Giáo án Lớp Chồi - Chủ điểm: Thế giới động vật

PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

ĐẾM ĐẾN 6, NHẬN BIẾT CÁC NHÓM CÓ 6 ĐỐI TƯỢNG. NHẬN BIẾT SỐ 6

1. Yêu cầu:

1.Kiến thức:

- Trẻ biết đếm đến 6.

- Nhận biết các nhóm có 6 đối tượng.

- Nhận biết số 6.

2.Kĩ năng:

- Biết côn trùng có 6 chân.

- Rèn khả năng đếm các nhóm đối tượng, tô màu đều.

3.Thái độ:

- Trẻ thích học Toán.

2. Chuẩn bị:

- Mỗi trẻ 6 con mèo, 6 con cá.

- Các thẻ số từ 1  5, 2 thẻ số 6.

- Đồ dùng của cô : giống trẻ, kích thước hợp lý.

- Các nhóm đồ vật có số lượng 6xếp thành dãy quanh lớp.

- Vở “Bé LQVT”, bút chì, bút màu.

- Bàn ghế.

 

doc54 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1187 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Chồi - Chủ điểm: Thế giới động vật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các bạn vừa hát bài hát gì hay quá vậy ?
- Cá sống ở đâu vậy các bạn ?
- Cá có bộ phận nào ?
- Người ta nuôi cá để làm gì ?
- Các bạn giỏi quá mình tặng cho các bạn một tràng pháo tay nhé .
- Trời sắp tối rồi mình chào các bạn mình về còn giúp mẹ chuẩn bị cơm chiều nửa, chào các bạn 
- Bạn mi mi vừa nói chuyện gì với các cháu ?
- Vậy hôm nay cô sẽ dạy các cháu xé dán hình con cá
- Đây là con cá cô đã xé dán mẫu
+ Đàm thoại mẫu và nêu nhận xét
- Các cháu thấy con cá có dạng hình gì ?
- Mình có gì ?
- Đầu như thế nào ?
- Có gì nữa ?
- Vây và đuôi như thế nào ?
- GD: Lợi ích của cá, chăm sóc, bảo vệ môi trường nước để cá sống và sinh sản
- Cô làm mẫu và kết hợp giải thích 
- Cô dùng mãnh giấy hình chữ nhật để xé hình con cá 
- Trước hết cô gấp đôi tờ giấy lại theo chiều dài
- Cô dùng tay nào xé ?
- Cô dùng tay phải để xé khi xé cô sử dụng hai ngón tay trỏ và tay cái để xé 
- Tay trái cô làm gì?
- Khi xé ngón cái và ngón trỏ tay trái sẽ nhích dần theo ngón cái trỏ của tay phải xé 1 đường dài đến cuối giấy cô xé cong lượng làm đuôi 
- xé xong cô mở giấy ra thành 1 hình bầu dục có dạng hình con cá
- Xong cô lặt mặt trái hình con cá bôi hồ cho đều vào 
- Sau đó cô dán hình con cá vào giấy cho cân đối
- Dán xong rồi cô làm gì ?
- Dán xong rồi cô dùng bút vẽ thêm vây, vẫy đuôi, mắt miệng của cá
- Các cháu có thể sáng tạo thêm nước để bức tranh các cháu thêm đẹp 
+ Cô nói các cháu chú ý khi xé phải xé bằng tay phải, bôi hồ xong phải bơi tay cho sạch
Ø Hoạt động 2: cháu thực hiện
- Cô củng cố tư thế ngồi cho cháu 
- Cô cho cháu thực hiện
- cô gợi ý cho cháu khá xé dán và vẽ thêm các chi tiết phụ 
- Gợi ý cho cháu yếu xé dán được hình con cá và vẽ thêm vây đuôi 
- Cô cho cháu mang sản phẩm lên trưng bày
Ø Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm
- Cô cho cháu chọn tranh đẹp để nhận xét
- Cô chọn một số tranh đẹp để nhận xét bổ sung, phân tích cho cháu biết vì sao ? cô chỉ cho cháu xem 
- Khen cháu xé dán đẹp, động viên những cháu yếu chưa đẹp
- GD: Cá ăn rất ngon và bổ, có nhiều chất đạm, ăn cá thường xuyên da dẻ hồng hào
* Kết thúc: Cô cho trẻ hát bài “Cá vàng bơi”
Nhận xét tiết học
Cắm cờ hoa
- Lớp hát bài “cá vàng bơi”
- Xin chào bạn mi mi
- Bài hát cá vàng bơi
- Cá sống dưới nước
- Cá có đầu, mình, vây, đuôi
- Nuôi cá để lấy thịt 
- Chào bạn mi mi
- Mi mi nói chuyện về cá
- Cháu quan sát mẫu 
- Cháu nêu nhận xét
- Cháu quan sát và trả lời cô.
- Cháu ngồi theo yêu cầu của cô
- Cháu thực hiện xé dán và vẽ thêm các chi tiết phụ
- Cháu xé dán xong cô cho cháu mang sản phẩm trưng bày
- Cháu chọn và nhận xét tranh bạn về - giống mẫu, có sáng tạo phân bố cục cân đối
- Lớp hát bài cá vàng bơi thu dọn đồ dùng
Nhận xét:
.....................................................................................................................................
Thứ 3 ngày 20 tháng 1 năm 2015
PHÁT TIRỂN TÌNH CẢM – XÃ HỘI
ĐỘNG VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
1. Yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Trẻ nhận biết, phân biệt được 1 số con vật sống dưới nước.
- Biết tên gọi và các sinh hoạt dưới nước của chúng.
2.Kĩ năng:
- Rèn khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định của trẻ.
3.Thái độ:
- Trẻ yêu thích, chăm sóc động vật, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
2. Chuẩn bị:
- Một số con vật sống dưới nước như : cá, ốc, nghêu, tôm, cua vv
- Bộ tranh về các con vật sống dưới nước : cá, tôm, rùa 
- Mỗi trẻ 1 bộ tranh lôtô về các con vật sống dưới nước.
3.Nội dung tích hợp:
-PTNN: Thơ “Nàng tiên ốc”,câu đố về 1 số con vật
-PTTM: Hát “Một con vịt
4. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động cô
Hoạt động cháu
Ổn định – Giới thiệu
 Cháu đọc thơ theo cô : “Nàng tiên ốc”.
- Trong bài thơ có nói đến những con vật nào ? 
- Cua, ốc là những con vật sống ở đâu ? 
- “Ở dưới nước có nhiều con vật khác nhau sinh sống như : cá, cua, ốc, nghêu ”
Cô và các con cùng tìm hiểu về các con vật sống dưới nước nhé !
Ø Hoạt động 1: Cô trò chuyện cùng trẻ về 1 số con vật sống dưới nước :
- Lắng nghe, lắng nghe : 
- Nghe cô đố :
“Con gì cô Tấm quí yêu
Cơm vàng, cơm bạc sớm chiều cho ăn”.
- Cô cho trẻ xem tranh “Cá bống”
- Cá bống như thế nào ? 
Thịt cá giàu chất gì ? 
Cá bơi được nhờ gì ? 
Cá thở bằng gì ? 
* Cô đố trẻ : 
“Nhà tôi ở mé biển khơi
Có 2 mảnh vỏ úp vào mở ra”.
Là con gì ?
- Cô cho trẻ xem con nghêu.
- Nghêu sống ở đâu ? 
Bé mô tả con nghêu cho cô và các bạn nghe ? 
Cô nói : “Nghêu là con vật sống vùng bãi biển lẫn trong cát, thịt của nghêu giàu chất đạm, canxi”.
* Cô đố trẻ : 
“Nhà hình xoắn, ở dưới ao
Chỉ có 1 cửa ra vào mà thôi
Mang nhà đi khắp mọi nơi
Không đi đóng cửa nghỉ nghơi 1 mình.
Là con gì ? (con ốc).
- Cô cho trẻ xem “con ốc” thật :
- Con ốc sống ở đâu ? 
- Bé hãy mô tả con ốc cho lớp biết ? 
- Cô nói : “Ốc là động vật sống dưới nước, thịt ốc là thức ăn giàu đạm, canxi”.
- Ngoài những con vật các con vừa làm quen, các con còn biết những con vật nào sống dưới nước nữa ?
Cô kết hợp cho trẻ xem tranh khi trẻ kể.
- Những động vật sống dưới nước như : tôm, tép, sò, nghêu, cá  là thực phẩm giàu chất gì ? Ăn chúng có lợi gì cho sức khoẻ ? 
Giáo dục môi trường : Giáo dục cháu không xả rác xuống ao hồ làm ô nhiểm môi trường.
Ø Hoạt động 2: Chơi “Con gì biến mất” :
Cô kết hợp cất dần các con vật qua trò chơi “Trời tối, trời sáng”.
Cách chơi : “Trời tối” trẻ nhắm mắt, cô cất tranh ® Trẻ mở mắt : cô hỏi tên con vật vừa biến mất.
Luật chơi : Khi cô cất con vật, bé không được mở mắt ra.
Ø Hoạt động 3: Trẻ chơi lôtô : “Thi xem ai chọn nhanh”.
Trẻ cùng thi đua chọn tranh con vật theo yêu cầu của cô.
Ø Hoạt động 4: Trò chơi : “Kể nhanh tên các con vật”.
Chia trẻ làm 3 đội thi kể tên con vật sống dưới nước.
*Kết thúc: Cô cho trẻ hát bài “Một con vịt”.
Nhận xét tiết học
Cắm cờ hoa
- Cả lớp đọc thơ.
- Có con cua, ốc.
- Sống dưới nước.
- Nghe gì ? Nghe gì ?
- Cá bống.
- Cá có đầu, thân, đuôi, vây, vảy, mang.
- chất đạm.
- nhờ đuôi, vây
- cá thở bằng mang
- con nghêu.
- ở bờ biển, sống trong nước biển
- có 2 vỏ cứng, màu sáng, vỏ láng
- ở dưới ao hồ
- tôm, cua, sò, rùa 
- Cháu trả lời
- Cả lớp tham gia chơi.
- Cả lớp chọn tranh theo yêu cầu.
- Từng cá nhân trong đội kể.
-Cả lớp cùng hát
Nhận xét:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 5 ngày 22 tháng 1 năm 2015
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
ĐẾM ĐẾN 6, NHẬN BIẾT CÁC NHÓM CÓ 6 ĐỐI TƯỢNG. NHẬN BIẾT SỐ 6
1. Yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Trẻ biết đếm đến 6.
- Nhận biết các nhóm có 6 đối tượng.
- Nhận biết số 6.
2.Kĩ năng:
- Biết côn trùng có 6 chân.
- Rèn khả năng đếm các nhóm đối tượng, tô màu đều.
3.Thái độ:
- Trẻ thích học Toán.
2. Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ 6 con mèo, 6 con cá.
- Các thẻ số từ 1 ® 5, 2 thẻ số 6.
- Đồ dùng của cô : giống trẻ, kích thước hợp lý.
- Các nhóm đồ vật có số lượng 6xếp thành dãy quanh lớp.
- Vở “Bé LQVT”, bút chì, bút màu.
- Bàn ghế.
3.Nội dung tích hợp:
-PTTM: Hát “Con chuồn chuồn”
-PTTC-XH: Trò chuyện về 1 số con vật
4. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động cô
Hoạt động cháu
*Cháu hát bài : “Con chuồn chuồn “
Ø Hoạt động 1: Luyện tập phân biệt số lượng trong phạm vi 5 
- Các bé ơi ! Các bạn gà và cún con rủ các bé đến nhà chơi. Nhà của mèo thì có 4 quả bóng đỏ, nhà của gà con có 5 quả bóng xanh, nhà của cún con thì có 6 quả bóng vàng. Các bé hãy tìm đến nhà của các bạn mèo, gà con, cún con sao cho số chấm tròn trên tay các bé và số chấm tròn trên nhà các bạn gộp chung lại là 7 nhé !
- Cháu đi và hát các bài hát nói về con vật.
- Khi nghe hiệu lệnh của cô, các bé nhanh chóng chạy về đúng nhà của mình.
- Cháu chơi vài lần (3 lần). Cô nhận xét.
Ø Hoạt động 2: Tạo nhóm có số lượng là 6. Đếm đến 6. Nhận biết số 6 :
- Các con xem, các chú mèo ra sông bắt cá này !
- Cô xếp 6 chú mèo thành hàng ngang.
- Các chú mèo bắt được 5 con cá, mỗi chú giữ 2 con cá .
- Số mèo so với số cá, số nào nhiều hơn ?
- Có mấcon cá ? 
- Có mấy chú mèo ? 
- 6 chú mèo mà chỉ có 5 con cá, muốn số cá bằng số mèo, ta phải làm thế nào ? 
- Cô cho trẻ lấy thêm 1 con cá đặt cạnh chú mèo chưa có cá.
- Cho trẻ đếm lại số mèo, số cá.
- Số mèo và số cá thế nào ?
 - Cô cho trẻ tìm quanh lớp các nhóm động vật có số lượng 6 
- Số thỏ, số nghêu, số tôm, số mèo, số cá có bằng nhau không ? Và cùng bằng mấy ? 
 Cô giới thiệu chữ số 6, số 6 giống 2 vòng tròn dính liền nhau. 
- Cô và trẻ chọn số 6 đặt vào nhóm mèo, nhóm cá.
- Cho trẻ đặt các con vật ra bàn.
- Trẻ chọn số 8 đặt vào nhóm thỏ, nhóm tôm, nhóm nghêu 
- Các chú mèo bắt 1 con cá bỏ vào rổ. 
- 6 con cá bớt 1 con cá còn mấy con cá ? 
- Chọn thẻ số mấy đặt vào nhóm cá ? 
- Trẻ giơ thẻ số 5 lên và đặt vào nhóm cá.
- Cô cho trẻ cất lần lượt từng con cá vào rỗ, mỗi lần bớt cô cho trẻ đặt thẻ số tương ứng. Trẻ bớt dần đến hết số cá.
- Các chú mèo cũng lần lượt về nhà, các con cùng đếm với cô nhé ! 
Ø Hoạt động 3: Nhận biết số 6– Luyện đếm đến 6 :
Các bạn mèo bắt được nhiều cá nên rất vui, các bạn mèo ca hát còn các bạn cún thì vỗ xắc xô.
- Các con lắng nghe có bao nhiêu tiếng xắc xô ? 
(Cô vỗ xắc xô, trẻ đếm đến 6 tiếng).
- Có bao nhiêu tiếng mèo kêu ? (cô giả làm tiếng mèo kêu, trẻ đếm đến 8 tiếng).
“Nào, chúng ta cùng múa hát và nắm tay thành nhóm bạn theo yêu cầu của cô nhé !”.
Cháu múa hát tự do, khi nghe hiệu lệnh : “Kết bạn” trẻ tìm bạn cho đủ nhóm 6 bạn.
- Cháu chơi 1 – 2 lần.
- Cô nhận xét.
- Cả lớp hát.
- Cháu tham gia chơi 3 – 4 lần.
- Cháu đếm cùng cô.
- số mèo nhiều hơn, cá ít hơn.
- Thêm 1 chú cá nữa
- bằng nhau và bằng 6
- 6 con thỏ, 6 con nghêu, 6 con tôm.
- cùng bằng 6.
- Trẻ đồng thanh số 6. Trẻ chọn số 6 giơ lên.
- cháu thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Trẻ nhặt từng chú mèo bỏ vào rỗ và đếm đến 8.
- Trẻ đếm theo tiếng vỗ.
- Trẻ đếm tiếng mèo kêu.
- Cháu chơi 1 – 2
Nhận xét:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 2 ngày 26 tháng 1 năm 2015
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
BẬT LIÊN TỤC QUA 4-5Ô
I. Mục đích và yêu cầu.
- Dạy trẻ kỷ năng vận động bật liên tục vào 4-5 vòng. Khi bật trẻ thực hiện đúng và không dãm vào cạnh vòng
- Phát triển các tố chất vận động, phát triển cơ tay cơ chân và khả năng định hướng trong không gian 
 - Trẻ biết chú ý nhìn cô làm
- Phát triển cơ chân và các tố chất vận động khéo léo
- Giáo dục trật tự trong giờ học
II. Chuẩn bị.
- 10 vòng có đường kính 0,4m
- 2 cái bia    
- 10 túi cát
III. Hướng dẫn
Cô
Trẻ
A. Khởi động
- Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu: đi kiểng chân-> đi thường-> đi gót chân-> đi thường-> đi khom lưng-> đi dậm chân-> chạy chậm-> chạy nhanh-> nhanh hơn-> chạy chậm-> về đội hình dọc-> hàng ngang tập hợp BTPTC.
B. Trọng động.
1. Bài tập phát triển chung
* Động tác tay : các ngón tay đan vào nhau ra trước 
- TTCB: đứng thẳng chân khép hai tay thả xuôi
- N1: bước một chân sang phải hai tay đan vào nhau đưa ra trước lòng bàn tay hướng ra ngoài
- N2: thu tay vào trước ngực lòng bàn tay hướng phía dưới các ngón tay vẫn đan vào nhau 
- N3: đưa tay ra như N1
- N4: về TTCB
- N5,6,7,8: như trên đổi chân
* Động tác chân: ngồi khụyu gối, hai tay đưa lên cao ra trước
- TTCB: đứng thẳng chân khép hai tay thả xuôi
- N1:  bước chân sang bên phải 2 tay đưa lên cao lòng bàn tay hướng vào nhau
- N2: ngồi khuỵu gối hai tay đưa ra trước( lòng bàn tay sấp )
- N3: về N1 đứng thẳng hai tay đưa lên cao
- N4: về TTCB
- N5,6,7,8 : như trên đổi chân
* Động tác bụng : đứng quay người sang hai bên
- TTCB: đứng khép chân, tay thả xuôi
- N1: bước chân trái sang bên một bước tay chống hông
- N2: quay người sang phải 900
- N3: như N1
- N4: về TTCB
- N5,6,7,8: như trên( đổi chân) quay người sang phải
* Động tác bật : bật tách chân, khép chân.
2. Vận động cơ bản
- Hôm nay cô sẽ dạy cho các con vận động "bật liên tục vào 4-5 vòng"
- Để thực hiện đúng vận động các con chú ý xem cô làm trước. Sau đó cô sẽ cho cả lớp bật 
- Cô làm mẫu:
 + Lần 1: không giải thích.
 + Lần 2: vừa làm vừa giải thích.
TTCB: Cô đứng trước vòng hai tay chống hông, khi có hiệu lệnh cô khuỵu gối lấy đà cô bật liên tục 2 chân vào các vòng. Cô bật chạm đất nhẹ nhàng chân không chạm vòng
- Mời 2 trẻ lên thực hiện thử
* Trẻ thực hành:
- Cho cả lớp thực hiện mỗi trẻ 2 lần, cho lần lượt 4 trẻ 
- Cô nhận xét bao quát 
3. Trò chơi vận động.
- Cho trẻ chơi trò chơi bắn bia
- Trẻ chơi 2-3 lần
C. Hồi tỉnh
- Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng thả lỏng tay chân.
* Kết thúc: nhận xét và tuyên dương 
- Trẻ đi các kiểu đi
- Thực hiện 3l x 8n
- Thực hiện 2l x 8n
- Thực hiện 2l x 8n
- Thực hiện 2l x 8n
- Bật liên tục vào 4- 5 vòng
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ thực hành
- Trẻ chơi
- Trẻ đi hít thở nhẹ nhàng
NHận xét:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ3ngày27.tháng1năm 2015
ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG
I. Yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Trẻ biết được một số con vật sống trong rừng và phân nhóm theo một số đặc điểm, cấu tạo, vận động
2.Kĩ năng:
- So sánh sự giống nhau giữa 2 con vật đến sự phát triển khả năng, quan sát, so sánh, ghi nhớ có chủ định 
3.Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ các con vật qúy hiếm 
II. Chuẩn bị:
- Rối tay bác gấu – mô hình vườn thú 
- Tranh một số con vật sống trong rừng, voi, hươu, gấu, khỉ, cọp
- Câu đố, bài hát, bài thơ nói về các con vật trong rừng
- Bảng, đất nặn, đĩa đựng sản phẩm, khăn lau tay.
III.Nội dung tích hợp:
-PTTM: Hát “Múa voi”
-PTTC-XH: Trò chuyện về các con vật sống trong rừng
IV. Tổ chức hoạt động
Hoạt động cô
Hoạt động cháu
Ø Hoạt động 1: Diễn Rối
+ Cô cho cháu hát bài “Múa voi”
+ Cô dùng hình thức gõ cửa cho rối xuất hiện – Cốc! cốc! cốc 
- Bác đây bác là bác gấu đây
- Bác gấu chào các cháu
- Các cháu có khỏe không ?
- Hôm nay trời nắng đẹp mà các cháu không đi chơi sau ?
- Vậy à. Thôi có chỗ này chơi vui lắm bác sẽ chỉ các cháu nhé
- Đó là vườn bách thú đấy các cháu vườn bách thú vừa đem về một số con vật trong rừng các cháu đến đó tham quan đi
- Bác gấu: Trời đã trưa rồi bác còn phải về để chuẩn bị buổi chiều. bác chào các cháu. Chúc các cháu đi chơi vui nhé 
- Cô: bác gấu vừa nói chuyện gì mà cô thấy các cháu vui vậy ?
- Vậy bây giờ cô sẽ đưa các cháu đi tham quan vườn bách thú nhé.
Ø Hoạt động 2: cho cháu làm quen một số động vật sống trong rừng
- Cô giáo dục luật đi đường 
+ Cô trò chuyện cùng cháu về 1 số con vật sống trong rừng
- Cô cho cháu đồng thanh từ “vườn bách thú”
- Cho cháu tìm chữ cái đã học
- Các cháu quan sát xem trong vườn bách thú có nuôi những con vật nào ? (Cô kết hợp chỉ từng con thú)
- Trong vườn bách thú còn trồng gì ?
- Trong vườn bách thú có những con vật hiền lành nhưng cũngcó những con vật hung dữ, các con không được lại gần chúng rất nguy hiểm 
- Các chú bảo vệ đã làm gì để bảo vệ môi trường?
- Buổi tham quan đã kết thúc chúng ta cùng về lớp 
+ Cô cho cháu quan sát tranh ảnh và đàm thoại về các con vật sống trong rừng 
 - Cô cũng vừa sưu tầm được một số tranh ảnh về các con vật sống trong rừng 
v Quan sát con voi:
- Các cháu cùng quan sát xem cô có tranh con gì?
- Voi có những bộ phận nào ?
- Voi có đặc điểm gì ?
- Voi có mấy chân ?
- Con voi ăn gì ?
- Voi đẻ trứng hay đẻ con ?
- Voi là con vật to lớn, nhưng voi rất hiền, voi giúp người làm việc kéo gỗ, làm xiếc, voi còn đi đánh giặc, ngà voi rất quí
v Quan sát con khỉ:
+ Cô gắn tranh con khỉ và hỏi 
- Đây là con gì ?
- Khỉ có đặc điểm gì ?
- Khỉ thích ăn gì ?
- Khỉ là con vật hiền, khỉ đẻ con và cho con bú, khỉ có hình dáng giống như người leo trèo rất giỏi
v Quan sát con gấu:
+ cô cho cháu quan sát tranh con gấu 
- Đây là tranh con gì ?
- Gấu có những bộ phận nào ?
- Lông Gấu có màu gì ?
- Gấu có mấy chân ?
- Gấu là con vật sống trong rừng, gấu có dáng giống người đi chậm chạp 
v Quan sát con hươu:
+ cô cho cháu xem tranh con hươu
- Đây là con gì ?
- Hươu có gì trên đầu ?
- Con hươu có mấy chân ?
- hươu ăn gì ?
- Hươu rất hiền và có tài nhảy nhanh
v Quan sát con hổ:
+Ở đây còn có tranh vẽ con gì ?
- Hổ có đặc điểm gì ?
Cô nói: hổ hung dữ, răng sắc bén 
- Lông hổ có màu gì?
- Lông hổ có màu vàng và có nhiều vằn đen
v Quan sát con sư tử:
+ Cô cho cháu xem tranh sư tử 
- Sư tử có lông cổ như thế nào ?
- Sư tử hiền hay dữ ?
* Cô cho cháu so sánh sự giống và khác nhau giữa các con vật 
+ So sánh khỉ và hổ
- Khỉ và hổ giống nhau ở điểm nào ?
- khác nhau như thế nào?
+ So sánh hươu và voi 
- Giống nhau
- Khác nhau
Ø Hoạt động 3: Trò chơi giải đáp câu đố về động vật sống trong rừng 
 Con gì nhảy nhót leo trèo
Mình đầy long lá nhăn nheo làm trò ?
Đó là con gì ?
Lông vằn long vện mắt xanh
Dáng đi uyển chuyển nhe răng rình mồi ?
Đó là con gì ?
Bốn chân tựa 4 cột nhà
Hai tay ve vẩy, 2 ngà trắng phau ?
Đó là con gì ?
Ø Hoạt động 4: Hát về các con vật
 Thi hát và đọc thơ về các con vật 
- Hình thức thi đua giữa các đội 
Ø Hoạt động 5: Tạo hình các con vật
Cho cháu thi nặn các con vật sống trong rừng ?
- Cháu nặn cô gợi ý hỏi cháu nặn những con vật gì, dữ hay hiền
* Kết thúc: Cô cho trẻ hát bài “Chú voi con ở bản đôn”.
Nhận xét tiết học
Cắm cờ hoa 
- Lớp hát kết hợp động tác
- Ai đấy?
- chúng cháu chào bác gấu
- Cháu trả lời tự do
- Các cháu chào bác gấu 
- Cháu trả lời tự do 
- Cháu đi đến mô hình và đọc bài thơ đèn xanh đèn đỏ
- Lớp đồng thanh 
- Cháu tìm chữ học rồi 
- Cháu quan sát nói tên con voi, sư tử, khỉ, báo
- Trồng cây xanh, hoa kiểng
- Các chú bảo vệ dọn dẹp mỗi ngày
- Cháu về chổ ngồi và hát bài “đường em đi”
- Con voi
- Đầu mình, chân, đuôi, vòi
- Tai to vòi dài chân to, có ngà
- Voi có 4 chân
- Con voi ăn cỏ và rất thích ăn mía 
- Voi đẻ con
- Con khỉ
- Mình có lông dài tay dài 
- Khỉ thích ăn các loại quả 
- Con gấu
- Cháu nêu nhận xét 
- Lông gấu có màu đen 
- Gấu có 4 chân
- Con hươu
- Hươu có gạt trên đầu
- Con hưu có 4 chân 
- Hươu ăn cỏ 
- Con hổ 
- Hổ hung dữ 
- Màu vàng, màu đen 
- Lớp đồng thanh sư tử
- Cháu nhận xét trả lời
- Sư tử hung dữ
- Cháu nên nậhn xét
- Con khỉ
- Con hổ
- Con voi
- Nhóm trai và gái thi đua
- Các tổ thi nặn
- Cháu đọc thơ thu dọn đồ dùng
Nhận xét:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ4..ngày28..tháng1..năm 2015
 Chú voi con
1. Quan sát có mục đích 
- Quan sát con voi qua tranh
- Cô đố cháu: “Bốn chân như 4 cột nhà, hai tai ve vẫy hai ngà trắng phao”
- Đó là con gì ? (con voi)
- Cô đưa tranh con voi cho cháu quan sát, cô gợi ý hỏi cháu d8e63 nhận xét 
- Con voi rất to có màu gì ? (máu xám đen)
- đầu như thế nào ? Đầu nhỏ 
- trên đầu có gì ? có 2 ngà 2 tai có vòi 
- Mình như thế nào ? (mình to)
- Có mấy chân ? (có 4 chân )
- Đuôi ra sao? (đuôi dài )
- Voi đẻ trứng hay đẻ con ? Voi đẻ con 
- Voi có vòi để hút nước, cuốn lấy thức ăn, voi thích ăn mía và thích sống từng đàn trong rừng 
- Ngoài ra người ta còn nuôi voi để xiếc 
2. Hoạt động hát “Chú voi con”
 -Cô gợi ý cho trẻ nhắc 

File đính kèm:

  • docthe_gioi_dong_vat.doc