Giáo án Luyện từ và câu 3 cả năm

Tiết 22: MỞ RỘNG VỐN TỪ: SÁNG TẠO.

DẤU PHẨY, DẤU CHẤM. CHẤM HỎI

I. MỤC TIÊU:

- Mở rộng vốn từ theo chủ điểm sáng tạo. Tìm được các từ chỉ trí thức và các từ chỉ hoạt động của trí thức thông qua các bài TĐ và chính tả trong chủ điểm.

- Ôn luyện và dấu phẩy: Đặt đúng các dấu phẩy sau vị trí của trạng ngữ chỉ địa điểm. Ôn luyện về dấu chấm, dấu chấm hỏi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- 4 tờ giấy khổ to sử dụng làm BT1.

- Các câu trong BT3, đoạn văn trong BT4 viết sẵn trên bảng.

 

doc45 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1030 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Luyện từ và câu 3 cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hực hành LT.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu h/s làm miệng bài tập 1, 3 của tiết luyện tập từ và câu tuần 14.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b.HD hs làm bài tập:
* Bài 1:
- Gọi 2 h/s đọc yêu cầu.
+ Em hiểu thế nào là dân tộc thiểu số?
+ Người dân tộc thiểu số thường sống ở đâu trên đất nước ta?
- Chia h/s thành 4 nhóm phát cho mỗi nhóm một tờ giấy.
* Bài 2:
- Yêu cầu h/s đọc đề bài.
- Yêu cầu h/s suy nghĩ, tự làm bài.
- Yêu cầu hai h/s ngồi cạnh nhau đổi chéo vở kiểm tra.
- Yêu cầu h/s cả lớp đọc câu văn sau khi đã điền hoàn chỉnh.
- Cho h/s quan sát tranh minh hoạ ruộng bậc thang, nhà rông.
* Bài 3:
- Yêu cầu h/s đọc đề bài 3.
- Yêu cầu h/s quan sát cặp hình thứ nhất và hỏi cặp hình này vẽ gì?
- Hãy quan sát điểm giống nhau về mặt trăng và quả bóng?
- Hãy đặt câu so sánh?
- Yêu cầu h/s so sánh tự làm tiếp.
* Bài 4:
3. Củng cố, dặn dò: 
- 1 h/s lên bảng làm, cả lớp nhận xét.
- Kể tên một số dân tộc ít người ở nước ta mà em biết.
- Là các dân tộc có ít người.
- Người dân tộc thiểu số thường sống ở vùng cao, vùng núi.
- H/s làm việc theo nhóm, sau đó dán bài làm lên bảng lớp.
- Lớp nhận xét, đồng thanh các tên dân tộc thiểu số: Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Hmông, Cơ - ho, Khơ Mú, Ê - Đê, 
- 1 h/s đọc, cả lớp đọc thầm.
- 1 h/s lên bảng điền từ, lớp làm vào vở.
- Chữa bài theo đáp án.
a. Bậc thang c. Nhà sàn
b. Nhà rông d. Chăm
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- H/s quan sát.
- 1 h/s đọc trước lớp.
- vẽ mặt trăng và quả bóng.
- Mặt trăng và quả bóng đều rất tròn.
- Trăng tròn như quả bóng.
- Bé xinh như hoa.
- Đén sáng như sao.
- Đất nước ta cong như chữ S.
- Nhận xét tiết học
- Ghi nhớ tên các dân tộc thiểu số.
Thứ / 5/ 27/12/2007
Tiết 16: MỞ RỘNG VỐN TỪ: THÀNH THỊ - NÔNG THÔN
DẤU PHẨY
I. MỤC TIÊU:
- Mở rộng vốn từ thành thị - nông thôn.
+ Kể được tên một số thành phố, vùng quê ở nước ta.
+ Kể tên một số sự vật và công việc thường thấy ở thành phố, nông thôn.
- Ôn luyện về cách dùng dấu phẩy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Chép sẵn đoạn văn trong bài tập 3 lên bảng.
- Bản đồ Việt Nam.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích giảng giải, TL nhóm, thực hành LT.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 h/s lên bảng yêu cầu làm miệng bài tập 1, 2 của tiết 15.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 1:
- Gọi 1 h/s đọc đề bài.
- Chi lớp thành 4 nhóm pháp cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ to và bút dạ.
- Yêu cầu các nhóm dán giấy lên bảng, sau đó cho cả lớp đọc tên các thành phố, vùng quê mà h/s tìm được. 
- 2 h/s làm bài, lớp theo dõi.
- 1 h/s đọc trước lớp.
- Nhận đồ dùng học tập.
- Làm việc theo nhóm.
- Một số đáp án:
+ MB: Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Lạng Sơn, Điện Biên, Việt trì,
+ MT: Thanh Hoá, Vinh, Huế,
* Bài 2:
Sự vật
Công việc
Thành phố
- Đường phố, nhà cao tầng, nhà máy, bệnh viện, công viên, cửa hàng,...
- Buôn bán, chế tạo máy móc, nghiên cứu khoa học, chế biến thực phẩm,...
Nông thôn
- Đường đất, vườn cây ao cá, cây đa, luỹ tre, giếng nước, nhà văn hoá, quang, thúng, cuốc, cày, liềm,...
- Trồng trọt, chăn nuôi, cấy lúa, cày bừa, gặt hái, vỡ đất, đập đất, tuốt lúa, nhổ mạ, bẻ ngô,...
* Bài 3:
- Yêu cầu h/s tự làm.
3. Củng cố, dặn dò:
- H/s đọc chữa bài; dấu phẩy đặt sau chữ Tày, Dao, Ê - đê, Nam, nhau.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn lại các bài tập, chuẩn bị bài sau.
Thứ 5/ 28 / 12/ 2007
Tiết 17: ÔN VỀ TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM
ÔN TẬP CÂU AI THẾ NÀO? DẤU PHẨY
I. MỤC TIÊU:
- Ôn luyện về từ chỉ đặc điểm.
- Ôn luyện về mẫu câu: Ai thế nào?
- Luyện tập về cách sử dụng dấu phẩy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các câu văn trong bài tập 3 viết sẵn lên bảng phụ.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích giảng giải, thảo luận nhóm, thực hành luyện tập.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 h/s làm tập 1, 2 của tiết luyện từ và câu tuần 16.
- Nhận xét và cho điểm cho h/s.
2. bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b.HD hs làm bài:
* Bài 1.
- Yêu cầu h/s ghi ra giấy tất cả những từ tìm được.
- Yêu cầu h/s phát biểu ý kiến về từng nhân vật, ghi nhanh ý kiến.
- Giáo viên nhận xét đúng/sai.
- Yêu cầu h/s ghi các từ vừa tìm được vào vở.
*Bài 2.
- Yêu cầu h/s đọc mẫu.
- Câu “Buổi sớm mùa đông.”cho biết gì? 
- Câu “Hôm nay lạnh cóng tay.” cho ta biết điều gì?
- Hướng dẫn: Để đặt câu miêu tả theo mẫu Ai thế nào? Về các sự vật trước hết cần tìm được đặc điểm của sự vật được nêu.
- Yêu cầu h/s tự làm bài.
- Gọi h/s đọc câu của mình, sau đó chữa bài và cho điểm.
* Bài 3:
- Gọi 2 h/s lên bảng thi làm bài nhanh, yêu cầu h/s cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Nhận xét và ghi điểm h/s.
3. Củng cố, dặn dò: 
- 2 h/s lên bảng thực hiện yêu cầu, h/s cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 h/s đọc yêu cầu lớp theo dõi.
- Làm bài cá nhân.
- Nối tiếp nhau nêu các từ chỉ đặc điểm của từng nhân vật.
- Đáp án: a. Anh Đom Đóm: Cần cù, chăm chỉ, chuyên cần, tốt bụng, có trách nhiệm,...
b. Anh Mồ Côi: Thông minh, tài trí, tốt bụng, biết bảo vệ lẽ phải,...
c. Người chủ quán: Tham lam, xảo quyệt, gian trá, dối trá, xấu xa,...
d. Mến: Dũng cảm, tốt bụng, sẵn sàng chia sẻ khó khăn với người khác, không ngần ngại khi cứu người,...
- 1 h/s đọc, lớp đọc thầm.
- 1 h/s đọc trước lớp.
- Câu văn cho ta biết về đặc điểm của buổi sớm.
- Hôm nay là lạnh cóng tay.
- 3 h/s lên bảng làm bài, h/s cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Đáp án:
a. Bác nông dân cần mẫn/ chăm chỉ/ ...
b. Bông hoa trong vườn tươi thắm/ rực rỡ...
c. Buổi sớm mùa đông thường rất lạnh/ giá lạnh...
- 1 h/s đọc đề bài, một h/s đọc lại các câu văn.
- H/s làm bài.
a. Ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.
b. Nắng cuối thu vàng ong, dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.
c. Trời xanh nhắt trên cao, xanh như dòng sông trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây, hè phố.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn lại các bài tập và chuẩn bị bài sau.
 Thứ 5 / 4/ 1/2007
Tiết 18: ÔN TẬP HỌC KỲ I
(Soạn trong giáo án tập đọc)
Thứ 4/ 23/ 1/ 2008
Tiết 19: NHÂN HOÁ. ÔN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI
CÂU HỎI KHI NÀO?
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được hình ảnh nhân hoá và các cách nhân hoá trong đoạn thơ cho trước.
- Ôn tập về mẫu câu "Khi nào?" Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi "Khi nào?" Trả lời câu hỏi viết theo mẫu "Khi nào".
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Viết sẵn các đoạn thơ, câu văn trong bài tập 1, 3, 4 lên bảng phụ.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích giảng giải, TL nhóm, thực hành LT.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập kì 2.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn làm bài tập: 
* Bài 1:
- Yêu cầu h/s đọc 2 khổ thơ trong bài1.
- Gọi 1 h/s đọc câu hỏi a, trả lời câu hỏi: Con đom đóm được gọi bằng gì?
+ Từ anh để chỉ người hay chỉ vật?
KL: Dùng từ chỉ người để gọi vật, con vật gọi là nhân hoá.
+ Tính nết của đom đóm được miêu tả bằng từ nào?
+ Hoạt động của đom đóm được miêu tả bằng từ ngữ nào?
+ Những từ ngữ vừa tìm được là những từ ngữ chỉ tính nết, hoạt động của con người hay con vật?
KL:Khi dùng các từ chỉ tính nết, hoạt động của con người để nói về tính nết, hoạt động của con vật cũng được gọi là nhân hoá.
- Yêu cầu h/s làm bài vào vở.
* Bài 2:
- Yêu cầu 1 h/s đọc đề bài.
- Gọi 1 h/s đọc bài thơ: Anh đom đóm.
+ Nêu tên các con vật trong bài.
+ Các con vật này được gọi bằng gì?
+ Hoạt động của chị Cò Bộ được miêu tả như thế nào?
+ Thím Vạc đang làm gì?
+ Vì sao có thể nói hình ảnh của Cò Bợ và Vạc là những hình ảnh nhân hoá?
- Yêu cầu h/s làm bài tập vào vở.
* Bài 3: 
- Yêu cầu h/s đọc đề bài.
- Yêu cầu h/s gạch chân dưới bộ phận TLCH "Khi nào?" trong các câu văn.
- Nhận xét ghi điểm.
* Bài 4:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Các câu hỏi được viết theo mẫu nào?
- Đó là mẫu câu hỏi về tg hay địa điểm?
- Yêu cầu h/s làm bài theo cặp, 1 h/s hỏi 1 h/s trả lời.
(còn thời gian cho h/s đặt câu hỏi theo mẫu khi nào?)
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Em hiểu thế nào là nhân hoá?
- Nhận xét tiết học.
Dặn hs chuẩn bị bài sau.
- 1 h/s đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Con đom đóm được gọi bằng anh.
- Để chỉ người.
- Tính nết của đom đóm được miêu tả bằng từ chuyên cần.
- Lên đèn, đi gác, đi rất êm, đi suốt đêm, lo cho người ngủ.
- Là các từ chỉ tính nết, hoạt động của con người.
- H/s làm bài vào vở.
- 1 h/s đọc TL, cả lớp nhẩm theo.
- Cò Bợ, Vạc.
- Chị Cò Bợ, thím Vạc.
- Chi Cò Bợ ru con: Ru hỡi! Ru hời! Hỡi bé tôi ơi,/ ngủ cho ngon giấc.
- Thím Vạc đang lặng lẽ mò tôm.
- Vì Cò Bợ và Vạc được gọi như người.
- 1 h/s đọc to, lớp đọc thầm theo.
- 1 h/s lên bảng, cả lớp dùng bút chì làm bài vào SGK. 
Đáp án:
a. Anh đom đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối.
b. Tối mai, anh đom đóm lại đi gác.
c. Chúng em học bài thơ "Anh đom đóm" trong học kì 1.
- H/s nhận xét.
- Trả lời câu hỏi.
- Mẫu "Khi nào?"
- Là mẫu câu hỏi về thời gian.
- H/s làm bài theo cặp, chữa bài.
a. Lớp em bắt đầu học kì 2 từ ngày 17 tháng 1.
b. Học kì 2 kết thúc vào cuối tháng 5.
c. Đầu tháng 6 chúng em nghỉ hè.
- H/s nhận xét.
- Gọi và tả vật như tả người.
	Thứ 4/ 30/ 1/ 2008
Tiết 20:
MỞ RỘNG VỐN TỪ ÔN TẬP VỀ DẤU PHẨY
I. MỤC TIÊU:
- Mở rộng vốn từ về tổ quốc: Làm đúng các bài tập tìm từ gần nghĩa với Tổ quốc, bảo vệ, xây dựng. Nói được những hiểu biết cơ bản về một vị anh hùng của dân tộc.
- Luyện tập về cách dùng dấu phẩy để ngăn cách bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian với bộ phận còn lại của câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- 4 tờ giấy khổ to để làm bài tập 1.
- Đoạn văn trong bài tập 3; chép 2 lần lên bảng phụ.
- Giáo viên chuẩn bị bản tóm tắt về tiểu sử của 13 vị anh hùng có tên trong bài tập 2, h/s chuẩn bị về một anh hùng mà em yêu quý.
III. PHƯƠNG PHÁP:
 - Đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích giảng giải, TL nhóm, thực hành LT.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Tìm hình ảnh nhân hoá trong các câu sau:
a. Ông trời nổi lửa đằng đông,
 Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay.
b. Bác nồi đồng hát bùng boong,
 Bà chổi loẹt quẹt, lom khom trong nhà.
c. Cái na đã tỉnh giấc rồi,
 Cu chuối đang vỗ tay cười vui sao.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn mở rộng vốn từ:
* Bài 1:
- Gọi 1 h/s đọc yêu cầu.
- Gọi h/s đọc lại các từ ngữ trong bài.
- Phát phiếu yêu cầu h/s thi tiếp sức: mỗi em trong nhóm viết một từ vào bảng sau đó chuyển cho bạn cùng nhóm. Mỗi từ đúng được 5 điểm. Nhóm làm xong đầu tiên được 10 điểm, thứ hai 5 điểm, cuối cùng không được điểm, nhóm nào có điểm cao là thắng cuộc.
GT: Giang sơn chỉ đất nước, Tổ quốc.
- Kiến thiết: Xây dựng lại cho đẹp hơn, tốt hơn.
- Mở rộng: Yêu cầu h/s đặt câu với từ; non sông, giữ gìn, kiến thiết.
* Bài 2:
- Gọi 1 h/s đọc yêu cầu, 1 h/s đọc tên các vị anh hùng. 
- Yêu cầu 1 h/s kể mẫu trước lớp.
- Yêu cầu h/s kể theo cặp về vị anh hùng mà em biết.
- Tổ chức cho h/s thi kể.
- Nhận xét, ghi điểm.
* Bài 3:
- Gọi h/s đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng, nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn hs: về nhà đặt câu với các từ ngữ ở bài tập 1, viết lại những điều em biết về 1 vị anh hùng thành một đoạn văn ngắn.
- 3 h/s lần lượt tìm hình ảnh nhân hoá.
a. Ông trời nổi lửa,
Bà sân vấn khăn.
b. Bác nồi đồng hát, 
Bà chổi quét nhà.
c. Cái na tỉnh giấc,
Cu chuối vỗ tay cười vui.
- H/s nhận xét.
- 1 h/s đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- 1 h/s đọc lại phần từ ngữ cho trước.
- H/s làm bài tiếp sức trong nhóm theo hướng dẫn của giáo viên.
- Từng nhóm treo bài lên bảng.
- H/s nhận xét, chữa bài, bình chọn nhóm thắng cuộc. 
Đáp án:
Từ cùng nghĩa với Tổ quốc :Đất nước, Nước nhà, Non song, giang sơn.
- Giữ gìn, Gìn giữ, Dựng xây,Kiến thiết
- H/s đặt câu.
Vd: Chúng ta phải giữ gìn đất nước.
- 2 h/s đọc, lớp theo dõi.
- 1 h/s kể về một vị anh hùng, cả lớp theo dõi nhận xét.
- H/s làm việc theo cặp.
- 5-7 h/s kể trước lớp, cả lớp theo dõi.
- 1 h/s đọc, lớp theo dõi
- 2 h/s lên bảng , cả lớp làm vào vở.
- 2 h/s nhận xét, lớp thống nhất bài làm đúng:
Bấy giờ,... Trong những năm đầu.
- Có lần,...
 Thứ 5 / 14/ 2/2008
Tiết 21: NHÂN HOÁ. ÔN TẬP CÁCH ĐẶT CÂU
 VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI Ở ĐÂU?
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh tiếp tục nhận biết và luyện tập về nhân hoá để nắm bắt được ba cách nhân hoá.
- Ôn luyện về mẫu câu “Ở đâu?” Tìm được bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ở đâu”, trả lời được câu hỏi viết theo mẫu câu “Ở đâu?”.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn bài thơ. Ông trời bật lửa.
- 4 tờ giấy khổ to sử dụng làm BT1.
- Các câu trong BT 3, 4 viết sẵn trên bảng phụ.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích giảng giải, TL nhóm, thực hành LT.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Tìm 3 từ cùng nghĩa với đất nước.
- Nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 1, 2:
- GV treo bảng phụ có viết sẵn bài thơ: Ông mặt trời bật lửa 
- Gọi học sinh đọc bài thơ.
- Gọi 1 học sinh đọc BT2.
- Chia HS thành nhóm 4, phát phiếu bài tập hướng dẫn học sinh cách làm bài vào phiếu (Gv làm mẫu 1 sự vật).
- Gọi 4 nhóm dán kết quả của nhóm lên bảng, mỗi nhóm cử 2 bạn lên kiểm tra bài của các nhóm khác.
- Giáo viên nhận xét bài làm của mỗi nhóm và nhận xét phần kiểm tra bài của học sinh.
- Tổ quốc, giang sơn, nước nhà.
- Học sinh nhận xét.
- 2 học sinh lần lượt đọc bài thơ, cả lớp theo dõi.
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi.
- Học sinh chia nhóm, nhận phiếu và làm bài theo hướng dẫn -> dán KQ lên bảng.
- Đại diện HS kiểm tra theo định hướng: Đã nêu đủ các sự vật được so sánh chưa? Đã tìm đúng, đủ các từ ngữ gọi tên, miêu tả các sự vật chưa? Đã nêu đúng cách tảc giả gọi mưa chưa?
Tên sự vật được nhân hoá
Cách nhân hoá
a. Các sự vật được gọi bằng.
b. Các sự vật được gọi tả bằng nhữngTN.
c. Cách tác giả nói với mưa.
Mặt trời
Mây
Trăng sao
Đất
Mưa
Sấm
Ông
Chị
Ông
Bật lửa
Kéo đến
Trốn
Nóng lòng chờ đợi, hả hê uống nước.
Xuống
Vỗ tay cười
Tác giả nói với mưa thân mật như với một người ban:Xuống đi nào, mưa ơi!
+ Qua bài tập trên có máy cách nhân hoá, đó là cách nào?
* Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc yc, 1HS đọc các câu trong bài.
- Giáo viên treo bảng phụ hoặc băng giấy có viết sẵn 3 câu văn trong bài, yêu cầu 2 học sinh lên bảng thi làm bài nhanh.
* Bài 4:
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS đọc lại bài TĐ: ở lại với chiến khu.
- Yc hs làm bài.
- Giáo viên nêu lần lượt từng câu hỏi cho học sinh trả lời:
+ Câu chuyện diễn ra khi nào, ở đâu?
+ Trên chiến khu, các chiến sĩ liên lạc nhỏ sống ở đâu?
+ Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi, trung đoàn trưởng khuyên họ về đâu?
3. Củng cố, dặn dò:
- Có 3 cách nhân hoá sự vật đó là:
+ Dùng từ chỉ người để gọi sự vật.
+ Dùng các từ ngữ tả người để tả sự vật.
+ Dùng cách nói thân mật giữa người với người để nói với sự vật.
- 2 học sinh đọc, cả lớp theo dõi.
- Học sinh lên bảng dùng phấn, dưới lớp dùng bút chì gạch chân các bộ phận trả lời câu hỏi “Ở đâu?”.
- 1 học sinh đọc, cả lớp theo dõi.
- 1 học sinh đọc, cả lớp theo dõi và tìm câu trả lời theo hướng dẫn của giáo viên.
- Câu chuyện diễn ra vào thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, ở chiến khu Bình Trị Thiên.
- Trên chiến khu, các chiến sĩ liên lạc nhỏ sống ở trong quán.
- Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi, trung đoàn trưởng khuyên họ trở về sống với gia đình.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Thứ 4/ 20/ 2/ 2008	
Tiết 22: MỞ RỘNG VỐN TỪ: SÁNG TẠO.
DẤU PHẨY, DẤU CHẤM. CHẤM HỎI
I. MỤC TIÊU:
- Mở rộng vốn từ theo chủ điểm sáng tạo. Tìm được các từ chỉ trí thức và các từ chỉ hoạt động của trí thức thông qua các bài TĐ và chính tả trong chủ điểm.
- Ôn luyện và dấu phẩy: Đặt đúng các dấu phẩy sau vị trí của trạng ngữ chỉ địa điểm. Ôn luyện về dấu chấm, dấu chấm hỏi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- 4 tờ giấy khổ to sử dụng làm BT1.
- Các câu trong BT3, đoạn văn trong BT4 viết sẵn trên bảng.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích giảng giải, TL nhóm, thực hành LT.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu mỗi HS đặt 1 câu theo yêu cầu của GV. 
- Nhận xét cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 1:
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Gọi 1 HS kể tên các bài tập đọc và chính tả đã học trong tuần 21 và 22 .
- Chia học sinh thành 6 nhóm, yêu cầu HS thảo luận thực hiện tìm từ.
- Gọi 6 học sinh đại diện nhóm nêu kết quả bài làm của mình. Giáo viên ghi nhanh các từ học sinh tìm được lên bảng, nhận xét bài làm của HS.
* Bài 2:
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên treo bảng phụ có viết sẵn 4 câu văn. Yêu cầu 2 học sinh lên bảng thi làm nhanh.
- Nhận xét, ghi điểm.
* Bài 3: 
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu.
- GVHD: Khi tập đặt dấu câu, bạn Hoa đã đặt toàn dấu chấm vào truyện vui “Điện”. Nhiệm vụ của các em là kiểm tra xem các dấu chấm bạn Hoa đặt có dấu nào đúng, dấu nào sai và sửa lại dấu chấm sai.
- Gọi 1 học sinh lên bảng chữa bài.
- Câu chuyện gây cười ở chỗ nào?
3. Củng cố, dặn dò:
- 4 học sinh thực hiện bài tập, cả lớp theo dõi và nhận xét. Ví dụ:
+ Chú cún Bông càng lớn càng đẹp.
+ Cổng trường dang rộng cánh tay chào đón học sinh thân yêu.
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi.
- 1 học sinh nêu. 
- Học sinh làm bài:
+ Nhóm 1: Tìm từ trong bài TĐ và CT Ông tổ nghề thêu.
+ Nhóm 2: Bàn tay cô giáo.
+ Nhóm 3: Người trí thức yêu nước.
+ Nhóm 4: Nhà bác học và bà cụ.
+ Nhóm 5: Ê – đi – xơn.
+ Nhóm 6: Các cầu.
- 6 học sinh lần lượt đọc bài làm, sau mỗi lần học sinh trình bày, cả lớp lại nhận xét bổ sung ý kiến.
- 1 học sinh đọc đề bài, cả lớp theo dõi.
- Học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a. Ở nhà, em thường giúp bà xâu kim.
b. Trong lớp, Liên luôn luôn chăm chú nghe giảng.
c. Hai bên bờ sông, những bãi ngô bắt đầu xanh tốt.
d. Trên cánh rừng mới trồng, chim chóc lại bay về ríu rít.
- Học sinh nhận xét.
- 1 học sinh đọc yêu cầu, lớp theo dõi.
- Học sinh nghe GVHD sau đó tự làm bài.
- 1 học sinh lên bảng chữa bài.
- 1 học sinh đọc lại câu chuyện: Điện
- Anh ơi, ngươi ta làm điện để làm gì?
- Điện quan trọng lắm em ạ, vì nếu ..... để xem vô tuyến.
- Câu chuyện gây cười ở chỗ: Thắp đèn dầu để xem vô tuyến vì con người phát minh ra điện trước rồi mới phát minh ra vô tuyến sau, vô tuyến hoạt động được là nhờ điện.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tập đặt câu với các từ ở bài tập 1, Ôn lại dấu câu.
Thứ 4 / 27/ 2/2008
Tiết 23: NHÂN HOÁ. ÔN TẬP CÁCH ĐẶT CÂU VÀ TLCH
NHƯ THẾ NÀO?
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố về nhân hoá, các cách nhân hoá.
- Ôn luyện về câu như thế nào? Đặt câu hỏi và trả lời được các câu hỏi ntn?
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- 2 tờ giấy khổ to sử dụng BT1.
- Các câu trong BT2, 3, viết lên bảng.
- Một chiếc đồng hồ loại có 3 kim.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích giảng giải, TL nhóm, thực hành LT.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau:
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 1:
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Gọi 1 học sinh đọc lại bài thơ.
- Cho HS quan sát chiếc đồng hồ loại 3 kim đang hoạt động, nhận xét về hoạt động của từng chiếc kim đồng hồ.
- Yêu cầu học sinh cả lớp tự làm bài vào vở bài tập, gọi 2 học sinh lên bảng thi làm bài nhanh.
- Gọi HS nhận xét, thống nhất đáp án.
a.Trên nền trời xanh, chim én bay lượn.
b. Trên sân trường, nắng vàng rực rỡ.
- 1 học sinh đọc, cả lớp theo dõi.
- 1 học sinh đọc, cả lớp theo dõi.
- Kim giờ chạy rất chậm, kim phút chạy từ từ, kim giây chạy rất nhanh.
- Học sinh làm bài, 2 học sinh lên bảng làm.
- Học sinh theo dõi và dùng bút chì chữa bài (Nếu sai)
Sự vật được nhân hoá
Cách nhân hoá
Từ dùng để gọi SV
Từ ngữ dùng để miêu tả sự vật như người
Kim giờ
Kim phút
Kim giây
Cả 3 kim
Bác
Anh
Bé
Thận trong, nhích từng li, từng tí.
Lầm lì, đi từng bước, từng bước.
Tinh nghịch, chạy vút lên trước hàng .
Cùng tới đích, rung một hồi chuông vang.
+ Vì sao tác giả lại dùng từ bác để gọi kim giờ và nói: Bác thận trọng nhích từng li, từng li?
+ Vì sao lại gọi kim phút bằng anh và nói: Ta đi từng bước, từng bước?
+ Em hiểu thế nà

File đính kèm:

  • docLTVC- xong.doc
Giáo án liên quan