Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi cảm thụ tốt tác phẩm âm nhạc

1. Thực trạng

 Đặc điểm trẻ lớp tôi phụ trách đa số trẻ từ lớp chồi chuyển lên đều đã được làm quen với một số tác phẩm văn học, song không phải trẻ nào cũng cảm nhận được cái hay cái đẹp trong mỗi tác phẩm văn học. Trẻ đọc thơ đôi khi chỉ đọc theo quán tính, đọc thuộc hết bài thơ, đọc vẹt làu làu chưa phối hợp các yếu tố phi ngôn ngữ như ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, chưa bộc lộ cảm xúc.

 Trên thực tế, người lớn – giáo viên mầm non chưa thực sự quan tâm đến cảm xúc, khả năng chú ý, khả năng nhận thức cũng như chưa thực sự quan tâm đến khả năng cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ. Giáo viên chỉ chú ý đến hoạt động của mình là chủ yếu như tìm cách chuyển tải đủ nội dung tác phẩm, đảm bảo đúng trình tự giáo án, đủ thời gian lên lớp Chính vì thế đã làm hạn chế sự cảm thụ của trẻ khi đến với tác phẩm văn học.

 Ngoài ra phương pháp lồng ghép tích hợp của giáo viên chưa linh hoạt sáng tạo, còn mang tính hình thức, một số giáo viên giọng đọc kể chưa thật sự cuốn hút hấp dẫn trẻ, trẻ chưa say mê, hào hứng. Bên cạnh đó việc sử dụng đồ dùng dạy học chưa có khoa học, dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ý, hiệu quả trên giờ học chưa cao. Giáo viên chưa chủ động linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động đóng kịch cho trẻ - nếu có thì chủ yếu là trong giờ học. Còn trong các giờ chơi, các buổi sinh hoạt thì hầu như chưa có. Yếu tố môi trường cũng chưa được chú ý, giáo viên chưa thường xuyên thay đổi câu chuyện, bài thơ, các loại sách tranh truyện theo chủ đề nội dung giáo dục; chưa tạo cơ hội cho trẻ làm ra và chơi với những nhân vật trẻ thích sau khi nghe cô kể, đọc truyện, đọc thơ từ các nguyên vật liệu mở.

 Từ khảo sát và phân tích trên tôi đề ra một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi cảm thụ tốt tác phẩm văn học.

 

doc18 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 18/11/2023 | Lượt xem: 159 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi cảm thụ tốt tác phẩm âm nhạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ra phương pháp lồng ghép tích hợp của giáo viên chưa linh hoạt sáng tạo, còn mang tính hình thức, một số giáo viên giọng đọc kể chưa thật sự cuốn hút hấp dẫn trẻ, trẻ chưa say mê, hào hứng. Bên cạnh đó việc sử dụng đồ dùng dạy học chưa có khoa học, dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ý, hiệu quả trên giờ học chưa cao. Giáo viên chưa chủ động linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động đóng kịch cho trẻ - nếu có thì chủ yếu là trong giờ học. Còn trong các giờ chơi, các buổi sinh hoạt thì hầu như chưa có. Yếu tố môi trường cũng chưa được chú ý, giáo viên chưa thường xuyên thay đổi câu chuyện, bài thơ, các loại sách tranh truyện theo chủ đề nội dung giáo dục; chưa tạo cơ hội cho trẻ làm ra và chơi với những nhân vật trẻ thích sau khi nghe cô kể, đọc truyện, đọc thơ từ các nguyên vật liệu mở.
	Từ khảo sát và phân tích trên tôi đề ra một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi cảm thụ tốt tác phẩm văn học. 
Giải pháp
 3.1.Giáo viên rèn luyện nghệ thuật đọc kể
	 Có thể nói một tác phẩm văn học có sức thu hút hấp dẫn trẻ hay không thì nghệ thuật đọc kể của giáo viên chiếm đến 50%. Vì thế giáo viên phải chú ý đến nghệ thuật đọc kể của mình, đọc kể diễn cảm, đúng ngữ điệu của từng nhân vật trong truyện, thể hiện nét mặt cử chỉ, tư thế phù hợp với diễn biến của câu chuyện thì mới thu hút sự chú ý của trẻ. Giọng đọc, giọng kể của cô nhịp nhàng, đúng nhịp điệu sẽ giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài thơ, câu chuyện và khả năng cảm thụ văn học của trẻ cũng được nâng cao.
	 Muốn cho trẻ làm quen với một tác phẩm văn học dù là một câu chuyện dài hay một bài thơ ngắn thì người giáo viên phải luôn dành thời gian để đọc tác phẩm nhiều lần, xác định chính xác nội dung, tính cách nhân vật, cái đẹp cái hay, vần điệu, ngữ điệu của tác phẩm để có nghệ thuật đọc kể cho phù hợp. 
	Trên nền của giọng điệu cơ bản, giáo viên cần phải sử dụng các sắc thái khác nhau tùy theo diễn biến nội dung để trình bày trọn vẹn tác phẩm. Một trong những sắc thái của giọng đọc được thể hiện ở yếu tố ngữ điệu. Ngữ điệu là những thay đổi chủ yếu về độ cao của giọng khi đọc, nó có thể miêu tả lại được tâm trạng hành động, cá tính của các nhân vật, bộc lộ thái độ của mình trước các nhân vật đó
	Ngoài yếu tố ngữ điệu ra, sắc thái của giọng đọc còn thể hiện ở yếu tố nhịp điệu, cường độ, nhịp điệu chính là tốc độ của giọng đọc, cường độ giọng đọc là độ vang, độ mạnh đối với lứa tuổi trẻ mầm non cần đọc những tác phẩm với nhịp điệu, cường độ vừa phải, phù hợp với ngữ điệu giọng điệu cơ bản của tác phẩm.
	Ví dụ như trong câu chuyện “Tích Chu” có đoạn: “Bà ơi lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời rộng hơn biển lớn lên Tích Chu sẽ không bao giờ quên ơn bà đâu” khi kể đến đoạn này giáo viên cần nhấn mạnh sự so sánh tình thương của bà được ví như trời và biển để trẻ thấy được tình thương ấy thật lớn lao qua những tình tiết tiếp theo như Bà nhường món ngon cho Tích Chu, quạt khi Tích Chu ngủ
	Như trong câu chuyện “Ba cô gái”, khi Sóc báo tin mẹ bệnh cho cô chị cả, cô chị hai hay lúc đầu thì giáo viên thể hiện giọng Sóc nhẹ nhàng thương cảm; nhưng khi bị cô chị cả và cô chị hai từ chối về thăm mẹ thì lúc này giọng Sóc lại khác dấm giẳng, giận dữ giáo viên nên lên cao giọng, nét mặt tỏ sự giận dữ. Chính điều này giúp trẻ hiểu được hành vi tham công tiếc việc của chị cả và chị hai khi hay tin mẹ ốm là hành vi không đúng, không được đồng tình. Nhiều giáo viên khi kể chuyện cứ đều đều một giọng từ đầu đến cuối tác phẩm khiến trẻ không thể phân biệt tính cách nhân vật vì thế rất khó để cho trẻ tỏ rỏ thái độ của mình đối với nhân vật dẫn đến trẻ có những suy nghĩ lệch lạc. Như trong câu chuyện “Cáo, thỏ và gà trống” nếu giáo viên không kể nhấn đúng sự gian xảo quỷ quyệt của sói sẽ dẫn đến có trẻ sẽ yêu thích sói vì thấy nó mạnh mẽ 
	Hay như với bài thơ “Hoa cúc vàng” cần đọc với giọng điệu rộn ràng vui vẻ ở khổ thơ cuối để khắc họa niềm vui của hoa cúc khi góp phần vào thiên hiên tươi đẹp ngày tết 
	Với bài thơ “Gà mẹ đếm con” giọng điệu khi đọc phải hồn nhiên, trong trẻo để thể hiện bức tranh thiên nhiên đẹp, tươi sáng mà giản dị, có pha chút tinh nghịch như cái nhìn của trẻ thơ.
	Hay với câu chuyện “Quả táo của ai” giọng điệu cơ bản là trong sáng, sôi nổi thể hiện nội dung là thỏ, quạ, nhím, cùng muốn nhận một quả táo và cuối cùng quả táo đó về ai. Trong câu chuyện này, ngữ điệu khi thể hiện ngôn ngữ của thỏ, nhím, quạ, cần phải cao, thậm chí có phần gay gắt thể hiện được ý thức tranh chấp của các con vật này, giọng điệu của nhím phải có tính chất khẳng định: “Quả táo chín rụng, tôi bắt được mà”. Giọng của thỏ đòi hỏi khẳng định hơn “ Tôi tìm thấy quả táo chứ! Quả táo này của tôi”. Còn giọng của quạ đen quyết liệt không kém “quả táo này tôi hái đấy”. Đối lập với ngữ điệu cao, có tính gay gắt đó là ngữ điệu trầm, ôn hòa của gấu, thể hiện một tính cách của người từ tốn, sáng suốt: “Các cháu đừng tranh cãi nữa ! Cả ba cùng nói đúng, song không nên tranh giành nhau như vậy, hãy bổ quả táo ra làm ba phần, mỗi cháu một phần”.
	Nói tóm lại các thủ thuật về ngữ âm có vai trò rất quan trọng đối với việc rèn kỹ năng đọc kể diễn cảm. Tác phẩm văn học có cuốn hút được trẻ và trẻ có cảm thụ đầy đủ những giá trị nghệ thuật, nội dung của tác phẩm hay không là phụ thuộc vào cách đọc, giọng kể của giáo viên. Do đó, giáo viên cần phải trang bị cho mình các thủ thuật đọc kể diễn cảm tác phẩm văn học.
 	3.2.Xây dựng môi trường mở kích thích trẻ lĩnh hội tác phẩm văn học 
	Để giúp trẻ nâng cao khả năng cảm thụ văn học thì việc tạo cơ hội cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học phải được thực hiện thường xuyên. Muốn vậy giáo viên phải tạo ra môi trường mang tính kích thích nhu cầu khám phá của trẻ. Ngay từ đầu năm học tôi vận động phụ huynh trang bị cho lớp nhiều quyển truyện, tạp chí, những con thú nhồi bông nho nhỏ. Ngoài ra tôi còn sưu tầm các sách văn học, các báo, tạp chí, lịch cũ, nguyên liệu cho trẻ tự làm sách, làm những nhân vật để xây dựng một “Góc thư viện” mang nội dung văn học, tại “Góc thư viện” trẻ được xem các tranh truyện, tạp chí, báo, được kể chuyện theo tranh, kể chuyện với các nhân vật những câu chuyện do trẻ tự nghĩ ra.
	Trong góc chơi trẻ được chơi với rối do cô và trẻ cùng làm, hay kể lại truyện theo tranh do trẻ và cô cùng phác thảo khiến trẻ rất thích thú. 
Rối do cô cùng trẻ làm
	Trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 -6 tuổi nói riêng tư duy chủ yếu là trực quan hình ảnh, trẻ rất thích hình ảnh ngộ nghĩnh, sinh động, màu sắc rực rỡ. Do đó khi trang trí góc thư viện, góc kể chuyện bé nghe cần có nhiều tranh ảnh, sách báo phong phú, những loại sách này cần có hình ảnh rõ nét, nội dung mang tính giáo dục.
	Các tác phẩm văn học dân gian như truyện cổ tích, ca dao, tục ngữ, vè...cũng luôn được các trẻ trong lớp biểu diễn tại góc chơi này. Trong quá trình trẻ biểu diễn, thể hiện đó tự trẻ đã cảm nhận được nhịp điệu, cảm xúc, câu từ trong các tác phẩm.
 Góc đọc sách 
	Giáo viên có thể kể chuyện cho trẻ nghe, hướng dẫn trẻ cách tri giác các tranh truyện, dần dần trẻ có thể tự đọc qua hình ảnh. Tất nhiên có thể lúc đầu trẻ đọc theo trí nhớ, trẻ nhớ về nội dung câu truyện cô đã kể rồi tự kể khớp với nội dung câu truyện mà trẻ tri giác. 
3.3. Lựa chọn tác phẩm phù hợp.
 	Việc lựa chọn các tác phẩm cho trẻ cảm nhận là hết sức cần thiết. Hiện nay giáo viên mầm non đang được khuyến khích sáng tác các câu chuyện, bài thơ để dạy trẻ, điều này cũng tốt tôi không hề phản đối tuy nhiên không phảỉ ai cũng có thể sáng tác tốt. Chính vì vậy phải lựa chọn thật kĩ trước khi dạy trẻ. Nếu chúng ta chưa phân biệt được, tốt nhất nên chọn các tác phẩm đã được chuyên môn đánh giá cao. Ta có nhiều cách lựa chọn, chẳng hạn ta có thể lựa chọn tác phẩm có nhiều giá trị cảm thụ cao về ngôn từ giúp ta hướng trẻ về những từ hay ý đẹp trong tác phẩm như trong bài thơ “Hoa kết trái” những câu từ như “ hoa cà tim tím, hoa mướp vàng vàng, hoa lựu chói chang, đỏ như đóm lửa” những từ gợi tả đơn giản nhưng lại cung cấp một cách nhẹ nhàng đến trẻ đặc điểm của từng loại hoa. Bốn câu kết của bài thơ “Này các bạn nhỏ, đừng hái hoa tươi, hoa yêu mọi người, nên hoa kết trái”, một tình cảm nhẹ nhàng sâu lắng của con người và thiên nhiên đi vào lòng trẻ hết sức tự nhiên, không gượng ép.
	Có những tác phẩm ta cho trẻ cảm nhận nhiều hơn về mặt nhịp điệu, âm vần, những bài đồng dao: Vè loài vật, lúa ngô là cô đậu nành, Đi cầu đi quán, những câu ca dao. 
	Hay có những tác phẩm ta cho trẻ thấy được nội dung giáo dục rất hay: Những giọt mồ hôi đáng khen, Nếu không đi học, Hai anh em, Chiếc áo ấm.
	Ngoài ra còn có những tác phẩm giúp chúng ta lý giải các hiện tượng tự nhiên như Giọt nước tí xíu; sự phát triển của các loài vật như Chú đỗ con, Chú sâu háu ăn
	Khi đã chọn được tác phẩm hay lúc đó ta mới có các hình thức giúp trẻ cảm nhận cho phù hợp
	Để tiết học đạt kết quả cao thì trước hết người giáo viên phải xác định rõ nội dung chính của tác phẩm hay nói nôm na đó là tảng băng chìm trong lòng đại dương cần phải xác định rõ và phải thuộc tác phẩm. Từ đó đưa ra nội dung giáo dục phù hợp với cốt truyện, phù hợp với lứa tuổi của trẻ
3.4. Nắm bắt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ.
 	Muốn trẻ cảm thụ tốt các tác phẩm văn học trước hết giáo viên cần nắm bắt được khả năng lĩnh hội của trẻ như ngôn ngữ, khả năng chú ý, tiếp thu bài của trẻ. Qua quá trình giảng dạy tôi khảo sát khả năng cảm thụ văn học của trẻ thông qua việc kể cho trẻ nghe một câu chuyện, hoặc đọc cho trẻ nghe một bài thơ ngắn. Sau đó cho từng trẻ nói lại nội dung câu chuyện, bài thơ. Kết quả đạt như sau:
	 + 55% trẻ nhớ và nói được nội dung câu chuyện , bài thơ.
	 + 45% trẻ chỉ nhớ một phần nội dung câu chuyện, bài thơ.
	Hay tôi có thể hỏi trẻ những câu hỏi thật gần với trẻ sau khi kể chuyện cho trẻ nghe như: 
 - Qua câu chuyện con thích nhân vật nào? Vì sao?
 - Qua bài thơ con thích nhất câu thơ nào? Vì sao?
	Qua câu trả lời của trẻ tôi có thể nắm bắt được sự cảm nhận của trẻ với các tác phẩm văn học như thế nào. Và tôi đã phát hiện ra khả năng cảm thụ văn học của mỗi trẻ đều khác nhau, có trẻ cảm thụ rất tốt, có trẻ cảm thụ chưa tốt. Từ khảo sát trên tôi sẽ có các biện pháp phù hợp hơn trong giờ dạy của mình, có những câu hỏi phù hợp, câu hỏi thể hiện tính mở của tác phẩm, những câu hỏi nâng cao giúp trẻ cảm thụ tốt, câu hỏi dễ cho trẻ chưa cảm thụ tốt.
	Ví dụ: Sau khi kể câu chuyện “Hai anh em” với trẻ cảm thụ tốt tôi có thể đặt câu hỏi: “trong câu chuyện này con thích nhất nhân vật nào? Vì sao con thích?”, nhưng với trẻ cảm thụ chưa tốt thì tôi có thể đặt câu hỏi một cách cụ thể hơn: “Qua câu chuyện con thấy người anh thế nào?”, “những việc làm nào của người anh làm cho con thích người anh?”. Ở đây rõ ràng chúng ta có ý gợi mở cho trẻ thấy được nhân vật tốt xấu để trẻ cảm nhận tốt nhất về nhân vật.
	Và đặc biệt với những trẻ có khả năng cảm thụ tốt, tôi còn đưa ra yêu cầu cao hơn như khuyến khích trẻ đặt ra phần kết mới cho tác phẩm, hay đặt lời mới cho những bài thơ ngắn, kể câu chuyện sáng tạo
3.5. Sử dụng giáo cụ trực quan đa dạng.
	Để hoạt động làm quen với tác phẩm văn học, dù là thơ hay truyện, đạt kết quả cao thì việc đầu tiên giáo viên phải chuẩn bị tốt giáo cụ trực quan để hấp dẫn thu hút sự chú ý của trẻ. 
	Trước đây giáo viên thường sử dụng tranh minh hoạ làm đồ dùng chính trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
	Song với hình thức đổi mới hiện nay, thời đại công nghệ thông tin nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng mang lại kết quả rất cao. Biện pháp này luôn gây sự chú ý, tò mò cho trẻ, những nhân vật di chuyển sinh động kết hợp lời kể diễn cảm sẽ mang lại kết quả cao đối với sự cảm thụ tác phẩm của trẻ. Vì vậy giáo viên nên đưa công nghệ vào giảng dạy để mang lại kết quả cao. Đơn giản là các hình ảnh đưa lên máy sử dụng các hiệu ứng, màu sắc phù hợp cũng đã gây sự chú ý của trẻ. Những giáo viên có khả năng sử dụng máy tính thành thạo hơn họ có thể chuyển các bức tranh có sẵn của bài thơ, câu chuyện thành đoạn phim hoạt hình, hay ta có thể đưa đoạn phim quay sẵn phù hợp với nội dung như thế rất thu hút và gây hưng thú hơn cho trẻ. Hiện nay việc sử dụng bảng tương tác là một công cụ hỗ trợ tích cực giúp giáo viên đưa những câu chuyện, bài thơ hay đến với trẻ. Ngoài ra trẻ còn được tham gia tạo nên những nhân vật ngộ nghĩnh dễ thương theo trí tưởng tượng của trẻ.
 Truyện “ Chú thỏ thông minh” được thiết kế giáo án điện tử 
 VD: Với câu chuyện “Cáo, Thỏ và Gà Trống” tôi đã xây dựng đoạn phim hoạt hình về nội dung câu chuyện, ngoài ra tôi còn làm đoạn phim về các con vật kết hợp với nhạc đệm rất hứng thú làm cho trẻ dễ nhớ nội dung truyện và thấy được tính cách đặc trưng của các nhân vật
	Tuy nhiên chúng ta cũng cần lưu ý tránh lạm dụng công nghệ thông tin vì không phải tác phẩm nào chúng ta cũng đưa vào công nghệ thông tin, như có những bài thơ cần sự sâu lắng giáo viên cần chuyển đến trẻ giọng đọc diễn cảm hơn là trẻ thích thú nhìn lên màn hình để rồi không chú ý vào ngữ ngữ điệu, nhịp điệu của bài thơ, như bài thơ “Ảnh Bác”
	Ngoài ra khi ứng dụng công nghệ thông tin, giáo viên cần lưu ý đến không gian và số lượng trẻ trong nhóm lớp, đây cũng chính là hạn chế của việc ứng dụng công nghệ trong giảng dạy ở các trường mầm non vì màn hình máy tính nhỏ và không phải trường nào lớp nào cũng có máy chiếu và bảng tương tác.
	Bên cạnh đó việc sử dụng rối trong tiết học gây được sự chú ý, tò mò của trẻ tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận với nghệ thuật múa rối, một môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Với câu chuyện “Chú thỏ thông minh” tôi sử dụng mô hình sân khấu là một khu đầm lầy nhỏ, có hoa, cỏ, cây.. nhân vật trong truyện được cách điệu hoá, thỏ mặc quần áo, đi bằng hai chânKhi tôi dạy, tôi dùng cánh tay lồng vào con rối, điều khiển con rối bằng ba ngón tay: ngón cái, trỏ, giữa sao cho những cử chỉ phù hợp với lời thoại trong truyệnNhờ việc sử dụng nghệ thuật rối trong tiết học mà số trẻ có khả năng cảm thụ tác phẩm văn học đạt cao, nội dung lời thoại câu chuyện được trẻ tiếp nhận một cách tự nhiên không gò ép và qua đó trẻ biết nhận xét đánh giá tính cách của nhân vật trong truyện như ai là người xấu? Ai là người tốt.
 Giáo viên sử dụng rối kể chuyện trẻ nghe
3.6. Cho trẻ làm quen tác phẩm văn học ở mọi lúc mọi nơi. 
	 Thực tế cho trẻ làm quen tác phẩm văn học ở trường mầm non, chúng ta thấy năng lực cảm thụ văn học của trẻ không thể tự phát triển, mà phải qua một quá trình “học – chơi” và quá trình đó phải diễn ra ở mọi lúc mọi nơi.
	 Tác phẩm văn học đến với trẻ vào bất cứ lúc nào, có thể là giờ đón trẻ, trẻ được chơi theo ý thích trong góc thư viện và góc kể chuyện bé nghe, tôi luôn khuyến khích trẻ tham gia. Trẻ sẽ được “đọc”, xem các câu chuyện mà trẻ thích, được chơi với các con rối nhân vật trẻ yêu, được nghe các câu chuyện bài thơ mà trẻ cảm thấy hứng thúKhi trẻ được tiếp xúc nhiều lần trẻ sẽ dần dần cảm nhận được những cái hay cái đẹp trong các tác phẩm đó và ngày càng thích thú hơn với các hoạt động văn học. 
	 Hoạt động ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với văn học, trẻ được cùng cô và các bạn đọc thơ, đọc đồng dao (giáo viên lưu ý hướng trẻ đọc thật diễn cảm theo nội dung và nhịp điệu của tác phẩm), trẻ được ngồi dưới tán cây nghe cô kể các câu chuyện cổ tích, những câu chuyện gắn với cuộc sống hàng ngày của trẻ Qua hoạt động dạo chơi này giáo viên còn có thể cung cấp cho trẻ nhiều từ ngữ về cảnh vật cây cối xung quanh, từ tượng thanh tượng hình như gió thổi xào xạc, cành lá đung đưa, mưa rơi tí tách
	 Ví dụ: khi cho trẻ dạo chơi quan sát sự phát triển của cây, giáo viên có thể lồng ghép kể câu chuyện “Chú đỗ con”, hay khi quan sát mưa giáo viên có thể kể trẻ nghe câu chuyện “ Giọt nước tí xíu”.
	 Trong giờ học làm quen văn học trẻ có thể chưa cảm nhận hết được các giá trị về mặt ngôn ngữ, tình cảm của các tác phẩm thì đến giờ hoạt động vui chơi giáo viên cho trẻ tham gia vào góc chơi “Kể chuyện bé nghe”. Tại góc chơi này cô cho trẻ được xem, đọc hay lắng nghe các câu chuyện bài thơ trẻ vừa được học qua băng đĩa để trẻ có thể ghi nhớ sâu hơn, để trẻ một lần nữa lại tiếp tục được cảm nhận những cái hay cái đẹp trong tác phẩm. 
 Trẻ cùng nhau hóa trang chọn vai để đóng kịch
	Ngoài những giờ học, hoạt động trên lớp, trẻ được luân phiên đến thư viện của trường chơi, bởi nơi đây với nhiều loại sách, đồ dùng, đồ chơi phong phú, đa dạng. Thư viện có nhiều góc chơi giúp trẻ học mà chơi, chơi mà học rất hiệu quả. Trong những năm qua, nhà trường đầu tư ở phòng thư viện nhiều loại sách từ nhà trẻ đến lớp mẫu giáo theo chủ đề, nội dung giáo dục, phục vụ nội dung chương trình giáo dục mầm non. Đây là môi trường phong phú giúp trẻ làm quen với việc “đọc sách” từ tuổi mầm non. Bước đầu hình thành cho trẻ có một số kỹ năng “đọc viết” chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp Một.
	Những bộ tranh mẫu giáo, truyện tranh thơ chữ to, tạp chí, hoạ báo đều có hình ảnh minh hoạ. Về truyện thì có truyện cổ tích, truyện tranh, những bức tranh do trẻ tự làm giúp trẻ kể chuyện sáng tạo. Những bài thơ, ca dao, đồng dao cùng các nguồn tài liệu được chọn lựa phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ và các nội dung sách có liên quan đặc thù văn hoá địa phương. Sách là một phần trong đồ dùng đồ chơi cho trẻ, sách giúp trẻ làm quen môi trường xung quanh, làm quen với tạo hình, với toán, và chữ viết 
	Trẻ có thể tự làm sách, truyện từ tranh ảnh do trẻ tự vẽ hoặc sưu tầm. Trẻ kể chuyện theo tranh về các loại thực phẩm, món ăn, cách chế biến. Bộ tranh lô tô giúp trẻ kể chuyện những vật nuôi trong gia đình, con vật sống trong rừng trên cùng một bức tranh, nhiều trẻ kể theo nhiều cách khác nhau. Vừa chơi vừa đọc thơ, ca dao, đồng dao
	Tại phòng thư viện giáo viên có thể hướng dẫn giúp trẻ phát âm chuẩn, trẻ thuộc nhiều thơ, biết nhiều truyện, vốn từ phong phú phân biệt từ láy như “lung linh, lấp lánh” hiểu từ chính xác hơn như “run cầm cập, kêu ầm ĩ” bước đầu cảm nhận từ ngữ văn học “đẹp như trăng rằm, đẹp như tơ nhuộm” giúp trẻ nói trôi chảy khi diễn đạt ý muốn và cảm xúc tình cảm của mình, từ đó trẻ vận dụng các từ này vào đời sống hàng ngày.
Hướng dẫn trẻ đóng kịch và đọc kể diễn cảm
 Là hoạt động giúp trẻ phát triển trí nhớ và giáo dục trẻ tinh thần tập thể. Qua hoạt động đóng kịch trẻ truyền đạt lại nội dung câu truyện, làm sống lại tâm trạng, hành động ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật trong truyện, đồng thời trẻ biết thể hiện tình cảm và đánh giá các nhân vật trong truyện. Khi đóng kịch trẻ dễ dàng nắm được nội dung, ý nghĩa của tác phẩm, nắm được tính liên tục của câu truyện, điều này góp phần đẩy mạnh sự phát triển tư duy, cảm thụ tác phẩm một cách sâu sắc ở trẻ. Để đạt được điều đó thì trước khi cho trẻ đóng kịch giáo viên phải cho trẻ ôn lại nội dung câu truyện và đàm thoại với trẻ về nội dung. Giúp trẻ hiểu sâu hơn về nội dung truyện và lời thoại của các nhân vật trong truyện để từ đó trẻ biết thể hiện những sắc thái khác nhau về ngữ điệu, tính cách tâm trạng của các nhân vật trong truyện. Qua đó trẻ khắc hoạ được tính cách nhân vật. Để trẻ nhớ được ngôn ngữ, lời thoại của các nhân vật trong truyện để đóng kịch thì trước hết cho trẻ nhắc lại lời thoại của nhân vật sau đó cho trẻ đóng vai theo tổ hoặc nhóm. 
 Ví dụ: trong truyện “Giọt mồ hôi đáng khen” cho trẻ hóa thân thành các chú thỏ, để trẻ tự thể hiện hành động, điệu bộ của nhân vật cho quen và thành thạo. Sau đó trẻ tự chọn vai theo ý thích và cho trẻ nhắc lại lời thoại của nhân vật trong truyện mà trẻ sẽ đóng. Lúc này giáo viên là người dẫn truyện và trẻ tự diễn theo nội dung câu chuyện. Khi trẻ diễn xong cho trẻ tự nhận xét về vai diễn của mình, của bạn, từ đó trẻ xác định được thái độ của trẻ đối với nhân vật trong truyện là yêu hay ghét. 
	 Trò chơi đóng kịch thực sự giúp trẻ cảm nhận tác phẩm văn học một cách sâu sắc và để đạt được điều đó thì việc trang trí sân khấu và hoá trang cho trẻ rất quan trọng, với câu chuyện “Ba chú heo con” ta có thể làm sân khấu có màn che, rồi trang trí cảnh phù hợp với câu chuyện. Bên cạnh việc làm mô hình sân khấu thì việc hoá trang

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_cam.doc