Giáo án Lớp Lá - Chủ đề “Nước & một số hiện tượng tự nhiên” (2 tuần)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Trẻ biết thứ tự các mùa trong năm, đặc điểm nổi bật của từng mùa,Trẻ nhận biết đựơc sự thay đổi của con người ( trong sinh hoạt ), con vật, cây cối theo mùa, Trẻ nhận biết đựoc cần mặc những trang phục phù hợp theo mùa, ăn uống phù hợp với các mùa
- Trẻ biết được các hiện tượng thời tiết: Nắng, muă, sấm, sét, cầu vồng, bão, Trẻ biết dựoc 1 số hiện tưọng thời tiết thay đổi theo mùa
- Biết được sự thay đổi tuần hoàn của ngày và đêm, biết được các thời điểm trong nagỳ: Sáng, trưa, chiều, tối
- Biết được các bệnh hay gặp theo mùa và cách phòng tránh
- Biết trườn sấp và trèo qua ghế
- Biết sử dụng các kỹ năng đã học để vẽ trang phục theo mùa.
- Biết chơi các trò chơi với chữ cái g, y
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện “ Bốn mùa”, biết thể hiện dọng các nhân vật trong câu chuyện
- Hát đúng nhạc, đúng lời bài “ Mùa hè đến, cho tôi đi làm mưa với, mùa thu sang.”
tuần, hôm qua, hôm nay, ngày mai PTNT (KPKH) “Tìm hiểu về các mùa” PTNN: Trò chơi với chữ cái G,Y PTNN: (Truyện) “ Bốn mùa” PTTM (Âm nhạc): Biểu diễn: “Mùa hè đến”, “ Cho tôi đi làm mưa”, “ Mùa thu sang” NH: “Mùa hè trên biển” TC: “Gõ theo tiết tấu” HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc đóng vai: Cửa hàng giải khát mùa hè. Gia đình đi du lịch. Bác sỹ - Góc nghệ thuât: Vẽ ,nặn, xé, dán, tô màu các hiện tượng tự nhiên: gió, mưa, cầu vồng.... Hát, đọc thơ biểu diễn văn nghệ về chủ đề - Góc học tập: Chơi, nhận biết các mùa trong năm, Xem tranh, trò chuyện về các hiện tượng tự nhiên, mùa, Phân nhóm các mùa, Ghép các chữ cái thành từ chỉ các hiện tượng thiên nhiên - Góc xây dựng, lắp ráp: Xây dựng bể bơi mùa hè, đài phun nước - Góc thiên nhiên: - Chơi đong nước, Làm thí nghiệm về tính chất của nước. - Góc vận động: nhảy lò cò, lộn cầu vồng, ném bolinh... HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Quan sát thời tiết của mùa - Vẽ tự do trên sân - “Xếp chong chóng, làm diều....” Thổi bong bóng xà phòng”, “ Chơi với cát, nước” -TCVĐ:“Đi theo tiếng mưa rơi” “ Rồng rắn lên mây”, “ Thả diều’, “ Chong chóng quay” HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Xem tranh, trò chuyện về các mùa - Hoàn thành bài trong vở thủ công. - Làm sách về các mùa - Hát cho trẻ nghe một số bài hát về chủ đề - Vệ sinh, nêu gương bé ngoan cuối tuần YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Trẻ biết thứ tự các mùa trong năm, đặc điểm nổi bật của từng mùa,Trẻ nhận biết đựơc sự thay đổi của con người ( trong sinh hoạt ), con vật, cây cối theo mùa, Trẻ nhận biết đựoc cần mặc những trang phục phù hợp theo mùa, ăn uống phù hợp với các mùa - Trẻ biết được các hiện tượng thời tiết: Nắng, muă, sấm, sét, cầu vồng, bão, Trẻ biết dựoc 1 số hiện tưọng thời tiết thay đổi theo mùa - Biết được sự thay đổi tuần hoàn của ngày và đêm, biết được các thời điểm trong nagỳ: Sáng, trưa, chiều, tối - Biết được các bệnh hay gặp theo mùa và cách phòng tránh - Biết trườn sấp và trèo qua ghế - Biết sử dụng các kỹ năng đã học để vẽ trang phục theo mùa. - Biết chơi các trò chơi với chữ cái g, y - Trẻ hiểu nội dung câu chuyện “ Bốn mùa”, biết thể hiện dọng các nhân vật trong câu chuyện - Hát đúng nhạc, đúng lời bài “ Mùa hè đến, cho tôi đi làm mưa với, mùa thu sang....” 2. Kỹ năng: - Luyện kỹ năng trò chuyện, nói trọn câu. Kỹ năng kể chuyện sáng tạo, đọc thơ diễn cảm, các hoạt động nghệ thuật... - Luyện kỹ năng khéo léo khi thực hiện các vận động ( Trườn sấp, trèo qua ghế....) - Luyện kỹ năng nghe nhạc, hát đúng nhạc, vận động minh hoạ sáng tạo: Mùa hè đến, cho tôi đi làm mưa với, mùa thu sang. - Phân biệt hôm nay, hôm qua, ngày mai. Phân biệt chữ cái g, y qua trò chơi - Thể hiện được giọng các nhân vật qua chuyện “ Bốn mùa” 3. Thái độ: - Trẻ biết yêu cái đẹp, có những cảm xúc thẩm mỹ trước vẻ đẹp của các hiện tượng thiên nhiên. Có ý thức bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp - Biết vệ sinh cá nhân sạch sẽ, ăn uống, mặc đồ phù hợp theo mùa * TRÒ CHUYỆN VỀ CHỦ ĐỀ: “MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT” - Cho trẻ hát “ Mùa hè đến’ - Hỏi trẻ: Vùa hát bài hát nói về mùa gì? Mùa hè có gì nổi bật? Thời tiết mùa hè như thế nào? - Ngoài mùa hè trong năm còn có những mùa nào nữa? Cho trẻ kẻ đặc trưng thời tiết của từng mùa. Cô tổng hợp ý kiến trẻ Giáo dục trẻ: ăn mặc phù hợp với thời tiết từng mùa trong năm. Biết bảo vệ sức khỏe vào các thời điểm thời tiết giao mùa * THỂ DỤC SÁNG: Tập giống tuần 1 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC Nội dung Yêu cầu Chuẩn bị Cách tổ chức I. Góc phân vai: - Gia đình đi siêu thị sắm đi du lịch - Bác sỹ khám bệnh cho gia đình - Của hàng bán hàng giải khát II. Góc xây dựng -Xây dựng bể bơi mùa hè, đài phun nước III.Góc nghệ thuật: -Vẽ ,nặn, xé, dán, tô màu các hiện tượng tự nhiên: gió, mưa, cầu vồng.... - Hát, đọc thơ biểu diễn văn nghệ về chủ đề IV. Góc học tập: - Chơi, nhận biết các ngày trong tuần, trang phục theo mùa, ... - Kể chuyện sáng tạo về các hiện tượng thiên nhiên - Phân nhóm các mùa - Ghép các chữ cái thành từ chỉ các hiện tượng thiên nhiên V. Góc thiên nhiên - Chơi đong nước. - Làm thí nghiệm về tính chất của nước - Chăm sóc cây xanh VI. Góc vận động: - Nhảy lò cò, lộn cầu vồng, ném bô linh... - Trẻ biết đóng vai gia đình đi siêu thị mua sắm các đồ dùng đi du lịch hè - Trẻ biết các thao tác khám bệnh, phát thuốc. - Trẻ biết nhập vai người bán hàng, người mua hàng trong của hàng giải khát. - Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu để xây dựngbể bơi mùa hè, đài phun nước - Biết sử dụng các hình khối để lắp ghép các loại bàn ghế tặng nhóm xây dựng - Trẻ biết sử dụng các kỹ năng để Vẽ ,nặn, xé, dán, tô màu các hiện tượng tự nhiên: gió, mưa, cầu vồng.... - Trẻ hát đúng lời, đúng nhạc, thể hiện động tác phù hợp các bài hát trong chủ đề -Trẻ biết xếp lịch của trẻ. -Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ của mình để kể các câu chuyện sáng tạo về các hiện tượng tự nhiên - Trẻ biết chọn các lô tô phù hợp để phân nhóm các mùa -Trẻ biết chọn các chữ cái đúng theo mẫu đẻ ghép thành các từ chỉ các hiện tượng tự nhiên - Trẻ biết cách đong, đo nước và nhận xét kết quả phép đo. - Trẻ biết làm thí nghiệm và giái thích vì sao vật này chìm, vật kia nổi - Trẻ biết chăm sóc cây xanh, tưới nước, bỏ lá vàng -Trẻ biết cách chơi nhảy lò cò, lộn càu vồng, ném bô linh... - Siêu thị bán các loại áo quần, dày dép, tui xách... - Bộ đồ chơi dành cho bác sỹ, một số loại thuốc - Quầy hàng có bán các loại nước giải khát, sữa... - Gạch, cây xanh, cây cảnh, bàn ghế băng xốp - Bộ đồ lắp ghép - Giấy A4, giấy màu, phế liệu, keo, kéo... - Các loại nhạc cụ - Lịch của trẻ. -Tranh vẽ các hiện tượng tự nhiên - Lô tô các mùa. - Thẻ chữ cái, từ chỉ - Cốc, chai nước khoáng, chậu đựng nước - Nước, khăn, ca... - Sân bãi sạch sẽ, Bô linh... I. Trò chuyện gây hứng thú: ( 5’- 6’) - Cho trẻ hát “Mùa hè đến” - Hỏi trẻ: Mùa hè thời tiết như thế nào? Hè gia đình mình thường đi đâu? - Hôm nay các bác xây dựng bể bơi mùa hè, đài phun nước Chúng mình sẽ xây như thế nào? Góc phân vai chúng mình sẽ chơi trò chơi gia đình. Hàng ngày gia đình sinh hoạt như thế nào? Bố làm gì? mẹ làm gì? Trong những ngày hè nóng nực thì gia đình thường đi đâu? Để đi du lịch thì gia đình cần chuẩn bị những gì? mua sắm những đồ đó ở đâu. Thái độ của người bán hàng, người mua hàng như thế nào? Để đảm bảo sức khỏe của chuyến du lịch thì gia đình phải làm gì? Bác sỹ khám bệnh như thế nào? - Ai có bàn tay khéo léo hãy về góc nghệ thuật để vẽ những bức tranh thật đẹp về các mùa. Những bạn nghệ sỹ nhí hãy cung hát vang những bài hát thật hay về chủ đề - Góc học tập các con hãy kể những câu chuyện hay và sáng tạo về các hiện tượng tự nhiên. Phân biệt các mùa và ghép thẻ chữ cái thành các từ chỉ các hiện tượng tự nhiên - Góc thiên nhiên chúng mình sẽ cùng làm các thí nghiệm về nước, về vật chìm, vật nổi, chăm sóc cây xanh, cây cảnh - Góc vận động chúng mình chơi nhảy lò cò, lộn cầu vồng, ném bô linh ... II. Qúa trình hoạt động ( 25 – 30’) - Cho trẻ lấy kí hiệu về các góc - Cô đi đến các góc quan sát gợi ý ,tạo tình huống để trẻ thể hiện được vai chơi của mình . Cô tham gia cùng chơi ở góc thiên nhiên: Hướng dẫn trẻ làm các thì nghiệm III. Kết thúc hoạt động ( 5- 7’) Cô đi các góc chơi cho trẻ tự nhận xét góc chơi của mình,của bạn, cô bổ sung động viên trẻ chơi tốt cho trẻ cất dần đồ chơi lên gía gọn gàng.Có thể cho trẻ tham quan ở góc xây dựng hay những góc mà hôm đó trẻ chơi tốt nhất Thứ 2 ngày 6 tháng 4 năm 2015 ¶ ĐÓN TRẺ: - Cô cho trẻ xem tranh ảnh về các hiện tượng thời tiết và các mùa - Cô và trẻ cùng trò chuyện về các các hiện tượng thời tiết và các mùa ¶HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH LV Phát triển thể chất: (PTVĐ) Đề tài: Trên sÊp, trÌo qua ghÕ I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức: - Trẻ biết “ Trườn sấp, trèo qua ghế”, biết phối hợp tay, chân và mắt - Trẻ biết chơi trò chơi “ Đi theo tiếng mưa rơi” 2. Kỹ năng: - Luyện kỹ năng trườn sấp, trèo qua ghế, biết định hướng trong không gian - Luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, phối hợp chân, tay, mắt trong vận động 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ tính cẩn thận, khéo léo - Giaó dục trẻ chăm luyện tập thể dục để có cơ thể khỏe mạnh II. Chuẩn bị: * Đồ dùng của cô: - 2 Ghế thể dục, 1 xắc xô - Đĩa ghi bài hát: “Mùa hè đến", “ ” - Trang phục cô gọn gàng. * Đồ dùng của trẻ: - Trang phục gọn gàng, thoải mái, phù hợp - Gậy thể dục đủ cho trẻ. * Địa điểm: Trong nhà sạch sẽ, III. Tiến hành: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. ổn định lớp (1-2’) - Cho trẻ hát “ Mùa hè đến " 2. Nội dung: 2.1.Khởi động: (3-4’) - Cho trẻ đi thành vòng tròn, cho trẻ đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, đi bằng má bàn chân, đi thường, đi bằng mũi bàn chân, đi thường, chạy nhanh. Cho trẻ về hàng 2.2. Trọng động: (14-15’) a.BTPTC: - Tay: - Chân: - Bụng: - Bật: b.VĐCB: “ Trườn sấp, trèo qua ghế” - Cô giới thiệu tên vận động cho trẻ biết - Cô làm mẫu lần 1 không giải thích: - Làm xong cô hỏi lại trẻ tên vận động - Cô làm mẫu lần 2 có kèm lời giải thích - Cô hỏi lại trẻ tên vận động - Mời 2 trẻ khá lên làm mẫu - Lần lượt cho nhóm 2 trẻ lên thực hiện cho đến hết( cô chú ý sủa sai cho trẻ) - Cho 2 nhóm trẻ thi đua - Mời trẻ khá lên làm và nêu tên vận động Nhận xét, tuyên dương khen ngợi trẻ ð Giaó dục trẻ: Chúng mình phải chăm tập thể dục thì mới có được một cơ thể khỏe mạnh, như vậy thì chúng mình sẽ có sức khỏe tốt để học tập và được vui chơi phải không nào. 2.3.Hồi tĩnh: (3-4’) - Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh lớp và hát bài: “cho tôi đi làm mưa với” 3. Kết thúc: - Trẻ thu dọn đồ cùng cô. - Trẻ đi thành vòng tròn, thực hiên đi các kiểu chân - Trẻ đi về hàng - Trẻ tập gậy theo nhạc bài hát “cho tôi đi làm mưa với” 2 lần 8 nhịp 4 lần 8 nhịp 2 lần 8 nhịp 2 lần 8 nhịp - Trẻ lắng nghe - Trẻ xem cô tập - Mời một vài cá nhân trẻ trả lời: “ Trườn sấp, trèo qua ghế” - Cho cả lớp nhắc lại tên vận động Trẻ xem và lắng nghe - Trẻ cả lớp trả lời: “ Trườn sấp, trèo qua ghế”, - - Trẻ khá lên làm mẫu - Lần lượt tốp 2 trẻ lên thực hiện - Nhóm trẻ thi đua - Trẻ khá lên thực hiện và nêu tên vận động - Trẻ lắng nghe Trẻ đi nhẹ nhàng quanh lớp và hát ¶ HOẠT ĐỘNG GÓC Góc phân vai: Gia đình đí siêu thị sắm đồ đi biển mùa hè Đi khám bệnh để chuẩn bị đi du lịch Của hàng bán nước giái khát Góc xây dựng: Xây dựng bể bơi mùa hè, đài phun nước Góc vận động: Nhảy lò cò, lộn cầu vồng ¶ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động có mục đích: “ Quan sát thời tiết” 2. TCVĐ: “ Rồng rắn lên mây” 3. Chơi tự do: Cho trẻ chơi trò chơi với cát, trò chơi cầu trượt - Trẻ quan sát, nhận xét - Trẻ chơi hứng thú - Trẻ tham gia các trò chơi ¶ HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1.Hoạt động chính: PT thẩm mỹ: Tạo hình VÏ trang phôc theo mïa I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức: - Trẻ biết phối hợp các kỹ năng cơ bản ( vẽ nét tròn, cong, xiên, di màu.) để vẽ trang phục theo mùa - Trẻ biết bố cục bức tranh cân đối, màu sắc hài hoà, hợp lý 2. Kỹ năng: - Luyện kỹ năng vẽ, tô màu - Luyện kỹ năng nhận xét, đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng và tự mặc, cởi được áo, quần. - Giáo dục trẻ biết lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết để bảo vệ sức khỏe - Giáo dục trẻ ngồi đúng tư thế II. Chuẩn bị: * Đồ dùng của cô: - Tạo môi trường về phòng tranh triễn lãm các loại tranh - Đàn ghi bài hát “ mùa hè đến ” * Đồ dùng của trẻ: - Vở tạo hình, màu cho trẻ vẽ - Bàn ghế kê ngay ngắn III. Tiến hành hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1.Ôn định gây hứng thú (2- 3’) -Cho trẻ hát “ Mùa hè đến” - Chúng mình vùa hát bài hát gì? - Có gì đặc biệt trong mùa hè? 2.Nội dung: 2.1.Hoạt động 1: Quan sát và đàm thoại (4- 5’) - Cô cho trẻ đến thăm phòng tranh - Cho trẻ nêu ý kiến, nhận xét về hình ảnh, bố cục, màu sắc, đường nét. của các bức tranh - Cho trẻ về chỗ ngồi và hỏi trẻ: Phòng triển lãm vẽ về gì? - Các mùa thì chúng mình mặc trang phục như thế nào? 2.2.Hoạt động 2: Trẻ nêu ý định ( 3- 4’) - Hôm nay cô sẽ cho các con vẽ bức tranh về trang phục các mùa. - Cô cho trẻ nêu ý kiến, đặt các câu hỏi khơi gợi trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ Cô tổng hợp ý kiến 2.3.Hoạt động 3: Trẻ thực hiện ( 15- 17’) - Cô mở nhạc nhỏ, nhẹ nhàng cho trẻ ngồi vẽ - Gợi ý trẻ lúng túng - Khuyến khích trẻ vẽ sáng tạo, bố cục bức tranh hợp lý, màu sắc hài hoà - Nhắc nhở trẻ ngồi đúng tư thế 2.4. Hoạt động 4: Trưng bày và nhận xét sản phẩm ( 3- 5’) - Hỏi trẻ thích bức tranh nào? Vì sao? - Mời tác giả lên giới thiệu về bức tranh của mình - Cô nhận xét chung về giờ học * Giáo dục trẻ biết giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng và tự mặc, cởi được áo, quần, biết lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết để bảo vệ sức khỏe. 3.Kết thúc: (1-2’) Cho trẻ hát “ Mùa hè đến ” - Trẻ hát cùng cô - Cả lớp trả lời: “Mùa hè đến” - Trẻ nêu các ý kiến - Trẻ xem tranh - Cả lớp cùng xem và cô mời 4-5 trẻ nêu ý kiến nhận xét - Trẻ cả lớp: Bức tranh vẽ về các nguồn nước - 3-4 trẻ: mùa hè quần áo cộc, mùa đông quần áo ấm, mùa thu quần áo dài tay... - 4- 5 trẻ nêu ý định - Trẻ ngồi vẽ - Trẻ ngồi đúng tư thế - Trẻ nhận xét về sả phẩm của bạn - Trẻ lên giới thiệu về sản phẩm của mình - Trẻ lắng nghe - Trẻ hát 2. Chơi tự do: Trẻ chơi tự do ở các góc ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY .. Thứ 3 ngày 7 tháng 4 năm 2015 ¶ ĐÓN TRẺ: - Cô cho trẻ xem tranh những bức tranh về các hiện tượng thời tiết ( Nắng, mưa, sấm, chớp, cầu vồng...) và cùng trò chuyện ¶HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH PTNT: (to¸n ) Đề tài: NhËn biÕt c¸c ngµy trong tuÇn. H«m qua, h«m nay, ngµy mai I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1.Kiến thức - Trẻ nhận biết và gọi tên các ngày trong tuần.Biết một tuần có 7 ngày. - Mỗi ngày có màu sắc khác nhau.Ngày thứ bẩy, chủ nhật có màu đỏ. - Trong tuần có 5 ngày trẻ đi học(từ thứ 2 - thứ 6) và được nghỉ 2 ngày. - Trẻ phân biệt được ngày hôm qua, ngày hôm nay, ngày mai. - Trẻ biết các hoạt động của ngày hôm qua là do trẻ nhớ lại, các hoạt động của ngày mai chỉ là dự định . - Trẻ thấy được đặc điểm của các tờ lịch: các con số tăng dần, màu sắc của các tờ lịch trong tuần. 2.Kỹ năng - Trẻ biết sắp xếp theo dúng thứ tự các ngày trong tuần - Biết sắp xếp theo thứ tự ngày hôm qua, ngày hôm nay, ngày mai 3.Thái độ - Trẻ yêu thích môn học - Biết yêu quí mọi người xung quanh II.CHUẨN BỊ: 1.Đồ dùng của cô: Hình ảnh về các thứ trong tuần Hình ảnh về các giờ học của trẻ, Bộ phim về thứ tự thời gian trong ngày Máy tính, màn hình tivi Các bài hát phục vụ tiết dạy 2.Đồ dùng của trẻ: Tờ lịch, tờ bìa III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Ổn định, Gây hứng thú ( 2-3 phút ) - Cho trẻ hát bài: Mùa hè đến - Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát - Chào mừng các bạn đến với chương trình “ ô cửa bí mật”. Đến với chương trình hôm nay, tôi xin giới thiệu có 3 đội chơi đến từ lớp mẫu giáo 5-6 Tuổi trường MN Hưng Phúc: Đội Cầu vồng, Giọt sương, Bình minh Và người dẫn chương trình là cô giáo Hồ Thị Điệp. Và chủ đề của chương trình hôm này là “Khám phá thời gian” 2.Nội dung: 2.1.Hoạt động 1: Ôn thứ tự các ngày trong tuần ( 5 phút ) - Các đội đã sẵn sàng tham gia cuộc thi chưa?Vậy xin mời các đội đến với phần thi đầu tiên của chương trình được mang tên “Chung sức”.Để hiểu rõ về phần thi này đội hãy chú ý lắng nghe cô nói cách chơi nhé: - Cách chơi:Trên này cô có rất nhiều các hình ảnh nói về thời gian trong ngày và nhiệm vụ của các đội phải sắp xếp thời gian trong ngày theo đúng trình tự sáng, trưa, chiều, tối. Đội nào xếp sai hoặc xếp không đúng trình tự thi đội đó không được tính điểm Phần thi “Chung sức” bắt đầu ( Trẻ chơi trên nền nhạc bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với” Kết thúc cô cho trẻ nói về trình tự bức tranh của mình sau đó cô và các bạn kiểm tra tranh. 2.2.Hoạt Động 2: Nhận biết các thứ trong tuần ( 16-17 phút ) - Vừa rồi các đội đã tìm hiểu về thời gian trong ngày qua phần thi “Chung sức” rất tốt . Còn tìm hiểu về thứ tự các ngày trong tuần thì sao nhỉ? Để biết các đội tìm hiểu có tốt không cô xin mời 3 đội đến với phần thi tiếp theo có tên gọi “Mình cùng tìm hiểu”.Để phần thi này được sôi nổi hơn cô xin mơì các đội hãy lại đây cùng hát với cô bài hát “ Cả tuần đều ngoan” nào: - Các con vừa hát bài hát nói về thứ mấy? - Thứ hai là ngày gì trong tuần? - Và trên bảng cô có tờ lịch thứ hai.Các đội có nhận xét gì về tờ lịch thứ hai?( Các đội cùng lấy tờ lịch thứ hai ra trước mặt) ( Các số bên trên chỉ ngày dương, các số bên dưới chỉ ngày âm ) ở giữa tờ giấy có từ “Thứ hai”. - Sau ngày thứ hai là ngày thứ mấy? Tờ lịch thứ ba của cô có đặc điểm gì? Thứ ba chúng mình học gì? - Các bạn hãy lấy tờ lịch thứ tư xếp ra trước mặt: tờ lịch thứ tư có đặc điểm gì? - Sau thứ tư là thứ mấy? Các đội có nhận xét gì về tờ lịch thứ tư? - Hãy lấy tờ lịch “ thứ năm” xếp ra trước mặt? Các đội có nhận xét gì về tờ lịch thứ năm? thứ năm chúng mình học gì? - Sau thứ năm là thứ mấy? Các bạn có nhận xét gì về tờ lịch “ thứ sáu” ? Thứ sáu các bạn tham gia vào hoạt động gì? - Còn đây là tờ lịch của ngày thứ bẩy, chủ nhật. Các đội thấy tờ lịch của ngày thứ bẩy, chủ nhật có gì đặc biệt? - Tờ lịch có màu đỏ. - Các con có biết tại sao tờ lịch này lại có màu khác so với những tờ lịch khác không? - Bởi vì ngày thứ bẩy và chủ nhật là ngày nghỉ của mọi người và cũng là ngày cuối tuần đấy các con ạ. - Sau khi tìm hiểu về các thứ trong tuần thì các đội có nhận xét gì về các thứ trong tuần? - Đúng rồi một tuần thì có bẩy ngày, các ngày trong tuần thì có màu sắc khác nhau, thứ tự các ngày trong tuần tăng dần và ngày thứ bẩy, chủ nhật thì có màu đỏ. - Vậy thì một tuần có mấy ngày? - Các con đi học vào ngày thứ mấy? - Vậy là một tuần chúng mình học mấy ngày? (các con hãy xếp những ngày đi học xuống dưới ). Cô cùng trẻ đếm ngày đi học và kiểm tra - Một tuần chúng mình được nghỉ mấy ngày? những ngày này là thứ mấy?(cô cùng trẻ kiểm tra) ( Một tuần chúng mình đi học 5 ngày, thứ bẩy, chủ nhật lịch đỏ nghỉ và sau 2 ngày nghỉ lại đi học bắt đầu là thứ hai ) - Vậy cô đố các đội biết hôm nay là thứ mấy? - Hôm qua là thứ mấy? Hôm qua các con làm những công việc gì? - Thế ngày mai là thứ mấy? ngày mai con làm gì? Những công việc này con đã làm vào ngày hôm nay chưa? - Các con ạ các con kể được những công việc mà các con làm được trong ngày hôm qua là do các con đã nhớ và nói lại còn những công việc mà các con nói vào ngay mai thì đó chỉ là những dự định của chúng mình những dự định này sẽ được các bạn thực hiện khi qua hết ngày hôm nay và tối đến các bạn đi ngủ, sáng mai thức dậy là các bạn sẽ thực hiện được dự định của mình rồi đấy - Vậy chúng mình thấy thời gian có đáng quí không? - Vì thời gian đáng quí như vậy lên khi chúng mình đã dự định làm công việc gì thì chúng mình hãy làm ngay và đừng để lâu nếu để lâu là chúng mình đã lãng phí thời gian một cách vô ích rồi đấy. Thế chúng mình có đồng ý hứa với cô là sẽ tiết kiệm thời gian và không để thời gian trôi đi một cách lãng phí không? - Vậy là cô cùng các đội đã tìm hiểu xong về các thứ trong tuần rồi.Các đội thấy các thứ trong tuần có hấp dẫn không? ( Các con ạ : trong 1 tháng có 30 ngày, thứ tự các ngày tăng dần và hết ngày 30 lại quay lại ngày mồng 1 của tháng sau, 1 tuần có 7 ngày, thứ tự các ngày trong tuần tăng dần và hết chủ nhật lịch đỏ lại bắt đầu là thứ hai ) 2.3.Hoạt Động 3: Luyện Tập ( 6-7 phút ) * Trò chơi 1: Mình cùng trổ tài - các đội đã có tờ lịch cho riêng ra đình mình chưa? Vậy để tăng thêm phần hấp dẫn cô xin mời các đội đến với phần thi tiếp theo có tên gọi “Mình cùng trổ tài” ( 3 đội gắn thứ tự các ngày trong tuần ) + Cô nói cách chơi rồi tổ chức cho trẻ chơi + Kết thúc cô cùng trẻ kiểm tra kết quả và cô tuyên bố đội chiến thắng * Trò chơi 2: Đuổi chữ - Và tiếp theo là một phần thi rất sôi nổi phần thi có tên gọi “Đuổi hình bắt chữ” + Cô nói cách chơi rồi tổ chức cho trẻ chơi: trên màn hình sẽ xuất hiện những hình ảnh các hoat động trong từng ngày của trẻ và nhiệm vụ của trẻ là đoán xem đó là hoạt động của ngày thứ mấy. + Kết thúc cô cùng trẻ kiểm tra kết quả và cô tuyên bố đội chiến thắng 3.: Kết thúc: ( 1-2 phút ) Cho trẻ thu dọn đồ dùng
File đính kèm:
- nuoc_va_cac_hien_tuong_tu_nhien.doc