Giáo án Lớp ghép 3+4 - Tuần 31 - Năm học 2015-2016 - Trường Tiểu học Xuân Quang 1

 Hoạt động : Quan sát tranh theo cặp .

*Bước 1 :Hướng dẫn quan sát hình 1 sách giáo khoa

– Hãy chỉ Mặt Trời , Trái Đất , Mặt Trăng và hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất ?

- Nhận xét chiều quay của của Trái Đất quanh Mặt Trăng và chiều quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất ?

- Nhận xét độ lớn của mặt Trời ,Trái Đất và Mặt Trăng?

-Bước 2 :

- Yêu cầu các cặp lên trả lời trước lớp .

-Nhận xét đánh giá câu trả lời của học sinh .

Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất :

-Bước 1 : - Giảng cho học sinh biết vệ tinh là thiên thể quay quanh hành tinh .

-Tại sao Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất ?

-Bước 2 : -Yêu cầu học sinh thực hành vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất như hình 2 sách giáo khoa vào vở và đánh mũi tên chỉ hướng quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất .

Hoạt động 4: Chơi trò chơi Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất .

-Hướng dẫn cách chơi cho từng nhóm .

- Mời một số em ra sân chơi thử .

-Yêu cầu học sinh đóng vai Mặt trăng quay quanh quả địa cầu một vòng và mặt luôn hướng về quả địa cầu

4Củng cố, dặn dò

- Hệ thống lại nội dung bài học.

Nhận xét tiết học.

 

doc32 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp ghép 3+4 - Tuần 31 - Năm học 2015-2016 - Trường Tiểu học Xuân Quang 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Một tay đẩy bóng lên cao. Rồi dùng 2 tay nhẹ nhàng và hạ tay theo 
chiều bóng rơi để bắt bóng
- Toàn lớp tập kĩ thuật tung và bắt bóng cá nhân 
- Cho HS tập cá nhân kĩ thuật
II-Trò chơi: “Ai Kéo Khoẻ”. 
Hướng dẫn kĩ thuật trò chơi
Cho HS chơi thử
Tiến hành trò chơi
C- Kết thúc:
Hồi tĩnh: 
 - Củng cố: 
Nhận xét và dặn dò
1 Mở đầu:
 - GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
 - Đứng tại chỗ xoay khớp cỏ tay, đầu gối, hông, bả vai.
 - Chạy nhẹ nhàng theo đội hình hàng dọc trên sân trường.
 - Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
 - Ôn bài thể dục phát triển chung.
2.Cơ bản:
 a.Môn thể thao tự chọn. 
 * Đá cầu:
 - Ôn chuyền cầu theo nhóm 2 người
 - Thi tâng cầu bằng đùi. 
 * Ném bóng:
 - Ôn cầm bóng - đứng chuẩn bị - ngắm đích - ném bóng vào đích.
 b. Nhảy dây tập thể
3. Kết thúc:
 - GV cùng học sinh hệ thống bài
 - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát 
 - Dũ vai lắc tay thả lỏng, nhảy thả lỏng
 - GV nhận xét kết quả giờ học.
 - Ôn môn thể thao tự chọn. 
KHOA HỌC: TRAO ĐỔI CHẤT Ở THỰC VẬT
I.Mục tiêu 
- Trình bày được sự trao đổi chất của thực vật với môi trường: thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, khí ô-xi và thải ra hơi nước, khí ô-xi, chất khoáng khác
- Thể hiện sự trao đổi chất giữa thực vật với môi trường bằng sơ đồ.
II.Đồ dùng dạy học 
 -Hình minh hoạ trang 122 SGK.
 -Sơ đồ sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật viết vào bảng phụ.
 -Giấy A 3.
IV.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1.KTBC: (5) Gọi HS lên trả lời câu hỏi:
 +Không khí có vai trò như thế nào đối với đời sống thực vật ?
 +Hãy mô tả quá trình hô hấp và quang hợp ở thực vật ?
*Hoạt động1:Trong quá trình sống thực vật lấy gì và thải ra môi trường những gì?
*MT: HS tìm trong hình vẽ những gì thực vật phải lấy từ môi trường và những gì phải thải ra môi trường trong quá trình sống.
-Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 122 SGK và mô tả những gì trên hình vẽ mà em biết được.
-GV gợi ý : 
-Gọi HS trình bày.
+Những yếu tố nào cây thường xuyên phải lấy từ môi trường trong quá trình sống ?
 +Trong quá trình hô hấp cây thải ra môi trường những gì ?
 +Quá trình trên được gọi là gì ?
+Thế nào là quá trình trao đổi chất ở thực vật?
GV giảng 
*Hoạt động 2: Sự trao đổi chất giữa thực vật và môi trường
+Sự trao đổi khí trong hô hấp ở thực vật diễn ra như thế nào ?
 +Sự trao đổi thức ăn ở thực vật diễn ra như thế nào ?
-Treo bảng phụ có ghi sẵn sơ đồ sự trao đổi khí trong hô hấp ở thực vật và sơ đồ trao đổi thức ăn ở thực vật và giảng bài.
*Hoạt động 3:Thực hành : vẽ sơ đồ trao đổi chất ở thực vật.
*MT: Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.
-Phát giấy cho từng nhóm:Yêu cầu Vẽ sơ đồ sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn.
GV đi giúp đỡ, hướng dẫn từng nhóm.
-Gọi HS đại diện nhóm lên trình bày. 
-Nhận xét 
3.Củng cố-Dặn dò: (2)
-Về học bài và chuẩn bị bài tiết sau. 
-Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên trả lời câu hỏi.
-HS trả lời:
-Lắng nghe.
-HS quan sát, trao đổi.
-Lắng nghe.
-HS trình bày, bổ sung.
 - HS nêu
-Lắng nghe.
-Trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi:
-Quan sát, lắng nghe.
-HS hoạt động nhóm 4 theo sự hướng dẫn của GV.
-Tham gia vẽ sơ đồ sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.
-Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung.
-HS nghe.
 Thứ tư ngày 20/4/2016
Tiết:1 *Lớp 3:Tập đọc: BÀI HÁT TRỒNG CÂY .
**L4:TOÁN ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (TIẾP)
I.Mục tiêu:
*L3: - Đọc trôi chảy cả bài và các biết ngắt nhịp đúng khi đọc các dòng thơ khổ thơ 
 - Hiểu được : Cây xanh mang lại cho người cái đẹp , ích lợi và hạnh phúc .Mọi người hăng hái trồng cây .
- Học thuộc lòng bài thơ 
*L4:- So sánh được các số có đến 6 chữ số.
- Biết sắp xếp 4 số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
- Bài tập 1 dòng 1,2, bài 2, 3. 
II.Chuẩn bị:
*L3:- Tranh minh họa bài thơ sách giáo khoa *L4:Bảng nhóm
III.Hoạt động dạy học:
Lớp2
Lớp3
1/Ổn định
2/KT bài cũ:
Gọi 2 em lên kể lại câu chuyện “Bác sĩ Y – éc – xanh”
GV gọi HS lên bảng làm BT tiết 152.
 -GV nhận xét HS.
3/Bài mới
Hoạt động : Luyện đọc:
 * Đọc mẫu diễn cảm bài thơ
 * HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
-Yêu cầu học sinh đọc từng dòng thơ .
-Yêu cầu đọc từng khổ thơ trước lớp .
- Yêu cầu đọc từng khổ thơ trong nhóm .
-Yêu cầu lớp đọc đồng thanh bài thơ .
 Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài :
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm cả bài thơ . 
- Cây xanh mang lại những gì cho con người ?
-HS trả lời
-Lớp nhận xét- GV chốt ý đúng
- Hạnh phúc của người trồng cây là gì ?
-HS trả lời
-Lớp nhận xét- GV chốt ý đúng
- Tìm những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong Bài thơ.Nêu tác dụng của chúng ?
-HS trả lời
-Lớp nhận xét- GV chốt ý đúng
- Nêu nội dung bài thơ?
-HS trả lời
-Lớp nhận xét- GV chốt ý đúng
Hoạt động 4: Học thuộc lòng bài thơ :
-Mời 2,3 em đọc lại cả bài thơ .
-GV treo bảng phụ (nội dung bài thơ)
-Hướng dẫn đọc thuộc lòng khổ thơ và cả bài thơ .
-GV xoá dần nội dung bài.
-Yêu cầu lớp thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ và cả bài thơ .
-Theo dõi bình chọn em đọc tốt nhất 
 Bài 1 dòng 1,2 
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -Yêu cầu HS tự làm bài.
 -GV chữa bài và yêu cầu HS giải thích cách điền dấu. Ví dụ:
 +Vì sao em viết 989 < 1321 ?
-GV nhận xét HS. 
 Bài 2
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -Yêu cầu HS tự làm bài.
-GV chữa bài, yêu cầu HS giải thích cách sắp xếp của mình. 
-GV nhận xét câu trả lời của HS. 
 Bài 3
 -Tiến hành tương tự như bài tập 2. 
 -GV nhận xét. 
 -
4Củng cố, dặn dò
Nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét đánh giá tiết học.
Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
 - GV Nhận xét tiết học.
--------------------------------
Tiết:2 *Lớp 3:Toán :CHIA SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ .
*L4:TẬP ĐỌC: CON CHUỒN CHUỒN NƯỚC
I.Mục tiêu:
*L3: - Biết thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có một chữ số : Trường hợp có một lần chia dư và số dư cuối cùng là 0 .(Bài tập 1,2,3)
*L4:- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
- Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước và cảnh đẹp của quê hương ( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho Hs.
- Giáo dục yêu cảnh đẹp thiên nhiên.
* KNS-Tư duy sáng tạo: bình luận, nhận xét. Làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm 
II.Chuẩn bị:
*L3:Nội dung bài tập 3 ghi sẵn vào bảng phụ . *L4: Bảng phụ.
III.Hoạt động dạy học:
Lớp2
Lớp3
1/Ổn định
2/KT bài cũ:
Gọi hai em lên bảng sửa bài tập về nhà 
* Ăng-co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ ?
* Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp ?
3/Bài mới
Hoạt động : Hướng dẫn phép chia 37648 : 4 .
- Giáo viên ghi lên bảng phép chia : 
 6369 : 3 = ?
-Giáo viên nêu vấn đề .
-Gọi học sinh đứng tại chỗ thực hiện phép chia và nêu cách chia 
- Giáo viên ghi bảng như sách giáo khoa
 Hoạt động 3: Luyện tập:
-Bài 1: 
 Gọi học sinh nêu bài tập trong sách .
-Ghi bảng lần lượt từng phép tính 
-Yêu cầu học sinh nêu lại cách tính chia .
-Yêu cầu học sinh thực hiện vào vở 
- Mời 3 em lên bảng tính 
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2 
- Gọi học sinh nêu bài tập .
-Ghi tóm tắt đề lên bảng .
-Yêu cầu cả lớp tính vào vở .
-Mời một học sinh lên bảng giải bài 
-Yêu cầu lớp đổi chéo vở và chữa bài .
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 3 
- Ghi từng phép tính lên bảng .
-Yêu cầu học sinh nêu cách tính .
-Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở 
-Mời hai em lên bảng tính kết quả
- Gọi 2 em khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá
 a) Luyện đọc:
 -GV chia đoạn: 2 đoạn.
 - Cho HS đọc nối tiếp.
 -Cho HS luyện đọc những từ ngữ khó đọc: chuồn chuồn, lấp lánh, rung rung, bay vọt lên, tuyệt đẹp, lặng sóng.
 - Cho HS quan sát tranh.
 - Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ.
 - Lộc vừng: là một loại cây cảnh, hoa màu hồng nhạt, cánh là những tua mềm.
 - Cho HS đọc.
 - GV đọc cả bài.
 Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, hơi ngạc nhiên. Nhấn giọng ở những từ ngữ: Ôi chao, đẹp làm sao, lấp lánh, long lanh 
 b) Tìm hiểu bài:
Đoạn 1
 * Chú chuồn chuồn được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào ?
* Em thích hình ảnh so sánh nào ? Vì sao? 
 Đoạn 2:
* Cách miêu tả chú chuồn chuồn bay có gì hay?
 * Tình yêu quê hương, đất nước của tác giả thể hiện qua những câu văn nào ?
c) Đọc diễn cảm:
 -Cho HS đọc nối tiếp.
 -GV luyện cho cả lớp đọc đoạn 1.
 -Cho HS thi đọc.
 -GV nhận xét + khen HS nào đọc hay nhất.
4Củng cố, dặn dò
- Nhận xét đánh giá tiết học 
–Dặn về nhà học và làm bài tập .
GV nhận xét tiết học.
 -Yêu cầu HS về nhà ghi lại các hình ảnh so sánh đẹp trong bài văn.
----------------------
Tiết:3 *Lớp 3:Luyện từ và câu :MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ CÁC NƯỚC 
– ÔN LUYỆN VỀ DẤU PHẨY.
 *L4:KĨ THUẬT Lắp ô tô tải 
I.Mục tiêu:
*L3: - Mở rộng vốn từ về các nước : kể được tên các nước trên thế giới , biết chỉ vị trí tên các nước trên bản đồ hoặc quả địa cầu . Ôn luyện về dấu phẩy .
*L4;- Chọn đúng ,đủ số lượng các chi tiết đế lắp ô tô tải
- Lắp được ô tô tài theo mẫu . ôtô chuyển động được 
 * Với HS kho tay : Lắp được ô tô tải theo mẫu.Ơ tơ lắp tương đối chắc chắn, chuyển động được.
 - Thích lắp ghép các mô hình kĩ thuật.
II.Chuẩn bị:
*L3:Bản đồ hoặc quả Địa cầu . 3 tờ phiếu to viết nội dung bài tập 2.
*L4: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật . 
III.Hoạt động dạy học:
Lớp2
Lớp3
1/Ổn định
2/KT bài cũ:
Yêu cầu hai em làm miệng bài tập 1 và bài tập 2 
3/Bài mới
* Bài 1 : 
- Yêu cầu một em đọc bài tập 1.
-Yêu cầu cả lớp đọc thầm .
-Treo bản đồ thế giới yêu cầu lớp quan sát.
-Mời ba em lên bảng quan sát và tìm tên các nước trên bản đồ .
-Yêu cầu học sinh nối tiếp lên dùng thước chỉ bản đồ tìm tên các nước .
-Theo dõi nhận xét từng câu
-Giáo viên chốt lời giải đúng .
*Bài 2 
-Mời một em đọc nội dung bài tập 2 lớp đọc thầm theo .
-Dán 3 tờ giấy khổ to lên bảng lớp .
-Yêu cầu lớp làm việc theo nhóm .
- Mời 3 nhóm cử đại diện lên chơi tiếp sức 
-Mời 3 đại diện 3 nhóm đọc lại kết quả của nhóm .
-Nhận xét đánh giá bình chọn nhóm thắng cuộc 
*Bài 3 
-Mời một em đọc nội dung bài tập 3 lớp đọc thầm theo .
-Dán 3 tờ giấy khổ to lên bảng lớp .
-Yêu cầu lớp làm việc cá nhân .
- Mời 3 em lên thi làm bài trên bảng .
-Nhận xét đánh giá bình chọn em thắng cuộc 
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét (10’)
- Cho Hs quan sát mẫu ôtô tải đã lắp . 
+ Để lắp được ôtô tải cẩn phải có bao nhiêu bộ phận ? 
+ Nêu tác dụng của ôtô tải ? 
Hoạt động 2 : (25’)
- GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
a ) GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết như SGK . 
- GV cùng HS gọi tên và số lượng và chọn từng loại chi tiết theo bảng trong SGK cho đúng đủ .
b ) Lắp từng bộ phận 
- Lắp giá đỡ vào trục bánh xe và sàn ca bin ( H2- SGK ) 
+ Để lắp được bộ phận này ta cần phải lắp mấy phần ? 
GV tiến hành lắp từng phần giá đở , trục bánh xe , sàn xe nối 2 phần với nhau . 
* Lắp ca bin ( H3 - SGK ) 
- Hs quan sát hình 3 SGK , em hãy nêu các bước lắp cabin ? 
* Lắp thành sau của thùng xe và lắp trục bánh xe 
( H 4 , H5 SGK ) 
c ) Lắp ráp xe ôtô tải 
- GV lắp ráp xe theo các bước trong SGK 
d ) GV hướng dẫn Hs thực hiện tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào trong hộp . 
- Nhận xét về thái độ học tập
4Củng cố, dặn dò
Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà học bài xem trước bài mới 
-----------------------
Tiết:4 *Lớp 3:Thủ công : LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN ( TT )
*L4:TLV:LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CON VẬT
I.Mục tiêu:
*L3:Học sinh trưng bày sản phẩm của mình .
*L4:- Nhận biết được những nét tả bộ phận chính của một con vật trong đoạn văn (BT 1, 2); quan sát các bộ phận của con vật em yêu thích và bước đầu tìm được những từ ngữ miêu tả thích hợp (BT3).
II.Chuẩn bị:
*L3:Mẫu đồng hồ để bàn bằng bìa .giấy thủ công , bút màu , kéo thủ công , hồ dán . 
*L4:- Bảng phụ viết đoạn văn Con Ngựa 
- Tranh, ảnh một số con vật để HS làm bài tập 3.
III.Hoạt động dạy học:
Lớp2
Lớp3
1/Ổn định
2/KT bài cũ:
3/Bài mới
1. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
 2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
-Bài học hôm nay chúng ta sẽ trưng bày sản phẩm Đồng hồ để bàn .
 b) Khai thác:
*Hoạt động 3: Yêu cầu làm đồng hồ để bàn và trang trí .
- Yêu cầu nhắc lại các bước làm Đồng hồ để bàn bằng cách gấp giấy .
-Nhận xét và dùng tranh quy trình làm Đồng hồ để bàn để hệ thống lại các bước .
-Cho các nhóm trưng bày sản phẩm .
-Tuyên dương một số sản phẩm .
1. Bài mới: (32) Giới thiệu bài:
 * Bài tập 1, 2:
 -Cho HS đọc yêu cầu của BT.
 -Cho HS làm bài.
-Cho HS trình bày bài.
 -GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng:
Các bộ phận
 + Hai tai
 + Hai lỗ mũi
 + Hai hàm răng
 + Bờm
 + Ngực
 + Bốn chân
 + Cái đuôi 
 * Bài tập 3:
 -Cho HS làm việc. GV treo ảnh một số con vật.
 -Cho HS trình bày kết quả.
 -GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
4Củng cố, dặn dò
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới
-Dặn HS về nhà quan sát con gà trống để học TLV ở tiết sau (tuần 32).
-GV nhận xét tiết học.
--------------------------------
Tiết:5 *Lớp 3:Tung và bắt bóng cá nhân
- Trò chơi: “Ai Kéo Khoẻ”
*L4:MÔN TỰ CHỌN – TRÒ CHƠI “ CON SÂU ĐO”
I.Mục tiêu:
*L3: - Biết cách tung bắt bóng cá nhân(tung bắt bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay).
- Trò chơi: “Ai Kéo Khoẻ”. Biết cách chơi và tham gia chơi được.
 *L4: - Ôn một số nội dung của môn tự chọn 
 Yêu cầu: Thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
 - Trò chơi “Con sâu đo”.
 Yêu cầu: Biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động nhằm dèn luyện sức mạnh của tay.
\III.Hoạt động dạy học:	
Lớp2
Lớp3
A.Phần mở đầu:
-Tập hợp lớp phổ biến nội dung bài học.
- Xoay các khớp 
-Chạy trên địa hình tự nhiên.
- Ôn đi theo vòng tròn hít thở sâu.
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
B.Phần cơ bản.
1)Chuyền cầu theo nhóm 2 người
-thực hiện theo vòng tròn.
-Theo dõi chung
2)Trò chơi: Ném bóng trúng đích.
+ Nêu tên trò chơi: Giới thiệu cách chơi.
-Chia lớp thành 4 nhóm luyện tập.
-Theo dõi chung.
C.Phần kết thúc.
-Đi đều theo 4 hàng dọc và hát.
- Thực hiện động tác thả lỏng.
Trò chơi: Làm theo hiệu lệnh.
-Nhận xét tiết học.
-Hệ thống bài – nhắc về ôn bài.
1 Mở đầu:
 - GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
 - Đứng tại chỗ xoay khớp cỏ tay, đầu gối, hông, bả vai.
 - Chạy nhẹ nhàng theo đội hình hàng dọc trên sân trường.
 - Đi thường vòng tròn và hít thở sâu.
 - Ôn bài thể dục phát triển chung.
2.Cơ bản:
 a.Môn thể thao tự chọn. 
 * Đá cầu:
 - Ôn tâng cầu bằng đùi 
 - Ôn chuyền cầu theo nhóm 3 người.
 * Ném bóng:
 - Ôn cầm bóng, đứng chuẩn bị – ngắm đích – ném bóng vào đích.
 - Thi ném bóng trúng đích
b. Trò chơi:“ Con sâu đo” 
. Kết thúc:
 - GV cùng học sinh hệ thống bài
 - Đứng vỗ tay và hát.
 - Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp
 - GV nhận xét kết quả giờ học.
 - Ôn môn thể thao tự chọn.
------------------------
Thứ năm 21/ 4 /2016
Tiết:1 *Lớp 3:Tự nhiên xã hội:MẶT TRĂNG LÀ VỆ TINH CỦA TRÁI ĐẤT .
*L4:TOÁN ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (TIẾP)
I.Mục tiêu:
*L3: - Trình bày mối quan hệ giữa Mặt Trời , Mặt Trăng và Trái Đất . Biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất .Sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất .
 - So sánh độ lớn của Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời: Trái đất lớn hơn mặt trăng, Mặt trời lớn hơn trái đất nhiều lần.
*L4:- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
- Bài tập 1, 2, 3.
- Rèn kĩ năng vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.
- Giáo dục tính chính xác trong học toán.
II.Chuẩn bị:
*L3:Tranh ảnh trong sách trang 118 , 119 . Quả địa cầu *L4:Bảng nhóm
III.Hoạt động dạy học:
Lớp2
Lớp3
1/Ổn định
2/KT bài cũ:
-Kiểm tra các kiến thức bài : “ Trái Đất là hành tinh trong hệ Mặt Trời”
GV gọi HS lên chữa bài 4 tiết 153.
 -Gọi hs khác nêu các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
3/Bài mới
 Hoạt động : Quan sát tranh theo cặp .
*Bước 1 :Hướng dẫn quan sát hình 1 sách giáo khoa 
– Hãy chỉ Mặt Trời , Trái Đất , Mặt Trăng và hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất ? 
- Nhận xét chiều quay của của Trái Đất quanh Mặt Trăng và chiều quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất ?
- Nhận xét độ lớn của mặt Trời ,Trái Đất và Mặt Trăng?
-Bước 2 : 
- Yêu cầu các cặp lên trả lời trước lớp .
-Nhận xét đánh giá câu trả lời của học sinh .
Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất :
-Bước 1 : - Giảng cho học sinh biết vệ tinh là thiên thể quay quanh hành tinh .
-Tại sao Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất ?
-Bước 2 : -Yêu cầu học sinh thực hành vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất như hình 2 sách giáo khoa vào vở và đánh mũi tên chỉ hướng quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất .
Hoạt động 4: Chơi trò chơi Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất .
-Hướng dẫn cách chơi cho từng nhóm .
- Mời một số em ra sân chơi thử .
-Yêu cầu học sinh đóng vai Mặt trăng quay quanh quả địa cầu một vòng và mặt luôn hướng về quả địa cầu 
 Bài 1 
 -Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
-GV chữa bài, yêu cầu HS giải thích rõ cách chọn số của mình.
-GV nhận xét HS. 
 Bài 2
 -Cho HS đọc đề bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
-GV chữa bài yêu cầu HS giải thích cách điền của mình.
 -GV nhận xét HS. 
 Bài 3
 -Yêu cầu HS đọc đề bài toán.
 -Hỏi: Số x phải tìm phải thỏa mãn các điều kiện nào ?
 -x vừa là số lẻ vừa là số chia hết cho 5, vậy x có tận cùng là mấy ?
 -Hãy tìm số có tận cùng là 5 và lớn hơn 23 và nhỏ hơn 31.
 -Yêu cầu HS trình bày vào vở.
4Củng cố, dặn dò
Hệ thống lại nội dung bài học.
Nhận xét tiết học.
 -Dặn HS về nhà làm các bài 4,5 và chuẩn bị bài sau. 
-GV tổng kết giờ học.
----------------------------------
Tiết:3 *Lớp 3:Toán :CHIA SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ ( TT)
*L4:LTVC: THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NƠI CHỐN CHO CÂU
I.Mục tiêu:
*L3: - Học sinh biết thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có một chữ số với trường 
 hợp chia có dư.
*L4:- Hiểu đước tác dúng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (trả lời câu hỏi Ở đâu?) nhận biết được trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (BT1, mục III); bước đầu biết thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu chưa có trạng ngữ (BT2); biết thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh câu có trạng ngữ cho trước (BT3).
 II/ Đồ dùng dạy-học:
II.Chuẩn bị:
*L3:Nội dung bài tập 3 ghi sẵn vào bảng phụ . 
*L4 :- Bảng lớp viết sẵn các câu cảm ở BT1- Một bảng nhóm để các nhóm thi làm BT2
III.Hoạt động dạy học:
Lớp2
Lớp3
1/Ổn định
2/KT bài cũ:
Gọi hai học sinh lên bảng sửa bài tập về nhà 
-Nhận xét đánh giá phần kiểm tra .
HS đọc đoạn văn ngắn kể về một lần đi chơi xa, trong đó ít nhất có một câu dùng trạng ngữ.
3/Bài mới
Hoạt động : Hướng dẫn phép chia 12485 : 3 
- Giáo viên ghi lên bảng phép chia : 
 12485 : 3 = ?
-Giáo viên nêu vấn đề .
-Gọi học sinh đứng tại chỗ thực hiện phép chia và nêu cách chia ( Nêu miệng cách chia ) .
- Ta thực hiện mỗi lần chia đều thực hiện chia – nhân – trừ giáo viên ghi bảng như sách giáo khoa.
-Hướng dẫn cách viết phép chia theo hàng ngang 
 Hoạt động 3: Luyện tập:
-Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu bài tập trong sách .
-Ghi bảng lần lượt từng phép tính 
-Yêu cầu học sinh nêu lại cách tính chia 
-Yêu cầu học sinh thực hiện vào vở 
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2
 - Gọi học sinh nêu bài tập trong sách .
-Ghi tóm tắt đề lên bảng .
-Yêu cầu cả lớp tính vào vở .
-Mời một em lên bảng giải bài 
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 3
- Giáo viên kẻ sẵn bảng như SGK
 -Yêu cầu tính ra kết quả rồi điền kết quả, số dư vào các cột 
-Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở .
-Mời một học sinh lên bảng thực hiện 
-Giáo viên nhận xét đánh giá
a) Phần nhận xét:
* Bài tập 1:
 -GV giao việc: Trước hết các em tìm CN và VN trong câu, sau đó tìm thành phần trạng ngữ.
 -Cho HS làm bài. GV đưa bảng phụ đã chép câu a, b lên.
-GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng
* Bài tập 2:
 -Cách tiến hành tương tự như BT1.
 b) Ghi nhớ:
 -GV nhắc lại 1 lần và dặn HS về nhà học thuộc nội dung ghi nhớ.
 c) Phần luyện tập:
 

File đính kèm:

  • doclop_ghep_34_tuan_31.doc