Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Trường mầm non
HOẠT ĐỘNG HỌC
Chủ đề nhánh: Trường mầm non của bé
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ
Đề tài: Vẽ ngôi trường của bé (Đề tài)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ nhận ra đặc điểm của trường mầm non.
- Trẻ biết vẽ trường mầm non.
- Biết cách cầm bút và đặt giấy đúng chiều.
2. Kỹ năng
- Rèn cho trẻ kỹ năng vẽ nét thẳng ngang, thẳng dọc, nét xiên, kỹ năng tô màu.
- Tô màu kín không chòm ra ngoài đường viền các hình vẽ (CS 6).
3. Thái độ
- Ngồi học nghiêm túc, giữ gìn sản phẩm làm ra.
- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh trường lớp.
tờ lịch thứ hai? (Các số bên trên chỉ ngày dương, các số bên dưới chỉ ngày âm, ở giữa tờ giấy có từ “Thứ hai”) - Sau ngày thứ hai là ngày thứ mấy? Tờ lịch thứ ba của cô có đặc điểm gì? Thứ ba chúng mình học gì? - Các bạn hãy lấy tờ lịch thứ tư xếp ra trước mặt: tờ lịch thứ tư có đặc điểm gì? - Sau thứ tư là thứ mấy? Các con có nhận xét gì về tờ lịch thứ tư? - Hãy lấy tờ lịch “Thứ năm” xếp ra trước mặt? Các con có nhận xét gì về tờ lịch thứ năm? Thứ năm chúng mình học gì? - Sau thứ năm là thứ mấy? Các bạn có nhận xét gì về tờ lịch “Thứ sáu” ? Thứ sáu các bạn tham gia vào hoạt động gì? - Còn đây là tờ lịch của ngày thứ bảy, chủ nhật. Các con thấy tờ lịch của ngày thứ bảy, chủ nhật có gì đặc biệt? (Tờ lịch có màu đỏ) - Các con có biết tại sao tờ lịch này lại có màu khác so với những tờ lịch khác không? (Vì ngày thứ bảy và chủ nhật là ngày nghỉ của mọi người và cũng là ngày cuối tuần). - Sau khi tìm hiểu về các thứ trong tuần thì các con có nhận xét gì về các thứ trong tuần? (Một tuần có 7 ngày, các ngày trong tuần thì có màu sắc khác nhau, thứ tự các ngày trong tuần tăng dần và ngày thứ bảy, chủ nhật thì có màu đỏ). - Các con đi học vào ngày thứ mấy? (Thứ hai, ba, tư, năm, sáu) - Vậy là một tuần chúng mình học mấy ngày? (5 ngày) - Một tuần chúng mình được nghỉ mấy ngày? (2 ngày) Những ngày này là thứ mấy? (thứ 7, chủ nhật) - Vậy cô đố các con biết hôm nay là thứ mấy? (Thứ 3) - Hôm qua là thứ mấy? (Thứ 2) Hôm qua các con làm những công việc gì? - Thế ngày mai là thứ mấy? (Thứ 4) Ngày mai con làm gì? Những công việc này con đã làm vào ngày hôm nay chưa? - Các con kể được những công việc mà các con làm được trong ngày hôm qua là do các con đã nhớ và nói lại còn những công việc mà các con nói vào ngày mai thì đó chỉ là những dự định của chúng mình những dự định này sẽ được các bạn thực hiện khi qua hết ngày hôm nay và tối đến các bạn đi ngủ, sáng mai thức dậy là các bạn sẽ thực hiện được dự định của mình rồi đấy. - Vậy chúng mình thấy thời gian có đáng quí không? - Vì thời gian đáng quí như vậy lên khi chúng mình đã dự định làm công việc gì thì chúng mình hãy làm ngay và đừng để lâu nếu để lâu là chúng mình đã lãng phí thời gian một cách vô ích rồi đấy. Thế chúng mình có đồng ý hứa với cô là sẽ tiết kiệm thời gian và không để thời gian trôi đi một cách lãng phí không? - Vậy là cô cùng các con đã tìm hiểu xong về các thứ trong tuần rồi. Các con thấy các thứ trong tuần có hấp dẫn không? (Các con ơi ! Trong 1 tháng có 30 ngày, thứ tự các ngày tăng dần và hết ngày 30 lại quay lại ngày mồng 1 của tháng sau, 1 tuần có 7 ngày, thứ tự các ngày trong tuần tăng dần và hết chủ nhật lịch đỏ lại bắt đầu là thứ hai). * Luyện tập ** Trò chơi 1: Mình cùng trổ tài - Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội, mỗi đội gắn thứ tự các ngày trong tuần vào bìa cứng. - Luật chơi: Đội nào gắn sai bị phạt. + Tổ chức cho trẻ chơi + Kết thúc cô cùng trẻ kiểm tra kết quả và cô tuyên bố đội chiến thắng. ** Trò chơi 2: Đuổi hình bắt chữ - Cách chơi: Trên màn hình sẽ xuất hiện những hình ảnh các hoạt động trong từng ngày của trẻ và nhiệm vụ của trẻ là đoán xem đó là hoạt động của ngày thứ mấy. - Luật chơi: Bạn nào đoán sai bị phạt nhảy lò cò. - Tiến hành cho trẻ chơi. - Kết thúc cô cùng trẻ kiểm tra kết quả. * Kết thúc - Củng cố và tuyên dương. HOẠT ĐỘNG HỌC Thứ 4 ngày 4 tháng 9 năm 2013 Chủ đề nhánh: Trường mầm non của bé Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ Đề tài: Thơ “Tình bạn” I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Kiến thức - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ. - Trẻ biết yêu mến, giúp đỡ bạn bè. - Trẻ mạnh dạn khi đọc thơ. 2. Kỹ năng - Rèn khả năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ. - Trẻ biết đọc bài thơ đúng lời, đúng nhịp điệu – ngữ điệu. - Phát triển ngôn ngữ ,mở rộng vốn từ cho trẻ. - Phát triển tư duy cho trẻ. 3. Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia đọc thơ. - Không nói leo, không ngắt lời người khác khi trò chuyện (CS 75) - Giáo dục trẻ biết quan tâm chia sẽ, giúp đỡ bạn, có tình cảm yêu mến bạn, chăm chỉ đi học và biết vâng lời cô. II. CHUẨN BỊ - Nhạc bài hát “Trường chúng cháu đây là trường mầm non” - Tranh minh họa. - Thuốc cho trẻ chơi trò chơi. III. TIẾN HÀNH * Ổn định, gây hứng thú - Cô cho trẻ hát bài “Trường chúng cháu đây là trường mầm non”. - Cô trò chuyện về bài hát. - Trong trường có rất nhiều bạn, các con chũ ý lắng nghe cô đọc 1 bài thơ của tác giả Trần Thị Hương xem các bạn có yêu thương giúp đỡ nhau không nhé! * Cô đọc thơ cho trẻ nghe - Cô đọc diễn cảm lần 1 thể hiện cử chỉ, điệu bộ, giọng điệu của bài thơ. Giảng nội dung: Bạn Thỏ Nâu bị bệnh nên không đi học được, những bạn trong lớp rủ nhau đi thăm bạn và mua nhiều quà để chúc bạn khỏe nhanh cùng nhau đến lớp. - Cô đọc lần 2 kết hợp tranh minh họa. * Trích dẫn, giảng giải và làm rõ ý - Các con hãy đặt tên cho bài thơ giúp cô nào! Cho trẻ nhắc lại tên bài thơ “Tình bạn” (Tình bạn) - Do ai sáng tác? (Trần Thị Hương) - Đàm thoại: Hôm nay các bạn gấu, mèo, nai, hươu đến lớp học thấy vắng bạn nào? (Thỏ nâu) - Bạn thỏ bị làm sao không đi học được? (Bị ốm) - Học xong các bạn rủ nhau đi đâu? (Đi đến nhà thỏ Nâu) - Đến nhà bạn thỏ để làm gì? (Thăm bạn thỏ Nâu) - Các bạn đã mua những gì để tặng bạn? (Gấu mua khế, Mèo mua chanh, Hươu mua sữa bột, Nai mua sữa đậu nành) - Khi đến nhà các bạn nói gì với bạn thỏ? (Chúc bạn khỏe nhanh Cùng nhau đến lớp Học tập thật tốt, xứng đáng cháu ngoan Trò giỏi kết đoàn Thắm tình bè bạn) - Cô giải thích một số từ khó + Nói khẽ: Nói nhỏ. + Đoàn kết: Yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. → Cô giáo dục: Các con phải biết quan tâm chia sẽ, giúp đỡ bạn, có tình cảm yêu mến bạn, chăm chỉ đi học và biết vâng lời cô. * Dạy trẻ đọc thơ - Cô dạy cả lớp đọc 2 lần theo cô. - Nhóm đọc thơ cùng cô. - Cô cho các nhóm cháu trai, gái đọc. - Cô cho 2 - 3 cá nhân đọc. - Cô giải thích một số từ khó + Nói khẽ: Nói nhỏ. + Đoàn kết: Yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. - Cô khuyến khích trẻ đọc diễn cảm bài thơ. - Cô hỏi lại tên bài thơ, tên tác giả. * Trò chơi: “Mang thuốc cho bạn” - Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội, mỗi đội có 1 bạn bi bệnh đứng phía trên cách đội 2m, từng bạn lấy thuốc chạy lên đưa cho bạn, đội nào mang hết thuốc trước thì đội đó thắng. - Luật chơi: mỗi bạn chỉ được mang 1 viên thuốc đến cho bạn. - Cô tổ chức cho cả lớp cùng chơi 2 – 3 lần. * Kết thúc - Cô nhận xét, tuyên dương chung. - Cả lớp hát “Lớp chúng ta đoàn kết” HOẠT ĐỘNG HỌC Thứ 5 ngày 5 tháng 9 năm 2013 Chủ đề nhánh: Trường mầm non của bé Lĩnh vực: Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội Đề tài: Hát “Trường chúng cháu đây là trường mầm non” I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Kiến thức - Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, nội dung bài hát. - Trẻ biết hát và vỗ tay theo nhịp bài hát. 2. Kỹ năng - Trẻ ngắt nhịp đúng, hát đúng giọng. - Hát rõ lời, thể hiện được âm điệu, nhịp điệu bài hát - Thể hiện tình cảm khi hát, biết hòa giọng cùng nhau khi hát. 3. Thái độ - Giáo dục trẻ yêu âm nhạc. - Dễ hòa đồng với bạn bè trong nhóm chơi (CS 42) II. CHUẨN BỊ Nhạc bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non” “Đi học”. Nhạc cụ. III. TIẾN HÀNH * Ổn định, gây hứng thú - Chơi TC “con thỏ”. - Trò chuyện: + Sáng rồi chuẩn bị làm gì các con? (Đi học) + Đến trường các con gặp ai? (Cô giáo, bạn bè) + Trong trường có những đồ chơi gì? (Trẻ kể) + Đến trường các con được cô giáo dạy hát múa, đọc thơ, kể chuyện và còn được vui chơi với các bạn. Vậy hôm nay cô sẽ dạy các con bài hát trường chúng cháu là trường mầm non, nhạc và lời Phạm Tuyên. * Dạy hát “Trường chúng cháu là trường mầm non” - Cô hát lần 1. - Giảng nội dung: Bài hát này nói đến trường mầm non, các bạn được đến trường học với bao niềm vui vì có rất nhiều bạn, các bạn được vui chơi học tập với nhau được cô giáo dạy dỗ trỡ thành những bé ngoan của trường. Vậy thì các con phải yêu thương trường mầm non của mình nhé. ** Đàm thoại - Các con vừa hát bài hát gì? (Trường chúng cháu là trường mầm non) - Bài hát này của nhạc sĩ nào sáng tác? (Phạm Tuyên) - Bài hát này nói đến điều gì? (Bài hát này nói đến trường mầm non, các bạn được đến trường học với bao niềm vui vì có rất nhiều bạn, các bạn được vui chơi học tập với nhau được cô giáo dạy dỗ trỡ thành những bé ngoan của trường) -> Cô giáo dục trẻ biết yêu quý trường mầm non... - Cho cả lớp cùng hát 2 – 3 lần. - Tổ/nhóm/cá nhân hát. - Cho tổ/nhóm/cá nhân vận động theo nhạc. - Cô chú ý sửa sai cho trẻ. - Trẻ hát luân phiên, hát to hát nhỏ theo hiệu lệnh của cô. - Hỏi trẻ lại tên bài hát, tên tác giả * Nghe hát “Đi học” - Hôm nay các con học ngoan quá để thưởng cho các con, cô sẽ hát cho các con nghe 1 bài hát các con có thích không? - Buổi sáng ai đưa con đến trường đường đến trường có đẹp không? - Có một bạn đến trường mẫu giáo học và trên đường đi phong cảnh rất đẹp những phong cảnh đó được thể hiện qua bài hát “ Đi học” mà cô sẽ hát cho các con nghe. - Cô hát lần 1. Giảng nội dung: Buổi sáng trời nắng,tiếng chim hót líu lo như đón chào các bạn đến trường trong niềm vui hân hoan gặp lại bạn gặp cô để cùng nhau học tập nô đùa. - Cô hát lần 2: Kết hợp nhạc nền. - Hỏi trẻ về cảm nhận đối với bài hát: + Giai điệu bài hát này thế nào? (Trẻ trả lời) + Các bạn nghĩ gì về lời của bài hát? (Trẻ nêu cảm nghĩ) -> GD trẻ biết yêu thương, đoàn kết với bạn bè. - Cô và trẻ cùng vận động theo lời bài hát. * Kết thúc - Cô nhận xét, tuyên dương. HOẠT ĐỘNG HỌC Thứ 6 ngày 6 tháng 9 năm 2013 Chủ đề nhánh: Trường mầm non của bé Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ Đề tài: Vẽ ngôi trường của bé (Đề tài) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Kiến thức - Trẻ nhận ra đặc điểm của trường mầm non. - Trẻ biết vẽ trường mầm non. - Biết cách cầm bút và đặt giấy đúng chiều. 2. Kỹ năng - Rèn cho trẻ kỹ năng vẽ nét thẳng ngang, thẳng dọc, nét xiên, kỹ năng tô màu. - Tô màu kín không chòm ra ngoài đường viền các hình vẽ (CS 6). 3. Thái độ - Ngồi học nghiêm túc, giữ gìn sản phẩm làm ra. - Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh trường lớp. II. CHUẨN BỊ - Máy hát. - Tranh vẽ mẫu trên máy. - Bút màu sáp, giấy A4, kệ trưng bày sản phẩm. III. TIẾN HÀNH * Ổn định, gây hứng thú - Hát: “Trường chúng cháu là trường Mầm Non” - Cô gợi ý để cho trẻ kể về trường Mầm non của mình (Trong trường có ai? Họ làm gì? Trong lớp học và xung quanh có gì?) * Xem tranh mẫu Cho trẻ cùng quan sát tranh vẽ về trường mầm non trên máy tính. - Tranh 1 “Trường Mầm non” + Ngôi trường gồm những gì? (mái trường, cửa chính, cửa sổ...) + Màu sắc như thế nào? (Đẹp) - Tranh 2 “Ngôi trường có các bạn đang ngồi học nhóm” + Tranh vẽ gì? (Ngôi trường) + Các bạn đang làm gì? (Ngồi học nhóm) + Các bạn đang học ở đâu? (Trong lớp học) - Tranh 3 “Ngôi trường có các bạn đang chơi dưới bóng cây” + Còn tranh này vẽ gì? (Ngôi trường) + Ngoài ngôi trường còn có những ai nữa? (có các bạn đang chơi dưới bóng cây) - Cô hướng dẫn trẻ vẽ. - Trò chuyện với trẻ về các kỹ năng vẽ trường Mầm non. + Vẽ mái nhà thì dùng nét xiên, nét thẳng ngang. + Vẽ thân nhà thì dùng nét thẳng ngang, nét thẳng dọc. - Cô gọi 1 – 2 trẻ lên nói ý tưởng của mình. - GD: Trường học là nơi các con đến để học và vui chơi, vì vậy các con phải biết giữ gìn mái trường xanh, sạch, đẹp. - Nhắc trẻ cách cầm bút, tư thế ngồi. * Trẻ thực hiện - Cô quan sát và sửa sai cho trẻ. - Hướng dẫn để trẻ vẽ thêm cây xanh, mây, mặt trời. - Sau khi trẻ vẽ xong thì cho trẻ tô màu trường Mầm non. Trẻ thích tô màu trường Mầm non màu gì thì tô màu trường Mầm non màu đó. * Nhận xét sản phẩm - Cho trẻ trưng bày sản phẩm. - Gợi ý để trẻ nêu lên ý kiến nhận xét của mình về các bức tranh mà bạn mình vẽ. - Cô nhận xét các bức tranh trẻ vẽ. - Giáo dục trẻ giữ gìn và bảo vệ trường lớp, yêu thương bạn bè, lễ phép với các cô bác trong trường, yêu thích đi học. * Kết thúc - Hát “Trường chúng cháu đây là trường mầm non” NHÁNH: LỚP HỌC, ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI CỦA BÉ Từ ngày 09/09/2013 đến ngày 13/09/2013 TT Tên chủ đề nhánh Nội dung Hoạt động 2 Lớp học, đồ dùng, đồ chơi của bé (15, 50, 83, 99) 1. Phát triển thể chất - Tập luyện kĩ năng rửa tay bằng xà phòng. - Thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tay bẩn. - Rửa gọn và sạch tay không có mùi xà phòng. - Trò chuyện: cách giữ vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt ở trường mầm non. - HĐVC: Tô màu các bước rửa tay đúng cách. Xem sách chuyện tranh về giữ gìn vệ sinh thân thể. - Hoạt động tự vệ sinh, tự phục vụ trước sau khi ăn rửa tay, lau tay, lau mặt, đánh răng... - Thực hành “Rửa tay”. - HĐH: Chạy chậm 100m. 2. Phát triển nhận thức - Nhận biết các con số được sử dụng hằng ngày. - HĐH: LQVT “Ôn số lượng trong phạm vi 5”. 3. Phát triển ngôn ngữ - Nói được tên các phần của sách. - Cầm sách đúng chiều, giở trang sách từ phải sang trái, từng trang một. - Trò chuyện: các khu vực, các hoạt động của lớp, trường mầm non. - HĐVC: Xem tranh ảnh, sách báo về trường mầm non; làm sách chuyện tranh về trường mầm non; trang trí lớp học, làm bảng tên bằng chữ viết trang trí cho các khu vức, đồ chơi trong lớp - HĐH: LQCC “o, ô, ơ”. 4. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội - Tìm cách giải quyết mâu thuẩn (dùng lời, nhờ sự can thiệp của người khác, chấp nhận nhường nhịn). - Trò chuyện: về tình cảm và sự đoàn kết của của trẻ với các bạn trong trường, lớp. - HĐVC: Xây dựng trường mầm non, đóng vai lớp học mẫu giáo, làm bản tin trang trí lớp học, Chơi dân gian: kéo co, rồng rắng lên mây - HĐH: Thơ “Cô giáo của em”. 5. Phát triển thẩm mỹ - Trẻ nghe các thể loại âm nhạc khác nhau (nhạc thiếu nhi, dân ca, nhạc cổ điển). - Nghe và nhận ra sắc thái (vui buồn, tình cảm tha thiết) của các bài hát, bản nhạc. - HĐH: Hát “Vườn trường mùa thu”. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Chủ đề: Trường Mầm non Chủ đề nhánh: Lớp học, đồ dùng, đồ chơi của bé Thời gian thực hiện: 09/09/2013 đến ngày 13/09/2013 Tên hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 PTTC PTNT PTNN PTTC-XH PTTM Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh - Trò chuyện: cách giữ vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt ở trường mầm non. - Trò chuyện: các khu vực, các hoạt động của lớp, trường mầm non. - Trò chuyện: về tình cảm và sự đoàn kết của của trẻ với các bạn trong trường, lớp. Thể dục sáng - Hô hấp 2: “Thổi bóng bay”. - Tay 1: Hai tay đưa ra trước, lên cao. - Chân 1: Ngồi xổm, đứng lên, ngồi xuống liên tục. - Bụng 1: Đứng quay thân sang bên 90 - Bật 1: Bật tiến về phía trước. Hoạt động học Chạy chậm 100m LQVT “Ôn số lượng trong phạm vi 5” LQCC “o, ô, ơ” Thơ “Cô giáo của em” Âm nhạc “Vườn trường mùa thu” Hoạt động ngoài trời - HĐCCĐ: Tham quan dạo chơi trong lớp học. - TCVĐ: Tìm bạn. - HĐCCĐ: Xếp hột hạt “Số 5”. - TCVĐ: Kéo co. - HĐCCĐ: Cho trẻ quan sát các phòng học trong trường. - TCVĐ: Ai giỏi hơn - HĐCCĐ: Trò chuyện lớp học. - TCVĐ: Rồng rắn lên mây. - HĐCCĐ: Cho trẻ nhặt lá, rác xung quanh lớp học. - TCVĐ: Chơi tự do. Hoạt động góc - Xây dựng: Xây lớp học mẫu giáo. - Học tập: Xem tranh ảnh, sách báo về trường mầm non; làm sách chuyện tranh về trường mầm non, xem sách chuyện tranh về giữ gìn vệ sinh thân thể. - Tạo hình: Làm bản tin trang trí lớp học, làm bảng tên bằng chữ viết trang trí cho các khu vực, đồ chơi trong lớp, tô màu các bước rửa tay đúng cách. - Âm nhạc: Hát các bài hát về chủ đề. - Phân vai: Đóng vai lớp học mẫu giáo. Trả trẻ - Ôn các bài hát, bài thơ về chủ điểm. - Cô cho trẻ vệ sinh, tuyên dương, cắm cờ bé ngoan. - Trả trẻ. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Chủ đề nhánh: Trường Mầm non của bé Từ ngày 02/09/2013 đến ngày 06/09/2013 Các hoạt động trong ngày: (Áp dụng cho cả tuần, riêng hoạt động học soạn lại hằng ngày) 1. Đón trẻ - Đón trẻ. - Trò chuyện: cách giữ vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt ở trường mầm non. - Trò chuyện: các khu vức, các hoạt động của lớp, trường mầm non. - Trò chuyện: về tình cảm và sự đoàn kết của của trẻ với các bạn trong trường, lớp. - Điểm danh. 2. Thể dục - Hô hấp 2: “Thổi bóng bay”. - Tay 1: Hai tay đưa ra trước, lên cao. - Chân 1: Ngồi xổm, đứng lên, ngồi xuống liên tục. - Bụng 1: Đứng quay thân sang bên 90. - Bật 1: Bật tiến về phía trước. 3. Hoạt động ngoài trời - HĐCCĐ: Tham quan dạo chơi trong lớp học, xếp hột hạt “Số 5”, cho trẻ quan sát các phòng học trong trường, trò chuyện lớp học, cho trẻ nhặt lá, rác xung quanh lớp học. - TCVĐ: Tìm bạn, kéo co, Ai giỏi hơn, Rồng rắn lên mây, chơi tự do. * Mục đích - Trẻ biết xếp hột hạt. - Trẻ biết nhặt lá, rác xung quanh lớp học. - Trẻ nắm được cách chơi và chơi hứng thú. - Biết nhường nhịn bạn trong khi chơi. * Chuẩn bị - Sân trường rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát. - Trang phục cô trẻ, gọn gàng. - Trống lắc, máy hát. * Tiến hành HĐCCĐ - Các con đang học chủ điểm gì? - Cho trẻ quan sát lớp học. - Cho trẻ nêu cảm nghĩ về lớp học của mình. - Giáo dục trẻ yêu quý trường mầm non. - Tiến hành hoạt động có chủ đích. - TCVĐ: Tìm bạn, kéo co, Ai giỏi hơn, Rồng rắn lên mây, chơi tự do. Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi. Bước 2: Giới thiệu cách chơi, luật chơi. Bước 3: Tổ chức cho trẻ chơi. - Nhận xét, động viên trẻ. 4. Hoạt động góc - Xây dựng: Xây lớp học mẫu giáo. - Học tập: Xem tranh ảnh, sách báo về trường mầm non; làm sách chuyện tranh về trường mầm non, xem sách chuyện tranh về giữ gìn vệ sinh thân thể. - Tạo hình: Làm bản tin trang trí lớp học, làm bảng tên bằng chữ viết trang trí cho các khu vực, đồ chơi trong lớp, tô màu các bước rửa tay đúng cách. - Âm nhạc: Hát các bài hát về chủ đề. - Phân vai: Đóng vai lớp học mẫu giáo. * Mục đích - Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu, hình khối, que hạt để xây dựng lớp mẫu giáo. - Trẻ thuộc một số bài hát về chủ điểm. - Trẻ biết cách cầm bút và tô màu đều. * Chuẩn bị - Một số đồ dùng, đồ chơi: Khối gỗ, gạch, hàng rào, que,... - Đàn, trống lắc, phách tre... - Bút màu, tranh ảnh, kệ trưng bày sản phẩm,... * Tiến hành Trò chuyện thỏa thuận chơi Cho trẻ quan sát 5 góc chơi. - Cô có những góc chơi nào? - Giới thiệu thẻ đeo tương ứng với từng góc. - Trò chuyện về đồ chơi, cách chơi. - Cho trẻ nói ý tưởng. - Giáo dục: Khi chơi không được dành đồ chơi của bạn, biết chơi cùng nhau và lấy, cất đồ chơi gọn gàng. - Cho trẻ về góc chơi. - Cho trẻ chơi. - Cô quan sát, giúp đỡ trẻ. - Cô bao quát và khuyến khích các góc liên kết khi chơi. - Nhận xét. - Cho trẻ tham quan các góc chơi của bạn. - Nhận xét, động viên trẻ. - Bật nhạc cho trẻ cất đồ dùng. HOẠT ĐỘNG HỌC Thứ 2 ngày 9 tháng 9 năm 2013 Chủ đề nhánh: Lớp học, đồ dùng, đồ chơi của bé Lĩnh vực: Phát triển thể chất Đề tài: Chạy chậm 100m I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Kiến thức - Ôn kỹ năng chạy, rèn luyện sức bền sức dẻo dai. - Chân tay phối hợp nhịp nhàng đầu không cúi. 2. Kỹ năng - Phát triển các tố chất vận động, tay chân. - Rèn luyện sức kiên nhẫn và sức bền. 3. Thái độ - Giáo dục trật tự trong giờ học. - Đoàn kết bạn bè khi chơi. II. CHUẨN BỊ - Sân bằng phẳng thoáng mát. - 4 cờ đỏ, 4 cờ vàng. - Vạch mức. - Băng nhạc trống lắc. III. TIẾN HÀNH - Các con đang học chủ đề gì? (Trường mầm non) - Vào buổi sáng, trong trường có hoạt động gì? (Tập thể dục) - Vậy bây giờ chúng ta cung đứng lên tập thể dục nhe! * Khởi động - Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu: đi kiểng chân-> đi thường-> đi gót chân-> đi thường-> đi khom lưng-> đi dậm chân-> chạy chậm-> chạy nhanh-> nhanh hơn-> chạy chậm-> về đội hình dọc-> hàng ngang tập hợp BTPTC. * Trọng động ** Bài tập phát triển chung - Hô hấp 2: “Thổi bóng bay”. - Tay 1: Hai tay đưa ra trước, lên cao. - Chân 1: Ngồi xổm, đứng lên, ngồi xuống liên tục. - Bụng 1: Đứng quay thân sang bên 90 - Bật 1: Bật tiến về phía trước. ** Vận động cơ bản - Hôm nay cô sẽ dạy cho các con vận động mới “Chạy chậm 100m”. - Để thực hiện đúng và đẹp trước tiên các con xem cô làm thử nha + Lần 1: không giải thích. + Lần 2: vừa làm vừa giải thích. TTCB: cô đứng chân trước chân sau, một tay đưa ra trước một tay đưa ra sau đều hơi gập khuỷu tay, người hơi khom về phía trước. Khi có hiệu lệnh chạy chậm về cờ phía trước, sau đó chạy về vạch xuất phát. Khi chạy nhớ đánh tay nhịp nhàng cùng với nhịp chạy của chân - Cô vừa thực hiện vận động gì? Trẻ thực hiện - Cho lần lượt 4 t
File đính kèm:
- GIAO_AN_LOP_LA.doc