Giáo án Lớp Mầm - Chủ đề: Giao Thông - Chủ điểm: Bé tham gia giao thông

1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú

- Cô tập trung trẻ ngồi xúm xít quanh cô và hát bài hát “ Em đi qua ngã tư đường phố”.

+ Trong bài hát vừa rồi cô dặn các bé đi ở đâu?.

+ Khi đi bộ thì chúng ta phải đi như thế nào?

+ Thấy tín hiệu đèn đỏ thì chúng ta phải làm gì?

+ Thấy tín hiệu đèn xanh thì sao?

- Cô đưa ra cột đèn giao thông và hỏi trẻ:

+ Những cột đèn này sẽ để ở đâu?

- Vậy hôm nay góc xây dựng sẽ cùng nhau xây ngã tư đường phố nhé.

+ Ngoài góc xây dựng ra thì chúng mình còn chơi ở góc chơi nào nữa nhỉ?

+ Các con thích chơi ở góc nào? Vì sao?

 

doc4 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Mầm - Chủ đề: Giao Thông - Chủ điểm: Bé tham gia giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG GÓC
Chủ đề: 	Giao Thông
Chủ điểm: 	Bé tham gia giao thông
Độ tuổi : 	Mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi)
Số trẻ :	 25 trẻ
Thời gian:	30 - 35 phút
Ngày soạn:	21/03/2015
Ngày dạy:	25/03/2015
Người dạy:	 Nguyễn Thị Ngân
Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Hằng
	 Đỗ Thị Hạt
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 
1, Kiến thức
Trẻ biết nhận vai chơi và thể hiện một số hành động phù hợp với vai chơi đã nhận.
Biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để xây dựng đường đi, gara, xây ngã tư đường phố.
2, Kĩ năng
Giúp trẻ củng cố, mở rộng vốn hiểu biết về phương tiện giao thong và luật lệ an toàn giao thông.
Hình thành và phát triển tinh thần tập thể , biết đoàn kết tôn trọng, nhường nhịn và chia sẻ đồ chơi với các bạn cùng chơi.
Rèn luyện sự khéo léo của đôi tay và phát triển thẩm mỹ.
3, Thái độ
Giáo dục trẻ luôn có ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, lấy và cất đồ dùng ngăn nắp, gọn gàng đúng nơi quy định.
Có ý thức thực hiện đúng luật lệ an toàn giao thông.
4. Nội Dung:
	 1. Góc xây dựng: Xây ngã tư đường phố.
	 2. Góc phân vai : Cô hướng dẫn trẻ tham gia giao thông.
	 3. Góc tạo hình: Tô màu các phương tiện giao thông, biển báo giao thong.
	 4 . Góc âm nhạc: Hát các bài hát về giao thông.
II. CHUẨN BỊ:
Sắp xếp các đồ dùng, đồ chơi vào các góc hợp lý.
1. Góc xây dựng: mô hình ô tô, xe máy, bồn hoa, gạch, nhà cửa, biển báo giao thông 
2. Góc phân vai: Trang phục của chú công an giao thông.
3. Góc tạo hình: tranh tô màu về các loại đèn tín hiệu, những bức tranh tô màu về các phương tiện giao thông.
4. Góc âm nhạc: trống, phách tre, xắc xô, đàn....
III. TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú 
- Cô tập trung trẻ ngồi xúm xít quanh cô và hát bài hát “ Em đi qua ngã tư đường phố”.
+ Trong bài hát vừa rồi cô dặn các bé đi ở đâu?.
+ Khi đi bộ thì chúng ta phải đi như thế nào?
+ Thấy tín hiệu đèn đỏ thì chúng ta phải làm gì?
+ Thấy tín hiệu đèn xanh thì sao?
- Cô đưa ra cột đèn giao thông và hỏi trẻ:
+ Những cột đèn này sẽ để ở đâu?
- Vậy hôm nay góc xây dựng sẽ cùng nhau xây ngã tư đường phố nhé.
+ Ngoài góc xây dựng ra thì chúng mình còn chơi ở góc chơi nào nữa nhỉ?
+ Các con thích chơi ở góc nào? Vì sao?
2. Cách tiến hành:
A, Thỏa thuận trước khi chơi:
- Hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều góc chơi cho các con, các con thích chơi ở góc nào thì rủ bạn cùng chơi nhé.
- Ai thích chơi ở góc xây dựng?
- Trong khi chơi chúng mình phải thế nào?
Chúng mình phải chơi ngoan, chơi cùng bạn và biết nhường đồ chơi cho bạn, không giành đồ chơi của nhau, không ném đồ chơi. Lấy và cất đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định.
B, Quá trình chơi:
- Trẻ về góc chơi và tự thỏa thuận vai chơi.
Cô bao quát trẻ về góc chơi xem số trẻ ở các góc chơi đã hợp lý chưa? ( nếu chưa hợp lý thì bằng những câu gợi ý cô dẫn dắt trẻ sang nhóm chơi khác một cách khéo léo, tránh áp đặt trẻ)
- Cô quan sát và giúp đỡ trẻ đồng thời động viên , khuyến khích trẻ kịp thời.
- Dự kiến tình huống xảy ra:
+ Ở góc xây dựng : các trẻ xây ngã tư đường phố tuy nhiên trẻ lại cầm các phương tiện giao thông ra chơi ở nền nhà.
Xử lý: Cô nhẹ nhàng đến gần trẻ và hỏi : “ bác tài xế ơi? Bác đang lái xe đi đâu đấy?”
Trẻ trả lời: Tôi đang đi làm việc.
Cô: Vậy xe tải phải đi ở đâu nhỉ?
Trẻ trả lời: Ở đường ạ.
Cô: Vậy bác lái xe ra ngoài nền nhà đã đúng chưa?
Trẻ trả lời: Chưa ạ.
Và cô nhẹ nhàng nhắc trẻ nên cho ô tô đi ở ngã tư đường phố.
+ Ở góc phân vai : các trẻ chưa phân biệt rõ ràng các vai chơi.
 Xử lý : Cô lại gần và gợi ý cách chơi, một bạn đóng vai làm chú công an giao thông còn các bạn khác đóng vai làm người tham gia giao thông. Khi chú công an báo “ Đèn đỏ” thì những người tham gia giao thông phải làm gì? ...và nhắc các trẻ đổi vai chơi cho nhau.
+ Góc âm nhạc : Trẻ cầm các nhạc cụ để nghịch ngợm, gõ xuống nền nhà.
Xử lý : Cô lại gần và hỏi: Các con đang đánh nhạc bài gì đấy? 
 Trẻ trả lời: Con đang gõ ạ.
 Cô : Cô thấy các bạn nhạc công chưa đánh nhạc nhịp nhàng ăn khớp với nhau đâu. Bây giờ cô và các con cùng hát bài hát “ Đi tàu lửa” và cùng gõ nhịp cho đúng nhé. Ai xung phong làm ca sĩ nào? Còn ai thích đánh đàn, gõ phách, đánh trống nhỉ? 
Cô tập trung các trẻ lại và cùng các trẻ đi thăm quan từng góc chơi và hỏi về ý tưởng của các góc.
- Cô nhận xét và khen ngợi các trẻ
- Cho trẻ hát bài hát cất đồ chơi . Trẻ vừa hát vừa cất đồ chơi đúng nơi quy định.
3. Nhận Xét: 
- Cô nhận xét từng nhóm chơi 
- Nhận xét chung các góc.
- Chuyển hoạt động.
- Trẻ hát cùng cô
-Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ tham gia chơi

File đính kèm:

  • docgiao_an_HDgoc.doc