Giáo án Lớp Mầm - Chủ điểm: Quê hương – đất nước – Bác Hồ

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY

Thứ 4 ngày 11 tháng 4 năm 2012

A. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY :

I. ĐÓN TRẺ :

Trò chuyên về chủ điểm :

- Cô giáo vệ sinh lớp học sạch sẽ, đón trẻ vào lớp với khuôn mặt niềm nở, trò chuyện về chủ đề

- Hướng trẻ về các góc chơi của lớp.

- Điểm danh : Theo dõi sỉ số chuyên cần của trẻ và động thời để trẻ biết tên nhau quan tâm lẫn nhau.

II. THỂ DỤC SÁNG :

- Tập theo lời bài hát : Em yêu thủ đô

 

doc74 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2101 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Mầm - Chủ điểm: Quê hương – đất nước – Bác Hồ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạc và tập nhịp nhàng theo cô các động tác của bài tập phát triển chung.
- Động tác cơ hô hấp: Thổi nơ
- Động tác tay: Hai tay đưa ngang, gập bàn tay sau gáy.
- Động tác chân: Đứng đưa chân ra trước rồi giơ lên cao.
- Động tác bụng lườn: Hai tay đưa lên cao, cúi gập người về phía trước, tay chạm bàn chân
- Động tác bật nhảy: Bật tách khép chân
Bước 2 : Hồi tĩnh
- Trẻ vung tay, thả lỏng, hít thở nhẹ nhàng.
- Cô nhận xét, khen ngợi trẻ.
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI :
1. Mục đích – yêu cầu :
- Trẻ được tắm nắng và hít thở không khí trong lành, thoã mãn nhu cầu vận động của trẻ.
- Trẻ được quan sát thời tiết, cây cối, thiên nhiên và quang cảnh xung quanh sân trường.
- Trẻ được ôn một số kiến thức đã học, làm quen một số kiến thức mới và chơi các trò chơi vận động.
2. Chuẩn bị :
- Sân chơi sạch sẽ, một số đồ dùng, đồ chơi ngoài trời.
3. Thực hiện :
Trước khi ra sân, cô điểm danh trẻ, kiểm tra sĩ số, dặn dò trẻ trước khi ra sân, yêu cầu trẻ nhắc lại.
3.1 Hoạt động có chủ đích :
a. Quan sát thời tiết, cây cối, thiên nhiên trong sân trường.
- Cô cho trẻ vừa đi dạo vừa hát bài “Quê hương tươi đẹp”, hướng trẻ quan sát và trả lời các câu hỏi:
- Thời tiết hôm nay như thế nào? 
- Trời nắng hay trời mưa? 
- Các con phải mặc quần áo như thế nào?
- Vì sao các con phải mặc như vậy?
b. Trò chuyện với trẻ về “Đất nước Việt Nam diệu kì”
3.2. Trò chơi :
a. Trò chơi vận động : Ô tô và chim sẻ
- Luật chơi: Khi nghe thấy tiếng còi ô tô kêu: “Bim, bim”. Trẻ phải nhảy tránh sang hai bên đường.
- Cách chơi:
- Cô quy định chổ chơi ở giữa sân chơi, vẽ hai cạnh đường giới hạn làm đường ô tô, hai bên là vỉa hè.
- Cô cầm vòng tròn xoay xoay giả làm động tác lái ô tô, trẻ giả làm chim sẻ. 
- Các con chim sẽ phải nhảy kiếm ăn trên mặt đường, vừa nhảy thỉnh thoảng ngồi xuống giả vờ mổ thóc ăn.
- Cô giả tiếng ô tô kêu “bim, bim” và chạy đến. Chim sẻ (trẻ chơi) phải nhanh chân bay (chạy) nhanh lên các vòm cây bên đường (ra ngoài lấn cả đường chạy của ô tô).
- Khi ô tô đã chạy qua rồi, chim sẻ lại xuống đường vừa nhảy vừa mổ thóc ăn.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi:
- Cô nhận xét kết quả chơi, tuyên dương trẻ.
b. Trò chơi dân gian, tự do :
- Cô giới thiệu và hướng dẫn trò chơi dân gian “Lộn cầu vồng”:
*Cách chơi : Từng đôi 1 đứng cầm tay nhau vừa đọc lời thơ vừa vung tay sang 2 bên theo nhịp. Cứ dứt mỗi tiếng, trẻ lại vung tay sang một bên. “ Lộn cầu vòng, nước trong nước chảy, có cô mười bảy, có chị mười ba, hai chị em ta cùng lộn cầu vồng”. Đọc đến tiếng cuối cùng thì cả hai cùng chui qua tay về một phía, quay lưng vào nhau, tay vẫn nắm chặt rồi hạ xuống dưới., tiếp tục vừa đọc vừa vung tay.
- Cô giới thiệu một số đồ chơi và hướng dẫn trẻ chơi như Chong chóng, nhặt lá xếp hình.
4.Kết thúc: Cô tập trung trẻ, kiễm tra sĩ số, nhận xét và cho trẻ đi nhẹ nhàng vào lớp.
VI. HOẠT DỘNG CHUNG :
HOẠT ĐỘNG : THỂ DỤC 
BÀI : CHẠY THAY ĐỔI HƯỚNG THEO ĐƯỜNG DÍCH DẮC
I. Mục đích yêu cầu : 
- Biết phối hợp tay chân nhịp nhàng khi chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc. 
- Biết chăm sóc, rèn luyện cơ thể và vệ sinh sạch sẽ.
- Biết chơi các trò chơi
II. CHUẨN BỊ :
- Sân tập sạch sẽ.
- Ghế thể dục.
III. Phương pháp : Trực quan và thực hành
IV. Tiến hành hoạt động :
Mở đầu hoạt động :
- Cô trò chuyện về chủ điểm, về mùa xuân tây nguyên .
Hoạt động 1 : Khởi động.
- Cô cho trẻ đi vòng tròn, đi các kiểu chân,chạy nhanh,chậm dần và xếp thành 2 hàng ngang.
Hoạt động 2 : Trọng động.
* Bài tập phát triển chung:
+ Tay vai : Đưa tay ra trước,lên cao.
+ Bụng lườn : Tay chống hông, quay người sang hai bên.
+ Chân : Đưa lần lượt từng chân ra trước, ra sau.
+ Bật : tách chân, khép chân.
- Vận động cơ bản :
* Hôm nay cô dạy cho các con cách chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc.
- Cô làm mẫu : 
- Phân tích động tác: đứng thẳng, hai tay thả xuôi tự nhiên sau đó cô chạy theo đường dích dắc khi có hiệu lệnh của còi thì thay đổi hướng quay trở về điểm xuất phát nếu không có thì chạy hết đường dích dắc rồi chạy quay lại điểm xuất phát. Rồi đến bạn tiếp theo . 
+ Trẻ thực hiện : 
- Cô gọi vài trẻ tập tốt lên thực hiện lại thật chuẩn.
- Thi đua hai đội, đội nào thắng cô tặng một món quà, cuối buổi đếm xem đội nào nhiều nhất đội đó thắng cuộc .
Hoạt động 3 : Trò chơi : Tung bóng
* Cách chơi : Cầm bóng tung lên cao và đón lấy bằng hai tay ai không đón được bị rơi bóng sẽ bị phạt
Hoạt động 4 : Hồi tĩnh.
- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng, hít thở sâu.
V. HOẠT ĐỘNG GÓC :
1. Góc Phân Vai: 
a. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết thể hiện đúng công việc của người bán hàng và người mua hàng. Biết tỏ thái độ tôn trọng, lịch sự, niềm nở, vui vẻ lẫn nhau. 
b. Chuẩn bị:
- Một số cây cối, hoa, ghế đá. 
c. Nội dung hoạt động
- Gia đình, Cửa hàng.
2. Góc Xây dựng: 
a. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết dùng các khối gỗ để xây thành công viên có cổng, hoa, ghế đá
b. Chuẩn bị:
- Các vật liệu xây dựng như: gạch thẻ bằng xốp, cổng, hàng rào, cây cảnh, hoa, ghế đá ...
c. Nội dung hoạt động:
- Xây công viên.
3. Góc Nghệ thuật
a. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết nặn, xé dán, vẽ và tô màu về cảnh đẹp của đất nước Việt nam. Hát, múa các bài hát trong chủ đề
b. Chuẩn bị:
- Tranh phô tô về nguồn nước. Giấy, hồ, bút màu. Phách gỗ, lắc nhạc, máy
c. Nội dung hoạt động:
- Vẽ, nặn, xé dán, vẽ và tô màu về cảnh đẹp của đất nước. Hát, múa các bài hát trong chủ đề
4. Góc Học tập – Sách:
a. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết xem tranh ảnh về đất nước Việt nam diệu kì. Ôn nhận biết các hình.
b. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh, album về chủ đề “Đất nước Việt nam diệu kì”
c. Nội dung hoạt động:
- Xem tranh ảnh liên quan đến chủ đề. Ôn nhận biết các khối.
5. Góc Thiên nhiên:
a. Mục đích yêu cầu:
- Hình thành thói quen lao động đơn giãn của chăm sóc cây cối.
- Đuợc tiếp xúc và khám phá tính chất các yếu tố thiên nhiên thông qua chơi với cát, sỏi, nước
b. Chuẩn bị:
- Các chậu hoa, cây cảnh
- Dụng cụ tưới cây, khăn lau
- Cát, khuôn in cát, nước, chai đong nước
c. Nội dung hoạt động:
- Trẻ tưới cây, xới đất, lau lá, chăm sóc cây
- Chơi với cát, nước, sỏi.
Biện pháp thực hiện:
Bước 1: Mở đầu hoạt động
- Cô cho cả lớp hát “Em yêu hòa bình”.
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề “Đất nước Việt Nam diệu kì”.
- Cô giới thiệu một số góc và một số hoạt động tại các góc, nêu quy tắc vào các góc, yêu cầu trẻ nhắc lại và để trẻ vào góc chơi đã chọn.
Bước 2: Quá trình hoạt động
- Trong quá trình hoạt động ở các góc, cô quan sát và hướng dẫn trẻ kịp thời, gợi mở cho trẻ các hoạt động chơi phong phú, đa dạng hơn.
- Cụ thể: 
+ Góc phân vai: Cho trẻ đóng vai người bán hàng, người mua hàng, người chăm sóc động vật, trò chuyện giao tiếp với nhau niềm nở.
+ Góc xây dựng: Cho nhóm trẻ tự phân công xây công viên, chỗ trồng cây xanh , hoa, các lối đi, ghế đá... bàn bạc với nhau về cách xây cho phù hợp
+ Góc Nghệ thuật: Cô hướng dẫn trẻ cách nặn, vẽ, cắt, dán, tô màu để có được bức tranh. Cho nhóm trẻ tự biểu diễn với nhau, Chơi với nhiều nhạc cụ khác nhau.
+ Góc Học tập và sách: Cô hướng dẫn trẻ xem tranh ảnh và nói lên được nội dung của bức tranh. Biết cẩn thận trong khi xem tranh, không làm nhàu, rách. 
Bước 3: Kết thúc
- Cô đi từng góc, gợi ý trẻ tự nhận xét về các hoạt động của mình ( đã chơi gì, làm được gì, làm như thế nào?...)
- Cho cả lớp tham quan góc xây dựng
- Cô nhận xét chung.
- Cả lớp hát bài “Hòa bình của bé”
- Trẻ thu dọn đồ chơi.
VI. HOẠT ĐỘNG CHIỀU : 
- Ôn lại một số kĩ năng chưa thực hiện được ở các hoạt động của buổi sáng.
- Cho trẻ chơi ở các góc theo ý thích, tự do.
- Nêu gương cuối ngày.
VII. VỆ SINH TRẢ TRẺ :
- Vệ sinh, chải tóc, chỉnh sữa quần áo gọn gàng.
- Nêu gương cuối ngày.
- Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày.
B. ĐÁNH GIÁ :
1. Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày:
1.1. Nội dung tổ chức thực hiện tốt:
1.2. Nội dung trẻ chưa thực hiện được lý do:
2. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt (về sức khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc giáo dục riêng (có thể kết hợp với gia đình)
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Thứ 3 ngày 10 tháng 4 năm 2012
A. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY :
I. ĐÓN TRẺ:
* Trò chuyên về chủ điểm : 
- Cô giáo vệ sinh lớp học sạch sẽ, đón trẻ vào lớp với khuôn mặt niềm nở, trò chuyện về chủ đề 
- Hướng trẻ về các góc chơi của lớp.
- Điểm danh : Theo dõi sỉ số chuyên cần của trẻ và động thời để trẻ biết tên nhau quan tâm lẫn nhau.
II. THỂ DỤC SÁNG :
- Tập với bài hát: “ Em yêu thủ đô”.
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI :
1. Hoạt động có chủ đích :
- Trò chuyện với trẻ về Đất nước Việt Nam diệu kì.
- Ôn nhận biết các hình.
2. Trò chơi :
- Trò chơi vận động: Ô tô và chim sẻ
- Trò chơi dân gian: Lộn cầu vòng 
- Chơi tự do: Chơi với chong chóng, nhặt lá cây xếp hình.
IV. HOẠT ĐỘNG CHUNG :
Hoạt động : Làm quen với toán
Đề tài : ÔN NHẬN BIẾT HÌNH TRÒN, HÌNH TAM GIÁC, HÌNH VUÔNG, HÌNH CHỮ NHẬT.
1. Mục đích yêu cầu : 
- Trẻ nhận biết, gọi tên hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác.
- Trẻ hào hứng tham gia vào các hoạt động.
- Giáo dục trẻ yêu quê hương, bảo vệ môi trường, cảnh quan sạch sẽ.
2. Chuẩn bị :
- Các hình cho cô và trẻ.
- Đồ dùng đồ chơi có dạng các hình ...
3. Phương pháp : Trực quan, đàm thoại và thực hành.
4. Tổ chức hoạt động :
a. Mở đầu hoạt động : 
- Cho cả lớp vận động bài “Hòa bình cho bé”
- Các con vừa vận động bài gì?
- Trong bài hát nói đến điều gì?
- Vậy các con có muốn đất nước của chúng ta hòa bình, vui vẻ không?
- Để cho giúp ích cho đất nước, trước tiên các con phải học thật giỏi nhé!
- Hôm nay cô sẽ cho các con ôn nhận biết các hình.
b. Hoạt động trọng tâm :
Hoạt động 1: Ôn tập nhận biết gọi tên các hình.
- Cô giơ hình tròn cho trẻ giơ hình giống của cô đã chọn. Và cho trẻ gọi tên. 
- Cô làm tương tự với các hình khác.
- Cô nói tên hình và đặc điểm của nó cho trẻ giơ lên theo yêu cầu của cô.
- Cô cho trẻ tìm những đồ dùng đồ chơi trong lớp có dạng các hình
Hoạt động 2: Trò chơi ôn luyện.
* Về đúng nhà.
- Cô phát cho trẻ các hình. Cho cả lớp đi thành vòng tròn và hát bài trời nắng - trời mưa. Khi cô bảo “Trời mưa” trẻ chạy nhanh về ngôi nhà mà có hình giống hình mà trẻ đang cầm.
- Cô quan sát, sửa sai cho trẻ.
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
c. Kết thúc :
- Cho cả lớp hát bài “Em yêu hòa bình”
V. HOẠT ĐỘNG GÓC : 
Góc Học tập – Sách: Xem tranh ảnh liên quan đến chủ đề. Ôn nhận biết các hình
Góc Phân Vai: Gia đình, Cửa hàng.
Góc Xây dựng: Xây công viên.
Góc Nghệ thuật: Vẽ, nặn, xé dán, vẽ và tô màu về cảnh đẹp của đất nước. Hát, múa các bài hát trong chủ đề
Góc Thiên nhiên: Trẻ tưới cây, xới đất, lau lá, chăm sóc câyChơi với cát, nước, sỏi.
VI. HOẠT ĐỘNG CHIỀU :
- Đón trẻ
- Cho trẻ ôn lại bài lúc sáng đã học.
- Chơi trò chơi dân gian : Kéo co
- Chơi tự do theo ý thích, bình cờ 
VII. VỆ SINH VÀ TRẢ TRẺ :
- Vệ sinh tay chân sạch sẽ gọn gàng, chỉnh sửa lại trang phục.
- Trả trẻ đến tận tay phụ huynh.
B. ĐÁNH GIÁ :
1. Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày:
1.1. Nội dung tổ chức thực hiện tốt:
1.2. Nội dung trẻ chưa thực hiện được lý do:
2. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt (về sức khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc giáo dục riêng (có thể kết hợp với gia đình)
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Thứ 4 ngày 11 tháng 4 năm 2012
A. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY :
I. ĐÓN TRẺ :
Trò chuyên về chủ điểm : 
- Cô giáo vệ sinh lớp học sạch sẽ, đón trẻ vào lớp với khuôn mặt niềm nở, trò chuyện về chủ đề 
- Hướng trẻ về các góc chơi của lớp.
- Điểm danh : Theo dõi sỉ số chuyên cần của trẻ và động thời để trẻ biết tên nhau quan tâm lẫn nhau.
II. THỂ DỤC SÁNG :
- Tập theo lời bài hát : Em yêu thủ đô
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
1. Hoạt động có chủ đích :
- Trò chuyện về đất nước Việt Nam diệu kỳ.
- Hát bài Em yêu Hà Nội.
2. Trò chơi :
- Trò chơi vận động : Ô tô và chim sẻ
- Trò chơi dân gian : Lộn cầu vòng
- Chơi tự do : Chơi với chong chóng, nhặt lá cây xếp hình 
HOẠT ĐỘNG : MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
ĐỀ TÀI : TRÒ CHUYỆN VỀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM DIỆU KỲ
1. Mục đích yêu cầu :
- Trẻ biết được tên của đất nước là nước Việt Nam.
- Đất nước Việt Nam có rất nhiều thành phố lớn, tỉnh
- Đất nước Việt Nam có nhiều dân tộc và dân tộc sinh sống nhiều nhất ở đất nước Việt Nam là dân tộc Kinh
- Đất nước Việt Nam có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh
- Thủ đô của nước Việt Nam là Hà Nội
- Giáo dục trẻ biết yêu đất nước của mình. 
2. Chuẩn bị :
- Tranh ảnh về các thành phố tỉnh, các nơi du lịch nổi tiếng.
- Bản đồ Việt Nam.
3. Phương pháp :
- Đàm thoại, quan sát, luyện tập
4. Tiến hành :
a. Mở đầu trọng tâm :
- Cho cả lớp vận động theo nhạc bài hát “Quê hương tươi đẹp”.
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Bài hát nói về điều gì?
+ Vậy quê hương của các con ở đâu?
+ Các con có biết gì về đất nước Việt Nam của các con không? Hôm nay, cô và các con cùng trò chuyện tìm hiểu xem đất nước Việt Nam của chúng ta có những gì nhé!
b. Hoạt động trọng tâm :
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về đất nước Việt Nam diệu kì. 
- Các con nhìn xem cô có gì đây nào? (Bản đồ Việt Nam)
- Các con nhìn xem đây là đâu nào?
- Đây là thủ đô của nước Việt Nam đó các con à? 
- Vậy các con có biết thủ đô của nước Việt Nam ở đâu không? (Hà nội)
- Vậy lớp mình cùng cô đọc to nào “Thủ đô Hà Nội”
- Thế lớp mình có biết ở Hà nội thì có những danh lam, di tích nào?
- Cô cho trẻ quan sát tranh Lăng chủ tịch, Hồ Gươm, Hồ Tây, Văn miếu Quốc Tự Giám.
- Lớp mình hãy quan sát xem trên bản đồ đây là gì nào? (Biển)
- Vậy lớp mình có biết biển có ở đâu không nào? (Thanh Hóa, Hà Tỉnh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quang Ngãi, Nha Trang)
- Các tỉnh này là các tỉnh ở khu vực miền trung đó các con à.
- Vậy lớp mình đã đi tắm biển lần nào chưa?
- Cho trẻ quan sát tranh biển Nha Trang:
+ Các con có biết biển ở đâu không?
+ Biển Nha Trang rất là đẹp các con à! Dọc bờ biển có hàng dừa xanh tỏa bóng mát .
+ Lớp mình học thật giỏi thật ngoan, sau này bố mẹ sẽ dẫn các con đi tắm biển nhé!
- Lớp mình có muốn đi thăm quan xem đất nước mình có gì nữa không nhé!
- Ở miền Trung, có Cố đô Huế rất là đẹp, thơ mộng. Ở đây có rất nhiều di tích lịch sử nổi tiếng.(Cho trẻ quan sát tranh ở Huế: Chùa Thiên Mụ, Sông Hương, bãi biển Thuận An) 
- Lớp mình hãy cùng cô quan sát xem trên bản đồ Việt Nam từ miềm Trung đi vào nữa là các tỉnh nào nhé! 
- Đi vào tiếp nữa là các tỉnh miền Nam. Trong miền Nam có thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thành phố này rất lớn, sầm uất. Khi đến thành phố này các con sẽ được đi thăm quan Nhà thờ Đức Bà, Chợ Bến Thành, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Khu du lịch Suối Tiên
Hoạt động 2 : Mở rộng.
- Đất nước Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Có 64 tỉnh thành. Trên các tỉnh thành đó có rất nhiều dân tộc sinh sống. Mỗi dân tộc có những nét văn hóa, trang phục khác nhau.
- Cho trẻ xem tranh về một số dân tộc sinh sống ở Việt Nam. Cho trẻ nhận xét về trang phục.
Hoạt động 3 : Trò chơi luyện tập
- Trò chơi “Đi du lịch”: Cho trẻ nối đuôi nhau và đi du lịch cùng với cô. Cho trẻ đi du lịch đến Thành phố Cần Thơ, trò chuyện về những nơi nổi tiếng ở Cần Thơ: Nhà cổ Bình Thủy, Chợ Cái Răng, Bến Ninh Kiều
+ Cô nhận xét, tuyên dương khuyến khích trẻ.
Hoạt động 4 : Trò chơi “Ai khéo tay” 
- Các con à vừa rồi lớp mình được đi tham quan và cô có mua 1 số tranh đẹp, cô sẽ cho các con thi đua tô màu tranh nhé.
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
c. Kết thúc:
- Cho cả lớp vận động theo nhạc bài “Em yêu thủ đô”
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC :
Góc Nghệ thuật: Vẽ, nặn, xé dán, vẽ và tô màu về cảnh đẹp của đất nước. Hát, múa các bài hát trong chủ đề
Góc Học tập – Sách: Xem tranh ảnh liên quan đến chủ đề. Ôn nhận biết các hình
Góc Phân Vai: Gia đình, Cửa hàng.
Góc Xây dựng: Xây công viên.
Góc Thiên nhiên: Trẻ tưới cây, xới đất, lau lá, chăm sóc câyChơi với cát, nước, sỏi.
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU : 
HOẠT ĐỘNG II : Âm nhạc 
ĐỀ TÀI : Dạy hát bài “EM YÊU THỦ ĐÔ”
Nghe hát “Trái đất này là của chúng mình”
Trò chơi âm nhạc “Ai nhanh nhất”
1. Mục đích yêu cầu :
- Trẻ hát rõ ràng và đúng giai điệu của bài hát “Em yêu thủ đô”. 
- Chú ý lắng nghe cô hát, nói đúng tên bài hát bài “Trái đất này là của chúng mình”. 
- Chú ý chơi tốt trò chơi “ Ai nhanh nhất”.
- Giáo dục trẻ hào hứng tham gia vào các hoạt động.
2. Chuẩn bị: Băng đĩa, vòng chơi trò chơi.
3. Phương pháp : Trò chuyện, luyện tập
4. Tiến hành :
a. Mở đầu hoạt động :
- Cho cả lớp xem tranh Hồ Gươm và trò chuyện:
+ Các con biết đây là đâu không? (Hồ Gươm)
+ Con biết gì về Hồ Gươm? (Hồ Gươm là một danh lam thắng cảnh đẹp ở Hà Nội. Hồ Gươm nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội)
- Cô đưa tranh Văn miếu Quốc Tử Giám ra cho trẻ quan sát:
+ Thế còn đây là đâu? (Văn miếu Quốc Tử Giám)
+ Ngoài các địa danh trên, Hà Nội còn có những danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử nào khác? (Trẻ kể)
- Hà Nội là trung tâm văn hóa của cả nước, ở đó có chùa Một cột, có Hồ Tây. Hà Nội thật là đẹp phải không? Hôm nay cô sẽ dạy cho các con bài hát “Em yêu thủ đô” của nhạc sỹ Bảo Trọng.
b. Hoạt động trọng tâm : 
Hoạt động 1 : Dạy hát bài: “Em yêu thủ đô”
- Cô hát mẫu lần 1 không kết hợp nhạc đệm.
+ Bài hát này nhẹ nhàng, dạt dào tình cảm. Về nội dung thì nói về các cháu thiếu nhi rất yêu Hà Nội và yêu cả mẹ cha, yêu cô giáo, bạn bè, yêu cả mái nhà thân thiết và các cháu lại được vào trong lăng để thăm Bác Hồ, bé yêu Hồ Gươm, yêu Sông Hồng, bé yêu hết tất cả những gì có ở Hà Nội.
- Cô hát mẫu lần 2 kết hợp nhạc đệm.
- Cô bắt nhịp cho cả lớp hát 2 lần
- Chúng mình vừa tập hát bài gì? (Em yêu thủ đô)
- Do ai sáng tác? (Nhạc và lời: Bảo Trọng)
- Cả lớp hát trọn vẹn cả bài kết hợp với nhạc đệm.
- Cô mời lần lượt từng tổ hát.
- Cô mời 3 – 4 nhóm hát
- Cá nhân hát. 
- Cô chú ý sửa sai sau mỗi lần trẻ hát.
Hoạt động 2: Nghe hát bài : “Trái dất này là của chúng mình” – Cao Việt Bách
- Cô hát lần 1 trọn vẹn bài hát.
- Cô giảng nội dung bài hát.
- Cô hát kết hợp minh hoạ. 
- Lần 3 nghe băng, cô và trẻ minh hoạ.
Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc: “Ai nhanh nhất”
- Cô thấy hôm nay các con giỏi! cô tặng cho một trò chơi nhé! Và trò chơi đó có tên là: “Ai nhanh nhất”.
* Cách chơi : Trên sàn lớp có một vòng tròn. Các con vừa đi xung quanh tròn vừa hát cùng theo cô. Khi cô hát to thì các con hãy nhảy nhanh vào vòng. Bạn nào không làm đúng thì sẽ bị phạt nhảy lò cò.
- Nhận xét cả lớp chơi, động viên những trẻ chưa thực hiện được.
c. Kết thúc :
- Cho cả lớp hát “Em yêu thủ đô”
VI. VỆ SINH TRẢ TRẺ :
- Vệ sinh, chải tóc, chỉnh sữa quần áo gọn gàng.
- Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày.
B. ĐÁNH GIÁ :
1. Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày:
1.1. Nội dung tổ chức thực hiện tốt:
1.2. Nội dung trẻ chưa thực hiện được lý do:
2. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt (về sức khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc giáo dục riêng (có thể kết hợp với gia đình)
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Thứ 5 ngày 12 tháng 4 năm 2012
A. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY :
I. ĐÓN TRẺ :
Trò chuyên về chủ điểm : 
- Cô giáo vệ sinh lớp học sạch sẽ, đón trẻ vào lớp với khuôn mặt niềm nở, trò chuyện về chủ đề 
- Hướng trẻ về các góc chơi của lớp.
- Điểm danh : Theo dõi sỉ số chuyên cần của trẻ và động thời để trẻ biết tên nhau quan tâm lẫn nhau.
II. THỂ DỤC SÁNG :
- Tập theo lời bài hát : Em yêu thủ đô
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI :
1. Hoạt động có chủ đích :
- Trò chuyện về chủ điểm 
- Cung cấp kiến thức mới cho trẻ: 
+ Tô màu cảnh đẹp Việt Nam.
2 Trò chơi :
- Trò chơi vận động: Ô tô và chim sẻ
- Trò chơi dân gian: Lộn cầu vòng
- Chơi tự do: Chơi với chong chóng, nhặt lá cây xếp hình 
IV. HOẠT ĐỘNG CHUNG :
HOẠT ĐỘNG : TẠO HÌNH
ĐỀ TÀI : TÔ MÀU CẢNH ĐẸP VIỆT NAM
1. Mục đích yêu cầu :
- Rèn trẻ tô màu không bị lem ra ngoài
- Rèn kĩ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ.
- Phát triển sự khéo léo, cẩn thận.
- Biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.. 
2. Chuẩn bị : 
- Màu .
- Tranh mẫu
3. Phương pháp : Trực quan, đàm thoại và thực hành.
4. Tổ chức hoạt động :
a. Mở đầu hoạt động:
- Cô cho trẻ hát bài yêu Hà Nội
*Trò chuyện : Các con vừa hát bài gì? Trong bài hát nói về gì? 
- Đất nước mình có nhiều danh lam thắng cảnh và cũng có rất nhi

File đính kèm:

  • docGIAO AN QUE HUONG - DAT NUOC - BAC HO.doc