Giáo án Luyện từ và câu 3 tiết 13: Mở rộng vốn từ: Từ địa phương - Dấu chấm hỏi, dấu chấm than
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS mở rộng vốn từ: Từ địa phương
Mục tiêu : Nhận biết một số từ ngữ thường dùng ở miền Bắc, miền Nam qua bài tập phân loại thay thế từ ngữ.
Cách tiến hành
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài
- GV giúp các em hiểu ý nghĩa của bài. GV làm mẫu một cặp từ (bố / ba)
- GV tổ chức cho HS làm bài theo nhóm 6
- GV cho nhóm nhanh nhất trình bày. Các nhóm khác cùng sửa bài.
- Nhận xét – bổ sung
{ Gv lồng ghép trò chơi “ xem hình đoán sự vật”
- GV cho từng HS nêu cách gọi tên của từng vật trong hình
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài
TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH HÒA Giáo viên dạy: Nguyễn Thị Thu Hoài Dạy lớp (môn): LTVC lớp3 SẢN PHẨM DỰ THI Môn dạy: LTVC Lớp dạy:3B Bài: Mở rộng vốn từ: Từ địa phương - Dấu chấm hỏi, dấu chấm than Tiết: 13 Tuần: 13 Mục tiêu : - Nhận biết một số từ ngữ thường dùng ở miền Bắc, miền Nam qua bài tập phân loại thay thế từ ngữ. - Đặt đúng dấu câu; (dấu chấm hỏi, dấu chấm than) vào chỗ trống trong đoạn văn. - Phát triển tư duy ngôn ngữ. Đồ dùng dạy học : GV : Dạy bằng CNTT, bảng phụ. HS: Bút màu. Các hoạt động dạy học : Khởi động: KTBC: - GV cho HS làm bài tập cá nhân. - HS trả lời câu hỏi: + Tìm các từ chỉ hoạt động trong khổ thơ? + Hoạt động chạy của chú gà con được miêu tả bằng cách nào? + Nhận xét – đánh giá. GTB: Gv giới thiệu bài thông qua bản đồ địa lí Việt Nam Hoạt động 1: Hướng dẫn HS mở rộng vốn từ: Từ địa phương Mục tiêu : Nhận biết một số từ ngữ thường dùng ở miền Bắc, miền Nam qua bài tập phân loại thay thế từ ngữ. Cách tiến hành Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài - GV giúp các em hiểu ý nghĩa của bài. GV làm mẫu một cặp từ (bố / ba) - GV tổ chức cho HS làm bài theo nhóm 6 - GV cho nhóm nhanh nhất trình bày. Các nhóm khác cùng sửa bài. - Nhận xét – bổ sung Gv lồng ghép trò chơi “ xem hình đoán sự vật” - GV cho từng HS nêu cách gọi tên của từng vật trong hình Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài - GV giúp các em hiểu về ý nghĩa của đoạn thơ. - GV cho HS khai thác từ cùng nghĩa với các từ in đậm. - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi đọc thơ sau khi thay thế các từ địa phương bằng từ cùng nghĩa -Nhận xét. GDHS: Khi viết văn nên sử dụng từ nhân xưng là tôi, không nên viết tui. Hoạt động 2: Hướng dẫn đặt dấu chấm hỏi, dấu chấm than Mục tiêu: Củng cố cách đặt dấu chấm câu ( dấu chấm hỏi, dấu chấm than) thông qua bài tập 3 Cách tiến hành Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài - HS đọc bài văn “ Cá heo ở vùng biển Trường Sa” - GV giúp HS hiểu ý nghĩa của đoạn văn. - Ôn lại một số cách đặt dấu câu. - HS làm bài. Cá nhân trình bày. - Nhận xét – bổ sung LHTT: Vận dụng cách sử dụng dấu câu trong quá trình viết văn. Củng cố - dặn dò - GV cho HS tham gia chơi “ Ai đúng ai sai”. - Nhận xét tiết học - Dặn dò: HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị cho bài học hôm sau
File đính kèm:
- Tuan_13_MRVT_Tu_dia_phuong_Dau_cham_hoi_cham_than.doc