Giáo án Lớp mẫu giáo bé - Chủ đề: Tết trung thu - Bản thân

1. Phát triển thể chất:

* Dinh dưỡng:

- Hình thành ở trẻ ý thức và một số kỹ năng sử dụng, giữ gìn 1số đồ dùng, đồ chơi trong sinh hoạt, trong gia đình, cất dọn, sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp.

- Trẻ có thể biết ích lợi của việc ăn uống đủ chất, làm quen với 1 số thực phẩm thông thư¬ờng và các dạng chế biến. Ăn uống hợp lý, vệ sinh trong ăn uống và giấc ngủ.

- Tập luyện và giữ gìn sức khoẻ cho bản thân và ng¬ời thân trong gia đình.

* Vận động:

- Trẻ có khả năng thực hiện các vận động bài tập phát triển chung.

- Trẻ có thể biết trườn theo hướng thẳng; ném xa bằng 1 tay, chạy nhanh 10m; tung bóng với cô.

- TCVĐ: Mèo đuổi chuột; Về đúng nhà.

2. Phát triển nhận thức:

- Trẻ kể tên các thành viên trong gia đình, công việc của mỗi thành viên trong gia đình.

- Trẻ có thể biết địa chỉ của gia đình, các kiểu nhà.

- Trẻ có thể hiểu về các nhu cầu của gia đình (Nhu cầu ăn mặc, đồ dùng, ph-ương tiện, sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau; các hoạt động của gia đình )

- Nhận biết 1 vài quy tắc đơn giản trong gia đình.

- Trẻ có thể biết ngày 20/11 là ngày tết của các thầy cô giáo.

- Trẻ có khả năng thể hiện tình cảm, lòng biết ơn đối với các cô giáo.

- Trẻ có khả năng nhận biết hình tam giác, hình chữ nhật; đếm đối tượng trong phạm vi 2; Tách gộp trong phạm vi 2; Xác định trên - dưới, trước – sau của bản thân.

 

doc95 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 6561 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp mẫu giáo bé - Chủ đề: Tết trung thu - Bản thân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chơi theo ý thích
2. Kĩ năng
- Rèn luyện và phát triển khả năng quan sát, phát triển ngôn ngữ.
- Rèn kĩ năng nghe và trả lời đủ câu cho trẻ.
- Củng cố kĩ năng chơi chơi trò chơi “Trời mưa ” cho trẻ.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ chăm sóc và bảo vệ cây, giữ gìn vệ sinh MT
II/ Chuẩn bị
- Địa điểm: Vườn trường
- Cô giáo: Chuẩn bị cây ban để quan sát, Một số đồ chơi, học liệu để trẻ chơi tự chọn
 - Trẻ: Trang phục gọn gàng, thoải mái
 - Trẻ đã quan sát ở giờ trước.
III/Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Kiểm tra sức khoẻ, gợi mở gây hứng thú
*Hoạt động 1: Quan sát cây bàng
- Cho trẻ quan sát cây bàng
? Đố lớp mình đây là cây gì
? Cây bàng có đặc điểm gì
? Thân cây như thế nào
? Cành cây như thế nào
? Lá cây ntn/ màu gì
? Lá như thế nào/ màu gì, nhẵn hay sần sùi
? Trồng cây bàng để làm gì 
? Muốn cây luôn tươi tốt chúng ta phải làm gì
=> Cô củng cố và GD trẻ: Để có môi trường xanh sạch đẹp chúng mình cần trồng cây xanh, chăm sóc bảo vệ cây....
* Hoạt động 2: TCVĐ: Mèo đuổi chuột.
* TC : Mèo đuổi chuột.
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi 
- Tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần ( cô quan sát trẻ chơi, nhắc trẻ chơi đúng luật)
- Cô củng cố.
*Hoạt động 3: Chơi theo ý thích
- Cô giới thiệu các nhóm chơi
- Cô phân ra từng khu cho trẻ chơi theo ý thích
- Cô bao quát nhắc nhở trẻ chơi an toàn, đoàn kết không tranh giành đồ dùng đồ chơi…
- Nhận xét buổi chơi
*Hoạt động 4: Cho trẻ vệ sinh cá nhân
- Sửa quần áo, ra vườn cây
- Đứng xung quanh cây 
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chú ý nghe cô nói.
- Thi đua chơi
- Trẻ lắng nghe
- Thi đua chơi
- Chọn theo ý thích của ...
- Trẻ rửa tay rồi vào lớp
Đánh giá hàng ngày
* Tình trạng sức khỏe: ................................................................................................
.....................................................................................................................................
* Trạng thái cảm xúc: ................................................................................................
.....................................................................................................................................
* Kiến thức kĩ năng: ...................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
* Biện pháp: ...............................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
 Ngày soạn: 19/10/2010
Ngày dạy: Thứ 5. Ngày 21/10/2010 
 HOẠT ĐỘNG: LQV TOÁN 
 ĐỀ TÀI: Nhận biết, gọi tên hình tròn, hình vuông. NDTH: - Hát: “Nào chúng ta cùng tập thể dục”
I.Mục đích yêu cầu:
+ Kiến thức:
- Trẻ có thể nhận biết và có thể gọi tên hình vuông, hình tròn.
- Dạy trẻ có thể nhận biết được hình tròn, vuông theo màu sắc và theo tên gọi.
- Bước đầu trẻ có thể biết khảo sát hình qua hoạt động: Sờ đường bao và lăn hình.
+ Kỹ năng: 
- Trẻ có thể nhận biết được hình tròn, hình vuông không phụ thuộc vào màu sắc, kích thước.
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định, biết so sánh các hình đã học với hình dạng các đồ vật trong thực tế.
+ Thái đô:
- Giáo dục trẻ có ý thức trong học tập.
II. Chuẩn bị:
+ Đồ dùng của cô:
- 1 rổ đồ dùng gồm 3 hình vuông, 3 hình tròn có màu sắc, kích thước khác nhau.
- Cô đặt 1 số đồ dùng có hình dạng giống hình tròn, hình vuông ở xung quanh lớp (Đồng hồ, đĩa tròn, tờ tranh hình vuông, hộp bánh, chén,…)
- 2 ngôi nhà có gắn hình tròn, hình vuông.
+ Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng gồm 3 hình vuông, 3 hình tròn có màu sắc, kích thước khác nhau.
+ Địa điểm: Lớp học
+ Trẻ chưa được làm quen với hình tròn, hình vuông
+ Trang phục trẻ gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Ôn tay phải, tay trái của bản thân
- Mỗi buổi sáng khi thức dậy các con thường làm gì?
- Cho trẻ hát + Vận động bài “Nào chúng ta cùng tập thể dục”
- Tập thể dục xong chúng mình làm gì?
- Các con cầm bàn chải đánh răng (Cốc) bằng tay nào?
- Khi ăn sáng thì các con cầm thìa (Bát) bằng tay nào?
=> Sau mỗi câu trẻ lời của trẻ cô khái quát lại.
=> Cô thấy các con rất giỏi cô thường cho mỗi bạn 1 rổ có nhiều đồ chơi. Để xem đó là đồ chơi gì các con về chỗ ngồi.
* Hoạt động 2: Nhận biết hình vuông, hình tròn
+ Hình vuông:
- Các con thấy trong rổ có gì?
- Bạn nào biết hình vuông chọn và giơ lên cho cô xem.
- Hình này có tên gọi là hình gì?
- Cô giới thiệu : Đây là hình vuông
- Cô đang cầm hình gì? 
- Cho trẻ chọn hình vuông theo tên gọi:
+ Hình vuông đỏ.
+ Hình vuông xanh
 + Hình vuông vàng.
=> Tất cả hình vuông xanh, vuông đỏ, vuông vàng các con đã chọn đều là hình vuông
- Cho trẻ cất hình vuông vào rổ. 
+ Hình tròn:
- Bạn nào biết hình tròn chọn và giơ lên cho cô xem
- Đây là hình gì?
- Cho cả lớp chọn hình tròn
- Cô giới thiệu : Đây là hình tròn.
- Cô đang cầm hình gì?
* Trẻ chơi chọn hình tròn theo yêu cầu:
 + Hình tròn màu xanh.
 + Hình tròn màu đỏ.
 + Hình tròn màu vàng.
=> Tất cả hình tròn xanh, tròn đỏ, tròn vàng các con đã chọn đều là hình tròn.
- Cho trẻ cất hết hình tròn vào rổ.
* TC: Thi xem ai nhanh:(Chọn hình theo yêu cầu):
+ Cô giơ hình: Hình vuông
 Hình tròn
 Hình tròn
 Hình vuông.
+ Cô gọi tên hình (Vuông, hình tròn).
+ Cô hỏi trẻ: Hình tròn, hình vuông của con màu gì?
* TC: Lăn hình
- Cho trẻ lăn hình tròn (Cô làm mẫu và cùng trẻ chơi lăn hình 3 - 4 lần, có thể cho trẻ chạy đuổi theo hình nhặt hình về)
- Hình tròn có lăn được không?
- Cho trẻ lăn hình vuông
- Hình vuông có lăn được không?
- Vì sao hình tròn lăn được, còn hình vuông không lăn được?
* Cho trẻ sờ đường bao hình vuông, hình tròn.
- Cô giải thích: Hình vuông không lăn được vì nó có góc cạnh nên bị vướng (Cô chỉ các góc của hình vuông), còn hình tròn lăn được vì có đường bao cong, tròn.(Cô chỉ theo đờng bao hình tròn)
* Cô cho trẻ quan sát xung quanh lớp, cho trẻ tìm có những đồ vật nào có hình dạng những hình đã học? nón….
* Hoạt động 4: Luyện tập.
* TC: Tìm nhà.
- Cách chơi: Xung quanh lớp có các ngôi nhà có ký hiệu là các hình vuông, tròn. Mỗi bạn cầm 1 hình mình thích lên tay vừa đi xung quanh lớp vừa hát. Khi có hiệu lệnh “Tìm nhà” thì bạn nào có hình nào thì chạy nhanh về nhà có ký hiệu hình đó.
- Luật chơi: Ai về sai phải nhảy lò cò, tìm về ngôi nhà dúng ký hiệu của mình.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô và trẻ cùng nhận xét.
- Sau mỗi lần chơi cô cho trẻ đổi hình
* Kết thúc: Cho trẻ ra chơi.
- Trẻ kể
- Hát + VĐ cùng cô
- Đánh răng
- Trẻ nói và giơ tay
- Trẻ về chỗ ngồi .
- Hình vuông, tròn
- Giơ hình
- Hình vuông 
- Hình vuông.
- Trẻ chọn và đọc hình vuông màu sắc khác nhau
- Trẻ cất hình.
- Trẻ chọn hình tròn giơ lên 
- Hình tròn.
- Hình tròn (Cả lớp, cá nhân giơ và gọi tên hình tròn 3-4 lần)
- Trẻ giơ hình và gọi tên hình tròn màu sắc khác nhau.
- Trẻ cất hình
- Trẻ chọn hình giơ lên, đồng thời nói tên hình 
- Trẻ chọn hình theo tên gọi nói tên hình và màu sắc.
- Trẻ lăn hình tròn
- Hình tròn lăn đợc.
- Hình vuông không lăn đợc
- Trẻ nói theo ý của trẻ.
- Trẻ tìm cái đĩa, vành nón, mặt đồn hồ, mặt xắc xô. mặt hộp bánh, cái khăn mùi xoa, mặt đồng hồ hình vuông…
- Trẻ nghe cô nói cách chơi, luật chơi.
- Trẻ chơi 2-3 lần. 
- Trẻ ra chơi nhẹ nhàng.
74 ĐỀ TÀI: Vận Động bài “Nào chúng ta cùng tập thể dục”
 NDKH:- Nghe hát “Thật đáng chê”
 - T.C ÂN: Ai nhanh nhất.
 - VH: Thơ “Thỏ bông bị ốm”
I. Mục đích yêu cầu:
+ Kiến thức:
- Trẻ có thể hát và vận động múa bài hát “Nào chúng ta cùng tập thể dục”.
+ Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng hát và khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ.
- Trẻ nghe cô hát và có thể hưởng ứng cùng cô.
- Trẻ biết chơi trò chơi, chơi hứng thú.
+ Thái độ: 
- Trẻ chú ý lắng nghe cô hát, hưởng ứng cùng cô.
- Giáo dục trẻ luôn giữ cho cơ thể khoẻ mạnh.
II. Chuẩn bị:
+ Đồ dùng của cô: 
- Hoa tay, ghế...
+ Đồ dùng của trẻ: Trang phục gọn gàng
+ Địa điểm: Lớp Học
+ Trẻ đã được làm quen bài hát “Nào chúng ta cùng tập thể dục”.
III. Tổ chức hoạt động:
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Gởi mở
- Cô tập trung trẻ lại gần cô.
- Cho trẻ đọc bài thơ “Thỏ bông bị ốm”.
- Các con vừa đọc bài gì?
- Vì sao thỏ bông lại bị ốm?
- Để cơ thể luôn khoẻ mạnh phải làm gì?
 => Các con ạ! Để cơ thẻ chúng mình luôn khoẻ mạnh ngoài việc ăn đầy đủ các chất, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, chúng ta cong phải tập thể dục nữa đấy. Hôm nay cô cháu mình cùng tập thể dục nhé!
*Hoạt động 2: Vận động “ Nào chúng ta cùng tập thể dục”- Thu Hiền sưu tầm
- Cô bắt nhịp cho cả lớp hát 1 lần.
- Giới thiệu: Dạy vận động múa bài “Nào chúng ta cùng tập thể dục”.
- Cô hát + Múa cho trẻ xem 1 lần
- Cho tổ, cá nhân, nhóm hát + Múa
- Cô chú ý , khuyến khích, động viên và sửa sai cho trẻ.
- Cô hỏi laị trẻ tên bài hát.
- Lớp hát + Múa lại 1 lần.
*Họat động 3: Nghe hát “Thật đáng chê”
- Các con ạ! Bạn Thỏ bông do ăn quả xanh, uống nước lã nên bị đau bụng phải đến bác sĩ và cũng có một bạn cò nữa, bạn ấy cũng ăn quả xanh và uống nước lã. Để xem điều gì xảy ra với bạn các con nghe cô hát bài “Thật đáng chê” – Lời Việt Anh
- Cô hát cho trẻ nghe 3 lần:
+ Lần 1: Hát + Giới thiệu nội dung bài hát.
+ Lần 2: Hát + Làm động tác.
+ Lần 3: Cô hát khuyến khích trẻ hưởng ứng.
* Hoạt động 4: TCÂN: “Ai nhanh nhất”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, nêu luật chơi, cách chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Cô quan sát, động viên trẻ.
* Kết thúc: Cô nhận xét, cho trẻ ra ngoài
- Đọc thơ
- Thỏ bông bị ốm
- Ăn quả xanh...
- Trẻ kể
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Quan sát
- Hát + Múa cùng cô
- Nào chúng ta cùng ...
- Lớp hát + Múa
- Trẻ lắng nghe cô hát
- Lắng nghe
- Thi đua chơi
 - Ra chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 QSCMĐ : Quan sát bầu trời
 TCVĐ: Lộn cầu vồng, trời mưa
 Chơi theo ý thích
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Trẻ có thể biết quan sát, nhận xét đặc điểm về thời tiết ngày hôm đó: Nắng hay lạnh...
- Trẻ biết dấu hiệu của thời tiết mùa thu.
- Trẻ biết cách ăn mặc hợp thời tiết...
- Trẻ có thể biết cách chơi, luật chơi của trò chơi và chơi đoàn kết.
 2. Kỹ năng: 
- Phát triển khả năng quan sát và ngôn ngữ cho trẻ.
 3. Thái độ:
- Trẻ biết giữ gìn sức khoẻ, mặc quần áo phù hợp theo mùa.
II. Chuẩn bị:
 1. Chuẩn bị của cô:
- 1 số đồ chơi: Phấn, hột hạt, vòng...
 2. Chuẩn bị của trẻ:
- Trang phục gọn gàng, tâm thế thoải mái.
III. Tổ chức hoạt động:
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cô tập trung trẻ lại: Kiểm tra sức khoẻ, trang phục, số trẻ tham gia.
2. QSCMĐ: Quan sát bầu trời
- Cô gợi mở gây sự chú ý cho trẻ.
- Cho trẻ đi thành hàng ra sân
- Các con đang đứng ở đâu?
- Các con thấy bầu trời hôm nay như thế nào?
- Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào?
- Các con phải ăn mặc như thế nào để phù hợp với thời tiết?
=> Cô khái quát lại và giáo dục trẻ: Biết giữ gìn sức khoẻ và mặc quần áo phù hợp theo mùa.
3. TCVĐ: Lộn cầu vồng, trời mưa
+ Trò chơi: Lộn cầu vồng
 - Cô dẫn dắt giới thiệu trò chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
- Cô bao quát, khuyến khích, động viên trẻ chơi.
+ Trò chơi: Trời mưa
- Cô dẫn dắt giới thiệu trò chơi
- Cô nhắc cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
- Cô bao quát, khuyến khích, động viên trẻ chơi.
 4. Chơi theo ý thích 
- Cho trẻ chơi đồ chơi ngoài trời và đồ chơi tự chọn theo từng nhóm chơi.
- Cô phân khu cho trẻ chơi.
- Trẻ chơi cô bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Cô cùng chơi với trẻ.
 5. Kết thúc: 
- Cô tập trung trẻ lại kiểm tra số trẻ.
- Cho trẻ thu dọn đồ chơi, rửa tay vào lớp.
- Xếp 3 hàng
- Trẻ đi theo hàng
- Ở sân trường
- Nhận xét
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi theo ý thích
- Trẻ chơi
- Trẻ thu dọn, rửa tay vào lớp
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 QSCMĐ: Cây rau cải
 TCVĐ: Dung dăng dung dẻ, tạo dáng
 Chơi tự do: Đu quay, cầu trượt....
I . Mục đích, yêu cầu: 
+ Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi, có thể nêu được nhận xét về một vài đặc điểm của cây rau cải (Thân, lá, ..).
- Trẻ có thể biết được ích lợi của cây rau cải.
- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi “Dung dăng dung dẻ”, “Tạo dáng”, 
+ Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ, ngôn ngữ cho trẻ.
+ Thái độ:
 - Trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây, đoàn kết trong khi chơi.
II . Chuẩn bị:
+ Đồ dùng của cô: 
- Cây cải ở vườn trường.
- 1 số đồ chơi bóng, vòng, phấn...
+ Địa điểm: Sân trường
+ Trang phục trẻ gọn gàng
+ Trẻ chưa được làm quen cây xoài
III . Tổ chức hoạt động:
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Kiểm tra trẻ
- Cô tập trung trẻ lại: Kiểm tra sức khoẻ, trang phục, số trẻ tham gia.
* Hoạt động 2: QSCMĐ: Cây rau cải
- Cho trẻ đi thành hàng ra vườn . 
- Các con xem đây là cây gì?
- Cho trẻ quan sát và nhận xét đặc điểm của cây rau cải? 
- Cây rau cải có những gì?
- Bạn nào có ý kiến khác?
- Lá cây màu gì? Như thế nào?
- Trồng cây rau cải để làm gì?
- Các con được ăn rau cải chưa?
- Bố mẹ các con thường chế biến những món ăn gì từ cây rau cải?
- Rau cải có chứa chất gì?
- Ngoài cây rau cải ra trong vườn còn có cây gì?
=> Cô khái quát lại và giáo dục trẻ: Biết tưới nước cho cây, không được bứt lá,...
* Hoạt động 3: TCVĐ: Dung dăng dung dẻ, tạo dáng
+ Trò chơi: Dung dăng dung dẻ
 - Cô dẫn dắt giới thiệu trò chơi. 
 - Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
- Cô bao quát, khuyến khích, động viên trẻ chơi.
+ Trò chơi: Tạo dáng
- Cô dẫn dắt giới thiệu trò chơi
- Cô cùng trẻ nhắc cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
- Cô bao quát, khuyến khích, động viên trẻ chơi.
* Hoạt động 4: Chơi theo ý thích 
- Cho trẻ chơi đồ chơi ngoài trời và đồ chơi tự chọn theo từng nhóm chơi.
- Cô phân khu cho trẻ chơi.
- Trẻ chơi cô bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Cô cùng chơi với trẻ.
* Kết thúc: 
- Cô tập trung trẻ lại kiểm tra số trẻ.
- Cho trẻ thu dọn đồ chơi, rửa tay vào lớp.
- Xếp 3 hàng
- Trẻ đi theo hàng
- Cây rau cải
- Nhận xét
- Trẻ kể
- Rồi ạ
- Nấu canh, luộc...
- Chất muối khoáng
- Trẻ kể
- Lắng nghe
- Trẻ chơi
- Cùng cô nhắc CC, LC
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi theo ý thích
- Trẻ chơi
- Trẻ thu dọn, rửa tay vào lớp
ĐÓNG CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN.
- Cô đàm thoại giúp trẻ nhớ lại những điều được khám phá ở chủ đề: Bản thân (Cho trẻ kể về các bộ phận trên cơ thể và tác dụng của chúng? Để cơ thể lớn lên, khoẻ mạnh và phát triển bé cần có những gì? 
- Cho trẻ biểu diễn văn nghệ, hát múa những bài hát có liên quan đến chủ đề: Mừng sinh nhật.Cái mũi, tay thơm, tay ngoan, Nào chúng ta cùng tập thể dục.
- Cho trẻ nghe lại câu truyện “ Mỗi người một việc”, đọc thơ: “Thỏ bông bị ốm….
- Cho trẻ quan sát những tranh trẻ đã vẽ. 
- Giới thiệu chủ đề mới cô cùng trẻ cất những sản phẩm, tranh ảnh của chủ đề cũ.
cùng trẻ treo những bức ảnh về gia đình.
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
Thời gian thực hiện: 4 tuần (Từ ngày: 25/10/2010 – 19/11/2010
I. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ
1. Phát triển thể chất:
* Dinh dưỡng:
- Hình thành ở trẻ ý thức và một số kỹ năng sử dụng, giữ gìn 1số đồ dùng, đồ chơi trong sinh hoạt, trong gia đình, cất dọn, sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp.…
- Trẻ có thể biết ích lợi của việc ăn uống đủ chất, làm quen với 1 số thực phẩm thông thường và các dạng chế biến. Ăn uống hợp lý, vệ sinh trong ăn uống và giấc ngủ.
- Tập luyện và giữ gìn sức khoẻ cho bản thân và ngời thân trong gia đình.
* Vận động:
- Trẻ có khả năng thực hiện các vận động bài tập phát triển chung.
- Trẻ có thể biết trườn theo hướng thẳng; ném xa bằng 1 tay, chạy nhanh 10m; tung bóng với cô.
- TCVĐ: Mèo đuổi chuột; Về đúng nhà.
2. Phát triển nhận thức:
- Trẻ kể tên các thành viên trong gia đình, công việc của mỗi thành viên trong gia đình.
- Trẻ có thể biết địa chỉ của gia đình, các kiểu nhà.
- Trẻ có thể hiểu về các nhu cầu của gia đình (Nhu cầu ăn mặc, đồ dùng, phương tiện, sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau; các hoạt động của gia đình…)
- Nhận biết 1 vài quy tắc đơn giản trong gia đình.
- Trẻ có thể biết ngày 20/11 là ngày tết của các thầy cô giáo.
- Trẻ có khả năng thể hiện tình cảm, lòng biết ơn đối với các cô giáo.
- Trẻ có khả năng nhận biết hình tam giác, hình chữ nhật; đếm đối tượng trong phạm vi 2; Tách gộp trong phạm vi 2; Xác định trên - dưới, trước – sau của bản thân.
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Trẻ có khả năng nghe hiểu, các từ chỉ tên gọi đồ vật: Bát, giường, tủ... sự vật trong gia đình.
- Trẻ có thể nghe, hiểu nội dung các câu đơn, có thể hiểu nội dung truyện “Nhổ củ cải”, đọc thơ “Cô và mẹ’. 
- Trẻ có thể bộc lộ những suy nghĩ, cảm nhận và mong muốn của mình với mọi người xung quanh qua lời nói, cử chỉ, điệu bộ...
- Biết lắng nghe và trả lời câu hỏi.
- Hình thành kỹ năng giao tiếp, chào hỏi, lễ phép lịch sự, phù hợp với gia đình, cô giáo.
4. Tình cảm – xã hội:
- Tôn trọng các thành viên trong gia đình, cô giáo...
- Nhận biết cảm xúc của ngời khác, biểu lộ cảm xúc của bản thân với các thành viên trong gia đình, cô giáo
- Biết giúp đỡ mọi người xung quanh, cô giáo.
- Hình thành 1 số kĩ năng ứng sử, tôn trọng trong gia đình, cô giáo.
5. Thẩm mỹ:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của các sự vật hiện tượng xung quanh gia đình, trong cuộc sống
- Thể hiện cảm xúc khi nghe các âm thanh trong cuộc sống, thiên nhiên, các tác phẩm âm nhạc
- Hát tự nhiên, biết vận động đơn giản theo nhạc: cả nhà thương nhau, nhà của tôi; chiếc khăn tay; cô và mẹ....
- Thích nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô: Cho co; bé quét nhà; ru con cô giáo miền xuôi...
- Hứng thú tham gia trò chơi: Ai nhanh nhất, ai đoán giỏi, nghe tiếng hát tìm đồ vật.
- Trẻ có thể vẽ, tô màu ngôi nhà, đồ dùng trong gia đình, quà tặng cô giáo. 
II. CHUẨN BỊ:
- Sưu tầm quần áo, mũ, dày dép, túi sách cũ các loại khác nhau nhưng còn đẹp (Của người lớn và trẻ em).
- Hột hạt các loại và đảm bảo an toàn.
- Tranh ảnh và đồ chơi về các loại thực phẩm: Rau, củ, quả, trứng…
- Một số thực phẩm, rau củ, quả các loại sẵn có ở địa phương
- Các loại sách báo, tạp chí cũ.
- Giấy vẽ, bút, phẩm màu, giấy màu, hồ dán, đất nặn, kéo..
- Đồ dùng đồ chơi trong gia đình: Xoong nồi, chảo, bát, đĩa..
- Tranh ảnh và đồ chơi về các đồ dùng trong gia đình: Đồ gỗ, đồ nấu ăn uống, phương tiện đi lại, phương tiện nghe nhìn…
- Túi cát, chiếu, bóng…
- Tranh minh họa bài thơ: Cô và mẹ; Tranh truyện: Nhổ củ cải…
- Các tranh về gia đình…
III. MẠNG NỘI DUNG:
- Ngày 20- 11 là ngày tết của các cô giáo.
- Công việc của cô giáo.
- Quý trọng và biết ơn cô giáo
- Các thành viên trong gia đình: Bố, mẹ, anh chị em…
- Công việc các thành viên trong gia đình.
- Họ hàng (Ông, bà, chú, dì, cô, bác…)
- Nhà: + Địa chỉ nhà; Nhà là nơi bé sống cùng gia đình; Dọn dẹp và giữ gìn nhà cửa sạch sẽ.
- Những kiểu nhà khác nhau (Nhà 1 tầng, 2 tầng, nhà ngói, nhà sàn, nhà nhiều tầng.)
- Những vật liệu khác nhau để làm nhà, Các bộ phận của nhà, vườn, sân…
- Một số nghề làm ra nhà: Thợ xây, thợ mộc…
- Đồ dùng gia đình, phương tiện đi lại của gia đình.
- Gia đình là nơi vui vẻ hạnh phúc:
Các hoạt động cùng nhau; Các ngày kỷ niệm của gia đình; Cách thức đón tiếp khách…
- Gia đình cần được ăn mặc đầy đủ: 
 ăn uống hợp vệ sinh, hợp lý, đúng giờ.
 + Các loại thực phẩm cần bữa ăn cho gia đình.
+ Học cách giữ gìn quần áo.
Nhu cầu gia đình
GĐ sống chung 1 ngôi nhà
 GIA ĐÌNH
 Gia đình tôi
Ngày hội của cô giáo
 NGÔN NGỮ 
- Nghe, hiểu các từ chỉ tên gọi, đò vật trong gđ: ti vi, xe máy, nghe hiểu các từ chỉ bố, mẹ và người thân trong gđ.
- Biết lắng nghe,đặt và trả lời câu hỏi đơn giản: Ai? Cái gì? Để làm gì?.. Thích nghe đọc thơ, kể chuyện, xem tranh về gđ, kể về sự kiên của gia đình và mọi người xung quanh.
- Nghe hiểu nội dung truyện đọc phù hợp 

File đính kèm:

  • docCĐ BẢN THÂN.doc 12 - 13.doc