Giáo án Lớp Lá - Lĩnh vực: Phát triển nhận thức - Chủ đề: Nước – hiện tượng tự nhiên - Đề tài: Dạy trẻ bảo vệ nguồn nước

* Hoạt động 1. Ổn định – gây hứng thú.

- Cho trẻ hát và vận động theo bài hát: Cho tôi đi đi làm mưa với. (Hoàng Hà)

- Các con vừa hát bài hát gì?

- Khi mưa xuống thì có gì?

- Hằng ngày các con thường dùng nước để làm gì?

- Nước rất có ý nghĩa với đời sống chúng ta. Để biết nước có ý nghĩa như thế nào cô mời các con cùng đến với 1 thí nghiệm nhỏ nhé!

* Hoạt động 2. Quan sát – trò chuyện

1. Thí nghiệm1:

- Cho trẻ quan sát 2 bể nước.

- Cho trẻ đặt bông gòn vào 2 bể nước, gắp bông gòn bỏ vào 2 ly thuỷ tinh.

+ Qua thí nghiệm trên con có nhận xét gì?

 

docx3 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 4987 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Lĩnh vực: Phát triển nhận thức - Chủ đề: Nước – hiện tượng tự nhiên - Đề tài: Dạy trẻ bảo vệ nguồn nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức (KPKH)
Chủ đề: Nước – hiện tượng tự nhiên.
Đề tài: Dạy trẻ bảo vệ nguồn nước.
Độ tuổi: 5-6 tuổi.
Thời gian: 30 – 35 phút.
Giáo viên: Nguyễn Thị Ngọc Xuyến.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức.
- Trẻ biết nước có tác dụng gì đối với sức khoẻ con người và loài vật.
- Biết được một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
- Giúp trẻ hiểu nước sạch rất cần thiết trong cuộc sống.
2. Kỹ năng.
- Phát triển kỹ năng quan sát có chủ đích, khả năng nhận định, phân biệt nước sạch, nước bẩn.
- Phát triển tri giác và trí nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ , phản xạ nhanh
- Phát triển khả năng làm việc theo nhóm.
3.Giáo dục.
- Giáo dục trẻ có ý thức biết bảo vệ môi trường xung quanh trẻ đặc biệt là nguồn nước.
- Giáo dục trẻ về ý thức bảo vệ nguồn nước.
II.Chuẩn bị.
- Giáo án điện tử.
- Một số bài hát về chủ đề: Cho tôi đi làm mưa với
- Một số hình ảnh về môi trường nước.
- 2 bể cá với một số con cá.
- 2 bể nước và một số rác.
- Bông gòn, tô thuỷ tinh, vợt.
- 2 thùng đựng rác, nhiều dụng cụ gắp rác. 
III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1. Ổn định – gây hứng thú. 
- Cho trẻ hát và vận động theo bài hát: Cho tôi đi đi làm mưa với. (Hoàng Hà)
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Khi mưa xuống thì có gì?
- Hằng ngày các con thường dùng nước để làm gì?
- Nước rất có ý nghĩa với đời sống chúng ta. Để biết nước có ý nghĩa như thế nào cô mời các con cùng đến với 1 thí nghiệm nhỏ nhé!
* Hoạt động 2. Quan sát – trò chuyện
1. Thí nghiệm1:
- Cho trẻ quan sát 2 bể nước.
- Cho trẻ đặt bông gòn vào 2 bể nước, gắp bông gòn bỏ vào 2 ly thuỷ tinh.
+ Qua thí nghiệm trên con có nhận xét gì?
2. Thí nghiệm 2:
- Cho trẻ thả cá vào 2 bể nước.
- Vớt cá bể thứ 2 lên.
+ Qua thí nghiệm trên con có nhận xét gì?
+ Đó là môi trường nước của những chú cá ở bể cá thứ 2 bị bẩn tức là ô nhiễm. Các con thấy khi nguồn nước bị ô nhiễm đem đến hậu quả như thế nào?
3. “ Nước và môi trường sống”
- Để hiểu rõ hơn về môi trường sống của chú cá nhỏ bây giờ các con cùng cô tìm hiểu nhé!
* Cho trẻ xem video và quan sát một số hình ảnh về ô nhiễm nguồn nước.
- Bạn nào có nhận xét gì về những hình ảnh các con vừa quan sát?
+ Để biết chuyện gì đã xảy ra với chú cá, các con hãy lắng nghe tâm sự của chú cá nhỏ nhé!
+ Những chú cá đã đi đến rất nhiều nơi để tìm cho mình một môi trường sống trong sạch hơn. Hành trình đầu tiên chú cá đã đến biển Nhật Lệ, khi đến biển Nhật Lệ chuyện gì đã xảy ra vậy các con?
+ Khi con người xả rác xuống sông sẽ đem đến hậu quả gì?
=> Do ý thức của con người xã rác đã biến bãi biển xinh đẹp thành bãi rác không còn là bãi biển xinh đẹp nữa. Tạm biệt bãi biển Nhật Lệ chú cá nhỏ phải đi đến khúc sông khác.
+ Các con hãy suy nghĩ xem chuyện gì xảy ra với chú cá vậy?
- Đây là nguồn nước từ nhà máy xả ra các con à, các con thấy nguồn nước xả ra như thế nào?
- Với những vòi nước khổng lồ xả nước thải của các nhà máy đã làm ô nhiễm nguồn nước ở khúc sông.
+ Các con đoán xem khi con người xả rác, nhà máy xả nước thải xuống ao, hồ, sông, biển thì dẫn đến hậu quả gì đối với những chú cá?
- Các con thấy cuộc phiêu lưu tìm nguồn nước sạch để sống của chú cá như thế nào?
- Các con à! Nguồn nước bẩn không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống của những chú cá nhỏ, mà còn ảnh hưởng tới cuộc sống của con người chúng ta nữa. Để biết được hậu quả khi con người sử dụng nguồn nước bẩn, bây giờ các con cùng quan sát.
* Cho trẻ xem hình ảnh về con người sử dụng nguồn nước bẩn.
+ Nếu con người sống trong môi trường nước bị ô nhiểm thì có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ?
+ Đứng trước thực trạng nguồn nước đang bị ô nhiễm các con sẽ làm gì để môi trường nước luôn được trong sạch? 
4. Trò chơi: Nhặt rác.
- Cách chơi: Hai bể nước bị nhiễm rác, nhiệm vụ của mỗi đội là nhặt rác trong bể nước bỏ vào thùng rác. 
- Luật chơi: Đội nào nhặt hết rác trong bể của mình trước thì bạn đội trưởng chạy lên lấy lá cờ màu đỏ cắm vào bình của đội mình, đội nhặt hết rác sau sẽ lên lấy lá cờ màu vàng cắm vào bình của đội mình. Đội nào lấy được lá cờ màu đỏ thì đội đó chiến thắng.
* Trò chơi 2: Ô cửa bí mật
- Cách chơi: Trên màn hình có 4 ô cửa, sau mỗi ô cửa có những hành vi đúng và hành vi sai. Khi ô cửa mở ra đội nào có tín hiệu trước thì đội đó giành quyền trả lời. Đội nào trả lời đúng thì đội đó thắng cuộc.
* Hoạt động 3. Kết thúc.
- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ.
Trẻ hát và vận động
Trẻ trả lời
Có nước
Trẻ kể
Trẻ quan sát
Trẻ thực hiện.
Trẻ trả lời
Trẻ thực hiện
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Nước bị ô nhiễm
Nước bẩn
Cá chết
Ngứa, đau bụng
Nhặt rác
Trẻ chơi.
Trẻ chơi.

File đính kèm:

  • docxDe_tai_Nuoc_va_hien_tuong_tu_nhien.docx