Giáo án Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Đề tài: Khám phá mặt trời và mặt trăng
2. Khám phá mặt trăng.
Cho trẻ xem tranh mặt trăng.
- Con thấy mặt trăng xuất hiện lúc nào?
- Con nhìn xem mặt trăng có hình gì?
- Ánh sáng của mặt trăng như thế nào?
- Trăng tròn và sáng nhất vào những đêm nào?
- Ngày Tết nào có trăng tròn và rất sáng?
- Trăng khuyết khi nào? Trăng giống hình gì?
- Vào những đêm bầu trời nhiều mây, có mưa thì chúng ta có nhìn thấy mặt trăng không?
Ngày thực hiện: thứ sáu ngày 24 /04 /2015 Chủ đề: Thiên nhiên diệu kỳ Lĩnh vực phát triển nhận thức. Đề tài: KHÁM PHÁ MẶT TRỜI VÀ MẶT TRĂNG I/Mục tiêu: -Kiến thức: Trẻ nhận ra và biết mặt trời, mặt trăng là những hành tinh ở rất xa trái đất. Trẻ biết tác dụng của ánh nắng mặt trời và ánh sáng mặt trăng đối với cuộc sống con người. Biết về thời gian: bình minh, buổi trưa, hoàng hôn, buổi tối, ban ngày, ban đêm. -Kỹ năng: Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, ghi nhớ, rèn sự mạnh dạn tự tin cho trẻ. -Thái độ: Trẻ có thái độ yêu thích các hoạt động khám phá. II. Chuẩn bị: * Phương pháp theo dõi: quan sát – trò chuyện * Phương tiện thực hiện Đồ dùng của Cô : + PowerPoint video & hình ảnh mặt trời. + 2 tranh in màu mặt trăng tròn và trăng khuyết Đồ dùng của trẻ: + Hình ảnh sinh hoạt hằng ngày của bé + Sách khám khoa học, bút màu + 4 bong bóng câu hỏi. + 4 ngôi sao may mắn Nội dung tích hợp: (Hát: nắng sớm, thơ: trăng sáng, ông mặt trời) III.Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Khám phá mặt trời. * Cô đố, cô đố: Sáng, chiều gương mặt hiền hòa Giữa trưa bộ mặt chói lòa gắt gay Dậy đằng Đông, ngủ đằng Tây Hôm nào đi vắng trời mây tối mù. (Là gì ?) Các con cho cô biết mặt trời xuất hiện lúc nào? Bây giờ chúng ta cùng làm các nhà thám hiểm khám phá những điều kì diệu về mặt trời nhé ! Làm thế nào để gọi mặt trời dậy ? Cho trẻ xem video cảnh bình minh và gợi hỏi : Đây là hiện tượng tự nhiên nào? Mặt trời mọc vào buổi nào? Con thường làm gì vào buổi sáng ? Ánh nắng buổi sáng như thế nào ? Tác dụng của ánh nắng buổi sáng như thế nào đối với con người ? À đúng rồi, các con nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng để phòng chống còi xương và giúp cơ thể khỏe mạnh. Buổi sáng, lúc mặt trời mọc còn gọi là gì? Thời điểm mặt trời mọc gọi là ban đêm. Đúng hay sai ? Suy nghĩ, suy nghĩ. Cho trẻ xem slide cảnh buổi trưa. Đây là thời điểm nào trong ngày ? Vì sao con biết đây là buổi trưa ? Ánh nắng mặt trời buổi trưa có lợi ích gì? Con phải làm gì khi đi ra nắng ? Nếu nắng nóng và kéo dài thì điều gì xảy ra ? * Nhìn xem, nhìn xem. - Con hãy nhìn bầu trời và đoán xem đây là buổi nào trong ngày ? Mặt trời lặn vào lúc nào ? * Mặt trời ở xa trái đất, ở trên cao, mang lại nhiều lợi ích cho con người... Buổi chiều, khi ông mặt trời lặn được gọi là gì ? Con người và con vật làm gì khi hoàng hôn xuống ? Các con ơi, cũng có một số công việc của các cô, các chú vẫn phải làm việc vào ban đêm như: bác lao công, bác sĩ, công an, chú bộ đội.... - Mặt trời - Ban ngày - Hát “nắng sớm” - Mặt trời - Buổi sáng - Đánh răng, rửa mặt, đi học - Nhẹ dịu - Phòng chống bệnh còi xương và tăng sức đề kháng cho con người. - Bình minh - sai, ban ngày - Trẻ xem - Buổi trưa - Nắng nóng, gay gắt - Phơi quần áo, cây cối tươi tốt, tạo ra năng lượng làm ô tô, tàu lửa chạy, đun nước nóng. - Đội nón, đeo khẩu trang, - Bị bệnh, cây cối khô héo và chết.. - Buổi chiều - Hoàng hôn - Về nhà, về tổ của mình, đi ngủ... Thế thì ban đêm nhìn lên trời các con thây gì nè? Vậy bây giờ cô cháu mình tiếp tục hành trình khám phá mặt trăng nhé! (đọc thơ trăng sáng) Khám phá mặt trăng. Cho trẻ xem tranh mặt trăng. Con thấy mặt trăng xuất hiện lúc nào? Con nhìn xem mặt trăng có hình gì? Ánh sáng của mặt trăng như thế nào? Trăng tròn và sáng nhất vào những đêm nào? Ngày Tết nào có trăng tròn và rất sáng? Trăng khuyết khi nào? Trăng giống hình gì? Vào những đêm bầu trời nhiều mây, có mưa thì chúng ta có nhìn thấy mặt trăng không? Vì sao? Mặt trăng ở xa trái đất, trên cao, mang lại nhiều lợi ích cho con người Khi bóng tối ở xung quanh chúng ta lúc đó được gọi là gì? Buổi tối các con thường làm gì? Cho trẻ xem video trái đất quay quanh mặt trời, mặt trăng. * Ngoài mặt trời, mặt trăng các con còn biết hành tinh nào nữa không? 3 . So sánh mặt trời, mặt trăng. Con hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa mặt trời và mặt trăng. Giống nhau: Đều ở xa trái đất, ở trên cao, mang lại nhiều lợi ích cho con người Khác nhau: Mặt trời xuất hiện vào ban ngày, mặt trăng xuất hiện vào ban đêm. Mặt trời tỏa ánh nắng, mặt trăng tỏa ánh sáng dịu nhẹ. Củng cố: Chúng ta vừa được khám phá về điều gì? Buổi sáng mặt trời mọc gọi là gì? Buổi chiều mặt trời lặn gọi là gì? 4. Trò chơi củng cố: Nhìn xem, nhìn xem cô có gì đây? Cô sẽ thưởng cho mỗi đội 1 cái bong bóng và kèm theo 1 phần quà ở bên trong bong bóng nhé. Trò chơi 1: Bong bóng kỳ diệu Cách chơi: Chia trẻ thành 4 nhóm, cô chuẩn bị bốn cái bong bóng. Trong mỗi cái bong bóng để một bức tranh về hoạt động của trẻ trong ngày và một câu hỏi. Mỗi đội lần lượt lên chọn 1 cái bong bóng về nhóm làm nổ bong bóng lấy bức tranh ra thảo luận., sau đó cử đại diện 1 bạn lên làm động tác minh họa giống hoạt động trong tranh cho đội bạn đoán, trả lời câu hỏi đúng sai và giải thích. Nếu vận động giống tranh và trả lời câu hỏi chính xác thì phần thưởng cho mỗi đội sẽ là 1 ngôi sao may mắn. Trò chơi 2: Thử tài bé ngoan Cách chơi: cho trẻ ngồi vào bàn, mỗi trẻ 1 bức tranh có 4 hình ảnh mặt trời mọc và lặn trong ngày. Con hãy xếp trình tự mặt trời mọc bằng cách viết các chữ số từ 1, 2, 3, 4 vào dưới bức tranh cho phù hợp. Trò chơi 3: Thi xem đội nào nhanh Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội, mỗi đội có một cái bảng có hình ảnh mặt trời thể hiện ban ngay, mặt trăng thể hiện ban đêm và các hình ảnh hoạt của con người. Lần lượt từng trẻ trong đội chạy lên chọn những hình ảnh hoạt động phù hợp với từng thời điểm và thi nhau dán. Trong thời gian 1 bài hát đội nào dán đúng nhiều hơn thì chiến thắng Bây giờ đã đến giờ về lớp rồi, chúng ta cùng về lớp nhé, kết hợp đọc thơ “ông mặt trời” - Mặt trăng, ngôi sao. - Trẻ đọc - Vào buổi tối - Hình tròn -Dịu nhẹ, soi sáng cho con người cảm giác thoải mái sau 1 ngày làm việc - Đêm 15, 16 âm lịch - Tết Trung thu - Vào những ngày đầu tháng và cuối tháng thường có trăng khuyết - Không, vì mặt trăng bị mây che - Ban đêm - Trẻ trả lời theo suy nghĩ - Các vì sao, trái đất - Mặt trời và măt trăng - Bình minh - Hoàng hôn. - Bong bóng - Trẻ tích cực tham gia - Trẻ thực hiện - Trẻ tiến hành chơi
File đính kèm:
- kham_pha_khoa_hoc_mat_trang_mat_troi.doc