúp các nhóm cần thiết.
Bước 3: Học sinh trình bày kết quả thảo luận.
GV mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận và chốt ý:
+ Anh hùng: có tài năng, khí phách, làm nên nhũng việc phi thường.
+ Bất khuất: không chịu khuất phục trước kẻ thù.
+ Trung hậu: chân thành và tốt bụng với mọi người.
+ Đảm đang: biết gánh vác, lo toan mọi việc
GV nhận xét, đánh giá. 
HS lắng nghe.
HS đọc
1a. Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.
Hãy giải thích các từ nói trên bằng cách nối mỗi từ với nghĩa của nó.
HS lắng nghe
HS làm việc nhóm
Truyền đạt
Thảo luận
Thực hành luyện tập
7p
HOẠT ĐỘNG 2: Hoạt động nhóm dưới hình thức thảo luận “ khăn phủ bàn”
TÌM TỪ NGỮ CHỈ CÁC PHẨM CHẤT KHÁC CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM
Mục tiêu: Giúp HS Biết dùng các từ ngữ phù hợp để nói về phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam. 
Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn
Mời 1 HS đọc lại yêu cầu BT 1b SGK
GV hướng dẫn: Các em vẫn giữ hình thức thảo luận nhóm. Mỗi bạn sẽ có một phiếu nhỏ để viết lên các từ ngữ mình tìm được về các phẩm chất khác của phụ nữ Việt Nam. Sau đó nhóm trưởng sẽ tổng kết ý kiến của tất cả các bạn trong nhóm và viết vào bảng nhóm.
Bước 2: Học sinh làm việc nhóm
HS làm việc nhóm theo hướng dẫn của GV.
GV quan sát, giúp đỡ các nhóm cần thiết.
Bước 3: Học sinh trình bày kết quả thảo luận
GV chỉ định đại diện của một vài nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Mỗi từ đúng sẽ được thưởng 1 bông hoa cho nhóm.
GV nhận xét và chốt lại: Những từ ngữ chỉ các phẩm chất khác của phụ nữ Việt Nam: chăm chỉ, cần cù, nhân hậu, khoan dung, độ lượng, dịu dàng, biết quan tâm đến mọi người, hi sinh, nhường nhịn,...
HS đọc
1b.Tìm những từ ngữ chỉ các phẩm chất khác của phụ nữ Việt Nam.
HS làm theo hướng dẫn của GV 
HS trình bày
HS lắng nghe
Khăn phủ bàn
9p
HOẠT ĐỘNG 3: Thảo luận nhóm đôi
TÌM Ý NGHĨA CÂU TỤC NGỮ
Mục tiêu: Giúp HS biết tìm ý nghĩa câu tục ngữ nói về phẩm chất người phụ nữ Việt Nam. 
Cách tiến hành
Bước 1: GV hướng dẫn.
GV mời 1 em đọc yêu cầu BT2 SGK
Các em chia thành các cặp đôi và thảo luận với nhau để tìm ra ý nghĩa câu tục ngữ. 
Bước 2: HS làm việc theo cặp đôi
Các em thảo luận với nhau theo cặp đôi.
GV quan sát và giúp đỡ các nhóm cần thiết.
Bước 3: Học sinh trình bày ý kiến
GV mời HS trình bày ý kiến.
Trong lúc bạn trình bày, các em khác theo dõi và nhận xét ý kiến của bạn.
 GV nhận xét và chốt lại ý nghĩa các câu tục ngữ:
a) Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn. (Mẹ bao giờ cũng nhường những gì tốt nhất cho con).
 Lòng thương con, đức hi sinh của người mẹ.
b) Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi. (Khi cảnh nhà khó khăn, phải trông cậy vào người vợ hiền. Đất nước có loạn, phải nhờ cậy vị tướng giỏi).
 Phụ nữ rất đảm đang, giỏi giang, là người giữ gìn hạnh phúc, giữ gìn tổ ấm gia đình.
c) Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh. (Đất nước có giặc, phụ nữ cũng tham gia diệt giặc).
 Phụ nữ dũng cảm, anh hùng.
HS đọc: 
Mỗi câu tục ngữ dưới đây nói lên phẩm chất gì của người phụ nữ Việt Nam?
a. Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.
b. Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi.
c. Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.
 HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
HS theo dõi, nhận xét.
HS lắng nghe và quan sát
Thảo luận
Thực hành luyện tập
CỦNG CỐ BÀI HỌC
3p
Trò chơi “Đi tìm kho báu”
Các em tìm ra những từ ngữ diễn tả được phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam trong những từ sau: Đỏm dáng, chăm chỉ, điệu đà, cần cù, nhân hậu, vô duyên, khoan dung, độ lượng, hóng hớt, dịu dàng, cần cù, bận rộn, bất khuất, trung hậu, khổ sở, hi sinh, bức bối, nhường nhịn.
Những người nữ tiêu biểu
GV mời HS dán những bức tranh và giới thiệu về một số người phụ nữ tiêu biểu trong nước cũng như ngoài nước. Qua đó GV giáo dục tư tưởng cho HS.
GV mở rộng: ( cho HS nêu ý kiến trước)
+ Theo em những phẩm chất của phụ nữ Việt Nam đã được thể hiện như thế nào trong thời chiến và trong thời bình? Lấy ví dụ minh hoạ?
+ Đất nước ta không thiếu những người phụ nữ anh dũng, chịu thương, chịu khó, những người mẹ thầm chôn giấu nỗi đau mất chồng mất con để tiếp tục lặng lẽ hi sinh cho hòa bình độc lập tự do của đất nước, những cô gái chưa kịp hưởng tuổi thanh xuân đã quên mình đi giao liên, du kích
+ Trong thời chiến:
Hai bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, bà Triệu
Đến thời đánh Pháp, đuổi Mĩ
Có Nguyễn Thị Minh Khai, nữ chiến sĩ cộng sản Việt Nam đầu tiên
Nguyễn Thị Chiên,“tay không bắt giặc”, nữ anh hùng đầu tiên của QĐNDVN
Đại tá: Đinh Thị Vân, nữ đại tá tình báo giỏi nhất
Mẹ Nguyễn Thị Thứ với 9 người con liệt sỹ.
+Và trong thời bình, phụ nữ Việt Nam lại tiếp tục thể hiện mình trong các hoạt động xã hội, trong phát triển kinh tế:
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên
Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch nước CHXHCNVN
Và gần gũi hơn, chính là những người bà, người mẹ, người chị của các con với rất nhiều phẩm chất đáng quý.
Chúng ta cũng học hỏi được biết bao điều từ những người phụ nữ trên thế giới:
Cô Helen Keller, nhà văn, nhà hoạt động xã hội, người khiếm thính và khiếm thị đầu tiên nhận bằng cử nhân về hội họa.
Bà Marie Curie, nhà nữ bác học có tầm cỡ thế giới
HS chơi trò chơi.
HS lắng nghe và quan sát tranh
Hỏi đáp
Trò chơi học tập
DẶN DÒ
1p
 Về nhà các em nhớ học bài và hoàn thành bài làm vào vở bài tập. 
Các em đọc trước nội dung của tiết Luyện từ và câu – Ôn tập về dấu câu ( Dấu phẩy) cũng ở tuần 31. 
- HS lắng nghe
Truyền đạt
RÚT KINH NGHIỆM
TIÊU CHÍ
ƯU ĐIỂM
KHUYẾT ĐIỂM
KHẮC PHỤC
Truyền đạt kiến thức
Việc chuẩn bị lên tiết
Làm và khai thác ĐDHT
Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
Tác phong lên lớp
Nhận xét theo Thông Tư 30 và 22
CÁC Ý KIẾN KHÁC
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
.....

File đính kèm:

  • docxgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_5_bai_mo_rong_von_tu_nam_va_nu_t.docx