Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tiết 39: Mở rộng vốn từ - Đồng Thị Ngọc

A. Kiểm tra bài cũ

- Trong kiểu câu Ai – là gì, vị ngữ có ý nghĩa gì ? do loại từ ngữ nào tạo thành ?

( VN chỉ hoạt động của người, con vật và do động từ tạo thành. )

- Chữa bài tập 3 phần luyện tập của tiết trước.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

- Các bài học trong 2 tuần qua đã cung cấp cho các em nhiều từ ngữ nói về tài năng, trí tuệ của con người. Trong bài học hôm nay chúng ta tiếp tục mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm này.

2. Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài tập 1:

a) Nhóm từ có tiếng “ tài” với nghĩa “ có khả năng đặc biệt”: tài giỏi, tài tình, tài ba, tài nghệ, tài đức, tài hoa, tài năng.

b) Nhóm từ có tiếng “ tài” với nghĩa là “ tiền của”: tài nguyên, tài trợ, tài sản.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tiết 39: Mở rộng vốn từ - Đồng Thị Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án môn: Luyện từ và câu
 Tiết 37 - Tuần 19
GV soạn: Đồng Thị Ngọc
Lớp 4
 Mở rộng vốn từ: Tài năng
Ngày dạy: 11/ 1/ 2004
I. mục tiêu 
- Mở rộng vốn từ của HS thuộc chủ điểm Trí tuệ- Tài năng. Biết sử dụng các từ để đặt câu và chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực.
- Biết được một số thành ngữ gắn với chủ điểm.
II. Đồ dùng dạy học
- Từ điển, bảng phụ phan loại từ của bài tập 1, nội dung của bài tập 3.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
 5'
32’
 3'
A. Kiểm tra bài cũ
- Trong kiểu câu Ai – là gì, vị ngữ có ý nghĩa gì ? do loại từ ngữ nào tạo thành ?
( VN chỉ hoạt động của người, con vậtvà do động từ tạo thành. )
- Chữa bài tập 3 phần luyện tập của tiết trước.
B. Bài mới:
Giới thiệu bài:
- Các bài học trong 2 tuần qua đã cung cấp cho các em nhiều từ ngữ nói về tài năng, trí tuệ của con người. Trong bài học hôm nay chúng ta tiếp tục mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm này.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1:
a) Nhóm từ có tiếng “ tài” với nghĩa “ có khả năng đặc biệt”: tài giỏi, tài tình, tài ba, tài nghệ, tài đức, tài hoa, tài năng.
b) Nhóm từ có tiếng “ tài” với nghĩa là “ tiền của”: tài nguyên, tài trợ, tài sản.
Bài tập 2: 
- Đặt câu với mỗi từ đã cho: 
+ Anh ấy là một hoạ sĩ tài hoa.
+ Đoàn địa chất thăm dò tài nguyên vùng núi phía Bắc.
Bài tập 3:
Gợi ý: hãy tìm nghĩa bóng của các câu thành ngữ, tục ngữ. Nếu câu nào có nghĩa bóng ca ngợi sự thông minh, tài trí của con người là câu ấy đúng.
Người ta là hoa đất.
Nước lã mà vã nên hồ.
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
Bài tập 4:
- Người ta là hoa đất: ca ngợi con người là hoa, là tinh hoa , là thứ quý giá nhất của trái đất.
- Nước lã. mới ngoan: những người chỉ có bàn tay trắng, nhờ có tài, có chí, có nghị lực đã làm nên sự nghiệp.
VD: 
- Ông dẫn em đi xem triển lãm máy. Thấy rất nhiều máy móc hiện đại, tiện dụng, ông không ngớt lời khen ngợi: “ Con người thật thông minh cháu ạ. Tất cả những máy móc kì diệu này đều do con người sáng tạo ra. Tổ tiên ta nói không sai: Người ta là hoa đất”
- Em đọc báo thấy có người xuất thân rất nghèo khổ, thuở nhỏ phải kiếm sống nhờ đống rác thải, nhưng bằng nghị lực và ý chí vươn lên. đã trở thành một nhà doanh nghiệp nổi tiếng. Em kể chuyện cho mẹ nghe, mẹ bảo: “ Đúng là Nước lã mà vã nên hồ. Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.”
C. Củng cố- dặn dò.
- GV tổng kết, nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm lại BT 2, 3 vào vở BTTV.
* Phương pháp kiểm tra đánh giá
- GV gọi 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi.
- 1 HS chữa BT 3
- HS nhận xét.
- GV đánh giá, cho điểm.
* Phương pháp thuyết trình.
 - GV giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
* PP thực hành, đàm thoại
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc theo nhóm trên tờ giấy to, thảo luận để chia các từ ngữ đã cho vào hai nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Trọng tài và cả lớp tính điểm thi đua. GV chốt lại.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 2, 3 HS lên bảng viết câu vừa đặt.
- Một số HS nối tiếp đọc câu mình đặt.
- 1 HS đọc yêu cầu
- GV gợi ý cho HS
- HS làm việc cá nhân rồi trình bày trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS trao đổi để hiểu nghĩa của câu tục ngữ.
- 1 số HS nêu hoàn cảnh sử dụng câu tục ngữ.
- HS và GV nhận xét.
- GV chốt lại.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
...............

File đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_4_tiet_39_mo_rong_von_tu_le_tuan.doc