Giáo án Lớp Lá - Tuần 3: Nghề xây dựng

I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ:

* Đón trẻ

- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.

- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.

* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.

* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.

* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về một số nghề mà trẻ biết, và một số trò chơi khác mà trẻ biết.

II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

* Hoạt động quan sát có chủ đích: quan sát dụng cụ xây dựng

Quan sát một số nghề trò chuyện

- VĐ: Chạy nhanh lấy đúng tranh.

- HT: Cái gì biến mất, xem tranh gọi tên dụng cụ các nghề

- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.

 

docx21 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 3416 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Lá - Tuần 3: Nghề xây dựng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vai chơi của mình
Góc xây dựng
- Xây công viên
- Trẻ biết sử dụng một số gạch để xây bệnh viện.
- Trẻ biêt xây một số công trình phụ: trồng cây xanh,
- Gạch, cây xanh,
- Trẻ xây công trình theo sự sáng tạo.
Cô gợi ý giúp đở trẻ khi cần thiết
Góc học tập
- Xem sách truyện theo chủ đề.
- Biết xem tranh và hiểu nội dung câu chuyện, thuộc một số ca dao tục ngữ.
- Tranh loto phục vụ cho chủ đề.
- Tranh ảnh, sách báo truyện về nghề dịch vụ.
- Cô gợi ý cho trẻ xem tranh.
Góc nghệ thuật
- Nặn dụng cụ nghề,làm túi sách đi du lịch,trang trí dụng cụ âm nhạc.
 Trẻ biết nặn dụng cụ nghề,làm túi sách đi du lịch,trang trí dụng cụ âm nhạc.
- Búp sáp màu, tranh cho trẻ tô màu, đất nặn, một số NVL khác. 
- Theo dõi và hướng dẫn trẻ thực hiện đúng thao tác. 
Góc thiên nhiên
- Chơi với nước, đong nước vào chai.
- Trẻ tích cực trong vai chơi, chơi sáng tạo.
- Chai, phiễu, thao nước.
- Cô gợi ý, hướng dẫn trẻ.
Thứ 2 ngày17 tháng11 năm 2014
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ:
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về một số nghề mà trẻ biết, và một số trò chơi khác mà trẻ biết.
II .HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
* Hoạt động quan sát có chủ đích: quan sát nghề xây dựng
Quan sát một số nghề trò chuyện
- VĐ: Chạy nhanh lấy đúng tranh. Gieo hạt
- HT: Cái gì biến mất, xem tranh gọi tên dụng cụ các nghề
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
III. HOẠT ĐỘNG CHUNG
Phát triển thể chất
Đề tài: Chạy - Ném xa
1. Mục tiêu
- Rèn luyện kỹ năng ném thành thạo
- Phát triển thể lực, vận động của tay. Sự phối hợp giữa tay và chân nhịp nhàng.
- Rèn luyện tố chất nhanh nhẹn khéo léo.
- Biết vâng lời cô hứng thú với giờ học.
2. Chuẩn bị
- Trẻ:chổ tập sạch sẽ.
- Cung chui
3.Tổ chức hoạt động
Ổn định
Các con ơi chúng ta đang hoạt động ở chủ đề nào?
Chú công nhân làm công việc gì?
Làm thế nào để có sức khỏe tốt
 Hoạt động 1: khởi động.
- Cho trẻ đi vòng tròn và kết hợp các kiểu đi “ mũi bàn chân, gót bàn chân, mép bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh)
Hoạt động 2: trọng động.
* Bài tập phát triển chung: 
- Động tác tay vai: “ 2 tay gập trên vai” 2l/8n
- Động tác bụng: lườn “ quay người sang 2 bên” 2l/8n
- Động tác chân: “Ngồi xổm đứng lên liên tục 2l/8n
- Động tác bật: “bật tách khép chân” 2l/8n.
* Vận động cơ bản: 
- Các chú công nhân của chúng ta hôm nay cùng chơi một trò chơi. Để thực hiện tốt các bạn chú ý quan sát.
- Lần 1 không giải thích
- Lần 2: giải thích
- Các bạn đứng ngay vạch xuất phát của cô, TTCB chân trước chân sau, tay nắm hờ người hơi nghiêng vể phía trước, khi có hiệu lệnh “ Chạy” thì các bạn chạy nhanh về phía trước đến cái rỗ cô có để túi cát, cầm 1 túi cát sau đó các bạn ném. Khi ném TTCB của các bạn đứng chân trước chân sau, tay cầm túi cát các bạn đánh lăn tay từ trước ra sau lên cao rồi ném thật mạnh.
- Lần lượt 2 trẻ thực hiện đến hết lớp.
- Mời nhóm bạn trai, nhóm bạn gái.
- Mời thi đua.
Hoạt động 3: hồi tĩnh.
* Giáo dục trẻ nhặt lá ngoài sân cho sân trường sạch cho chúng ta tập thể dục và giữ cho môi trường trong sạch chúng ta hít thở không khí trong lành để cơ thể được khoẻ mạnh.
Phát triển nhận thức
Đề tài: Trò chuyện về nghề xây dựng
1. Mục tiêu
- Biết một số công việc cụ thể của cô chú công nhân.
- Biết yêu quý, kính trọng và biết ơn các cô chú công nhân xây dựng.
- Biết giữ gìn trường lớp nơi công cộng sạch đẹp
- Trẻ biết tên gọi, tính chất, đặc điểm của 1 số dụng cụ phục vụ cho nghề như: xi măng, bai, gạch, xẻng
2. Chuẩn bị
- Cô: xi măng, gạch, cát, tranh chú công nhân xây dựng
- Trẻ: chổ ngồi
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu
- Trẻ đọc thơ “ Chiếc cầu mơi”
- Các bạn vừa đọc bài thơ gì?
- Bài thơ vừa nhắc ai?
- Các chú công nhân làm gì?
- À để biết rõ hơn công việc của các chú công nhân cô cháu ta cùng nhau tìm hiểu về công việc của cô chú công nhân nha
Hoạt động 2: Quan sát
* Xem băng hình về công việc của chú công nhân 
- Các bạn thấy ai đây không?
- Chú công nhân đang làm gì?
- Đây là gì?
- Đây là những nguyên vật liệu dùng để xây nên ngôi nhà.
- Giới thiệu với trẻ một số nguyên vật liệu dùng để xây nhà.
- Xi măng trộn với cát và nước sẽ thành hồ, để gắn những viên gạch lại với nhau vì những viên gạch chỉ xếp chồng lên nhau không thì không đủ vững chắc.
- Để cần dụng cụ gì các bạn biết không?
- Ở nhà bố mẹ các bạn làm gì?
- Bố mẹ bạn nào làm thợ hồ?
- Ở nhà chắc các bạn đã từng thấy những dụng cụ ba mẹ mình cần để làm rồi đúng không, vậy bạn nào kể cho cô nghe đi?
* Nhận biết một số đặc điểm nổi bật của vật liệu xây dựng
- Gạch: Các bạn nhìn xem viên gạch này có hình gì?
- Bây giờ cô sẽ dặt viên gạch này xuống và để chồng viên gạch khác lên, để dính được với nhau cần có gì đây?
- Các bạn nhìn thử xem cô trộn hồ nha.
- Có dùng tay trộn được không? Phải dùng cái gì?
- Cô sẽ cho xi măng trộn với cát sau đó cho nước vào ( vừa nói cô vừa thực hiện).
- Cô cho 1 số trẻ dùng bay xem thử. 
- Giáo dục: Các bạn phải biết yêu quý kính trọng các cô chú công nhân vì cô chú đã xây dựng nên những ngôi nhà, cầu, đường phục vụ cho chúng ta. Chúng ta phải biết giữ gìn vệ sinh môi trường sạch đẹp để góp phần làm đẹp cho đất nước.
- Ngoài làm công nhân ra các bạn còn biết những nghề nào nữa không?
- Khi lớn lên các bạn muốn mình làm nghề gì?
Hoạt động 3: trò chơi củng cố
* Trò chơi “ Ai chọn đúng"
- Cách chơi: Cô chia lớp thành hai đội, bạn đầu sẽ chạy lên rỗ đựng tranh lô tô cuả nhóm mình chọn 1 tranh lô tô rồi chạy lên đặt lên bàncủa đội mình. Sau đó chạy về đứng cuối hàng để bạn tiếp theo lên chơi tiếp. Cứ như vậy cho đến hết thời gian.
- Luật chơi: đội nào chọn được nhiều và đúng tranh lô tô về dụng cụ nguyên vật liệu xây dựng thì đội đó sẽ thắng.
* Nhận xét kết thúc- Tuyên dương
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC:
1. Yêu cầu: Trẻ thực hiện được các vai chơi.
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động.
3. Tiến hành
- Góc thiên nhiên: Chơi với nước, đong nước vào chai.
- Góc xây dựng: Xây bệnh viện .
- Góc nghệ thuật: Nặn dụng cụ nghề , làm túi sách đi du lịch, trang trí dụng cụ âm nhạc
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Trò chơi: mèo đuổi chuột
- Cô giới thiệu luật chơi: Cô giấu một vật trong tay , sau đó cô và trẻ cùng hát bài hát “ Tập tầm vông”. Khi kết thúc bài hát cô mời một trẻ lên đoán xem tay nào của cô có đồ chơi
2. Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ
Rửa tay sau khi chơi
Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ
**********************
Thứ ba ngày 18 tháng 11 năm 2014
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ:
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về một số nghề mà trẻ biết, và một số trò chơi khác mà trẻ biết.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
* Hoạt động quan sát có chủ đích: quan sát dụng cụ xây dựng
Quan sát một số nghề trò chuyện
- VĐ: Chạy nhanh lấy đúng tranh.
- HT: Cái gì biến mất, xem tranh gọi tên dụng cụ các nghề
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
III. HOẠT ĐỘNG CHUNG
Phát triển thẩm mỹ
Đề tài: Vẽ Trang trí hình vuông
1. Mục tiêu:
- Rèn luyện kỹ năng tạo bố cục cho hình vuông
- Phát triển tư duy sáng tạo trang trí hình vuông
- Rèn kỹ năng chọn màu, di màu.
- Trẻ húng thú tham gia hoạt động
2.Chuẩn bị
- cô: Tranh mẫu
- Trẻ: Vở tạo hình, bút màu, chỗ ngồi
III: Tổ chức hoạt động
Hoạt dộng 1:ổn định đàm thoại
- Hát bài “ Cháu yêu cô chú công nhân”
- Các bạn hát bài hát gì
- Bài hát nhác đến ai?
- Nhắc đến nghề nào?
- Chú công nhân xây những gì?
- Hôm nay có chú công nhân ghé thăm lớp mình, chú công nhân muốn các bạn giúp chú trang trí những viên gạch đẻ lót xuống nền nhà, vậy hôm nay lớp mình cùng nhau trang trí để tạo ra những viên gạch thật đẹp để tặng cho chú công nhân. Các bạn có đồng ý không?
- Vậy hôm nay chúng ta cùng nhau trang trí hình vuông. Trẻ nhắc lại đề tài.
Hoạt động 2: quan sát tranh
- Các bạn nhìn xem cô có gì đây?
- Đây là mẫu thiết kế 1 vài viên gạch các bạn có thể tham khảo để trang trí cho viên gạch của mình.
- Các bạn thấy những gì về viên gạch của cô? ( trẻ kể tùy vào khả năng nhận biết)
- Nếu là các bạn các bạn muốn trang trí hình vuông này như thế nào?
- Các bạn có thể dùng hai màu khác nhau trang trí xen kẻ, vẽ hình xen kẽ để cho hình vuông của chúng ta đẹp hơn.
Hoạt động 3: cô làm mẫu
- Cỗ vẽ mẫu:
+ Lần 1: các bạn vẽ theo đường viền bên trong của hình vuông, cứ một chấm tròn rồi đến 1 nét gạch ngang, các bạn cứ vẽ cho đến hết hình vuông.
+ Lần 2: Vừa làm mẫu vừa cho trẻ nhắc lại.
+ Lần 3: Mời 1 trẻ lên làm mẫu rút kinh nghiệm.
Hoạt động 3: Trẻ thực hành
- Cô hỏi lai cách cầm bút tư thế ngồi. 
- Quan sát bao quát trẻ. Động viên trẻ, gợi ý trẻ sáng tạo.
Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm
- Cho trẻ nhận xét
- Cô nhận xét rút kinh nghiệm.
- Tuyên dương trẻ vẻ đẹp.
- Hát bài “cháu yêu cô chú công nhân
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC:
1. Yêu cầu: Trẻ thực hiện được các vai chơi.
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động.
3. Tiến hành
- Góc thiên nhiên: Chơi với nước, đong nước vào chai.
- Góc xây dựng: Xây bệnh viện .
- Góc nghệ thuật: Nặn dụng cụ nghề , làm túi sách đi du lịch, trang trí dụng cụ âm nhạc
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Trò chơi: Tập tầm vông.
- Cô giới thiệu luật chơi: Cô giấu một vật trong tay , sau đó cô và trẻ cùng hát bài hát “ Tập tầm vông”. Khi kết thúc bài hát cô mời một trẻ lên đoán xem tay nào của cô có đồ chơi
2. Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ
Rửa tay sau khi chơi
Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ
**********************************
Thứ 4 ngày 19 tháng 11 năm 2014
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ:
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về một số nghề mà trẻ biết, và một số trò chơi khác mà trẻ biết.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
* Hoạt động quan sát có chủ đích: quan sát nghề trồng lúa
Quan sát một số nghề trò chuyện
- VĐ: Chạy nhanh lấy đúng tranh. Mèo đuổi chuột
- HT: Cái gì biến mất, xem tranh gọi tên dụng cụ các nghề
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
 III. HOẠT ĐỘNG CHUNG
Phát triển thảm mỹ
Dạy hát: Cháu yêu cô chú công nhân
Nghe hát: Gửi anh một khúc dân ca
1. Mục tiêu
- Trẻ thuộc bài hát, hát nhịp nhàng theo cô.
- Hiểu nội dung bài hát vận động theo cô nhịp nhàng
- Rèn luyện khả năng nhanh nhẹn của trẻ
- Giáo dục trẻ biết yêu quý kính trọng các cô chú công nhân
- Biết giữ gìn vệ sinh môi trường sạch đẹp
- Tích hợp: văn học, toán
2. Chuẩn bị
- Cô: bài hát, máy nghe nhạc
- Trẻ: chổ ngồi
3.Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức gây hứng thú
- Đọc Thơ “Chiếc cầu mới”
- Các bạn vừa đọc bài thơ gì ?
- Bài thơ nói về ai?
- Chú công nhân xây gì ?
- Để làm gì ?
- Ngoài xây cầu ra chú công nhân còn xây gì nữa ?
- Xây dựng một chiếc cầu hây ngôi nhà mất nhiều tháng không ? Vất vả không ?
- Cho nên các bạn phải như thế nào đối với các chú công nhân?
- Các bạn phải biết yêu quý kính trọng các côc hú công nhân vì cô chú đã xây dựng nên những ngôi nhà, cầu, đường phục vụ cho chúng ta.
- Ở đây cô cũng có một bài hát nói về 1 bạn nhỏ biết ơn về chú công nhân và biết vui múa hát để vui mừng về cô chú công nhân đó là bài “ chúng cháu yêu cô chú công nhân”. Hôm nay cô sẽ dạy các bạn hát. Các bạn im lặng chú ý nghe cô hát.
Hoạt động 2: dạy hát
- Cô hát lần 1:
- Hát lần 2: 
- Trẻ hát từng câu theo cô.
- Mời cả lớp hát. Mời tổ, nhóm, cá nhân. 
- Các bạn ơi ngoài biết ơn cô chú công nhân ra các bạn còn phải biết ơn rất nhiều người nữa như cha mẹ đã nuôi dưỡng các bạn , cô giáo đã dạy dỗ cho các bạn và cả nhưng chú bộ đội đang cảnh giác bảo vệ hòa bình đất nước cho các bạn nữa .
Hoạt động 3: nghe hát “ gửi anh một khúc dân ca”
- Vậy để cảm ơn các chú cô sẻ hát tặng cho các chú và các bạn bài hát “gửi anh mợt khúc dân ca” các bạn chú ý và hát nha.
- Lần 1: hát diễn cảm
- Lần 2 : trẻ nghe nhạc cùng vận động nhịp nhàng
Hoạt động 4 : trò chơi
* Ai nhanh nhất
- Cô sẽ cho các bạn chơi trò chơi đó là trò chơi ai nhanh nhất.
- Cách trơi : cô có 5 cái ghế và cô sẽ mời 6 bạn lên đây và đi vòng quanh ghế , lớp mình sẻ hát khi nào nghe tín hiệu “ vào ghế” của cô thì 6 bạn sẽ nhanh chống ngồi vào ghế . Bạn nào không dành được ghế sẽ bị loại .Các bạn sẽ tiếp tục chơi cho tới khi nào chọn ra 1 bạn nhanh nhất 
- Luất chơi: Không được dùng tay xô đẩy bạn
* Kết thúc tuyên dương
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC:
1. Yêu cầu: Trẻ thực hiện được các vai chơi.
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động.
3. Tiến hành
- Góc thiên nhiên: Chơi với nước, đong nước vào chai.
- Góc xây dựng: Xây công viên .
- Góc nghệ thuật: Nặn dụng cụ nghề , làm túi sách đi du lịch, trang trí dụng cụ âm nhạc
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Trò chơi: Tập tầm vông.
- Cô giới thiệu luật chơi: Cô giấu một vật trong tay , sau đó cô và trẻ cùng hát bài hát “ Tập tầm vông”. Khi kết thúc bài hát cô mời một trẻ lên đoán xem tay nào của cô có đồ chơi
2. Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ
Rửa tay sau khi chơi
************************
Thứ năm ngày 20 tháng 11 năm 2014
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ:
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về một số nghề mà trẻ biết, và một số trò chơi khác mà trẻ biết.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
* Hoạt động quan sát có chủ đích: quan sát một số dụng cụ lao động
Quan sát một số nghề trò chuyện
- VĐ: Chạy nhanh lấy đúng tranh. Bóng tròn to
- HT: Cái gì biến mất, xem tranh gọi tên dụng cụ các nghề
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
III. HOẠT ĐỘNG CHUNG
Phát triển nhận thức
Đề tài: nhận biết khối vuông, khối chữ nhật, khối tam giác
1. Mục tiêu
- Trẻ nhận biết khối chữ nhật, khối vuông, khối tam giác.
- Trẻ nhận biết một số vật có hình khối cầu khối tam giác
- Giáo dục trẻ biết quý trọng các sản phẩm lao động
2. Chuẩn bị
- Cô: khối vuông, khối chữ nhật, khối tam giác
- Trẻ: chổ ngồi
3.Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Hoạt động 1: ổn định tổ chức gây hứng thú
- Đọc thơ Chiếc cầu mới”
- Các bạn vừa đọc bài thơ gì?
- Bài thơ nhắc đến ai?
- Ngoài xây cầu ra các chú công nhân còn xây gì nữa?
- Các chú dùng gì để xây nhà?
- Ở đây cô có gì đây?
- Những viên gạch này này làm gì để xây nên thành ngôi nhà?
- Phải xếp chồng lên nhau những viên gạch này sẽ thành những ngôi nhà. Vậy viên gạch này có dạng hình gi đây? Cô cháu mình cùng nhau tìm hiểu nha.
Hoạt động 2: quan sát
* Khối chữ nhật:
- Đây là những viên gạch, các bạn xem các mặt của nó hình gì?
- Tại sao các bạn biết đó là hình chữ nhật?
- Viên gạch này bao gồm nhiều mặt, các mặt điều là mặt phẳng hình chữ nhật nên có thể xếp chồng lên nhau. Vậy có lăn được không?
- Mời trẻ lên lăn thử.
- Tại sao không lăn được.
- Vậy khối chữ nhật có lăn được không?
- Các bạn nhìn xem trong lớp mình có vật gì là khối chữ nhật?
- Ở đây cô có một khối nữa cũng không thể lăn được mà có thể xếp chồng. Đó là khối vuông.
* Khối vuông
- Các bạn nhìn xem các mặt của nó có hình gì?
- Bởi các mặt của nó điều là hình vuông cho nên nó được gọi là khối vuông.
- Khối vuông lăn không được nhưng có thể xếp chồng lên nhau.
- Nhìn xung quanh lớp xem có khối nào là khối vuông?
- Khối vuông và khối chữ nhật có gì giống nhau và khác nhau?
* Khối tam giác
- Ngoài khối vuông và khối chữ nhật cô còn có một khối nhìn rất khác đó là khối tam giác.
- Cô đố các bạn tại sao gọi là khối tam giác?
- Có lăn được không?
- Có xếp chồng lên nhau được không?
- Các bạn xem khi cô để 1 khối tam giác lên một khối vuông nhìn giống gì?
Hoạt động 3: trò chơi
Trò chơi: Chiếc túi kỳ lạ
- Cách chơi: Cô có một chiếc túi rất xinh, trong dó cô có những món đồ, các bạn hãy cho tay vào sờ và cảm nhận xem đó là gì? Hình dạng?
- Luật chơi: không được nhìn vào túi.
Hoạt dộng 4: kết thúc
- Giáo dục: các cô chú công nhân xây dựng nên 1 ngôi nhà rất vất vả và phải trải qua 1 thời gain dài cho nên các bạn phải biết quý trọng công trình của các chú đó. Các bạn phải biết giữ gìn vệ sinh môi trường thêm sạch đẹp.
- Kết thúc tuyên dương
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Trò chơi: Tập tầm vông.
- Cô giới thiệu luật chơi: Cô giấu một vật trong tay , sau đó cô và trẻ cùng hát bài hát “ Tập tầm vông”. Khi kết thúc bài hát cô mời một trẻ lên đoán xem tay nào của cô có đồ chơi
2. Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ
Rửa tay sau khi chơi
****************************
Thứ sáu ngày 21 tháng 11 năm 2014
1. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ:
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về một số nghề mà trẻ biết, và một số trò chơi khác mà trẻ biết.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
* Hoạt động quan sát có chủ đích: quan sát nghề trồng lúa
Quan sát một số nghề trò chuyện
- VĐ: Chạy nhanh lấy đúng tranh. Mèo đuổi chuột
- HT: Cái gì biến mất, xem tranh gọi tên dụng cụ các nghề
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
III. HOẠT ĐỘNG CHUNG
Phát triển ngôn ngữ
Đề tài: Thơ chiếc cầu mới
1. Mục tiêu
- Trẻ thuộc lòng bài thơ, hiểu nội dung bài thơ “ Chiếc cầu mới”.
- Cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ.
- Phát triển ngôn ngữ đọc mạch lác, rõ ràng. Phát triển khả năng chú ý tưởng tượng.
- Giáo dục trẻ lòng biết ơn cô chú công nhân.
2. Chuẩn bị
- Cô: bài thơ, tranh chiếc cầu mới
- Trẻ: chổ ngồi
3.Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: ổn định - giới thiệu.
- Hát bài “ Cháu yêu cô chú công nhân”
- Các bạn vừa hát bài gì?
- Bài hát nhắc đến ai?
- cô chú công nhân làm nghề nào?
- Cô chú công nhân xây dựng những gì?
- Nguyên vật liệu để xây dựng là gì?
- Xây dựng nên một công trình có lâu không?
- Ở đây cô cũng có một bài thơ nói về các cô chú công nhân đã xây dựng nên nó và mọi người điều biết ơn các cô chú công nhân đó là bài thơ chiếc cầu mới.
- Trẻ nhắc lại tên bài thơ.
Hoạt động 2: cô đọc thơ diễn cảm.
- Cô đọc 2 lần.
+ Lần 1: đọc diễn cảm.
+ Lần 2: kết hợp tranh.
- Các bạn vừa đọc bài thơ gì?
- Chiếc cầu mới dược xây dựng ở đâu?
- Trích dẫn 2 câu thơ đầu “ Trên dòng sông trắng 
 cầu mới dựng lên”
- Chiếc cầu được xây dựng để làm gì?
- Trích 2 câu thơ tiếp “ nhân dân đi bên 
 tàu xe chạy giữa”
Hoạt động 3: đàm thoại - giảng từ.
- Nhờ có chiếc cầu mới bắc qua sông mà người và xe cộ qua lại rất thuận tiện. Mọi người ai cũng hài lòng và vui vẻ về chiếc cầu mới.
- Khi qua cầu công nhân đã nói gì về công nhân xây dựng.
- Trích 5 câu thơ tiếp theo “ Tu tu xe lửa
 ....xây dựng”
- Cô đọc trước từng câu, trẻ đọc theo cô cho tới hết bài.
- Mời nhóm, tổ cá nhân đọc diễn cảm.
* Giáo dục: Nhờ có các cô chú công nhân xây những chiếc cầu cho mọi người đi lại dễ dàng qua các dòng xong. Nên ai cũng yêu mến và biết ơn các cô chú công nhân xây dựng.
- Kết thúc tuyên dương
LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI b, d, đ
1. Mục đích yêu cầu
	1. Trẻ nhận biết cà phát âm đúng chữ cái b,d,đ
	2. Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua việc kể về sự phát triển của con vịt.
2.Chuẩn bị
	- Mẫu chữ b,d,đ in thường, in hoa và viết thường t

File đính kèm:

  • docxgiao_an_nghe_nghiep.docx