Giáo án Lớp Chồi - Chủ điểm: Hiện tượng thiên nhiên

HOẠT ĐỘNG HỌC: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

VĐCB: Bò chui qua cổng- trèo lên xuống ghế

I. Mục đích - yêu cầu

1. Kiến thức:

Trẻ biết xếp và chuyển đội hình (hàng dọc, vòng tròn, hàng ngang, quay trái, phải ) theo yêu cầu của cô.

- Trẻ tập thành thạo các động tác trong bài tập phát triển chung.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ kỹ năng bò bằng 2 bàn tay, đầu gối, kỹ năng trèo lên xuống ghế một cách khéo léo.Rèn cho trẻ sự khéo léo, nhanh nhẹn khi thực hiện.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tích cực vận động, có ý thức tổ chức kỷ luật. Biết lấy và cất đồ dùng, dụng cụ theo yêu cầu của cô, tự vệ sinh cá nhân sau khi luyện tập.

II. Chuẩn bị

- Lớp học, thoáng mát, sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho trẻ.

- Xắc xô, vạch, cổng, ghế.

 

doc50 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Chồi - Chủ điểm: Hiện tượng thiên nhiên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đưa giơ lên cao, 2 tay cầm bóng để ngang ngực ( 2 lần 8 nhịp). 
+Chân: 2 tay đưa bóng ra phía trước, ngồi xuống đứng lên theo nhịp ( 2 lần 8 nhịp).
+ Bụng: Hai tay cầm bóng đưa lên cao, cúi gập người, đầu gối thẳng ( 2 lần 8 nhịp).
+ Bật: 2 tay cầm bóng đưa ra phía trước đồng thời bật tách chân, 2 tay cầm bóng thu về trước ngực đồng thời 2 chân bật chụm vào ( 2 lần 8 nhịp).
Hoạt động học
PT Thể chất
Thể dục
Bò chui qua cổng - trèo lên xuống ghế
PT nhận thức
KPXH
 Trò chuyện về các hiện tượng thiên nhiên
PT nhận thức
LQVT
Xác định thời gian (Nhận biết, phân biệt buổi sáng - buổi trưa - buổi tối)
PT Thẩm mỹ
Tạo Hình
+ Vẽ cầu vồng
PT ngôn ngữ
LQVH
Truyện: 
Gió và cô mây”
Hoạt động ngoài trời
*HĐCMĐ: 
+ Quan sát thiên nhiên thời tiết
+ TCVĐ: Trời mưa
+ Chơi tự do: Chơi với bóng.
*HĐCMĐ:
+ Quan sát: “cầu vồng” .
+ TCDG: Thả đỉa ba ba.
+ Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.
*HĐCMĐ:
+ Cô và trẻ nhặt lá cây quanh sân trường.
+ Chơi tự do: Chơi với vòng.
* HĐCMĐ: 
+ Quan sát tranh về một số HTTN: “lốc xoáy, bão cát, lũ lụt”.
 + TCVĐ: trời nắng, trời mưa.
+ Chơi tự do: Chơi với đất, cát,
* HĐCMĐ: 
+ Cho trẻ ôn đọc bài thơ: “ Mưa ”
+ TCHT: Vật chìm vật nổi.
+ Chơi tự do: Đu quay, cầu trượt,
Hoạt động góc
- Góc xây dựng: Xây công viên nước
- Góc phân vai: Gia đình, bán hàng, bác sỹ.
- Góc nghệ thuật:
+ Các bài hát trong chủ điểm; 
+ Vẽ một số HTTN
- Góc học tập: 
Xem tranh, xem truyện về một số HTTN .
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, tưới cây, lau lá cây, nhổ cỏ 
Hoạt động chiều
- Vệ sinh sau khi thức dậy, sắp xếp chổ ngủ gọn gàng, rửa mặt, xúc miệng, chải đầu, rửa tay trước khi ăn.
- Vận động nhẹ, ăn quà chiều.
- Vệ sinh sau khi ăn, rửa tay dưới vòi nước nhỏ, súc miệng sau khi ăn.
- Chơi tự do và hoạt động theo ý thích ở các góc
+Nêu gương: cho trẻ nhận xét, bình bầu nêu gương, căm cờ cuối buổi.
..................................................................................
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI TUẦN 2
Tên hoạt dộng 
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Thứ 2
+ Quan sát thiên nhiên thời tiết
+ TCVĐ: Trời mưa
+ Chơi tự do: Chơi với bóng.
- Trẻ thoải mái, hít thở không khí trong lành.
Biết thể hiện tình cảm trước cảnh đẹp. 
- Trẻ được phát triển sự chú ý, khả năng quan sát và biết tiết kiệm nguồn nước.
- Trẻ biết được luật chơi, cách chơi, chơi đúng luật, đúng cách.
- Đồ dùng quan sát phù hợp với chủ đề: “ xe máy"
- Đồ dùng phục vụ đồ chơi vận động, chơi tự do đẹp, đầy đủ.
- Câu hỏi đàm thoại cho từng đối tượng quan sát.
- Cô cho các cháu xếp thành hàng dọc vừa đi vừa hát: “đi chơi”. Tập trung trẻ lại vừa quan sát quang cảnh, thiên nhiên cô vừa đặt câu hỏi gợi ý cho cháu. 
- Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào?
- Bầu trời thì sao các con?
- So sánh bầu ngày hôm nay và ngày hôm trước 
- Cho trẻ quan sát cây cối và hoa lá trong sân trường .
- Các con nhìn xem cành lá như thế nào? Vì sao cành lá lại đung đưa? 
- Gió là hiện tượng gì? 	
- Nếu gió to điều gì sẽ xảy ra?
- Trẻ vừa đi vừa hát bài “Cho tôi đi làm mưa với” ra ngồi cổng cô hỏi :
- Các con quan sát xem trong sân trường có gì diễn biến nào?
- Ngoài đường có gì đang diễn ra ?
Trẻ vừa đi vừa hát một đến chổ treo tranh chủ điểm và hỏi 
- Đố các con tranh vẽ gì nào?
- Cô chỉ vào tranh vẽ về các hiện tượng tự nhiên cho trẻ quan sát khám phá và nhận xét về các hiện tượng đó
- Cho cả lớp chơi trò chơi vận động: “Trời mưa.”
+ Luật chơi: Khi có hiệu lệnh “trời mưa”, mỗi cháu phải trốn vào mỗi góc cây.
+ Ai không tìm được cây phải ra ngoài một lần chơi.
+ Cách chơi: Mỗi cái ghế là một gốc cây. Trẻ là học sinh đi học, vừa đi, vừa hát theo nhịp gõ của cô. Khi cô nói: “trời mưa”thì mỗi trẻ tìm một góc cây nấp cho khỏi bị ướt (ngồi lên ghế). Ai chạy chậm không tìm được cây sẽ bị ướt và phải ra ngoài một lân chơi.
 - Chơi tự do với những thứ đồ chơi mà cháu thích.
Thứ 3
Quan sát: “cầu vồng” .
+ TCDG: Thả đỉa ba ba.
+ Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.
- Trẻ yêu thích thiên nhiên
- Quan sát tranh và trả lời được các câu hỏi về ông mặt trời.
- Chơi vui vẻ, nắm được luật và cách chơi.
- Tranh cầu vồng
- Đồ chơi tự do.
- Trẻ cùng nghe nhạc hát bài: “Sau mưa”. Đàm thoại về bài hát:
+ Bài hát có nhắc đến gì?
+ Sau trận mưa to thường xuất hiện gì nào?
- Trẻ quan sát tranh và trả lời những gì trẻ biết về cầu vồng có trong tranh.
- Trẻ cùng cô nói chuyện về thời tiết ngày hôm nay.
- Mời trẻ nhắc về luật chơi, cách chơi trò chơi: “kéo co”. Cô hướng dẫn trẻ chơi.
- Trẻ chơi tự do theo ý thích
Thứ 4
HĐCMĐ: 
+ Cô và trẻ nhặt lá cây quanh sân trường.
+ Chơi tự do: Chơi với vòng.
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường chung sạch đẹp. 
- Chổi, xọt rác.
- Trẻ tập trung cùng cô nói chuyện về môi trường, lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh chung.
- Trẻ cùng nhau nhặt lá, dọn dẹp vệ sinh sân trường.
- Chơi với vòng vui vẻ, đoàn kết.
Thứ 5 + Quan sát tranh về một số HTTN: “lốc xoáy, bão cát, lũ lụt”.
 + TCVĐ: trời nắng, trời mưa.
+ Chơi tự do: Chơi với đất, cát,
- Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng về đặc điểm nhận biết được từ việc quan sát tranh về một số HTTN: “lốc xoáy, bão cát, lũ lụt”.
- Trẻ biết được luật chơi, cách chơi.
- Tranh về một số HTTN: 
“lốc xoáy, bão cát, lũ lụt”.
- Đồ chơi: bóng, cát, đất,...
- Trẻ giả tiếng kêu của mưa, sấm sét, ....
- Trẻ nói về đặc điểm về một số HTTN: “lốc xoáy, bão cát, lũ lụt”..
- Yêu cầu trẻ nêu luật chơi, cách chơi về trò chơi. Cô hướng dẫn và quan sát trẻ chơi.
- Trẻ chơi tự do theo ý thích.
Thứ 6
* HĐCMĐ: 
+ Cho trẻ ôn đọc bài thơ: “ Mưa ”
+ TCDG: Lộn cầu vồng.
+ Chơi tự do: Đu quay, cầu trượt,
- Trẻ thuộc và hiểu bài thơ. 
- Trẻ biết được luật chơi, cách chơi, chơi đúng luật, đúng cách.
- Tranh chữ về bài thơ.
- Trò chơi
- Sân bãi sạch sẽ.
- Trẻ đọc thơ theo tranh chữ
- Đọc thơ theo nhóm, tổ.
- Trẻ nói về nội dung bài thơ, tác giả...
- Trẻ chơi vui vẻ
.........................................................
HOẠT ĐỘNG GÓC TUẦN 2
Tên hoạt động
Yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành 
Thỏa thuận trước khi chơi
- Tự thỏa thuận: Hát: “Em tập lái ô tô”, tập trung trẻ trò chuyện bài hát, giới thiệu tên các góc, trò chuyện về chủ đề. Cùng trẻ thảo luận về nội dung chơi, vai chơi và các yêu cầu khi trẻ về góc chơi.
+ Ở góc phân vai, góc xây dựng... Có những ai, làm những công việc gì? Ở góc chơi đó cần có những gì?...
 Cô nhắc nhở trẻ trước lúc về góc chơi.
Góc phân vai
Bán hàng, nấu ăn, bác sĩ.
- Trẻ chơi với vai đã nhận, sắp xếp đồ dùng gọn gàng ngăn nắp, biết chế biến các món ăn từ rau củ, quả nhường bạn trong khi chơi
- Trẻ biết sắp xếp hàng gọn gàng, bán các loại sản phẩm từ động vật, thực vật.
- Trẻ biết khám bệnh cho mọi người, nói nhẹ nhàng vói bệnh nhân.
- Một số thực phẩm như thịt, cá, tôm, rau...
- Xoong nồi, chén, bát
- Chuẩn bị một số thực phẩm để bán. 
- Kim tiêm, thuốc
- Trẻ tự nhận vai chơi, về góc chơi
- Trẻ biết được mẹ, bố trong gia đình
- Trẻ biết được người bán hàng phải như thế nào
- Trẻ biết đi khám bệnh, uống thuốc khi bị đau
Góc xây dựng
Xây công viên nước 
- Trẻ biết dùng những nguyên vật liệu khác nhau để xây thành một công trình hoàn hảo
Phên bằng nhựa, thảm cỏ, cây hoa nhựa..
+ Trẻ về góc: Cô gợi ý cho trẻ xây công viên nước. Cô gợi ý cho trẻ phân công làm chủ công trình và từng người làm công việc gì? Xây công viên nước có những gì?...Khi trẻ thực hiện, cô nhắc nhở và giúp đỡ trẻ thực hiện công trình của nhóm mình.
+ Kết thúc: Trẻ giới thiệu công trình của nhóm, cô và các bạn cùng nhận xét.
Góc nghệ thuật
+ Các bài hát trong chủ điểm; 
+ Vẽ một số HTTN
- Trẻ biết tạo ra các sảm phẩm đẹp.
- Phát triển khả năng tưởng tượng và sáng tạo.
- Trẻ không ồn ào và biết liên kết cùng bạn khi chơi.
- Giấy a4, bút màu, bút chì, tranh ảnh và 1 số đồ dùng khác
- Băng đĩa nhạc, xắc xô,liên quan tới chủ điểm.
+ Trẻ về góc: Trẻ chọn nội dung chơi và đồ dùng, cô hướng dẫn trẻ vẽ, tô màu, các dụng cụ âm nhạc . Khi trẻ thực hiện, cô theo dõi và giúp đỡ trẻ. Chú ý liên kết các nhóm khác.
+ Kết thúc: Nhận xét các sản phẩm.
Góc học tập
Xem tranh, xem truyện về chủ đề HTTN.
- Rèn kỹ năng quan sát và nêu nhận xét.
- Phát triển nhận thức, ngôn ngữ.
- Trẻ tích cực, chủ động tham gia các hoạt động.
Lô tô về nước.
Giấy màu, bút vẽ, đất nặn
- Trẻ về góc: Trẻ xem tranh, xem truyện về chủ đề giao thông. Cô theo dõi và trò chuyện cùng trẻ vè nội dung các bức tranh. Tạo tình huống để trẻ cùng giải quyết.
+ Kết thúc: Nhận xét
Góc thiên nhiên
Chăm sóc cây, tưới cây, lau lá cây, nhổ cỏ cho cây,
- Trẻ biết nhường nhịn nhau trong lúc chơi, tưới nước không để ướt quần áo, nhổ cỏ, xới đất cẩn thận không làm chết cây.
Thùng tưới, đồ chơi cho góc thiên nhiên.
- Cô cùng trẻ quan sát góc thiên nhiên và hỏi trẻ có thích chơi góc này không? Cô giúp trẻ nhận vai chơi sau đó cô giới thiệu cách thực hiện.
- Nhận xét tuyên dương trẻ.
* Cô liên kết các góc chơi lại với nhau và nhận xét các góc chơi
Thứ 2, ngày 05 tháng 3 năm 2015
HOẠT ĐỘNG HỌC: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
VĐCB: Bò chui qua cổng- trèo lên xuống ghế
I. Mục đích - yêu cầu
1. Kiến thức: 
Trẻ biết xếp và chuyển đội hình (hàng dọc, vòng tròn, hàng ngang, quay trái, phải) theo yêu cầu của cô.
- Trẻ tập thành thạo các động tác trong bài tập phát triển chung.
2. Kỹ năng: 
- Rèn cho trẻ kỹ năng bò bằng 2 bàn tay, đầu gối, kỹ năng trèo lên xuống ghế một cách khéo léo.Rèn cho trẻ sự khéo léo, nhanh nhẹn khi thực hiện.
3. Thái độ: 
- Trẻ hứng thú tích cực vận động, có ý thức tổ chức kỷ luật. Biết lấy và cất đồ dùng, dụng cụ theo yêu cầu của cô, tự vệ sinh cá nhân sau khi luyện tập.
II. Chuẩn bị
- Lớp học, thoáng mát, sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Xắc xô, vạch, cổng, ghế.
III. Tiến hành
1. Hoạt động 1: Ổn định , trò chuyện
Đọc câu đố:
Ào ào trên đời
Xua cho mây bay
Ào ào rung cây
Làm cho lá rụng
Thế mà cứ trốn
Nhìn chẳng thấy đâu
Bé đoán mau mau
Ai mà nghịch thế?(Gió)
- Cô đố các con biết câu đố trên nói về cái gì?
- Gió có lợi ích gì cho cuộc sống của chúng ta không?
Gió là một hiện tượng của tự nhiên, gió cũng có ích nhiều cho con người cũng như cảnh vật xung quanh tuy vậy nhưng nó cũng gây ra không ít những tổn thất nặng nề cho con người chúng ta và cả cảnh vật xung quanh ta nữa đấy.
- Thế các con có biết bài hát nào nói về gió không?
Bây giờ cô và các con chúng ta sẽ cùng vận động lại bài hát này cùng cô nhé!
- Cho trẻ vừa hát vừa đi vòng tròn với các kiểu đi: Đi bình thường, gót chân, mũi chân, cạnh bàn chân.
- Chạy chậm, chạy nhanh.
- Chuyển đội hình 4 hàng ngang giản cách điều nhau tập bài tập phát triển chung.
Hoạt động 2: Trọng tâm
a. Bài tập phát triển chung
Ngày hôm nay cô và các con chúng ta sẽ cùng học cách “ bò chui qua cổng và trèo lên xuống ghế thể dục”. Nhưng trước khi chúng ta thực hiện vận động thì bây giờ cô và các con chúng ta cùng tập bài tập phát triển chung đã nhé!
Tập BT phát triển chung:
- ĐT tay vai đt 4:
 Tay gập trước ngực quay cẳng tay và đưa ngang. 
 CB . TH 
- ĐT chân đt 4 :
Bước khuỵu 1 chân ra trước chân sau thẳng. 
 CB.4 1 . 3 2 
- ĐT bụng lườn đt 4:
Đứng đan tay sau lưng gập người về phía trước.
 CB.4 1.3 2 
- ĐT bật đt 4:
Bật lân phiên chân trước chân sau.
 CB .4 TH .1.2.3
b. VĐCB: “Bò chui qua cổng - trèo lên xuống ghế”
- Cô giới thiệu tên VĐCB: “Bò chui qua cổng - trèo lên xuống ghế”
- Cô tiến hành làm mẫu cho trẻ quan sát.
L1: Làm mẫu toàn phần
L2: Làm mẫu + giải thích
 TTCB: hai tay - chân đặt xuống sàn trước vạch.
Thực hiện: khi có hiệu lệnh trẻ bò qua cổng, không chạm cổng, mắt nhìn về phía trước, tới chổ ghế đứng dậy 2 tay ôm lấy ghế, lần lượt bỏ từng chân qua, sau đó bỏ từng chân xuống, chân nào bỏ lên trước thì hà xuống trước. Sau đó về cuối hàng.
- Cho 1 - 2 trẻ lên thực hiện
- Tổ chức cho cả lớp luyện tập
- Lần 1: Cô mời 2 trẻ lên thực hiện lần lượt cho đến hết lớp.
- Lần 2: Cho trẻ thực hiện thi đua theo tổ 
- Trong quá trình luyện tập cô quan sát, động viên, khuyến khích trẻ.
- Nhận xét giờ hoạt động.
Chuyển hoạt động.
Kết thúc:cho trẻ đi nhẹ nhàng và hít thở không khí ./.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
1. Sức khỏe: ...
....................
2. Kiến thức - Kỹ năng: .....................................................................................
3. Thái độ và hành vi..................................................
4. Lưu ý và đề xuất: ...............................................
Thứ 3, ngày 06 tháng 04 năm 2015
HOẠT ĐỘNG HỌC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
KPXH: “TRÒ CHUYỆN VỀ CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN”
I. Mục đích - yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết bầu trời ban ngày có mặt trời, ban đêm có mặt trăng và các vì sao đó là những hành trình ngôi sao ở rất xa chúng ta.
- Trẻ phân biệt được bầu trời ban ngày và bầu trời ban đêm.
2. Kỹ năng:
- Phát triển khả năng suy luận quan sát, phán đoán ở trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ vốn từ cho trẻ.
3. Thái độ:
 - Trẻ hào hứng tích cực hoạt động.
 - Giáo dục trẻ biết thưởng thức và khám phá những điều bí ẩn về các hiện tượng tự nhiên. Không chơi ngoài nắng
II. Chuẩn bị
- Tranh vẽ một số hoạt động cần nước
- Cốc đựng nước ( nóng, đá, lạnh) 
III. Tiến hành
1. Hoạt động 1: Ổn định - trò chuyện
 + Các con có biết chúng ta sống đựơc là nhờ 1 phần từ đâu không?
 + Thế chúng ta dùng nước để làm gì?
 + Nếu hàng ngày chúng ta không có nước để phục vụ cho sinh hoạt thì thế nào?
 + Như vậy vai trò của nước như thế nào?
 + Chúng ta phải làm gì để có đủ nước sạch phục vụ cho cuộc sống?
 + Các con có muốn tìm hiểu về các đặc điểm của nước không?
2. Hoạt động 2: Quan sát và đàm thoại
 - Cho trẻ hát bài: “ Cho tôi đi làm mưa với” và về ngồi theo hình chữ u
 - Các con nhìn xem trên bàn cô có gì?
 - Ai có nhận xét gì về các cốc nước ( Màu sắc,hình dạng và mùi vị) ?
 - Chúng ta đựng nước vào cốc có màu sắc,hình dáng khác nhau thì nước vẫn trong suốt,không màu,không mùi và không vị.
 - Cô lắc cốc nước đá và hỏi trẻ:
 + Các con đoán xem trong cốc có gì?
 + Cô cho trẻ sờ tay vào cốc nước đá. Con thấy thế nào?
 + Các con có biết vì sao lại lạnh vậy không?
 + Nước đá dùng để làm gì?
 - Nước đá dùng để uống cho mát vào mùa hè nhưng các con còn nhỏ không nên uống nhiều, uống nhiều sẽ bị viêm họng 
 * GD: Khi dùng nước nóng các con không tự ý lấy mà phải nhờ người lớn giúp và phải cẩn thận không sẽ bị bỏng. Hơi nước còn có tác dụng chữa bệnh, khi bị ốm chúng ta có thể dùng những lá cây bưởi, sả...bỏ vào nấu và đem ra xong thì sẽ rất nhanh lành bệnh
 Cho trẻ chơi TC: Pha nước chanh
 + Cô còn có 1 cốc nước nữa các con hãy sờ vào cốc. Các con thấy cốc thế nào?
 + Các con nhìn xem điều gì xảy ra khi mở nắp cốc?
 + Nước nóng dùng để uống vào mùa nào?
 + Nước nóng còn dùng làm gì nữa?
Hoạt động 3: TC: “Thi chọn đúng”
 - Cô nêu cách chơi cho trẻ hiểu: Chia lớp thành 3 đội đứng xếp hàng dọc trước vạch xuất phát.Nhiệm vụ của các con là phải nhảy qua những chiếc vòng này rồi chạy nhanh lên bàn và chọn những hoạt động cần nước để gắn lên bảng.Thời gian là 1 bài hát,đội nào có nhiều kết quả đúng là thắng cuộc.
 - Cô cho trẻ chơi. Sau mỗi lần chơi cô cho trẻ nhận xét kết quả của từng đội.
* Kết thúc: Cho trẻ đi về góc tô màu mây mưa./.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
1. Sức khỏe: ...
....................
2. Kiến thức - Kỹ năng: .....................................................................................
3. Thái độ và hành vi..................................................
4. Lưu ý và đề xuất: ...............................................
Thứ 4, ngày 07 tháng 4 năm 2015
HOẠT ĐỘNG HỌC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
LQVT: “NHẬN BIẾT BUỔI SÁNG - BUỔI TRƯA - BUỔI TỐI”
I. Mục đích - yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết được một số đặc điểm của các buổi trong ngày, gọi đúng tên các buổi trong ngày 
- Trẻ biết cách phân biệt được các buổi trong ngày. 
- Trẻ hiểu được sự luân chuyển của thời gian từ buổi sáng đến buổi trưa đến buổi chiều và đến buổi tối
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ có kỹ năng phân biệt các buổi theo đặc điểm, theo hoạt động
- Ghi nhớ được trình tự các buổi trong ngày
3. Thái độ:
- Trẻ cảm nhận được về thời gian, yêu quý thời gian, yêu cuộc sống biết lao động tự phục vụ
II. Chuẩn bị
- Máy tính, máy chiếu
- Các loại tranh ảnh về đặc điểm, của buổi sáng, trưa và buổi tối
- Tranh về các hoạt động của trẻ vào các buổi trong ngày
- Đồ dùng dụng cụ phân loại đủ cho trẻ dùng
- 2 Bảng vẽ cảnh sinh hoạt sáng, trưa, buổi tối để chơi trò chơi ( Bé sẽ làm gì vào các buổi sinh hoạt trong tranh)
- Tranh hoạt động và đặc điểm các buổi để trẻ nối, tô màu
- Bút màu, bút chì
III. Cách tiến hành
1. Hoạt động 1: Ôn xác định các buổi trong ngày (4 phút):
Cô mở nhạc cho trẻ cùng nghe và vận động bài hát " Thật đáng yêu"
- Hỏi trẻ các con vừa làm gì vậy?
- Các con có thấy khỏe hơn không?
- Vậy các con phải thường xuyên tập thể dục nhé.
- Bạn nào thông minh cho cô biết các con muốn khỏe mạnh các con nên tập thể dục vào buổi nào trong ngày?
- Bây giờ cô muốn cho chúng mình 1 chuyến du lịch trên màn hình nhỏ để xem các bạn nhỏ đã làm gì trong các buổi trong ngày hôm nay nhé.
- Cho trẻ xem trên máy : xem các tranh ảnh về các buổi trong ngày, các hoạt động trong ngày của trẻ.
( Vừa xem vừa đàm thoại: Đây là buổi gì? Các bạn nhỏ đang làm gì?- Xem hoạt động của buổi sáng các bé đang tập thể dục có ông mặt trời đang nhô lên đỏ rực, cảnh các bé đang ngủ trưa ở lớp, cảnh buổi chiều mặt trời lặn bé về nhà, buổi tối xem phim hoạt hình)
- Cô phát cho mỗi trẻ một bức tranh về buổi sáng, buổi trưa, chiều, tối cho trẻ chơi trò chơi " Tìm đúng buổi "
- Cho trẻ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh về đúng buổi của bé thì bé nào cầm bức tranh giống như trong tranh cô yêu cầu thì chạy về đứng cạnh bức tranh đó. Ví dụ cô nói " Về đúng buổi nào!" trẻ cầm tranh có ông mặt trời đỏ rực đng nhô lên sẽ chạy về bức tranh buổi sáng. Cô kiểm tra cho trẻ gọi tên buổi của mình
2. Hoạt động 2 : Dạy trẻ phân biệt các buổi trong ngày: 
+ Trò chuyện với trẻ
- Các con vừa làm gì?
- Vui không?
- Các con đã nhận biết rõ về các buổi trong ngày chưa?
- Hôm nay chúng mình sẽ cùng phân biệt 3 buổi sáng, trưa, và buối tối nhé.
- Chúng mình cùng lấy rổ ở phía sau các con cùng thực hiện bài tập nhé. Muốn phân biệt được các bạn hãy quan sát cô làm 1 lần đã nhé.
+ Cô làm mẫu lần 1: phân biệt theo đặc điểm. Cô nói "buổi sáng" cô sẽ chọn bức tranh buổi sáng có ông mặt trời đang nhô lên...để phía bên trái của cô, cô nói "buổi trưa" cô chọn tranh buổi trưa có ông mặt trời lên cao, có tia nắng để trước mặt cô, cô nói " Buổi tối" cô sẽ chọn bức tranh có trăng và sao trên bầu trời để sang phía bên phải của cô.
- Cô yêu cầu trẻ thực hiện. Cô nhắc trẻ cần chú ý và ghi nhớ những yêu cầu của cô.
+ Cô làm mẫu lần 2: Phân biệt theo hoạt động:
- Hoạt động buổi sáng: Bé đến trường - Để bên trái 
- Hoạt động buổi trưa: Bé ngủ trưa ở trường - Để trước mặt 
- Hoạt động buổi tối: Bé xem phim hoạt hình - Để bên phải 
+ Lần thứ 3 cô yêu cầu trẻ tự làm theo yêu cầu của cô
3. Hoạt động 3: Luyện tập củng cố 
+ Trò chơi 1: - Cô phát cho mỗi trẻ một bức tranh về buổi sáng, buổi trưa, tối cho trẻ chơi trò chơi "Tìm đúng buổi "
- Cho trẻ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh về đúng buổi của bé thì bé nào cầm bức tranh giống như trong tranh cô yêu cầu thì chạy về đứng cạnh bức tranh đó. Ví dụ cô nói " Về đúng buổi nào!" trẻ cầm tranh có ông mặt trời đỏ rực đng nhô lên sẽ chạy về bức tranh buổi sáng. Cô kiểm tra cho trẻ gọi tên buổi của mình
+ Trò chơi 2: Bé thi tài :
Cô chia trẻ theo 3 nhóm mỗi nhóm nối, tô màu theo đặc điểm, hoạt động của từng buổi; nhóm 1 làm buổi sáng, nhóm 2 buổi trưa, nhóm 3 buổi tối, nhóm nào thực hiện nhầm sẽ bị thua cuộc.
Kết thúc 
- Cô nhận xét giờ học, giáo dục trẻ ăn uống, tập luyện giư gìn sức khỏe. 
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
1. Sức khỏe: ...
....................
2. Kiến thức - Kỹ năng: .....................................................................................
3. Thái độ và hành vi..................................................
4. Lưu ý và đề xuất: ...............................................
Thứ 5, ngày 08 tháng 4 năm 2015
HOẠT ĐỘNG HỌC: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
TẠO HÌNH: VẼ CẦU VỒNG (mẫu)
I. Mục đích - yê

File đính kèm:

  • docgiao_an_chu_de_HTTN_lop_choi.doc