Giáo án Lớp Lá - Quê hương + Đất nước+Bác hồ - Quê hương của em (Trường Mẫu giáo Ngũ Lạc)

Kế hoạch ngày

 Thứ ba ngày 08/05/2012

1. Đón trẻ, trò chuyện với trẻ:

- Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng.

- Trò Chuyện: - Chùa lớn.

 . (Thực hiện như kế hoạch tuần)

2. Thể dục giữa giờ. (Thực hiện như kế hoạch tuần)

3. Hoạt động học có chủ đích:

*Hoạt động chung: Phát triển nhận thức.

*Đề tài: “Nhận biết các khối cầu, vuông, trụ, và khối chữ nhật”

*PTTM: Quê hương tươi đẹp

 1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

*Kiến thức:

- Đón cháu để phát hiện những biểu hiện bất thường báo cáo cho phụ huynh .kiểm tra vệ sinh để nhắc nhỡ những cháu còn bẩn

- Cháu tham gia trò chuyện biết được tên gọi và đặt điểm của Ao Bà Om biết Ao Bà Om là di tích văn hoá của quê hương Trà Vinh.

- Cháu nhận biết đặc điểm, gọi tên các hình khối.

*Kỹ năng:

- Rèn luyện cho cháu kỹ năng so sánh, đếm và nhận biết cho cháu.

 

doc20 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1114 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Quê hương + Đất nước+Bác hồ - Quê hương của em (Trường Mẫu giáo Ngũ Lạc), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thủ nội qui của chùa không đùa giỡn phải giữ im lặng
Kết thúc buổi trò chuyện
cháu hát 
Đàm thoại 
Cháu trả lời
Cháu nhắc lại tên bài 
ấp sóc ruộng – Ngũ Lạc –DH
Dân tộc Khơ Me
Chánh điện , tháp, phòng học 
Có phật rất là to
Cháu kể 
Vào ngày lễ ,tết
- Im lặng 
HỌAT ĐỘNG HỌC TẬP
 - PTTC: Chuyền bóng qua đầu qua chân
- Tích hợp Nặn quả (đt)
- ÂN: Giáo viên âm nhạc soạn
- PTNT: Nhận biết các hình khối: khối chữ nhật; khối cầu; khối trụ; khối vuông.
- PTTM: Vẽ trăng đêm (đt).
- Tích hợp: Tìm hiểu về một số cảnh đẹp quê hương đất nước.
- PTNN: Sự tích Ao Bà Om.(1T)
- PTTC: Chuyền bóng qua đầu qua chân (TT)
ÂN: Giáo viên âm nhạc soạn
THỂ DỤC GIỮA GIỜ
 Dạy cháu tập dộng tác 4 cuả bài tập phát triên chung
*Khởi động: Cô ra hiệu lệnh cho cháu xếp thành 3 hàng dọc chuyển đội hình vòng tròn đi chạy các kiểu chân. Cho cháu tập đội hình đội ngũ quay trái quay phải.(Cháu thực hiện theo hiệu lệnh của cô.)
* Trọng động: Dạy cháu tập động tác 4 của bài tập phát triển chung
- Tay vai: Hai tay thay nhau đưa thẳng lên cao.
- Chân: Đứng co một chân.
- Bụng lườn: Ngồi duỗi chân cúi gập người về trước.
- Bật: Bật luân phiên chân, cúi gập người về trước.
 (Cháu đứng thành 3 hàng ngang tập theo nhịp đếm của cô. Mỗi động tác 2l-4n)
 Cô nhận xét cháu tập.
* Hồi tỉnh: Cho cháu đi lại nhẹ nhàng trên sân hít thở sâu.( Cháu đi nhẹ một vòng)
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
TCDG: Kéo co, Mèo đuổi chuột, Đổ nước vào chai.
HĐTYT: Chơi tự do
HĐCMĐ: Đánh răng, Rữa tay bằng Xà phòng
ĐÁNH RĂNG
	Hoạt động của cô	
Hoạt động của cháu.
1. Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu bài.
- Đọc thơ: “ Giữ hàm răng đẹp”
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
- Vì sao con phải giữ hàm răng đẹp.
- Hàm răng đẹp có lợi ích gì?
- Hằng ngày con đánh răng vào các buổi nào?
- Nếu không đánh răng thì răng sẽ bị gì? Bị sâu răng sẽ như thế nào?
* Giới thiệu: Đánh răng
2. Hoạt động 2: Quan sát tranh, mô hình, đàm thoại.
- Cháu nêu các bộ phận của bàn chải, mô hình hàm răng.
- Cháu nêu cách sử dụng bàn chải và kem đánh răng.
- Cháu nêu cách chải răng đúng cách.
- Cô nhấn mạnh lại.
- Những thức ăn và việc làm tốt cho răng.
- Những thức ăn và việc làm không tốt cho răng
3. Hoạt động 3: Thực hành chải răng.
- Cho từng nhóm ra thực hiện.
- Cô nhận xét.
* Cũng cố:
- Con vừa làm gì?
- Chải răng có lợi ích gì?
- Hát “ Bé ngoan”
Kết thúc hoạt động
- Cả lớp đọc thơ 1 lần.
- Cháu trả lời đúng câu hỏi của cô.
- Cháu lặp lại.
- Đầu, cán, long bàn chải
- Lợi, hàm răng trên, dưới.
- Rữa bàn chải, thoa kem, đánh răng, rữa bàn chải.
- Chải hàm trên trước (ngoài, trong, nhai)
- Thịt cá, rau cải, sữa, khám răng định kỳ 6th/1 lần.
- Cháu thực hiện.
- Cháu trả lời.
- Cháu hát bài bé ngoan.
RỮA TAY BẰNG XÀ PHÒNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của cháu.
1. Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu bài.
- Vận động bài hát “Khám tay”
- Các con vừa vận động bài hát gì?
- Vì sao con phải rữa tay sạch hằng ngày.
- Bàn tay đẹp có lợi ích gì?
- Hằng ngày con rữa tay khi nào?
- Nếu không rữa tay thì con sẽ bị gì? Vì sao?
* Giới thiệu: Rữa tay bằng xà phòng.
2. Hoạt động 2: Quan sát tranh, đàm thoại.
- Cháu nêu các dụng cụ dung để rữa tay.
- Cháu nêu cách sử dụng chúng.
- Có mấy bước rữa tay bằng xà phòng.
- Cháu nêu các bước rữa tay bằng xà phòng.
- Cô nhấn mạnh lại.
3. Hoạt động 3: Thực hành chải răng.
- Cho từng nhóm ra thực hiện.
- Cô nhận xét.
* Cũng cố:
- Con vừa làm gì?
- Bàn tay đẹp có lợi ích gì?
- Hát và vận động bài“Múa cho mẹ xem”
Kết thúc hoạt động
- Cả lớp hát và vận động 1 lần.
- Cháu trả lời đúng câu hỏi của cô.
- Cháu lặp lại.
- Ca, khăn, xà phòng.
- Cháu trả lời.
- Có 6 bước, cháu nêu.
- Cháu thực hiện.
- Cháu trả lời.
- Cháu hát cùng cô.
HOẠT ĐỘNG GÓC
TÊN GÓC
TÊN TRÒ CHƠI
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
PHÂN VAI 
Bán đặc sản của quê hương 
- Cháu biết được vai chơi của mình Phát triển trí tưởng tượng và rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ
- Phát triển sự sáng tạo của trẻ.
- Biết những đặc sản của quê hương là những hoa quả, thuỷ sản,có sẳn ở quê hương cháu.
- Hoa, quả, con vật có sẳn ở quê hương thật và bằng nhựa 
- Hướng dẫn cháu người mua phải biết mình mua những gì? Nói tên sản phẩm mà mình mua.
- Người bán biết mời khách và biết cám ơn khách hàng 
XÂY DƯNG 
Xây Chùa khmer
Cháu biết đặc điểm của chùa khmer là có cổng, có chánh điện, có cây cảnh và cây xanh to, hoa,
- Cháu biết giữ vệ sinh nơi thờ tự, không làm ồn ào và mất trật tự. 
Các khối gỗ, hàng rào cây xanh, hoa kiểng, cổng,
Cô hướng dẫn cháu xây chùa khmer có cổng, có hàng rào xung quanh, có chánh điện và cây cảnh xung quanh chùa.
THIÊN NHIÊN
Trồng và chăm sóc cây,
Cháu biết trồng cây, biết chăm sóc cây 
Biết được lợi ích của cây
Cây con, chậu, đất, nước 
Cô hướng dẫn cháu cách trồng cây và chăm sóc cây.
ÂM NHẠC 
Biểu diễn văn nghệ 
Cháu biết biểu diễn những bài hát bài thơ của chủ đề quê hương.
Rèn luyện sự mạnh dạn và tự tin cho cháu 
Sân khấu, hoa tay, mũ mão, dàn  
Cô hướng dẫn cháu luân phiên biểu diễn
Dẫn chương trình giới thiệu tên mình và tên bạn .
TẠO HÌNH 
Vẽ quả ở quê hương, vẽ trăng đêm.
- Cháu biết tạo hình những hoa, quả, con vật, cảnh đẹp của quê hương.
- Biết tên gọi của sản phẩm mà cháu tạo hình.
- Giấy vẽ, bút màu, bút chì, hồ dán, giấy màu,
- Cô hướng dẫn cháu cách vẽ, xé dán.
- Nhắc nhỡ cháu cách ngồi, cách cầm bút. 
THƯ VIỆN 
Xem sách về một số cảnh đẹp của quê hương.
Cháu biết cách lật sách 
Biết được nội dung và đặc điểm của các canh đẹp mà cháu xem. 
Tranh,ảnh, sách về một số cảnh đẹp ở địa phương.
- Cô nhắc lại cho cháu nghe cách lật sách 
- Cho cháu ghi nhớ nội dung mà cháu xem.
HỌC TẬP
Chuyền bóng qua đầu qua chân.
Nghe cô kể chuyện Ao Bà Om.
- Cháu yếu thực hiện lại cách thực hiện vận động “Chuyền bóng qua đầu qua chân”.
- Cho cháu yếu tập kể lại nội dung câu chuyện “Ao bà om”
- Bóng đủ để cháu thực hiện vận động “Chuyền bóng qua đầu qua chân”, tranh minh hoạ câu chuyện “Ao bà om”
- Hướng dẫn cháu chưa thực hiện lại cách thực hiện vận động “Chuyền bóng qua đầu qua chân”, biết cách chuyền bóng.
NÊU GƯƠNG - TRẢ TRẺ
- Cô giới thiệu giờ nêu gương.
- Lớp đọc bài thơ nêu gương và 3 tiêu chuẩn bé ngoan. 
+ Đi học đúng giờ, vào học chăm phát biểu.
+ Không leo trèo trên cây và bàn ghế.
+ Đi vệ sinh đúng nơi quy định.
- Ba cháu tổ trưởng đọc lại 3 tiêu chuẩn bé ngoan.
- Cô cho cháu của từng tổ tự nhận xét về mình.
- Bạn và tổ trưởng ý kiến.
- Cô nhận xét cho cháu ngoan cấm cờ cháu chưa ngoan hứa hẹn khắc phục.
- Đếm số lượng cờ nhận xét tổ cấm hoa.
- Cô nhận xét cả ngày học tập của cháu.
- Cho cháu đọc ba tiêu chuẩn của ngày hôm sau.
+ Trả trẻ tận tay phụ huynh trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của cháu.
KẾ HOẠCH NGÀY
 Thứ hai, ngày 07/05/2012
1. Đón trẻ, trò chuyện với trẻ:
- Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng. 
- Trò Chuyện: - Chùa lớn.
 . (Thực hiện như kế hoạch tuần)
2. Thể dục giữa giờ. (Thực hiện như kế hoạch tuần)
3. Hoạt động học có chủ đích:
*Hoạt động chung: Phát triển thể chất.
*Đề tài: “Chuyền bóng qua đầu qua chân” 
*Tích hợp: Vẽ quả (ĐT).
1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
*Kiến thức: 
- Đón cháu để phát hiện những biểu hiện bất thường báo cáo cho phụ huynh, kiểm tra vệ sinh để nhắc nhỡ những cháu còn bẩn 
- Cháu tham gia trò chuyện hiểu được đặc điểm của biển Ba Động.
- Cháu biết nặn quả theo sự gợi ý của cô.
- Biết lợi ích của các loại quả, trồng và chăm sóc cây, không ngắt lá bẻ cành
- Cháu biết chuyền bóng qua đầu qua chân đúng kỹ thuật.
*Kỹ năng:
- Rèn luyện cho cháu kỹ năng nhào đất và xoay tròn...cho cháu. 
- Rèn và phát triển kỹ năng vận động của đôi tay và các cơ vận động khác cho cháu. 
*Thái độ:
- Giáo dục cháu ham thích vận động đúng cách để khoẻ mạnh và cháu biết được lợi ích của một số loại quả, nhắc cháu ăn nhiều quả để có đủ chất cho cơ thể phát triển tốt.
- Cháu tham gia góc chơi và trò chơi hứng thú tự nguyện tích cực thể hiện đúng vai chơi 
- Tham gia lau động vệ sinh cùng bạn 
- Biết nhận xét mình và bạn sau một buổi học
2. CHUẨN BỊ
- Nhiều mẫu nặn quả của cô, đất nặn, bảng con đủ cho cháu.
- Sân rộng bằng phẳng an toàn, bóng đủ cho cháu.
- Đồ dùng cho góc chơi và trò chơi vận động.
- Cờ, bảng bé ngoan 
3. DIỄN BIẾN HOẠT ĐỘNG 
A) Mở đầu hoạt động:
*Hát “Quê hương tươi đẹp”đi chạy các kiểu chân đến tham quan mô hình vườn cây ăn quả.
- Mời các nhận nêu nhận xét về vườn cây ăn quả.
- Trong vườn cây gồm có các loại quả gì? Hình dáng, màu sắc, vị.
*Một số quả chín cô hái về các con quan sát “Mẫu nặn quả cam, xoài, chùm nho”
Quả này có dạng như thế nào? Quả này có những phần nào? Muốn nặn được quả này con nặn như thế nào?
B) Họat động trọng tâm:	
 HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ 
HOẠT ĐỘNG CỦA CHÁU 
1. Trọng động 
* Bài tập phát triển chung 
- Tay vai 1: Hai tay đưa ra trước lên cao. (4L-4N)
- Chân 2: Ngồi khuỵu gối.
- Bụng lườn 3: Đứng cúi người về trước. (4L-4N)
- Bật 1: Bật tại chổ.
Cô nhận xét cháu thực hiện 
*Vận động cơ bản.
- Giới thiệu: Chuyền bóng qua đầu qua chân.
- Cô gọi cháu lên làm mẫu vận động.
 Cô thực hiện lại và giải thích: Các cháu đứng thành một hàng dọc theo tổ cách nhau một cánh tay, trẻ đầu hàng cầm bóng đưa cao lên đầu trẻ thứ 2 đón bóng bằng 2 tay và chuyền tiếp cho bạn phía sau đến bạn cuối hàng cầm bóng chạy lên đầu hàng tiếp tục chuyền bóng qua chân.
- Gọi một cháu nhắc lại cách thực hiện 
- Cho cả lớp thực hiện 1 lần.
- Cô nhận xét cháu thực hiện 
- Gọi những cháu yếu thực hiện lại 
- Cháu những giỏi thực hiện cho lớp xem 
* Trò chơi “ Nặn quả” 
- Hai đội thi nhau chuyền bóng qua đầu qua chân đội nào thực hiện nhanh không để bóng rơi trước thì nhanh chóng chạy vào bàn nặn các loại quả cháu thích, đội nào nặn nhiều quả là thắng cuộc, đội thua bị phạt.
- Nhận xét cháu sau khi chơi sau mỗi lần chơi tuyên dương đội thắng, phạt đội thua.
- Giáo dục cháu qua giờ học.
C) Hồi tỉnh: Cho cháu đi lại nhẹ nhàng trên sân hít thở sâu, kết thúc. 
- Cháu đứng thành 3 hàng ngang tập theo nhịp đếm của cô.
- Cháu nhắc lại tên vận động 
- Xem làm mẫu 
- Nghe cô giải thích 
- Cháu thực hiện 
- 2 tổ thực hiện
- Cháu yếu thực hiện 
- Cháu giỏi thực hiên.
- Lắng nghe cô giới thiệu và giải thích cách chơi.
- Cùng cô nhận xét đội thua bị phạt.
- Cháu đi nhẹ một vòng.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 
* TCDG: “KÉO CO”
- Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội đứng thành 2 hàng dọc đối diện nhau và nắm sợi dây, khi nghe hiệu lệnh bắt đầu thì hai đội dùng sức mạnh của mình kéo về bên mình đội nào bị kéo qua bên đội khác là thua cuộc. Đội thắng được khen, đội thua bị phạt. 
- Cho cả lớp thực hiện trò chơi 2-3 lần sau mỗi lần chơi nhận xét.
- Nhận xét sau khi chơi, giáo dục cháu qua trò chơi. 
*HĐCMĐ: Cho cháu vệ sinh sân trường, nhặt lá và rác bỏ đúng nơi quy định 
*NĐTYT Cho cháu chơi tự do.
HOẠT ĐỘNG GÓC: 
 PV: Bán đặc sản của quê hương
 XD: Chùa khmer
 TN: Trồng cây.
 HT: Chuyền bóng qua đầu qua chân
NÊU GƯƠNG: Thực hiện giờ nêu gương theo 3 tiêu chuẩn
 + Đi học đúng giờ, vào học chăm phát biểu.
 + Không leo trèo trên cây và bàn ghế.
 + Đi vệ sinh đúng nơi quy định
TRẢ TRẺ: Trả trẻ tận tay phụ huynh trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của cháu 
* Nội dung đánh giá cuối ngày:
Hoạt động chung
Họat động khác
..
..
*HĐNT: 
*HĐG:
*NG:
* Biện pháp:
 .*** 
Kế hoạch ngày
 Thứ ba ngày 08/05/2012
1. Đón trẻ, trò chuyện với trẻ:
- Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng. 
- Trò Chuyện: - Chùa lớn.
 . (Thực hiện như kế hoạch tuần)
2. Thể dục giữa giờ. (Thực hiện như kế hoạch tuần)
3. Hoạt động học có chủ đích:
*Hoạt động chung: Phát triển nhận thức.
*Đề tài: “Nhận biết các khối cầu, vuông, trụ, và khối chữ nhật” 
*PTTM: Quê hương tươi đẹp
 1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
*Kiến thức:	
- Đón cháu để phát hiện những biểu hiện bất thường báo cáo cho phụ huynh .kiểm tra vệ sinh để nhắc nhỡ những cháu còn bẩn 
- Cháu tham gia trò chuyện biết được tên gọi và đặt điểm của Ao Bà Om biết Ao Bà Om là di tích văn hoá của quê hương Trà Vinh.
- Cháu nhận biết đặc điểm, gọi tên các hình khối.
*Kỹ năng:
- Rèn luyện cho cháu kỹ năng so sánh, đếm và nhận biết cho cháu.
*Thái độ:
- Nhắc nhỡ cháu giữ vệ sinh khi có dịp đi tha quan ở Ao Bà Om.
- Cháu tham gia góc chơi và trò chơi hứng thú tự nguyện tích cực thể hiện đúng vai chơi 
- Tham gia lao động vệ sinh cùng bạn. 
- Biết nhận xét mình và bạn sau một buổi học.
2. CHUẨN BỊ
- Tranh ảnh về Ao Bà Om.
- Các hình khối đủ cho cô và cháu, quả dừa.
- Đồ dùng cho góc chơi và trò chơi vận động 
- Cờ, bảng bé ngoan 
3. DIỄN BIẾN HOẠT ĐỘNG 
 HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ 
HOẠT ĐỘNG CỦA CHÁU 
* Hoạt động 1: Đọc bài thơ “Quê em”
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
- Trong bài thơ quê em có gì?
- Các con nhìn xem cô có quả gì?
- Con biết quả dừa có dạng khối gì không?
- Ngoài khối cầu ra con còn biết những khối nào nữa?
- Hôm nay cô cho các cháu nhận biết các khối cầu, vuông, trụ, và khối chữ nhật nhé.
* Hoạt động 2: Dạy cháu nhận biết, gọi tên các khối cầu, vuông, trụ, và khối chữ nhật.
- Cô đặt các khối trước mặt yêu cầu cháu tìm cho cô khối cầu.
- Khối cầu có đặc điểm gì?
- Bạn nào lên lăn khối cầu xem nào?
- Khối cầu có lăn được không? Vì sao?
* Tương tự cô tiến hành như vậy với các khối khác?
* Phận biệt khối cầu với khối vuông.
- Cho cháu nói điềm khác nhau giữa khối cầu và khối vuông.
* So sánh khối cầu và khối trụ.
- Cháu nói điểm giống và khác nhau giãư khối cầu và khối trụ.
* Hoạt động 3: Luyện tập.
Trò chơi “Ai nhanh trí”
- Cô nói đặc điểm của từng khối cháu cầm khối đó đưa lên, gọi tên và ngược lại.
- Nhận xét cháu chơi.
Trò chơi “Về quê”
- Cho mỗi cháu cầm trên tay một hình khối, xung quanh lớp cô có những cảnh vẽ về quê hương có các kí hiệu là những hình khối, các cháu vừa đi vòng tròn vừa hát khi nghe một tín hiệu nào đó thì chạy nhanh về quê hương của mình có hình khối giống như hình khối trên tay của cháu.
- Cho cháu thực hiện trò chơi 2-3 lần sau mỗi lần chơi nhận xét và đổi khối cho bạn, cho cháu nói tên và đặc điểm của cảnh quê hương mà cháu về.
- Nhận xét cháu chơi.
- Cũng cố giáo dục cháu qua nội dung bài học
Kết thúc hoạt động
 Nhận xét tuyên dương nhắc nhỡ.
Cả lớp đọc thơ.
Cháu trả lời câu hỏi
 - Cháu nhắc lại tên bài.
- Cháu chọn khối theo yêu cầu của cô và trả lời câu hỏi.
- Khối cầu tròn, không cạnh, không có góc và lăn được, khối vuông các mặt là hình vuông, có cạnh có góc và không lăn được
- Giống nhau: Khối cầu và khối trụ đều lăn được.
- Khác nhau: Khối cầu không có 2 mặt là hình tròn, khối trụ có 2 mặt là hình tròn và đứng được.
- Cháu thực hiện trò chơi.
- Nghe cô nhận xét.
 - Cháu nghe cô giải thích và thực hiện trò chơi.
- Cháu về quê và tả cảnh quê cho cô và bạn nghe.
- Nhắc lại tên bài, nghe cô nhắc nhỡ.
PTTM: Quê hương tươi đẹp 
 Giáo viên âm nhạc dạy
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 
* TCDG: “ĐỔ NƯỚC VÀO CHAI”
- Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội lần lược từng bạn của 3 đội lên dùng dĩa mút nước đổ vào chai của đội mình trong khoảng thời gian quy định đội nào có nhiều nước trong chai là thắng cuộc, đội thua bị phạt.
- Cho cả lớp thực hiện trò chơi 2-3 lần.
- Nhận xét sau khi chơi, giáo dục cháu qua trò chơi. 
*HĐCMĐ: Đánh răng, rữa tay bằng xà phòng.
*NĐTYT: Cho cháu chơi tự do.
HOẠT ĐỘNG GÓC: 
 PV: Bán đặc sản của quê hương
 XD: Chùa khmer
 TN: Trồng cây.
 HT: Chuyền bóng qua đầu qua chân
 TV: Xem sách, tranh ảnh về quê hương
NÊU GƯƠNG: Thực hiện giờ nêu gương theo 3 tiêu chuẩn
 + Đi học đúng giờ, vào học chăm phát biểu.
 + Không leo trèo trên cây và bàn ghế.
 + Đi vệ sinh đúng nơi quy định
TRẢ TRẺ: Trả trẻ tận tay phụ huynh trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của cháu 
* Nội dung đánh giá cuối ngày:
Hoạt động chung
Họat động khác
..
..
*HĐNT: 
*HĐG:
*NG:
* Biện pháp:
 ..o0o
Kế hoạch ngày
 Thứ tư ngày 09/05/2012
1. Đón trẻ, trò chuyện với trẻ:
- Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng. 
- Trò Chuyện: - Ao bà om
 . (Thực hiện như kế hoạch tuần)
2. Thể dục giữa giờ. (Thực hiện như kế hoạch tuần)
3. Hoạt động học có chủ đích:
*Hoạt động chung: Phát triển thẫm mỹ.
*Đề tài: “Vẽ trăng đêm” 
*Tích hợp: Tìm hiểu về cảnh đẹp Quê hương đất nước 
1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
*Kiến thức:
- Đón cháu để phát hiện những biểu hiện bất thường báo cáo cho phụ huynh, kiểm tra vệ sinh để nhắc nhỡ những cháu còn bẩn 
- Cháu tham gia trò chuyện hiểu được đặc điểm khu di tích lịch sử văn hoá địa phương 
- Cháu vẽ trăng đêm theo mẩu, biết được đặc điểm,lơi ích của trăng 
- Biết được những ngày trăng tròn, trăng khuyết, trăng lưỡi liềm.
*Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng vẽ cho cháu.
*Thái độ:
- Giáo dục cháu: Im lặng không đùa giỡn khi đến những nơi thờ phụng 
- Biết được một số cảnh đẹp của đia phương, của quê hương mình 
- Biết yêu quí quê hương biết góp phần cho quê hương thêm giàu đẹp 
- Cháu tham gia góc chơi và trò chơi hứng thú tự nguyện tích cực thể hiện đúng vai chơi 
- Tham gia lao động vệ sinh cùng bạn 
- Biết nhận xét mình và bạn sau một buổi học
2. CHUẨN BỊ
- Tranh vẽ về quê hương 
- 3 Bức tranh : trăng tròn, trăng khuyết, trăng lưỡi liềm. 
 - Một sốcảnh đẹp của quê hương 
 - Giấy vẽ, màu sáp, chì đen, bảng vẽ cho cháu thực hịên 
 - Đồ dùng phục vụ cho các góc 
 - Mũ mèo mũ chuột cho cháu tham gia trò chơi 
- Bảng bé ngoan cờ .
3. DIỄN BIẾN HOẠT ĐỘNG
A) Mở đầu hoạt động:
* Hát “Quê hương tươi đẹp” tham quan tranh “Một số cảnh đẹp của quê hương”	
Quan sát tranh “Chùa lớn – biển ba động – cảnh đêm trăng”
Quan sát và đàm thoại về các bức tranh.
Ngoài những cảnh đẹp kể này giờ con còn biết cảnh đẹp nào nữa 
Ngoài những cảnh đẹp kể này giờ còn có: Ao Bà Om, Chùa Cò, Chùa Hang , Đền Thờ Bác cũng được nhiều ngườI đến tham quan nữa
* GT: Hôm nay cô dạy con vẽ cảnh đẹp của quê hương vào đêm trăng đó là vẽ trăng đêm. 
B) Hoạt động trọng tâm:
 HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ 
 HOẠT ĐỘNG CỦA CHÁU 
Hoạy động 1: Quan sát tranh đàm thoại
- Cô đưa các tranh mẫu là trăng tròn, trăng khuyết nữa vòng tròn, trăng lưỡi liềm và đặt câu hỏi khai thác tranh: Cô có tranh vẽ gì? Trong tranh có gì? Trăng như thế nào? Muốn vẽ được trăng vẽ như thế nào? 
- Cho cháu nêu ý thích và nói cách vẽ từng bức tranh (Nếu cháu nói chưa đúng cô nhắc lại cách vẽ)
* Cô gợi ý cho trẻ vẽ sáng tạo: vẽ thêm sao, cây xanh
Hoạt động 2: Thực hành 
- Hát bài “Ánh trăng hoà bình” vào chổ ngồi
- Cô quan sát hướng dẫn cháu vẽ 
- Trưng bày sản phẩm: đi dường hẹp mang sản phẩm lên trưng bày 
- Nhận xét sản phẩm : Cháu ngồi 3 hàng ngang mời đại diện lên chọn sản phẩm đẹp
- Cô nhận xét về bức tranh cháu vẽ 
*Trò chơi: “Hoạ sĩ nhí”
Cách chơi: Chia làm 2 đội thi nhau ghép trăng lần lượt từng bạn chọn trăng cắt rời ghép lên bảng đội nào ghép được nhiều mặt trăng là thắng cuộc
- Tổ chức trò chơi 
- Nhận xét trò chơi: đội thua bị phạt 
- Giáo dục – kết thúc.
Kết thúc hoạt động
 - Cháu quan sát và trả lời câu hỏi.
- Vài cháu nêu ý thích.
- Cháu tiến hành vẽ 
- Nhận xét sản phẩm
- Tham gia trò chơi 
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 
*TCVĐ: MÈO ĐUỔI CHUỘT
- Luật chơi: Khi nge tiếng mèo kêu, cáccon chuột bò nhanh về ổ của mình, mèochỉ đựơc các con chuội bò chậm ở ngoài vòng tròn.
- Cách chơi: Chọn một cháu làm mèo ngồi ở góc lớp. Các cháu khác làm chuột bò ở trông ổ của mình ( bò trông vòng tròn). Cô nói: “các con chuột đi kiếm ăn”. Các con chuột vừa bò vừa kêu chít chít chít khoảng 3 giây mèo xuất hiện kêu meo meo meo ,vừa bò vừa bắt các con chuột . cac con chuột phải bò nhanh về ổ của mình. Con nào chậm chạp xẻ bị mèo bắt và thải ra ngoài mổt lần chơi. Sau đó đổi quay chơi và tròi chơi tiếp tục 
 Cho cháu thực hiện trò chơi 
 Nhận xét giáo dục sau khi chơi
- Cháu nghe giải thích cách chơi ,luật chơi sau đó tiến hành trò chơi đội thua bị phạt
- Nhận xét trò chơi
*HĐCMĐ: Đánh răng, rữa tay bằng xà phòng. 
*HĐTYT: Cho cháu chơi tự do.
HOẠT ĐỘNG GÓC: Thực hiện như kế hoạch tuần.
 PV: Bán đặc sản của quê hương
 XD: Chùa khmer
 TH: vẽ trăng đêm.
 HT: Chuyền bóng qua đầu qua chân
 TV: Xem sách, tranh ảnh về quê hương
NÊU GƯƠNG: Thực hiện giờ nêu gương theo 3 tiêu chuẩn
 + Đi học đúng giờ, vào học chăm phát biểu.
 + Không leo trèo trên cây và bàn ghế.
 + Đi vệ sinh đúng nơi quy định
TRẢ TRẺ: Trả trẻ

File đính kèm:

  • docgiao_an_que_huong.doc