Giáo án Luyện từ và câu Lớp 2 - Bài: Từ ngữ về muông thú. Đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào ? (Bản 4 cột)

HĐ2: Trả lời câu hỏi có cụm từ như thế nào? Mục tiêu:trả lời câu hỏi với cụm từ Như thế nào?.

- Bài tập 2 yêu cầu chúng ta làm gì?

-Giáo viên cho học sinh xem vi deo từng con vật.

- Yêu cầu HS hỏi đáp theo cặp trước lớp

- GV nhận xét. Tuyên dương HS.

- Các câu hỏi trong bài tập có đặc điểm gì giống nhau?

- Kết luận: Muốn trả lời cho các câu hỏi có cụm từ như thế nào? Ta thay thế cụm từ như thế nào? bằng các từ chỉ đặc điểm.

 

docx6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Luyện từ và câu Lớp 2 - Bài: Từ ngữ về muông thú. Đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào ? (Bản 4 cột), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ MUÔNG THÚ
ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: NHƯ THẾ NÀO?
MỤC TIÊU
Học xong bài này học sinh có khả năng:
- Mở rộng vốn từ theo chủ điểm “Từ ngữ về muông thú”: Thú dữ, nguy hiểm; thú không nguy hiểm.
- Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ như thế nào?
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: Các em biết yêu quý và bảo vệ các loài thú, các loài động vật. Tránh xa thú nguy hiểm, đối với loài thú không nguy hiểm thì cũng không nên trêu chọc chúng.
CHUẨN BỊ DẠY HỌC
GV:Tranh minh họa chim trang 35 
Tranh ảnh minh họa các loài thú, mẫu câu như thế nào? trang 45 SGK, bảng phụ cho bài tập 1, 
- HS: Xem trước bài học, SGK.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
(GV)
Hoạt động của học sinh
(HS)
1 phút 
Ổn định lớp học
GV giới thiệu hôm nay có thầy cô thăm lớp.
-Hát :chú voi con ở bản đôn
3 phút 
Kiểm tra bài cũ 
Mở rộng vốn từ: từ ngữ về loài chim.
- Gv treo tranh một số loài chim ở BT1 của bài cũ, mời 2 HS nêu tên các loài chim.
- GV mời HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- 2 HS nêu.
-Hs nhận xét 
1 phút
Giới thiệu bài mới
-Trong giờ luyện từ và câu tuần nàycác em sẽ được hệ thống hóa và mở rộng vốn từ về muông thú .sau đó các em sẽ thực hành hỏi và đặt câu hỏi về đặc điểm con vật , đồ vật sử dụng cum từ ‘’.như thế nào ‘’ 
 “ Từ ngữ về muông thú. Đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào? ” 
. Ghi tựa bài lên bảng.
- Chú ý, ghi tên tựa bài vào tập.
8 phút
HĐ1: Mở rộng vốn từ về muông thú
-* Mục tiêu: HS biết sắp xếp tên các con vật theo nhóm thích hợp vào bảng bài tập.
 Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV mời HS đọc nội dung BT1,
- GV treo các tranh các loài thú lên bảng lớp.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, cho HS thảo luận nhóm làm, 1 nhóm làm vào bảng phụ.
Thú dữ, nguy hiểm
Thú không nguy hiểm
- GV mời HS lên dán bảng phụ đã làm lên bảng lớp và mời HS đọc lại bài làm của nhóm mình.
GV: Mời học sinh nhận xét bài làm của nhóm bạn
Hỏi: Vì sao xếp sư tử vào nhóm thú dữ nguy hiểm ?
-Vì sao xếp hươu vào nhóm thú không nguy hiểm 
- GV nhận xét.Tuyên dương các em học tốt.
- HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- HS quan sát tranh, diền tên con thú vào cột thích hợp:
Thú dữ, nguy hiểm
Thú không nguy hiểm
Hổ, báo, gấu, lợn lòi, chó sói, sư tử, trâu rừng, tê giác.
Thỏ, ngựa vằn, khỉ, vượn, sóc, chồn, cáo, hươu.
- Hs gắn bài làm của nhóm lên bảng và trình bày bài làm 
- HS nhận xét 
-Vì sư tử là loại ăn thịt nó có thể tấn công gây nguy hiểm cho con người 
-Vì hươu cao cổ là loài ăn cỏ ,lá cây không gây hại đến con người .
- Lắng nghe.
7 phút
HĐ2: Trả lời câu hỏi có cụm từ như thế nào?
Mục tiêu:trả lời câu hỏi với cụm từ Như thế nào?.
- Bài tập 2 yêu cầu chúng ta làm gì?
-Giáo viên cho học sinh xem vi deo từng con vật.
- Yêu cầu HS hỏi đáp theo cặp trước lớp
- GV nhận xét. Tuyên dương HS.
- Các câu hỏi trong bài tập có đặc điểm gì giống nhau?
- Kết luận: Muốn trả lời cho các câu hỏi có cụm từ như thế nào? Ta thay thế cụm từ như thế nào? bằng các từ chỉ đặc điểm.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
Học sinh chú ý quan sát video
- Thực hành hỏi đáp về các con vật+ Thỏ chạy nhanh như tên bắn.
+ Sóc chuyền rất khéo léo.
+ Gấu đi phình phịch.
+ Voi kéo gỗ rất khỏe.
- Chú ý. HS tuyên dương.
- Các câu hỏi đều có cụm từ như thế nào?
- HS chú ý. Đọc lại kết luận.
10 phút
HĐ3: Đặt câu hỏi có cụm từ như thế nào?
Mục tiêu: HS đặt câu hỏi theo từ đã cho sẵn.
BT3: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:
- GV mời HS đọc yêu cầu BT3
- GV cho HS làm việc cá nhân để đặt câu theo các bộ phận in đậm:
+ Trâu cày rất khỏe.
+ Ngựa phi nhanh như bay.
+ Thấy một chú ngựa béo tốt đang ăn cỏ, Sói thèm rỏ dãi.
+ Đọc xong nội quy, Khỉ Nâu cười khành khạch.
- GV mời HS đọc câu hỏi mình đã đặt được.
-Gv mời hs nx 
- Kết luận: Muốn đặt câu hỏi có cụm từ như thế nào thì ta sẽ thay thế cụm từ chỉ đặc điểm trong câu bằng cụm từ như thế nào và đặt dấu chấm hỏi cuối câu.
Trò chơi: “ Ai nhanh, ai đúng”
GV phổ biến và tổ chức cho HS chơi trò chơi, GV nêu câu hỏi HS sẽ xung phong trả lời:
- Câu 1: Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi “ Như thế nào?” trong câu sau.
Ve nhởn nhơ ca hát suốt mùa hè.
Ve 
Nhởn nhơ
Suốt mùa hè
Câu 2: Bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ Như thế nào?” thường chỉ gì?
Chỉ thời gian
Chỉ địa điểm, nơi chốn
Chỉ đặc điểm
Đố vui giải ô chữ: 
“ Thích ăn hoa quả
Bắt chước tài ba
Gặp Ngô Không hỏi đó là con chi
Ngộ Không đấm ngực cười phì”
(Là con gì?)
Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà các em luyện tập thêm cách đặt câu và trả lời câu hỏi có cụm từ Như thế nào?
- Chuẩn bị bài mới.
-Hs đọc yêu cầu 
-HS Đặt câu hỏi được in đậm trong các câu bên dưới: 
+ Trâu cày như thế nào?
+ Ngựa phi như thế nào?
+ Thấy một chú ngựa béo tốt đang ăn cỏ, Sói như thế nào?
+ Đọc xong nội quy, Khỉ Nâu cười như thế nào?
- Học sinh đọc bài làm của mình 
-Hs nhận xét 
Đ.án B
Đ.án C
Đ.án Con khỉ 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_2_bai_tu_ngu_ve_muong_thu_dat_va.docx
Giáo án liên quan