Giáo án Lớp Mầm - Tháng 10

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

Đề Tài: NHÀ BẠN NÀO CAO HƠN

I.Mục Đích Yêu Cầu:

 - Trẻ nhận biết được sự khác nhau về chiều cao của 2 đối tượng, biết đặc 2 đối tượng cạnh nhau và sử dụng đúng từ cao hơn- thấp hơn khi so sánh.

 - Nhận biết được nhà 1 tầng, nhiều tầng, nhận biết hình vuông, tam giác

 - Trẻ có thái độ tích cực trong giờ học, chú ý lắng nghe cô.

II. CHUẨN BỊ:

 - Cô: Giấy màu: hình vuông, tam giác

 - Trẻ: Phấn vẽ, bài tập cho trẻ, bàn ghế, viết màu

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

  Hoạt Động 1:Ổn định:

 - Cô có hình gì đây? Màu gì? Các bạn đoán xem đây là cái gì?

 - Tiếp tục cô có hình gì? Màu gì? Cô dán phía trên, xem cô có hình gì?

 - Bạn nào lên giúp cô làm một ngôi nhà khác nhé !

 - Đố các bạn nhà nào cao hơn? Nhà nào thấp hơn? Tại sao con biết?

 

doc18 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2101 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Mầm - Tháng 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối với cháu khá cô gợi ý cho trẻ xé thật nhiều cuộn len màu để tặng mẹ.Báo sắp hết giờ.
v Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm:
- Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm
- Cô cùng trẻ nhận xét bài của trẻ của bạn: Con thích sản phẩm nào? Vì sao?
Kết thúc: nhận xét- tuyên dương: Cô thấy các bạn vẽ rất nhiều cuộn len đủ loại màu sắc khác nhau rất đẹp, vậy là ta có thể làm một món quà thật dễ thương để tặng mẹ rồi đấy.
* Hoạt động nối tiếp: Cho cháu tô màu tranh chủ điểm
* Đánh giá: 
Thứ ngày tháng 10 năm 2009
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
Đề tài : Vận động minh họa: ĐI HỌC VỀ
Nghe hát: CẢ NHÀ THƯƠNG NHAU
I. Mục Đích Yêu Cầu:
 - Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, thuộc bài, hiểu nội dung bài và biết vận động các động tác múa minh họa 
 - Trẻ vận động múa minh họa tự tin mềm dẻo
 - Trẻ hứng thú tham gia biểu diễn, biết vâng lời, yêu thương cha mẹ
II. Chuẩn Bị:
 - Đĩa nhạc bài: “Cả nhà thương nhau”, dụng cụ âm nhạc, máy hát
 - Chổ ngồi phù hợp cho trẻ
III. Tổ Chức Hoạt Động:
 v Hoạt động 1: Ổn định:
 - Cô trò chuyện với trẻ: Mỗi buổi sáng ai đưa bạn đến trường? Vậy còn buổi chiều ai rước bạn? Khi đi học về, bạn gặp người lớn thì phải làm gì?
 - À, đúng rồi, mình đi học ở lớp cô giáo dạy là phải thưa mọi người trước khi đến trường, vào lớp thì phải biết thưa cô, và khi về cũng vậy. Như thế mới gọi là ngoan.
 - Hôm nay cô có một bài hát cũng nói về thái độ lễ phép này và cô muốn dạy các bạn vận động động, các bạn có thích không?
 v Hoạt động 2: Vận động minh họa: “ Đi Học Về”
 - Cô xướng âm “la” một đoạn cho cháu đoán tên bài hát, tên tác giả.
 - Cô vận động mẫu lần 1: Không giải thích
 - Cô vận động mẫu lần 2: kết hợp giải thích
 + Động tác 1: “ Đi họcvề”.Hai tay vung tự nhiên, chân giậm đều theo nhịp bài hát 
 + Động tác 2: “ Em, cha mẹ”. Khoanh tay trước ngực cúi đầu
 + Động tác 3: “Ba emngoan”. 1 tay chỉ nhẹ về trước
 + Động tác 4: “ Mẹem”. 2 tay ôm trước ngực, sau đó chỉ 2 ngí trỏ lên má
 - Cô hát và vận động lại 1 lần cho trẻ xem. Cô vừa vận động cho các bạn xem bài gì? Sáng tác của ai?
 - Cho cả lớp hát và vận động cùng cô 3-4 lần. Cô chú ý sửa sai kịp thời
 - Mời từng tổ hát và vận động
 - Mời nhóm bạn trái/ Bạn gái
 - Mời 1 trẻ khá lên vừa hát vừa vận động.
 - Gợi hỏ tên bài, tác giả
 w Nghe hát: “Cả Nhà Thương Nhau”
 - Cô thấy các bạn vừa hát vừa vận động rất giỏi, nếu như có ba mẹ các bạn ở đây chắc là ba mẹ vui lắm, nhưng không sao, chiều nay về nhà các bạn hãy vận động lại cho ba mẹ xem, chắc ba mẹ các bạn cũng rất vui.
- Bây giờ cô sẽ có 1 bài hát nói về tình yêu thương của cả nhà dành cho nhau, các bạn có muốn nghe không?
- Cô hát 1 lần
- Cô đố các bạn, bạn nào biết bài hát vừa rồi có tên gì? Tác giả của ai?
- Cô hát lần 2 kết hợp gõ đệm
- Lần 3 kết hợp cho trẻ xem băng đĩa, khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô
 v Hoạt động 3: Nhận xét+ kết thúc:
 * Hoạt động nối tiếp: Tổ chức cho cháu hát múa những bài bài hát đã học ở góc âm nhạc
 * Đánh giá: 
Thứ ngày tháng 10 năm 2009
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Đề Tài: VẼ CON LẬT ĐẬT
I.MĐYC:
- Trẻ biết được vẽ con lật đật từ những hình tròn to, nhỏ
- Rèn kỹ năng vẽ hình tròn to, nhỏ, biết cách cầm bút
- Trẻ có thái độ tích cực trong giờ học, biết giữ gìn sản phẩm làm ra
II. CHUẨN BỊ:
- Cô: Mẫu của cô: tranh con lật đật, hộp quà có tranh con lật đật
- Trẻ: Giấy màu cắt sẵn, bút sáp, chổ ngồi phù hợp
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
v Hoạt động 1: Ổn định:
- Cô cùng trẻ hát múa bài Chiếc khăn tay.
- Có tiếng gõ cửa, cô chạy ra, nhận 1 hộp quà.
- Các bạn ơi, lớp chúng ta có người tặng quà nè, 1 hộp quà thật xinh đẹp, các bạn muốn biết trong hộp quà này này có gì không? Cô mời 1 trẻ lên gở món quà ra và cả lớp đếm 1, 2, 3 trẻ lấy quà ra.
- Ồ, đây là gì, các bạn biết không?( con lật đật), để cô xem còn có gì nữa không nhé. Các bạn ơi, còn có 1 lá thư nữa nè. Để cô đọc xem là của ai nhé.( cô đọc thầm)
- Các bạn có biết ai đã tặng quà cho lớp mình không? Đó chính là “ Cậu bé mũi dài đấy”. Cậu bé mũi dài biết được lớp chúng ta học rất ngoan, nên cậu bé mũi dài đã tặng quà cho lớp mình đấy, các bạn có vui không? À, còn 1 chuyện nữa cô quên nói với các bạn, đó là bạn Gấu con bị bệnh vì vậy cô muốn các bạn chiều nay học xong sẽ đi thăm bạn Gấu con, các bạn có đồng ý không? Cô biết là bạn Gấu con rất thích chơi con lật đật hay là chúng ta sẽ vẽ con lật để tặng bạn Gấu con, chúc bạn Gấu con mau hết bệnh, các bạn có thích không?
v Hoạt động 2 * Xem mẫu, hướng dẫn :
- Trời tối, trời sáng. Cô có tranh gì đây?( con lật đật)
- Đầu con lật đật cô vẽ hình gì?( hình tròn nhỏ), thân con lật đât là hình gì?( hình tròn to nhất), hai tay là hình tròn nhỏ nhất. các bạn có thấy tranh con lật đật còn thiếu gì nữa không?( mắt, mũi, miệng) sau đó cô vẽ mắt mũi miệng
 * Hướng dẫn:- Các bạn sẽ cầm bút tay nào( Tay phải), Tay trái sẽ giữ giấy. Đầu tiên, các bạn sẽ vẽ đầu con lật ở giữa trang giấy, cô vẽ hình gì?( Hình tròn). Tiếp theo cô vẽ thân con lật đật, cũng là hình tròn nhưng lớn hơn và ở phíc dưới hình tròn kia. Cô vẽ 2 tay con lật ở 2 bên là 2 hình tròn nhỏ. Sau đó cô vẽ mắt, mũi, miệng. Để con lật đật thêm xinh đẹp, thì chúng ta sẽ làm gì?( Tô màu)
- Bay giờ cô mời các các bạn vào chổ ngồi để vẽ con lật đật thật xinh đạp nhé.
v Hoạt động 3: Cháu thực hiện:
- Cô quan sát cháu thực hiện, nhắc tư thế ngồi, cầm bút. Đối với cháu yếu cô gợi hỏi kỹ năng vẽ, có thể làm mẫu lại cho trẻ xem, đối với cháu khá cô gợi ý cho trẻ có sáng tạo cho bức tranh.Báo sắp hết giờ.
v Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm:
- Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm
- Cô cùng trẻ nhận xét bài của trẻ của bạn: Con thích sản phẩm nào? Vì sao?
Kết thúc: nhận xét- tuyên dương: Cô thấy các bạn vẽ rất đẹp, nhưng lần sau hãy vẽ đẹp hơn nữa nhé. Vậy là chiều nay chúng ta sẽ mang những hình con lật này đến tặng bạn Gấu con nhé các bạn.
* Hoạt động nối tiếp: Tổ chức cho trẻ tô màu tranh chủ điểm ở góc tạo hình
* Đánh giá: 
Thứ ngày tháng 10 năm 2009
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Đề Tài: CÔ BÉ QUÀNG KHĂN ĐỎ
I.MĐYC:
- Trẻ phân biệt được các nhân vật khác nhau qua giọng điệu,biết phối hợp cùng cô để kể lại truyện. hiểu nội dung gd của truyện: “vâng lời ba mẹ”
- Nhận biết hình tam giác, hình tròn
- Trẻ chú ý nghe cô, lắng nghe trong giờ học
II. CHUẨN BỊ:
- Cô: sân khấu, rối qye
- Trẻ: hình gia đình của bé, thăm có hình tròn, hình tam giác
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
v Hoạt động 1:Ổn định::
- Cho trẻ xem hình: Hi2ng của gia đình ai? Có những ai? Là gia đình phải như thế nào?
- Có một câu chuyện nói về một cô bé không vâng lời mẹ, các con hãy đoán xem chuyện gì xảy ra với cô bé nhé!
 v Hoạt động 2:Kể chuyện “ Cô bé quàng khăn đỏ”
- Cô kể lần 1: + Các con có biết câu chuyện có tên gì không? 
 + Chuyện gì xảy ra khi cô bé không vâng lời mẹ?
- Cô kể lần 2 thật chi tiết kết hợp sử dụng rối que.
 * Đàm thoại:
- Trong câu chuyện có ai? Trước khi đi mẹ dặn cô bé đi đường nào? 
- Tại sao cô bé thích đi đường vòng qua rừng? Cô bé đã nói gì với sói?
- Ai đã giả bà ngoại để đánh lừa cô bé? Chuyện gì xảy ra với hai bà cháu?
- Ai đã cứu hai bà cháu? Và cứu bằng cách nào?
 *Thể hiện nhân vật:
- Cô muốn biết nhân vật sói như thế nào? Giọng của sói ra sao?
- Gọng của cô bé như thế nào?
- Chúng ta cùng chơi đóng vai nhân vật ở đoạn sói giả làm bà nhé!
- Cô muốn các bạn chia làm 2 nhóm: nhóm bạn trai và nhóm bạn gái.
- Bốc thăm: Hình tròn sẽ đóng vai sói, tam giác sẽ đóng vai cô bé.
 *Củng cố: + Trong câu chuyện cô bé quàng khăn đỏ có ngoan không? Tại sao?
 + Các con có bắt chước cô bé không? Với ba mẹ các con phải như thế nào?
 v Hoạt động 3: Kết thúc: nhận xét- tuyên dương
* Hoạt động nối tiếp: Tổ chức cho cháu đóng kịch nhân vật trong truyện ở góc phân vai
* Đánh giá: 
Thứ ngày tháng 10 năm 2009
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề Tài: NHÀ BẠN NÀO CAO HƠN
I.Mục Đích Yêu Cầu:
 - Trẻ nhận biết được sự khác nhau về chiều cao của 2 đối tượng, biết đặc 2 đối tượng cạnh nhau và sử dụng đúng từ cao hơn- thấp hơn khi so sánh.
 - Nhận biết được nhà 1 tầng, nhiều tầng, nhận biết hình vuông, tam giác
 - Trẻ có thái độ tích cực trong giờ học, chú ý lắng nghe cô.
II. CHUẨN BỊ:
 - Cô: Giấy màu: hình vuông, tam giác
 - Trẻ: Phấn vẽ, bài tập cho trẻ, bàn ghế, viết màu
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 w Hoạt Động 1:Ổn định:
 - Cô có hình gì đây? Màu gì? Các bạn đoán xem đây là cái gì?
 - Tiếp tục cô có hình gì? Màu gì? Cô dán phía trên, xem cô có hình gì?
 - Bạn nào lên giúp cô làm một ngôi nhà khác nhé !
 - Đố các bạn nhà nào cao hơn? Nhà nào thấp hơn? Tại sao con biết?
 w Hoạt độgn 2: So sánh cao hơn- thấp hơn:
 - Chọn cho cô nhà có 1 tầng
 - Chọn tiếp cho cô nhà có 2 tầng đặt cạnh bên nhà 1 tầng
 - Nhà nào cao hơn nhà nào thấp hơn?
 - Cô gọi 2 bạn đến đứng gần nhau.
 - Bạn nào cao hơn? 
 - Bạn nào thấp hơn?
 w Hoạt độgn 3: Luyện tập: 
 - Cho mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi và yêu cầu:
 + Chọn nhà thấp hơn
 + Chọn nhà cao hơn
 - Chia nhóm để trẻ tự so sánh chiều cao với nhau bằng cách đánh dấu lên tường
 - Tô màu con vật cao hơn
Kết thúc: nhận xét- tuyên dương
* Hoạt động nối tiếp: 
* Đánh giá: 
Thứ ngày tháng10 năm 2009
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Đề Tài: BÉ ĐI CHẠY VÀ LÀM THEO NGƯỜI DẪN ĐẦU
I.MĐYC:
 - Trẻ biết cách tham gia vào hoạt động, nhậ ra đực người làm thuyền trưởng và vận động của thuyền trưởng.
Thực hiện theo “thuyền trưởng”
 Nhận đúng màu cờ để thực hiện.
II.CHUẨN BỊ: 
Cô: mão
Trẻ: Cờ: xanh, đỏ, vàng
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
v Hoạt động 1: Khởi động: 
- Cho trẻ đi, chạy theo cô, đi kết hợp liền chân sau đó đứng thành vòng tròn.
 v Hoạt động 2: Trọng động :
 * Bài tập phát triển chung:
- Tay: Xoay cổ tay( 2 lần)
- Chân: Giậm chân tại chỗ( 4 lần)
- BL: Gió thổi cây nghiêng( 2 lần)
- Bật: tại chỗ
 * Vận động cơ bản: “ Đi chạy và làm theo người dẫn đầu”
 TC: “ Làm theo thuyền trưởng”
- Người thuyền trưởng sẽ được đội 1 mão, các bạn còn lại sẽ đi nối theo sau lưng, và khi người thuyền trưởng làm gì thì các bạn sẽ làm theo.
 + Cô “ làm thuyền trưởng” và hướng dẫn các bạn chơi
 + Cô đổi 2,3 thuyền trưởng
 + Chia nhóm bạn trai, bạn gái cho trẻ chơi
*TCVĐ: 
 - Giới thiệu và hướng dẫn trẻ chơi
- Cho trẻ chơi thử 1 lần
- Tiến hành chơi theo hướng dẫn
v Hoạt động 3: Hồi tĩnh: Cho cháu đi hít thở nhẹ nhàng
* Hoạt động nối tiếp: 
* Đánh giá: 
Thứ ngày tháng 10 năm 2009
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
Đề Tài: Dạy Hát: RỬA MẶT NHƯ MÈO
Nghe Hát: Biết Vâng Lời Mẹ
Vận Động Theo Nhạc: Một Đoàn Tàu
I. Mục Đích Yêu Cầu:
 - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát
 - Cháu hát diễn cảm, đúng giai điệu, phát âm đúng từ “ meo meo”, biết cầm vòng làm vô lăng lái tàu
 - Trẻ hứng thú với giờ học, biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ,vâng lời ông bà cha mẹ, yêu quý con vật nuôi trong gia đình
II. Chuẩn Bị:
 - Băng đĩa nhạc, dụng cụ âm nhạc, tranh con mèo
 - Mũ mèo, vòng
III. Tổ Chức Hoạt Động:
 w Hoạt Động 1:Ổn Định: 
 - Cô đâu?. Trẻ chạy đến cô, hôm nay cô có 1 bức tranh về 1 con vật, các bạn xem giúp cô đó là con vật gì nhé! Trời tối/ Trời sáng. Cô có bức tranh gì đây? (con mèo)
 - Bạn nào biết con mèo sống ở đâu? ( Sống trong gia đình)
 - Mèo kêu như thế nào? (Meo meo)
 w Hoạt Động 2: Dạy Hát: “Rửa mặt như mèo”- Tác giả: Hàn Ngọc Bích
 - Hôm nay cô sẽ dạy các bạn 1 bài hát nói về 1 bạn mèo, không biết bạn mèo này có ngoan không, các bạn hãy lắng nghe và cho cô biết nhé.
 - Cô hát lần 1:diễn cảm
 + Cô vừa hát bài hát gì? Tác giả của ai? Và bạn mèo này có được mẹ yêu không?
 + bây giờ cô sẽ hát cho lớp mình nghe 1 lần nữa nhé!
 - Cô hát lần 2
 + Cô giảng nội dung: Các bạn biết không, bạn mèo trong bài hát rất lười, không chịu rửa mặt nên đã bị đau mắt và không được mẹ yêu đâu các bạn ạ.
 - Bây giờ cô mời các bạn cùng hát lại bài này nhé!( hát 3 lần)
 - Các bạn vừa hát bài gì? Tác giả của ai?
 - Cô muốn cả lớp ta cùng hát lại bài này nào!
 - Cô mời từng tổ hát (1 lần)
 - Mời nhóm 3,4 cháu ( 1 lần)
 - Mời cá nhân ( 1 lần)
 - Qua bài hát này, các ab5n thấy bạn mèo có ngoan không?
 - À, bạn mèo không vâng lời mẹ nên đã bị đau mắt. Vậy thì các bạn không bắt chước bạn mèo, mà phải biết vâng lời ông bà cha mẹ, rửa mặt bằng khăn sạch sau khi ngủ dậy, và khi mặt bẩn nhé!
 Ÿ Nghe hát: “Biết vâng lời mẹ”- Tác giả: Minh Khang
 - Nảy giờ các bạn học rất ngoan, cô sẽ hát tặng các bạn 1 bài hát nhé ! Đó là bài: Biết Vâng Lời Mẹ- Tác giả: Minh Khang
 - Cô hát cho trẻ nghe 2 lần
 - Cô vừa hát bài gì? Tác giả của ai?
 - Bây giờ cô muốn các bạn cùng cô hát lại bài ày nhé! ( trẻ hát 1 lần)
 Ÿ Vận Động Theo Nhạc: Một Đoàn Tàu
 - Cô thấy hôm nay lớp mình học rất ngoan, cô muốn cho các bạn thử làm những chú lái tàu để mình cùng nhau đi chơi nhé !
 - Các bạn chú ý hãy đi đúng phần đường của mình nha.
 - Trẻ vừa hát vừa vận động bài “ Một Đoàn Tàu” ( 3 lần)
 w Hoạt Động 3: Nhận xét kết thúc
 * Hoạt động nối tiếp: Cho trẻ hát vận động những bài hát vừa học vào góc âm nhạc
 * Đánh giá: 
Thứ ngày tháng 10 năm 2009
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Đề Tài: Truyện: “ CẬU BÉ MŨI DÀI”
 I.Mục Đích Yêu Cầu:
 -Trẻ nhớ tên truyện, các nhân vật trong truyện
 -Trẻ hiểu nội dung truyện, trả lời được câu hỏi của cô
 -Trẻ hứng thú nghe truyện
II. Chuẩn Bị: 
- Bộ tranh truyện gồm 4 tranh:
+ Tranh 1: Cậu bé mũi dà ra vườn hoa và nhìn thấy cái cây
+ Tranh 2: Ong vàng nói chuyện với cậu bé mũi dài
+ Tranh 3: Chim họa mi nói chuyện với cậu bé mũi dài
+ Tranh 4: Các cô hoa nói chuyện với cậu bé mũi dài
- Rối dẹt nhân vật cậu bé mũi dài, 1 con chim, 1 con ong
- Chổ ngồi thích hợp
III. Tổ Chức Hoạt Động:
v Hoạt Động 1: Ổn Định:
- Trò chơi: Kết bạn! kết bạn!/ bạn gì! Bạn gì!
- Kết cho cô 2 bạn gái thành 1 nhóm, 2 bạn trai thành 1 nhóm.
- Bây giờ hãy nhìn vào khuôn mặt của bạn và nói cho cô biết cái gì ở giữa khuôn mặt?( Cái mũi).Cái mũi dùng để làm gì?( để thở, ngửi)
- Hôm nay cô cũng có 1 câu chuyện nói về 1 cậu bé có cái mũi rất đặc biệt, các bạn có muốn nghe không? Vậy thì cô sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện “ Cậu Bé Mũi Dài”, các bạn chú ý lắng nghe nhé!
- Cho trẻ nhắc lại tên truyện
v Hoạt Động 2: Cô kể
 Ÿ Lần 1: cô kể kết hợp sử dụng tranh minh họa
- Đàm thoại:
 + Cô vừa kể chuyện gì?
 + Trong truyện có những nhân vật nào?
 Ÿ Lần 2: Kể trích dẫn:
- Cô kể từ đầu đến “hoa đẹp”, cô hỏi trẻ: Cậu bé còn nhìn thấy gì nữa?( Cây táo)
- Thấy cây táo cậu bé làm gì?( Trèo lên cây)
- Vì sao cậu bé không trèo được?( vướng cái mũi dài)
- Bực quá, cậu nói gì? “ Ước gì cái mũi của tôi biến mất. cành hoa”. Nghe thấy thế Ong đã nói gì với Mũi Dài?( tại sao.khác nhau”
- Chim họa mi đã nói gì với Mũi Dài?
- “ Các cô hoa.tôi được”
- “ Cậu bé Mũi Dài nghe xongvứt chúng đi nữa”
 Ÿ Lần 3: Sử dụng rối dẹt
v Hoạt Động 3: Nhận xét kết thúc
* Hoạt động nối tiếp: Cho cháu tô màu tranh chủ điểm
* Đánh giá: 
Thứ ngày tháng 10 năm 2009
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Đề Tài: TRÊN MẶT BÉ CÓ GÌ?
I. Mục Đích Yêu Cầu:
 - Trẻ biết tên, công dụng các bộ phận trên mặt, biết giữ gìn vệ sinh các bộ phận trên cơ thể
 - Trẻ biết trả lời các câu hỏi do cô đặc ra
 - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
II. Chuẩn Bị: 
 - Tranh khuôn mặt, trống lắc
III. Tổ Chức Hoạt Động:
 wHoạt động 1: Ổn định:
 - Trò chơi trời tối, trời sáng
 - Cô có tranh gì đây? Khuôn mặt bé gái. Cô treo tranh lên
 - Con nhìn thấy gì trên khuôn mặt này.( mắt, mũi, miệng)
 - Có mấy cái mắt? ( 2 cái mắt), mấy cái mũi? ( 1 cái mũi ), mấy cái miệng? ( 1 cái miệng)
 wHoạt động 2: Cung cấp kiến thức:
 * Mắt:
 - Các bạn thử nhìn mắt bạn mình xem xung quanh mắt là gì? ( lông mày và lông mi). Các bạn biết không lông mày và lông mi giúp chúng ta tránh khỏi bụi bẩn không vào mắt của mình đấy
 * Mũi:
 - Bây giờ các bạn nhìn khuôn mặt bạn mình xem, cái gì ở giữa khuôn mặt? ( cái mũi)
 - Cái mũi dùng để làm gì? ( thở, ngửi)
 * Miệng:
 - Thế ở dưới cái mũi là gì? ( cái miệng) 
 - Miệng dùng để làm gì? ( để ăn, uống, nói, hát cười)
 * Tai:
 - Bây giờ các bạn hãy sờ tay lên 2 bên như cô – Cô làm mẫu sờ tay lên 2 tai- Các bạn sờ được gì? ( 2 tai)
 - Tai dùng để làm gì? ( để nghe..)
 è Bây giờ bạn nào cho cô biết trên khuôn mặt chúng ta có những bộ phận nào?( mắt, mũi, miệng, tai). 
 + Có mấy mắt? (2 mắt), mấy mũi? ( 1 cái mũi), mấy cái miệng? ( 1 cái miệng), mấy cái tai ở 2 bên? ( 2 cái tai)
 + Để giữ gìn vệ sinh cho các bộ phận này, thì chúng ta sẽ làm gì? ( phải đáng răng, rửa mặt sạch sẽ)
- Nào bây giờ lớp chúng ta cùng nhau vận động bài: “ Cùng nhau tập thể dục” nhé.
- Tổ chức cho cháu vận động 2, 3 lần
w Hoạt động 3: Nhận xét kết thúc: 
 * Hoạt động nối tiếp: Cho trẻ hát vận động những bài hát vừa học vào góc âm nhạc
 * Đánh giá: 
Thứ ngày tháng 10 năm 2009
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Đề Tài: Thơ: ONG VÀ BƯỚM
I.Mục Đích Yêu Cầu:
 - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ
 - Trẻ thuộc thơ, đọc diễn cảm
 - Tham gia đọc thơ cùng cô, bạn, biết vâng lời bố mẹ.
II. Chuẩn bị:
- Tranh thơ, mũ nhân vật: Ong và Bướm, đĩa nhạc
 - Chổ ngồi phù hợp cho trẻ
III. Tổ Chức Hoạt Động:
 w Hoạt động 1: Ổn định:
- Cô và trẻ vừa đi vừa hát bài: “ Kìa con bướm vàng”
- Cô và bạn vừa hát bài gì? Trong bài hát nói về con vật gì?
- Con bướm biết bay không? Ngoài bướm ra con còn biết con vật gì biết bay nữa? (Trẻ kể theo hiểu biết)
- À, ngoài bướm còn rất nhiều con vật biết bay như: con chim, con ong, con chuồn chuồn,Nhưng hôm nay cô có 1 bài thơ đặc biệt nói về 2 con vật biết bay, các bạn muốn biết 2 con vật đó là gì không? Muốn biết cô mời các bạn nghe cô đọc thơ nhé.
w Hoạt động 2: Cô đọc thơ, đàm thoại:
- Cô đọc lần 1: Không tranh
- Cô vừa đọc bài thơ gì? Ai sáng tác?
 - Cô đọc lần 2: Có tranh
 - Trong bài thơ có những nhân vật nào?
 - Bạn nào ngoan hơn? Vì sao?
 - Cô đọc lần 3
 + Ong và bướm gặp nhau ở đâu?
 + Bướm muốn rủ Ong đi đâu?
 + Ong trả lời Bướm như thế nào?
 - Bay giờ cô mời các bạn cùng cô đọc thật diễn cảm bài này nhé.
 w Hoạt động 3: Trẻ đọc thơ:
 - Cả lớp đọc, cô chú ý trẻ: Đọc chậm rãi, vừa phải, chú ý nhấn vào các từ: lượn, bay vội, đi chơi, dặn.
 - Tổ đọc
 - Nhóm đọc, nhóm bạn trai, nhóm bạn gái
 - Cá nhân trẻ đọc
 - Cô giải thích: Các bạn biết không, Ong thường hút nhụy hoa làm mật ngọt cho con người, còn Bướm suốt ngày rong chơi, không biết vâng lời mẹ.
 - Giáo dục: Còn các bạn thì sao? Muốn bắt chước bạn Ong hay Bướm?. 
 - À, chúng ta muốn trở thành bé ngoan thì phải như thế nào?( Vâng lời cha mẹ..)
w Hoạt động 4: Kết thúc: nhận xét- tuyên dương
* Hoạt động nối tiếp: Cho trẻ tô màu con vật yêu thích
* Đánh giá: 
Thứ ngày tháng 10 năm 2009
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Đề Tài: Truyện: “GẤU CON BÉO TRÒN”
I.Mục Đích Yêu Cầu:
 - Trẻ nhớ tên truyện, các nhân vật trong truyện
 - Trẻ biết chú ý nghe cô kể
 - Giáo dục trẻ yêu thích luyện tập thể dục thể thao để có sức khỏe tốt
II. Chuẩn bị:
- Tranh truyện, rối dẹt, que chỉ
- Chổ ngồi phù hợp cho trẻ
III. Tổ Chức Hoạt Động:
 w Hoạt động 1: Ổn định:
- Mỗi buổi sáng đến trường các bạn cô chó các bạn làm gì?( Tập thể dục). Tập thể dục để làm gì, ai biết?( trẻ trả lời theo hiểu biết)
- À, mỗi buổi sáng chúng ta tập thể dục để cho có sức khỏe tốt, sức khỏe rất quan trong đối với mỗi người. Các bạn nhỏ chúng ta có muốn thông minh, hoạc giỏi không? Nếu vậy thò hãy siêng năng tập thể dục nhé.
- Nhưng các bạn biết không có một bạn Gấu chỉ thích ăn, thích ngủ, không chịu tập thể dục, lười vận động, nên người cứ béo tròn. Các bạn có muốn nghe cô kể chuyện về bạn Gấu này không?
w Hoạt động 2: Cô kể chuyện
 - Câu chuyện có tên là “ Gấu con béo tròn”- Trẻ nhắc lại tên truyện
 - Cô kể lần 1: diễn cảm,kế hợp tranh
 + Cô vừa kể chuyện gì?( “Gấu con béo tròn”)
 + Trong truyện có những ai?( Khỉ đuôi dài, Thỏ con, Gấu con)
 - Cô kể lần 2: Kể trích dẫn:
 + Sáng chủ nhật Gấu con vào rừng chơi, gặp Khỉ đuôi dài, Khỉ rủ Gấu làm gì( Rủ Gấu leo cây)
 + Gấu cứ loay hoay mà không trèo lên được, lúc đó Khỉ đã làm gì giúp Gấu( Thả cái đuôi dài xuống)
 + Gấu kiễng chân, vươn mình lên nhưng không thể nào với được cái đuôi của Khỉ. Gấu con buồn lắm. Và ai đã rủ Gấu con chạy thi?( Bạn Thỏ)
 + Ai đã giành chiến thắng? ( Thỏ). Vì sao Gấu chạy thua?( Chạy c

File đính kèm:

  • docGA. Tháng 10 năm 2009.doc
Giáo án liên quan