Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Nghề nghiệp (5 tuần)

* Đón trẻ:

- Trò chuyện cùng trẻ về việc vệ sinh buổi sáng. Những ngành nghề quen thuộc

- Quan sát trẻ

- Cho trẻ chơi tự do

* Thể dục sáng: ( Đã soạn đầu tuần)

- Khởi động: đi vòng tròn

- Trọng động: hô hấp- Tay- bụng- Chân- Bật

- Vung tay hít thở nhẹ nhàng

* Điểm danh – khám tay – vệ sinh

HOẠT ĐỘNG HỌC

Phát triển nhận thức

Đề tài: Nhận biết trong mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 7.

Tạo nhóm có 7 đối tượng

I: Mục tiêu

- Trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 7. Tạo nhóm có số lượng 7.

- Rèn luyện trí nhớ, ôn số lượng từ 1 đến 7.

- Trẻ yêu quý tôn trọng những người lao động.

II: Chuẩn bị

- Cô: đồ dùng có số lượng từ 1 đến 7

- Trẻ chổ ngồi

- Địa điểm lá 5

- Thời gian: 8h

 

doc89 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2605 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Nghề nghiệp (5 tuần), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i tính
- Nghe Anh phi công ơi
- TCAN:Nghe tiếng hát thỏ nhảy vào chuồng.
Hoạt động ngoài trời
Quan sát
TCHT: thi xem ai nhanh
TCVĐ: Chuyền bóng
TCDG: Bỏ giẻ
Quan sát sản phẩm cua nghề nông
TCHT: thi xem ai nhanh
TCVĐ: Chuyền bóng
TCHT: thi xem ai nhanh
TCVĐ: Chuyền bóng
TCDG: Bỏ giẻ
Quan sát sản phẩm của nghề nông
TCHT: thi xem ai nhanh
TCVĐ: Chuyền bóng
TCHT: thi xem ai nhanh
TCVĐ: Chuyền bóng
TCDG: Bỏ giẻ
Hoạt động góc
PV: “ Bán hàng”
NT: Vẽ cô giáo
XD: Xây trường học
KH: Quan sát cây xanh, chăm sóc cây xanh, tưới cây
AN: Biểu diễn bài hát về âm nhạc
Hoạt động chiều
Ôn thơ chiếc cầu mới
Chơi tự do
PTNN
- Truyện: hai anh em
Ôn số 7
Chơi tự do
PTNN 
- Làm quen chữ cái u ư
- Chơi tự do
- Tuyên dương bé ngoan
vệ sinh-trả trẻ
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Tuần 3:Thời gian từ ngày 14/11 đến ngày 18/11
THỂ DỤC SÁNG ( đã soạn đầu tuần 1)
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
* Hoạt động quan sát có chủ đích:
Quan sát sản phẩm của nghề nông
- VĐ: Chạy nhanh lấy đúng tranh. Mèo đuổi chuột
- HT: thi xem ai nhanh, xem tranh gọi tên dụng cụ các nghề
- TCDG: bỏ giẻ
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
I: Mục tiêu
II: Chuẩn bị:
- Sân sạch an toàn cho trẻ. Đồ dùng của một số nghề. Tranh một số dụng cụ một số nghề.
III:Tổ chức hoạt động
1/ Quan sát sản phẩm của nghề nông
- Cô và trẻ đứng thành vòng tròn hát bài “ Cháu yêu cô cháu công nhân” 
- Trong bài hát nhắc đến ai?
- Ngoài công nhân các bạn còn biết những nghề nào nữa?
- Hạt gạo hằng ngày các bạn ăn các bạn biết là do ai làm ra hay không?
- Những sản phẩm nào của các bác nông dân đây?
- Trẻ quan sát.
- Các bạn biết đây là những gì hay không?
- Dùng để làm gì?
- Chúng ta phải làm gì để luôn có chúng?
- Đối với các bác nông dân chúng ta phải làm gì?
2/ Trò chơi học tập xem tranh gọi tên dụng cụ các nghề
- Cách chơi: Trên bàn cô để 1 số tranh minh họa nghề, trẻ chọn ngẩu nhiên 1 tranh, chọn ngay tranh nào thì trẻ phải kể tên đúng dụng cụ phục vụ cho nghề đó.
- Luật chơi: kể tên đúng dụng cụ
* Thi xem ai nhanh
- Cách chơi: trên bàn cô có để những tranh lô tô về dụng cụ của 1 số nghề, lớp mình cô sẽ chia thành 2 đội, khi có hiệu lệnh của cô các bạn sẽ nhanh chóng chạy lên chọn đúng theo yêu cầu của cô. Cô yêu cầu dụng cụ nghề nào thì lấy tranh của nghề đó.
3/ Trò chơi vận động: chuyền bóng
- Cách chơi: cô có 2 quả bóng và 2 đội chơi, khi có hiệu lệnh của cô người đầu hàng sẽ nhanh chóng chuyền quả bóng cho người kế tiếp, chuyền nhanh cho đến khi đến người cuối cùng bạn cuối sẽ chuyền ngược về bạn đầu hàng bạn đầu hàng sẽ cầm quả bóng chạy nhanh bỏ vào rổ, đội nào để bóng vào rổ trước đội đó sẽ thắng.
* Trò chơi dân gian: bỏ giẻ
3/ Chơi tự do.
* Chuyển tiếp: hát bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”
HOẠT ĐỘNG GÓC
PV: “ Bán hàng”
NT: Vẽ cô giáo 
XD: Xây trường học
KH: Quan sát cây xanh, chăm sóc cây xanh, tưới cây
AN: Biểu diễn bài hát về âm nhạc
I: Mục tiêu
- Trẻ thể hiện được vai chơi.
- Trẻ thỏa thuận trong khi chơi.
- Trẻ biết dùng khối gỗ trường mầm non.
- Giáo dục trẻ hòa thuận khi chơi với bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn.
II:Chuẩn bị
 - Đồ chơi các góc.
- Địa điểm: lớp Lá 5.
- Thời gian: 10h
III: Tổ chức hoạt động
1/Ổn định:
- Cô cho trẻ hát bài “ Cháu yêu cô chú công nhân”
2/Giới thiệu các góc chơi:
- Trong lớp cô có các góc chơi:
PV: “Bán hàng”.
NT: Tô tranh chú bộ đội 
XD: Xây trường mầm non
KH: Quan sát cây xanh, chăm sóc cây xanh, tưới cây
AN: Biểu diễn bài hát về âm nhạc
3/Thỏa thuận trước khi chơi:
- Góc xây dựng: Cô có góc xây dựng hôm nay các bạn sẽ xây trường mầm non. xây trường mầm non thì mình phải xây những gì? Trong trường có những gì? Có gì nữa?....
- Góc nghệ thuật: gần đến ngày 20/11 rồi, chúng ta cùng nhau vẽ cô giáo của mình thi xem ai vẽ giống nhất nha.
- Góc phân vai:Ở đây cô góc bán hàng. Người bán phải như thế nào? Khi mua mình phải nói gì? Khi người khác mua mình phải giới thiệu sản phẩm, phải biết cám ơn. Khi hết hàng người bán hàng sẽ làm gì? Đi đến đâu để mua hàng?
- Góc âm nhạc: trên sân khấu các ca sĩ của chúng ta sẽ hát các bài hát có những ngành nghề khác nhau.
4/ Quá trình chơi:
- Cô quan sát nhập vào 1 vai nào đó cùng chơi với trẻ tạo tình huống cho trẻ liên kết các góc chơi. Hướng dẫn trẻ thực hiện đúng vai chơi?
- Khen động viên trẻ khi có những hành vi tốt thể hiện vai chơi giống thật.
5/Kết thúc:
- Hết giờ chơi cô cho trẻ ngồi xung quanh gợi ý cho trẻ nhận xét rút kinh nghiệm, cô nhận xet cho trẻ.
-Nhận xét tuyên dương lớp học. trẻ don đồ chơi.
Thứ 2 ngày 14 tháng 11 năm 2011
* Đón trẻ: 
- Trò chuyện cùng trẻ về việc vệ sinh buổi sáng. Những ngành nghề quen thuộc
- Quan sát trẻ
- Cho trẻ chơi tự do
* Thể dục sáng: ( Đã soạn đầu tuần)
- Khởi động: đi vòng tròn
- Trọng động: hô hấp- Tay- bụng- Chân- Bật
- Vung tay hít thở nhẹ nhàng
* Điểm danh – khám tay – vệ sinh
HOẠT ĐỘNG HỌC
* Phát triển thể chất
Đề tài: chuyền bóng sang 2 bên
I: Mục tiêu
- Rèn luyện cơ tay, phát triển vận động tinh, chuyền bóng bằng tay không làm rơi bóng.
- Phát triển phối hợp với bạn.
- Phát triển tinh thần đoàn kết trong lớp, nhóm
- Giáo dục trẻ biết yêu quý những người làm việc.
II: Chuẩn bị
- Cô: Giáo án. Bài tập
- Trẻ: sân tập sạch sẽ, bóng
- Địa điểm
- Thời gian: 8h
III: Tổ chức hoạt động
STT
Cấu trúc
Hoạt động cuả cô và trẻ
1
2
3
Hoạt động 1: khởi động.
Hoạt động 2: trọng động.
Hoạt động 3: hồi tĩnh.
- Cho trẻ đi vòng tròn và kết hợp các kiểu đi “ mũi bàn chân, gót bàn chân, mép bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh) có thể cho trẻ kết hợp vừa đi vừa hát “ Cô thợ dệt”.
- Sau đó cho trẻ từ 1 vòng tròn di chuyển thành 3 hàng ngang tập BTPTC.
*Bài tập phát triển chung: 
-Động tác 1: tay vai “ Quay tay dọc thân” 2 lần x 8 nhịp.
-Động tác 3: bụng lườn “ cúi gập người về trước” 2 lần x 8 nhịp.
-Động tác 2: chân “Ngồi xổm đứng lên liên tục” 2 lần x 8 nhịp .
-Động tác 4: bật nhảy “ bật luân phiên” 2 lần x 8 nhịp .
*Vận động cơ bản: Chuyền bóng sang 2 bên
- Các bạn ơi hôm nay cô vừa đến thăm nhà của cô thợ dệt những vì nhà cô hết tơ nên không thể dệt được, chúng ta cùng nhau truyền tơ cho cô để cô dệt thành những tấm vải may đồ cho chúng ta các bạn đồng ý không?
- Các bạn chú ý xem cô thực hiện
+ Lần 1 không giải thích.
+ Lần 2 vừa thực hiện vừa giải thích:
 * TTCB: Cô cho các bạn đứng thành hai hàng ngang, bạn đầu hàng sẽ cầm quả bóng (cầm bằng hai tay) khi có hiệu lệnh của cô con sẽ chuyền bóng bằng hai tay lên cao qua bên phải cho bạn đứng sau mình, bạn đứng sau đón bóng bằng hai tay và chuyền tiếp cho bạn tiếp theo cho đến bạn cuối hàng bạn lại tiếp tục chuyền lên cao qua trái ngược lại lên cho bạn đầu hàng.
- Cô mời cả lớp thực hiện 
- Trẻ thi đua
*Trò chơi vận động: mèo đuổi chuột.
+ Luật chơi: mèo phải chui theo lỗ chuột đã chui.
+ Cách chơi: cô cho trẻ đứng thành vòng tròn nắm tay nhau giơ cao lên đầu. cô chọn 2 trẻ: 1 trẻ đóng vai “mèo”, 1 trẻ đóng vai “chuột”, 2 trẻ đứng dựa lưng vào nhau ở giữa vòng tròn. Khi cô có hiệu lệnh, thì “chuột” chạy và “mèo” đuổi “chuột”. “Chuột” chui vào “lỗ” nào thì “mèo” phải chui vào “lỗ” ấy. “Mèo”bắt được “chuột” thì “mèo” thắng cuộc, nếu “mèo” không bắt được “chuột” thì “mèo” thua cuộc. 
- Nhận xét sau mỗi lần chơi
- Tổ chức cho trẻ đi vòng tròn vung tay hít thở nhẹ nhàng( 1-2 vòng).
*Giáo dục trẻ nhặt lá ngoài sân cho sân trường sạch cho chúng ta tập thể dục và giữ cho môi trường trong sạch chúng ta hít thở không khí trong lành để cơ thể được khoẻ mạnh.
-Nhận xét tuyên dương lớp học.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- TCHT: thi xem ai nhanh
- TCVĐ: Chuyền bóng
- TCDG: Bỏ giẻ
HOẠT ĐỘNG GÓC
PV: “ Bán hàng”
NT: Vẽ cô giáo
XD: Xây trường học
KH: Quan sát cây xanh, chăm sóc cây xanh, tưới cây
AN: Biểu diễn bài hát về âm nhạc
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Ôn thơ chiếc cầu mới
- Chơi tự do
Thứ 3 ngày 15 tháng 11 năm 2011
* Đón trẻ: 
- Trò chuyện cùng trẻ về việc vệ sinh buổi sáng. Những ngành nghề quen thuộc
- Quan sát trẻ
- Cho trẻ chơi tự do
* Thể dục sáng: ( Đã soạn đầu tuần)
- Khởi động: đi vòng tròn
- Trọng động: hô hấp- Tay- bụng- Chân- Bật
- Vung tay hít thở nhẹ nhàng
* Điểm danh – khám tay – vệ sinh
HOẠT ĐỘNG HỌC
Phát triển thẩm mỹ
Đề tài: Vẽ trang trí cái đĩa
I: Mục tiêu 
- Phát triển kỹ năng vẽ, tô màu.
- Rèn luyện kỹ năng tạo bố cục
- Giáo dục trẻ biết quí trọng sản phẩm của người lao động.
II: Chuẩn bị
- Cô: cái đĩa
-Trẻ: bút màu, giấy vẽ, chỗ ngồi.
- Địa điểm: lớp học
- Thời gian: 8h
III: Tiến trình hoạt động
STT
Cấu trúc
Hoạt động của cô và trẻ
1
2
3
4
5
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức gây hứng thú
Hoạt động 2: quan sát tranh
Hoạt động 3: cô vẽ mẫu
Hoạt động 4: trẻ thực hành
Hoạt động 5: Đánh giá trưng bày sản phẩm
- Trẻ hát bài “ cháu yêu cô chú công nhân”
- Các bạn vừa hát bài gì?
- Bài hát nhắc đến ai?
- Sản phẩm của các cô chú công nhân là gì?
- Ngoài ra các bạn có biết chén dĩa trong nhà của chúng ta sử dụng điều do các cô chú công nhân làm.
- Cho trẻ quan sát cái đĩa.
- Các bạn biết cái đĩa này làm bằng gì không?
- Dĩa có rất nhiều loại, bằng sứ làm bằng đất sét, bằng nhựa..đặ biệt làm bằng sứ rất dễ vỡ cho nên các bạn phải cẩn thận nếu không sẽ rất dễ vỡ. 
- Dùng để làm gì?
- Có dạng hình gì?
- Các bạn thấy trong dĩa có những gì đây?
- Để làm nên 1 cái dĩa rất là vất vả cho nên các bạn phải biết quí trọng mỗi món đố do người khác làm ra, và cũng là biết đến cha mẹ của các bạn đã mua những thứ đó về cho các ban sử dụng.
- Hôm nay các bạn có muốn tự tay mình trang trí những cái dĩa xinh xắn này không?
- Vậy để dĩa của mình thêm đẹp cô có vài mẫu cho các bạn quan sát. Hãy nhìn và nói cho cô biết con thấy gì trong dĩa.
- Nếu là con con sẽ trang trí như thế nào?
- Làm gì cho dĩa được đẹp hơn?
- Ngoài vẽ hoa ra các bạn còn có thể vẽ gì cho cái dĩa thêm đẹp?
- Hỏi ý định trẻ muốn vẻ gì?
- Lần 1: đặt hình tròn trước mặt vẽ 1 chấm tròn rồi đến 1 gạch các bạn cứ vẽ đến khi hết vòng tròn.
- Lần 2: vừa vẽ vừa hỏi lại trẻ cách vẽ.
- Lần 3: Mời 1 trẻ lên vẽ thử, rút kinh nghiệm
- Quan sát chú ý trẻ vẽ, bao quát khuyến khích động viên trẻ.
- Nhắc lại tư thế ngồi cách cầm bút. Giáo dục trẻ.
- Hỏi trẻ thích tranh nào nhất? Tại sao?
- Cô nhận xét tuyên dương.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Quan sát sản phẩm cua nghề nông
- TCHT: thi xem ai nhanh
- TCVĐ: Chuyền bóng
HOẠT ĐỘNG GÓC
PV: “ Bán hàng”
NT: Vẽ cô giáo
XD: Xây trường học
KH: Quan sát cây xanh, chăm sóc cây xanh, tưới cây
AN: Biểu diễn bài hát về âm nhạc
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
HOẠT ĐỘNG HỌC
Phát triển ngôn ngữ
Đề tài: Truyện hai anh em
I: Mục tiêu
- Trẻ hiểu nội dung truyện: Nếu không chăm chỉ làm việc thì sẽ không ó gì ăn, biết giúp đỡ người khác.
- Trẻ biết thể hiện ngữ điệu một số cử chỉ, điệu bộ của các nhân vật.
- Rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
- Giáo dục trẻ biết lao động tự phục vụ và biết giúp đỡ những người trong gia dình không được lười biếng.
II: Chuẩn bị
- Cô: Truyện, tranh truyện.
- Trẻ: chổ ngồi
- Địa điểm: lớp học
- Thời gian: 14h
STT
Cấu trúc
Hoạt động cuả cô và trẻ
1
2
3
Hoạt động 1: ổn định - giới thiệu.
Hoạt động 2: cô kể diễn cảm.
Hoạt động 3: đàm thoại - trích dẫn - giảng từ.
- Trò chuyện về công việc gia đình của bé.
- Trong gia đình của con gồm những ai?
- Ba mẹ của các bạn làm gì?
- Anh chị của bạn làm gì?
- Ở nhà các bạn làm gì?
- Có giúp gì cho cha mẹ không?
- Người không lo làm việc gì hết tối ngày lo chơi người ta gọi là gì?
- Ở đây cô cũng có câu chuyện nói về 1 người em lười biếng không lo làm chỉ biết ăn và hậu quả thế nào các bạn chú ý nghe cô kể nha. Đó là truyện hai anh em.
- Lần 1: cô kể chuyện diễn cảm.
- Kể lần 2 kể theo tranh.
- Cô vừa kể cho các bạn nghe câu chuyện gì?
- Trong truyện có những nhân vật nào?
* Đoạn đầu của truyện nói về hai anh em, người em thid lười biếng không lo làm thế là người anh bảo người em mỗi người tìm 1 việc sau này gặp.
Từ: khá giả: có tiền nhiều
* Đoạn tiếp theo: nói về người anh chăm chỉ luôn giúp người được người đền ơn, người anh chăm chỉ làm việc nên đã được giúp đỡ, người anh trở nên giàu.
- Người anh là người như thế nào?
- Đầu tiên người anh thấy gì?
- Người anh đã làm gì?
- Những người thợ gặt đã biếu cho anh cái gì?
Biếu: là cho
- Tiếp theo người anh nhìn thấy gì?
- Người anh đã làm gì? 
- Hái xong anh được tặng gì?
- Cuối cùng thì anh đã gặp ai?
- Người anh đã làm gì?
- Ông lão đã tặng gì cho anh?
- Khi người anh bổ quả bí ra thì chuyện gì xảy ra?
* Đoạn tiếp theo nói về người em lười biếng, không siêng năng làm việc và không giúp đỡ người khác nên người em đã phải chịu đói khác.
Từ: Rách rưới: quần áo rách không còn nguyên vẹn
Bổ: chẻ ra
- Người em trong truyện thì như thế nào?
- Người em đã gặp những gì?
- người em đã làm gì?
- Mọi người đã nói người em như thế nào?
- Cuối cùng người em đã bị gì?
- Cụ già đã cho người em quả bí như thế nào?
- Khi người em bổ ra trong bí có gì?
- Người em đã cảm thấy như thế nào?
- Nếu là các bạn các bạn sẽ làm gì?
* Đoạn cuối cùng nói về người anh tìm người em và khuyên bảo người em phải biết chăm chỉ làm việc thì mới có ăn, người em biết lỗi và từ đó hai anh em sống hạnh phúc.
- khi không thấy em của mình về người anh đã làm gì?
- Người anh đã khuyên bảo em mình điều gì?
- Qua câu chuyện các bạn học được bài học gì?
* Giáo dục: Các bạn cũng phải biết chăm chỉ siêng năng làm việc, không được lười biếng nếu không làm thì cũng sẽ không có ăn. Phải biết giúp đỡ những người trong gia dình vì ai cũng có công việc riêng nên phải biết giúp đỡ lẫn nhau.
-Nhận xét tuyên dương lớp học.
* Trả trẻ - dọn vệ sinh
Thứ 4 ngày 16 tháng 11 năm 2011
* Đón trẻ: 
- Trò chuyện cùng trẻ về việc vệ sinh buổi sáng. Những ngành nghề quen thuộc
- Quan sát trẻ
- Cho trẻ chơi tự do
* Thể dục sáng: ( Đã soạn đầu tuần)
- Khởi động: đi vòng tròn
- Trọng động: hô hấp- Tay- bụng- Chân- Bật
- Vung tay hít thở nhẹ nhàng
* Điểm danh – khám tay – vệ sinh
HOẠT ĐỘNG HỌC
Phát triển nhận thức
Đề tài: Nhận biết trong mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 7.
Tạo nhóm có 7 đối tượng
I: Mục tiêu
- Trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 7. Tạo nhóm có số lượng 7.
- Rèn luyện trí nhớ, ôn số lượng từ 1 đến 7.
- Trẻ yêu quý tôn trọng những người lao động.
II: Chuẩn bị
- Cô: đồ dùng có số lượng từ 1 đến 7
- Trẻ chổ ngồi
- Địa điểm lá 5
- Thời gian: 8h
III: Tổ chức hoạt động
STT
Cấu trúc
Hoạt động cô và trẻ
1
2
3
4
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức gây hứng thú
Hoạt động 2: tạo nhóm 7, nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 7
Hoạt động 3: Trò chơi ôn luyện
Hoạt động 4: thực hiện vở toán
- Chơi trò chơi “ Tìm đúng số nhà”
- Cách chơi: cô gắn các chữ số xung quanh lớp, phát cho mỗi trẻ thẻ chấm tròn cho trẻ hát và đi xung quanh lớp, khi cô nói về nhà, các bé chạy nhanh đến số nhà tương ứng vói số chấm tròn trên tay của bé.
- Cùng nhau hát bài chúa yêu cô chú công nhân.
- Cô chú công nhân giúp chúng ta làm gì?
- Để cho môi trường luôn sạch đẹp các bạn phải làm gì?
- Các bạn có thấy đường phố của chúng ta luôn sạch không? 
- Các bạn có biết ai đã giúp chúng ta làm việc này hay không?
- Đó điều là nhờ cô lao công.
* Cô cho trẻ tranh lao công đàm thoại:
- Các bạn có biết ai không?
- Dụng làm việc của chị lao công là gì?
- Trong rổ của cô có bộ trang phục của cô lao công các bạn lấy ra và xếp hàng ngang, hãy quan sát trang phục của cô lao cocong thế nào nha.
- Mỗi 1 bộ quần áo các bạn sẽ xếp 1 cô lao công.
- Cô vừa làm vừa cho trẻ quan sát.
- Các bạn xem quần áo của cô lao công có đặc điểm gì?
- Các bạn đếm xem có bao nhiêu cô lao công?
- Có bao nhiêu bộ quần áo?
- Nhóm nào có số lượng nhiều hơn? Nhóm nào có số lượng ít hơn?
- Muốn cho nhóm chị lao công và nhóm quần áo bằng nhau ta phải làm sao?
- Cô và trẻ cùng thêm quần áo. Bây giờ hai nhóm này như thế nào với nhau.
- Nếu như cô có 5 bộ quần áo và 7 cô công nhân vậy số quần áo và số công nhân số nào nhiều hơn số nào ít hơn?
- Để 2 nhóm bằng nhau cô phải làm gì?
- À tất cả những số và nhóm đối tượng có số lượng là 1, 2, 3, 4, 5, 6 điều nhỏ hơn 7.
* Trò chơi: Người đưa thư
- Cách chơi: Cho trẻ ngồi thành vóng tròn phát cho mỗi bạn 1 thẻ có chấm tròn. Cô sẽ chọn 1 bạn làm người đưa thư, vừa đi vừa đọc 
Này bạn ơi
Tôi đưa thư
Từ nơi xa
Đến nơi đây
Nào bạn hãy cho biết số nhà?
Người đưa thư đọc đến câu cuối cùng và dừng lại ở bạn nào bạn ấy sẽ giơ số nhà của mình lên. Người đưa thư sẽ chọn tất cả những thẻ có số lượng đồ vật và chữ số tương ứng đưa cho người đó.
- Luậ chơi: nếu người đưa thư sai sẽ bị loại.
*Cô hướng dẫn cách cầm bút, tô màu tranh và viết chữ số 1,2 trong vở ( cháu chú ý)
- Cô bao quát hướng dẫn cháu thực hiện ( cháu thực hiện)
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
TCHT: thi xem ai nhanh
TCVĐ: Chuyền bóng
TCDG: Bỏ giẻ 
HOẠT ĐỘNG GÓC
PV: “ Bán hàng”
NT: Vẽ cô giáo
XD: Xây trường học
KH: Quan sát cây xanh, chăm sóc cây xanh, tưới cây
AN: Biểu diễn bài hát về âm nhạc
HOẠT ĐỘNG CHIỀU: 
- Ôn số 7. 
- Chơi tự do
Thứ 5 ngày 17 tháng 11 năm 2011
* Đón trẻ: 
- Trò chuyện cùng trẻ về việc vệ sinh buổi sáng,chức năng từng bộ phận trên cơ thể.
- Quan sát trẻ
- Cho trẻ chơi tự do
* Thể dục sáng: ( Đã soạn đầu tuần)
- Khởi động: đi vòng tròn
- Trọng động: hô hấp- Tay- bụng- Chân- Bật
- Vung tay hít thở nhẹ nhàng
* Điểm danh – khám tay – vệ sinh
HOẠT ĐỘNG HỌC
Phát triển nhận thức
Đề tài: Đồ dùng sản phẩm của nghề nông
I: Mục tiêu
- Trẻ biết được tên gọi công dụng của 1 số dụng cụ phục vụ ho nghề nông.
- Biết được sản phẩm của nghề nông.
- Trẻ hiểu được quá trình làm ra hạt lúa, hạt gạo của các bác nông dân.
- Giáo dục cho trẻ biết yêu mến kính trọng những người nông dân, biết ơn những người đã bỏ công ra làm nên hạt gạo.
- Biết quý trọng hạt gạo.
II: Chuẩn bị
- Cô: 1 số đò dùng nghề nông, lúa, gạo, tranh bác nông dân làm lúa. Bánh gạo.
- Trẻ: chổ ngồi, bài hát
- Địa điểm: lá 5
- Thời gian: 8h
III: Tổ chức hoạt động 
STT
Cấu trúc
Hoạt động của cô và trẻ
1
2
3
Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu
Hoạt động 2: Quan sát
Hoạt động 3: trò chơi củng cố
- Đó về loại quả
“ Tên em cũng gọi là cà
Mình tròn vỏ đỏ, chín vừa nấu canh” ( quả cà chua)
“ Cây gì cờ phất trên cây
Bắp đầy hạt ở lưng chừng thân cây” ( Cây ngô)
“ Hạt gì nho nhỏ
Mẹ nấu hằng ngày nuôi ta khôn lớn” ( hạt gạo)
- Các bạn có biết làm thế nào ta mới có những thứ quả này không?
- Ai đã trồng nên những quả này?
- Để biết rõ hơn công việc này chúng ta cùng nhau tìm hiểu nha.
* Quan sát tranh gặt lúa
- Các bạn thấy các bác nông nhân đang làm gì không?
- Họ đang gặt lúa.
- Khi gặt lúa các bác nông dân cần dụng cụ gì gặt lúa?
- Khi lúa chín có màu gì?
- Cây lúa lớn lên như thế nào các bạn biết không?
- Chúng ta cùng nhau xem nha.
- Đầu tiên các bác nông dân mang lúa đi ủ cho lên mộng, rồi mang đi gieo hạt xuống đồng, các hạt lúa bắt đầu nảy mầm trải qua nhiều thời gian cây lúa lớn lên và bắt đầu có hạt.
- Để cho cây lúa được tốt các bác nông dân của chúng ta phải làm gì đây?
- Để cây lúa được tốt các bác phải chăm sóc bằng cách xịt thuốc, cày cho đất tươi xốp.
- Để xịt thước các bác nông dân phải dùng bình xịt nè, cày thì dùng máy.
- Cho trẻ quan sát cây lúa.
- Đây là phần hạt lúa. Khi hạt lúa chín người ta sẽ gặt lúa.
* Quan sát lưỡi hái
- Đây là lưỡi hái, lưỡi hái cong có một phần rất bén. Các bạn có nên chơi không?
- Lưỡi hái rất nguy hiểm các bạn không được nghịch với nó.
- Hiện nay do nước ta tiên bộ đã có máy gặt không cần dùng tay nữa.
- Khi gặt xong người ta làm gì để cho hạt lúa trở nên những hạt lúa rời.
- Trẻ quan sát và sờ hạt lúa.
- Đây là những hạt lúa người ta đã suốt. 
- Vậy phải làm thế nào để trở thành hạt gạo?
- Để có nên hạt gạo phải trải qua 1 quá trình dài, các bác nông dân phải rất vất vả cho nên các bạn phải như thế nào với các bác nông dân và dối với hạt gạo.
* Giáo dục: Các bạn phải biết yêu quý và biết ơn các bác nông dân người đã làm nên những hạt gạo cho các con những bữa ăn hằng ngày, biết giữ gìn và quý trọng hạt gạo vì các bác nông dân đã vất vả để có được nó.
- Hạt gạo ngoài nấu cơm ăn ra các bạn còn biết làm gì nữa không?
- À ngoài nấu cơm hạt gạo còn có thể làm nên những loại bánh rất ngon như bán

File đính kèm:

  • docnghe_nghiep.doc
Giáo án liên quan