Giáo án Lớp Mầm - Chủ đề: Trường Mầm Non

A. HOẠT ĐỘNG HỌC:

 * HOẠT ĐỘNG LQVT:

 CHƠI VỚI VẢI HÌNH VUÔNG

 * TÍCH HỢP : ÂM NHẠC: TRƯỜNG MẪU GIÁO

 YÊU THƯƠNG

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 1. Kiến thức:

 - Trẻ biết nhận dạng về hình dạng, kích thước, màu sắc.

 - Trẻ biết sử dụng các mảnh vải để làm thành các vật khác nhau

 - Trẻ hát thuộc và hiểu nội dung bài hát “ Trường mẫu giáo yêu thương” .

 2. Kĩ năng:

 - Rèn cho trẻ 1 số kĩ năng thao tác gấp, buộc, cột

 - Kĩ năng xếp đồ dùng gọn gàng.

 - Trẻ hát đúng giai điệu bài hát, biểu diễn diễn cảm.

 3. Thái độ

 - Giáo dục trẻ biết cách giữ gìn đồ dùng đồ chơi.

 - Trẻ yêu quý trường lớp. Giờ học trẻ trật tự.

 

doc109 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1458 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Mầm - Chủ đề: Trường Mầm Non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, xích đu, cầu tuột , hoa, cỏ, cây,cổng chào..
 * Tổ chức hoạt động:
- Cô và trẻ cùng xem qua 1 đoạn video các khu vực trong trường và giới thiệu cho trẻ biết về đặc điểm của ngôi trường mà trẻ đang học và cũng khuyến khích trẻ tạo nên công trình theo trí tửơng tưởng của trẻ.
- Trẻ nhận thẻ hình và về góc chơi.
3. GÓC ÂM NHẠC:
- Trẻ biểu diễn các bài hát về trường, lớp mầm non một cách hứng thú và thể hiện cảm xúc
* Yêu cầu:
- Trẻ biết hát và vận động theo nhạc các bài hát trong chủ đề. sử dụng dụng cụ âm nhạc sinh động.
* Chuẩn bị:
- Sân khấu, hoa múa, mũ múa, các loại nhạc cụ, đàn organ.
* Tổ chức hoạt động:
- Cô hướng trẻ về góc chơi, trẻ sử dụng trang phục, dụng cụ âm nhạc và hát vận động các bài hát trong chủ đề.
- Cô cùng chơi với trẻ gợi ý để trẻ thể hiện cảm xúc theo giai điệu, nhịp điệu.
4. GÓC TẠO HÌNH
- Vẽ, tô màu hoa trong trường; Tô màu tranh trường MN.
 * Yêu cầu: 
- Trẻ biết sử dụng kĩ năng đã học để vẽ, tô màu, trẻ tô không lem ra ngoài. Trẻ nói được ý tưởng của mình qua bức tranh mà trẻ đã vẽ
 * Chuẩn bị: 
 - Tranh trường MN, bút màu các loại, giấy A4..
* Tổ chức hoạt động:
- Trẻ nhận thẻ hình, về góc chơi và thực hiện nội dung chơi. Cô quan sát động viên và nhắc nhở trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút.
5. GÓC HỌC TẬP- SÁCH
- Xếp tương ứng 1-1
- Ghép tranh trường mầm non.
 * Yêu cầu: 
- Trẻ biết xếp tranh lô tô một số đồ dùng đồ chơi trong trường, lớp mầm non tương ứng 1-1.
- Trẻ biết ghép tranh khung cảnh trường từ những tranh lô tô cắt rời
 * Chuẩn bị:
- Tranh lô tô một số đồ dùng đồ chơi, một số loại hoa lá .
- Tranh khung cảnh trường được cắt rời. 
* Tổ chức hoạt động:
- Trẻ nhận thẻ hình, về góc chơi và thực hiện nội dung chơi. Cô quan sát động viên và nhắc nhở trẻ tư thế ngồi.
6. GÓC THIÊN NHIÊN:
- Trẻ chơi với các đồ chơi ở góc thiên nhiên.
 * Yêu cầu: 
- Trẻ biết chăm sóc cho cây xanh: tỉa lá, tưới cây, xới đất.
- Trẻ chơi với cát, nước
 * Chuẩn bị:
- Góc thiên nhiên với nhiều cây xanh, cây hoa .
- Đồ chơi góc thiên nhiên. Bệ để cát, nước. 
* Tổ chức hoạt động:
- Trẻ nhận thẻ hình, về góc chơi và chơi theo sở thích của trẻ, cô quan sát, nhắc nhở trẻ chú ya vệ sinh, không nghịch cát, nước.
VỆ SINH ĂN TRƯA, 
NGỦ TRƯA, ĂN PHỤ
- Cho trẻ thực hiện rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn.
 - Bố trí chỗ ngồi cho những trẻ ăn yếu, khó ăn để dễ dàng giúp đỡ trẻ.
- Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thông qua các bữa ăn hàng ngày của trẻ ở trường.
- Trẻ tự giác bê ghế, mang yếm và ngồi vào bàn ăn.
- Nhắc nhở trẻ đánh răng, súc miệng bằng nước muối sau khi ăn. - Chuẩn bị phòng ngủ cho trẻ đầy đủ: Vạc giườn, chiếu, gối, mùng. Phòng ngủ thoáng mát trong mùa hè.
- Sắp xếp những trẻ khó ngủ nằm riêng để cô theo dõi và không ảnh hưởng những trẻ khác
 - Cho trẻ vệ sinh cá nhân và ăn phụ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Hát bài hát “ Trường mẫu giáo yêu thương”.
- Đọc thơ: “ Cô và mẹ”.
- Nặn đồ chơi tặng bạn.
- Đọc vè, ca dao đồng dao trong chủ đề
* Trò chơi vận động: Tìm bạn; Trò chơi dân gian: Lộn cầu vòng.
* Chơi các góc: Cho trẻ chơi nhẹ nhàng ở các góc chơi.
 VỆ SINH 
TRẢ
TRẺ
- Cho trẻ làm vệ sinh sạch sẽ trước khi trẻ về.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập , ăn uống và sức khỏe của trẻ ở trường. Một số thói quen của trẻ khi ở trường
KẾ HOẠCH CHUYÊN ĐỀ
- Thực hiện chuyên đề “GD dinh dưỡng” và củng cố chuyên đề “Rèn kĩ năng sống” cho trẻ thông qua các giờ ăn, ngủ của trẻ ở trường.
 Thứ hai, ngày 9 tháng 9 năm 2013
 A. HOẠT ĐỘNG HỌC:
 * HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC :
 TRƯỜNG MẪU GIÁO YÊU THƯƠNG
 NDTT: Dạy hát: “ Trường MG yêu thương”
 NDKH: - Nghe hát “ Cô giáo miền xuôi”
	 - Trò chơi âm nhạc: “ Nào ta cùng hát”
 * TÍCH HỢP : Tạo hình: TÔ MÀU TRANH TRƯỜNG MẦM NON
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1. Kiến thức:
 - Trẻ nhớ tên bài hát “Trường Mẫu giáo yêu thương”
 - Trẻ hát thuộc bài hát và hiểu nội dung bài hát “Trường Mẫu giáo yêu thương”
 - Trẻ biết tô màu tranh trường mầm non.
 2. Kỹ năng:
 - Trẻ hát rõ lời, thể hiện cảm xúc của mình khi hát
 - Trẻ chơi đúng luật trò chơi “ Nào ta cùng hát”
 - Nghe và cảm nhận giai điệu bài hát nghe “ Cô giáo miền xuôi”
 - Trẻ sử dụng các kĩ năng đã học để tô màu tranh đều và láng
 3.Thái độ
 - Giáo dục trẻ yêu mến trường, lớp của mình, biết yêu quý và kính trọng cô giáo.
 - Trẻ thích đi học.
 II. CHUẨN BỊ
 1. Đồ dùng của cô:
 - Đàn organ ,trống rung,
 - Máy vi tính với 1 số hình ảnh về trường mẫu giáo Nguyễn Văn Cừ
 - Tranh vẽ minh họa nội dung bài hát “ Trường Mẫu giáo yêu thương”. 
 - Tranh tô màu trường mầm non.
2. Học liệu của trẻ:
 - Trang phục để cháu múa phụ họa bài hát “ Cô giáo miền xuôi” 
 - Một số tranh trường mầm non. Bút màu , bìa tạo hình
3. Môi trường:
 - Treo tranh trường lớp mầm non
 - Đội hình hàng ngang, vòng tròn, xúm xít, nhóm.
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1: Gây hứng thú: 
 - Cô và trẻ cùng xem 1 số hình ảnh về trường Mẫu giáo Nguyễn Văn Cừ trên vi tính: Khung cảnh các lớp, cô đón trẻ, cô và trẻ cùng vui chơi, các bạn chơi trò chơi,
 - Các con vừa được xem những hình ảnh gì? Những hình ảnh đấy ở đâu? 
 - Các con thấy những hình ảnh đó có thân quen với các con không? Những hoạt động ở trường rất gần gũi với chúng ta Hôm nay cô sẽ dạy các con bài hát rất hay đó là bài“ Trường mẫu giáo yêu thương”
* Hoạt động 2: Dạy hát: “ Trường mẫu giáo yêu thương”
 - Cô hát mẫu lần 1 diễn cảm
 - Cô hát lần 2 và đánh nhịp
 - Giảng nội dung qua tranh: Ở nhà các con là con ngoan và khi đến trường các con được ví như là tiếng hát hay, là bông hoa đẹp, là cây xanh được thầy cô yêu mến và cô giáo như là mẹ hiền của các con, và khi đến lớp là một niềm vui của các con.
 - Đến trường vui vậy các con có thích đi học không? Và khi đi học thì các con phải như thế nào?
 - Cô hát lần 3 kết hợp làm điệu bộ
 - Cô dạy cả lớp hát cùng cô: Dạy trẻ hát cả lớp ( 2-3 lần).
* Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc: “Nào ta cùng hát”
 - Các con ngoan cô sẽ cho các con chơi trò chơi “Nào ta cùng hát”
 - Cô phổ biến luật chơi, cách chơi: Cô cho trẻ ngồi hình vòng cung, cô bắt nhịp cho cả lớp hát một bài hát trong chủ đề và bắt đầu cho trẻ cầm gói quà lần lượt chuyền tay nhau từ đầu hàng bên này sang đầu hàng bên kia đến khi bài hát kết thúc, bạn nào đang cầm gói quà trên tay thì bạn đó sẽ lên biểu diễn một bài hát phù hợp. Nếu không hát được thì bạn đó phải nhảy lò cò.
 - Trẻ chơi 2-3 lần.
 * Cho trẻ hát bài hát “ Trường Mẫu giáo yêu thương” theo nhóm, luân phiên, to nhỏ.
 - Cho trẻ hát cả lớp theo đàn.
 - Cho cá nhân trẻ hát.
 * Hoạt động 4: Nghe hát: “ Cô giáo miền xuôi ”
 - Cô sẽ hát tặng các con bài hát “Cô giáo miền xuôi ”
 - Cô hát 1 lần diễn cảm.
 - Cô vừa hát cho các con nghe bài gì?
 - Có một cô giáo đã rất thương yêu các em bé nhỏ ở vùng cao ( vùng cao nguyên) vì vậy mà cô đã lặn lội từ dưới miền xuôi ( vùng dồng bằng đất liền) lên để dạy cho các em múa hát, đọc thơ, cô kể chuyện cho các em nghe. Các em rất yêu quý cô, rất thích được đi học. Chiều về đến nhà các em lại mong đến ngày mai để được lên gặp lại cô giáo.
 - Cô hát lần 2 và cho 4 trẻ múa minh họa.
* Hoạt động 5 : Tô màu tranh trường mầm non 
 - Cô giới thiệu tranh tô màu trường mầm non cho trẻ quan sát.
 - Các con có thích tô màu tranh trường mầm non không?
 - Khi ngồi vào bàn tô các con phải ngồi tư thế như thế nào? Trong khi tô màu thì các con không nên làm gì? ( nói chuyện, làm việc khác.)
B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Hướng dẫn trẻ xúc miệng bằng nước muối 
- Trò chơi : Thổi bóng
- Trẻ vệ sinh cá nhân: Rửa tay, lau mặt.
- Trẻ chơi nhẹ nhàng ở các góc.
C. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY :
1. Tên những trẻ nghỉ học và lí do: 
2. Hoạt động học:
..
.
3. Các hoạt động khác trong ngày:
..
..
4. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt:
..
.
5 Những vấn đề cần lưu ý khác: 
..
..
 Thứ ba, ngày 10 tháng 9 năm 2013
 A. HOẠT ĐỘNG HỌC:
 * HOẠT ĐỘNG KPXH:
 TRƯỜNG MẪU GIÁO CỦA BÉ
 * TÍCH HỢP : VẬN ĐỘNG: 
 CHẠY THEO ĐƯỜNG DÍCH DẮT
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức: 
- Trẻ có những hiểu biết về trường mẫu giáo trẻ đang học: Biết tên trường “Trường MG Nguyễn Văn cừ”
- Biết các khu vực: Nhà bếp, văn phòng cô Hiệu trưởng, các lớp học của trường .
-Trẻ biết một số hoạt động của trường mẫu giáo Nguyễn Văn Cừ. 
- Biết thể hiện tình cảm của trẻ đối với trường, lớp.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện khả năng quan sát, chú ý, nghi nhớ.
- Diễn tả bằng ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc.
- Biết chạy theo đường dích dắt đúng kĩ năng.
- Kĩ năng vận động tập thể.
3. Thái độ:
- Trẻ xưng hô đúng mực và yêu thương nhường nhịn lẫn nhau.
- Tình cảm của trẻ đối với cô giáo và thể hiện bằng những việc làm của trẻ.
- Biết giữ gìn , bảo vệ trường lớp .
II. CHUẨN BỊ : 
 1.Đồ dùng của cô: 
	- Mô hình trường, lớp mẫu giáo, văn phòng.
 - Tranh vẽ trường, lớp mẫu giáo : 6 tranh.
 + Tranh 1: Khung cảnh trường mẫu giáo.
 + Tranh 2: Văn phòng cô Hiệu trưởng
	 + Tranh 3: Một số hình ảnh các lớp của trường.
	 + Tranh 4: Nhà bếp và các bác cấp dưỡng đang nấu ăn
 + Tranh 5 Cô Hiệu trưởng đang họp cùng các cô giáo
 + Tranh 6: Cô Hiệu trưởng đang trò chuyện cùng các cháu tại lớp học.
 - Đàn organ. Bản treo tranh.
 2. Học liệu của trẻ :
 - Một số đồ dùng đồ chơi cho trẻ chơi trò chơi.
 - Một số tranh ảnh về các hoạt động trong trường.
 - Trang phục nấu ăn: 2 bộ
 - Hoa cầm tay. Hoa rời
 - Một số lon làm chướng ngại vật: 8 lon
3. Môi trường:
- Mô hình trường mẫu giáo.
- Treo tranh ảnh về hoạt động của trường mầm non. 
- Đội hình : Chữ u , xúm xít, vòng cung
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
* Hoạt động 1: Gây hứng thú.
- Cô và trẻ hát bài hát “Trường MG yêu thương”.
- Cả lớp mình vừa hát bài hát gì?Thế bây giờ các con chia ra để cùng xem những tranh ảnh về trường lớp nhé! 
* Hoạt động 2: Khám phá các hoạt động của trường mầm non.
* Cô cùng trẻ xem hình ảnh trên vi tính và cùng trò chuyện về trường MG Nguyễn Văn Cừ:
- Các con có biết đây là quang cảnh ở đâu không?
- Tên trường của chúng ta là gì ? Trường mình thuộc phường nào ? ( Trẻ đọc đồng thanh, cá nhân)
- Các con có biết trường mình có tất cả bao nhiêu lớp không ? ( trẻ xem hình ảnh các lớp học). Các con đang học lớp gì ? Lớp học của các con có mấy cô giáo, tên cô là gì ? Còn các lớp học khác thì sao ?
* Cho trẻ chuyển đội hình sang quan sát mô hình trường MG ( văn phòng và nhà bếp)
- Thế các con quan sát xem trên mô hình có gì? (Phòng làm việc của cô hiệu trưởng). Đúng rồi, phòng làm việc của cô Hiệu trưởng hay còn gọi là « văn phòng » đó các con ( Cho trẻ đọc đồng thanh, cá nhân). Bạn nào đã thấy phòng làm việc của cô hiệu trưởng rồi ?Cô hiệu trưởng là người trực tiếp điều hành mọi cô việc trong trường đấy các con.
- Còn ở phía sau có gì? (Nhà bếp).
* Tạo tình huống xuất hiện 2 bác cấp dưỡng đến thăm lớp. Bác cấp dưỡng trò chuyện cùng cả lớp về công việc hằng ngày của mình.
* Mở rộng: Ngoài ra ở trường còn có ai đang làm việc nữa: cô kế toán, bác bảo vệ.
* Cho trẻ chuyển đội hình vòng tròn, cầm hoa hát múa «  Trường MG yêu thương »
* Cho trẻ tiếp tục quan sát hình ảnh trên máy vi tính, và cùng trò chuyện :
- Ở trường mầm non có những hoạt động gì?( trẻ kể)
- Cô giới thiệu về các hoạt động ở trường ( Cô Hiệu trưởng họp với các cô giáo; Cô Hiệu trưởng trò chuyện với các cháu mỗi khi đến thăm lớp; Giờ các cháu học, vui chơi, giờ ăn....)
- Các cháu có thích được đi học không?
- Khi đến trường cháu thích hoạt động nào nhất ? vì sao? 
* Giáo dục: Vừa rồi cô và các con đã cùng tìm hiểu về ngôi trường mến yêu của chúng ta, có tên là Trường Mẫu giáo Nguyễn Văn Cừ, các con có suy nghĩ gì không?
- Các con biết không, để có được ngôi trường xinh sắn với đầy đủ đồ dùng, đồ chơi như vậy, tạo điều kiện tốt cho các con được học, dược vui chơi, sinh hoạt thì các cô, các bác đã bỏ ra nhiều công sức và qua nhiều thời gian mới có được như ngày hôm nay ( Nhờ các cô hiệu trưởng, các cô giáo, các bác bảo vệ và cấp dưỡng.). Thế các con có yêu quý trường học của mình không? Để tỏ lòng biết ơn thì các con phải như thế nào?
* Hoạt động 3: Trò chơi:
- Trò chơi “ ghép tranh”
- Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi: Trẻ chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ quan sát các tranh và tự ghép lại thành một bức tranh hoàn chỉnh về ngôi trường MG, đội nào nhanh nhất và hoàn chỉnh nhất là chiến thắng.
* Hoạt động 4: Chạy theo dường dích dắt: Trang trí ngôi trường .
* Cô đặc các chướng ngại vật, cho trẻ chia làm 2 đội và thi đua chạy theo đường dích dắt, tay cầm hoa, sau khi chạy qua các chướng ngại vật rồi trẻ sẽ gắn hoa lên mô hình để trang trí ngôi trường bé yêu. Hai đội sẽ thi đua xem đội nào khéo léo và nhanh nhất. 
* Kết thúc tiết học : Cô và trẻ cùng hát bài “Trường MG yêu thương” .
B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
1. Cho trẻ ôn lại những hiểu biết của trẻ về trường mẫu giáo 
2. Chơi trò chơi: Đuổi bắt cô.
 3.Hoạt động góc: Cho trẻ về góc chơi, chơi theo ý thích của trẻ
 C. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY :
1. Tên những trẻ nghỉ học và lí do: 
2. Hoạt động học:
..
.
3. Các hoạt động khác trong ngày:
..
..
4. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt:
..
.
 5 Những vấn đề cần lưu ý khác: 
.
 Thứ tư, ngày 11 tháng 9 năm 2013
 A. HOẠT ĐỘNG HỌC:
 * HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH:
NẶN ĐỒ CHƠI TẶNG BẠN
 * TÍCH HỢP : ÂM NHẠC: NGÀY VUI CỦA BÉ
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
1. Kiến thức:
 - Trẻ biết được một số đặc điểm, đặc trưng của 1 số ĐDĐC trong lớp
 - Biết sử dụng đất nặn để tạo ra được 1 số ĐDĐC mà trẻ thích.
 - Trẻ đọc thuộc và hiểu nội dung bài hát “ Ngày vui của bé”
 2. Kĩ năng:
 - Rèn một số kĩ nặn: lăn tròn, gắn dài, gắn dính để tạo sản phẩm
 - Kĩ năng mới: ấn lõm, dát mỏng.
 - Trẻ hát và thể hiện cảm xúc khi hát “ Ngày vui của bé” .
 3. Thái độ
 - Trẻ thích chơi và biết giữ gìn ĐDĐC của mình và bạn. Trẻ chơi biết nhường nhìn bạn
 II. CHUẨN BỊ:
 1. Đồ dùng của cô:
 - Vật mẫu: 1 số đồ chơi trong lớp và đồ chơi làm bằng đất nặn
 - Trống rung. Đàn organ
 2. Học liệu của trẻ
 - Đất nặn, bảng con, tăm tre.
 - Hột hạt, kim sa, lá khô, hoa khô, khăn lau tay
 - Đĩa đựng sản phẩm.
 - Hoa múa.
 3. Môi trường: 
 - Trang trí góc bé khéo tay
 - Đội hình 3 nhóm, xúm xít
III. TIẾN HÀNH
 * Hoạt động 1: Gây hứng thú.
- Cho trẻ về 3 nhóm chơi với các đồ chơi có trong lớp : Xe ô tô, kèn, banh, búp bê, giây nơ.
 - Sau đó hỏi trẻ các con vừa chơi với những đồ chơi gì? Những đồ chơi đó có những đặc điểm gì? Những đồ chơi nào bạn trai thích chơi và những đồ chơi nào dành cho bạn gái? - - Khi chơi thì các con phải như thế nào với bạn? Đặc biệt những bạn mới đi học thì các con phải làm sao để bạn không bỡ ngỡ và không khóc nhè? 
* Hoạt động 2: Hát múa “ Ngày vui của bé”.
- Trẻ hát múa theo lớp, nhóm nam – nữ.
- Thế bây giờ các con có thích nặn những đồ chơi để tặng bạn của mình không? Các con cùng cô nặn đồ chơi nhé!
* Hoạt động 3: Cung cấp đồ chơi mẫu và 1 số kĩ năng mới cho trẻ. Trẻ thực hiện.
- Cho trẻ xem 1 số đồ chơi do cô nặn . Cho trẻ nhận xét, nêu đặc điểm, đặc trưng của những mẫu nặn đó.
- Cô gợi ý để trẻ tụ nhắc lại 1 số kĩ năng nặn : lăn tròn, gắn dài, gắn dính tạo sản phẩm. 
- Gọi một số cá nhân trẻ nhắc lại các kĩ năn nặng đó.
- Hướng dẫn trẻ kĩ năng mới: Tạo lõm, dàn rộng. 
- Gợi hỏi: Con sẽ nặn đồ chơi nào? Con dùng kĩ năng gì?
- Cô gợi ý cho trẻ cách chia đất nặng cho đều.
- Gợi ý trẻ nhắc lại tư thế ngồi và giữ gìn vệ sinh khi sử dụng đất nặn.
 * Trẻ thực hiện:
- Cô quan sát theo dõi, giúp đỡ và gợi ý trẻ nặn sáng tạo.
- Nhắc trẻ lau tay vào khăn sau khi thực hiện xong.
 * Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm
- Cho trẻ trưng bày sản phẩm 
- Cô tuyên dương cả lớp. Gọi 1,2 trẻ lên chọn sản phẩm trẻ thích. Vì sao con thích?
- Cho trẻ có sản phẩm đẹp lên nói ý tưởng của trẻ.
- Cô chọn sản phẩm đẹp nhận xét. Nhắc nhở sản phẩm chưa hoàn chỉnh
B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU :
1. Cho trẻ hoàn thành sản phẩm nặn đồ dùng đồ chơi. Rèn kĩ năng vệ sinh cho trẻ. 
2. Chơi trò chơi: Nu na Nu nống
 3.Hoạt động góc: Cho trẻ về góc chơi, chơi theo ý thích của trẻ
 C. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY :
1. Tên những trẻ nghỉ học và lí do: 
.
..
2. Hoạt động học:
.
3. Các hoạt động khác trong ngày:
.
..
4. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt:
.
.
5 Những vấn đề cần lưu ý khác: 
 Thứ 5 ngày 12 tháng 9 năm 2013
A. HOẠT ĐỘNG HỌC:
 * HOẠT ĐỘNG VĂN HỌC:
Bài thơ: CÔ VÀ MẸ
* TÍCH HỢP : KPXH: TRÒ CHUYỆN VỀ NGÔI TRƯỜNG MẾN YÊU CỦA BÉ 
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài thơ , trẻ đọc thuộc bài thơ “ Cô và mẹ”
- Trẻ hiểu được nội dung bài thơ “ Cô và mẹ”
- Trẻ biết đàm thoại cùng cô về nội dung bài thơ .
- Biết một số hoạt động trong nhà trường .
2. Kĩ năng
- Luyện kĩ năng đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng. 
- Kĩ năng trả lời câu hỏi to, rõ ràng.
- Biết thể hiện suy nghĩ, tình cảm của bé đối với cô giáo, mẹ bằng diễn đạt ngôn ngữ.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ yêu quý và kính trọng mẹ và cô giáo.
- Trẻ thích đi học, thích đến trường lớp.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
- Tranh minh họa nội dung bài thơ: 4 tranh
Tranh 1: Mẹ đưa bé đến trường ,bé ôm cô giáo
Tranh 2: Chiều về cô đưa cháu ra cổng, bé ngồi vào lòng mẹ
Tranh 3: Mặt trời đang lặn xuống, bé đang trên đường đi học về.
Tranh 4: Bé đang đi và ở 2 bên là hình ảnh cô giáo và mẹ. 
- Trống rung, bảng.
- Mô hình rối tay 
- Máy vi tính với một số hình ảnh về trường mầm non : bé đi học, vui chơi với bạn,
2. Học liệu của trẻ
- Ngôi sao: 4 cái
3. Môi trường
Tranh chủ đề lớp học của bé
Đội hình xúm xít, vòng tròn
III. TIẾN HÀNH
 * Hoạt động 1: Trải nghiệm – Giới thiệu bài
- Cho cả lớp cùng hát “ Cô và mẹ”
- Các con vừa hát bài gì?
- Bài hát nói về ai?
- Cùng cả lớp xem du lịch màn ảnh nhỏ
- Các con vừa được xem những hình ảnh gì?
- Những hình ảnh : bé đến lớp, cùng chơi với bạn, cô giáo đang dạy học, cô cùng các bạn dạo chơi, bác cấp dưỡng nấu ăn”.
- Hằng ngày khi đến lớp các con làm gì? Cô giáo làm những công việc gì?
- Ở trường ngoài cô giáo ra còn có những ai? 
- Khi được đi học các con thấy như thế nào.?
- Cô có 1 bài thơ cũng nói về bạn nhỏ mới đi học nhưng bạn rất thích, rất yêu trường, mến cô, bạn xem cô giáo giống như mẹ. Đó là bài thơ “ Cô và mẹ”
* Hoạt động 2: Truyền thụ tác phẩm
- Cô đọc thơ lần 1 diễn cảm
- Cho trẻ ngồi xúm xít trước mô hình, cô đọc thơ lần 2 và rối tay.
- Chuyển đội hình vòng cung, cô đọc thơ và trích dẫn diễn giải qua tranh:
 - “ Buổi sáng.cổ cô ” : sáng bé chào mẹ để đến với cô.
 - “ Chiều vềlòng mẹ” bé lại chào cô rồi về với mẹ.
 - “ Mặt trời lon ton” : Ngày nào cũng thế bé vẫn đi học rồi ra về giống như mặt trời mọc rồi lặn.
 - “ Hai chân cô giáo”: Cô và mẹ được ví như hai chân trời của bé vì cô giáo và mẹ luôn mang đến cho bé những điều tốt đẹp và em bé cũng rất yêu quý cô giáo và mẹ. 
 * Hoạt động 3: Đàm thoại – giáo dục
- Cô vừa đọc bài thơ gì?
- Bài thơ nói về những ai?
- Buổi sáng bé làm gì? Chào mẹ bé đến với ai ?
- Buổi chiều bé lại chào ai? Bé làm gì với mẹ?
- Trong bài thơ, nhà thơ đã ví dụ mặt trời mọc và lăn trên cái gì? Và 02 chân trời của con là ai và ai?
- Vì sao trong bài thơ tác giả đã nói cô và mẹ như 2 chân trời của bé?
- Đến lớp có vui không các con? Cô giáo và mẹ đã yêu các con như vậy thì các con phải như thế nào với cô giáo và mẹ của mình.
* Hoạt động 4: Trẻ đọc thơ
- Cô cho cả lớp đọc thơ cùng cô 2 lần
- Cho đọc thơ theo tổ, luân phiên, to nhỏ
- Chơi trò “ Ngôi sao may mắn’- trẻ đọc thơ theo nhóm, cá nhân: cô có các ngôi soa rất dẹp, các con chú ý cô tung ngôi sao lên, bạn nào may mắn nhặt được ngôi sao thì bạn đó sẽ lên đọc thơ.
B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU :
1. Cho trẻ làm quen một số câu đố về trường, lớp học.
2. Chơi trò chơi: Lộn cầu vòng
 3.Hoạt động góc: Cho trẻ về góc chơi, chơi theo ý thích của trẻ
 C. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY :
 1. Tên những trẻ nghỉ học và lí do: 
.
..
2. Hoạt động học:
.
3. Các hoạt động khác trong ngày:
.
..
4. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt:
.
.
5 Những vấn đề cần lưu ý khác: 
.
 Thứ 6 ngày 13 tháng 9 năm 2013
A. HOẠT ĐỘNG HỌC:
 * HOẠT ĐỘNG LQVT:
 CHƠI VỚI VẢI HÌNH VUÔNG
 * TÍCH HỢP : ÂM NHẠC: TRƯỜNG MẪU GIÁO 
 YÊU THƯƠNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1. Kiến thức:
 - Trẻ biết nhận dạng về hình dạng, kích thước, màu sắc.
 - Trẻ biết sử dụng các mảnh vải để làm thành các vật khác nhau
 - Trẻ hát thuộc và hiểu nội dung bài hát “ Trường mẫu giáo yêu thương” . 
 2. Kĩ 

File đính kèm:

  • docchu_de_truong_mam_non.doc