Giáo án Lớp Chồi - Chủ đề: Nước và hiện tượng thiên nhiên - Đề tài: Ô nhiễm môi trường và cách bảo vệ môi trường

Hoạt động 1: Bé hãy lắng nghe

- Cô kể câu chuyện: “Tiếng kêu cứu của rừng xanh”

+ Truyện kể về những con vật gì?

+ Vì sao các con vật lại hoảng hốt sợ hãi?

Khi rừng xanh bị cháy sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sống của muôn loài. Bây giờ cô cùng các con tìm hiểu nhé!

Hoạt động 2: Bé khám phá về môi trường

Cô cùng trẻ hát “trời nắng- trời mưa” đến xem hình ảnh trên máy tính

+ Rừng xanh bị cháy do đâu?

+ Khi rừng xanh bị phá ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sống?

+ Vào những ngày thời tiết nóng bức oi ả bé cần làm gì ? (Lồng ghép dạy cách ứng phó với biến đổi khí hậu cho trẻ)

 

doc2 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 3424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Chồi - Chủ đề: Nước và hiện tượng thiên nhiên - Đề tài: Ô nhiễm môi trường và cách bảo vệ môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 12 tháng 2 năm 2015
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 
LĨNH VỰC KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Chủ đề: Nước và hiện tượng thiên nhiên
 Đề tài: Ô nhiễm môi trường và cách bảo vệ môi trường
I/ Mục đích- yêu cầu
- Trẻ biết được một số nguyên nhân làm cho môi trường bị ô nhiễm gây nên biến đổi khí hậu, cháu biết một số hành động để bảo vệ môi trường và cách ứng phó khi khí hậu biến đổi.
- Rèn cho trẻ một số kỹ năng sống (chăm sóc cây, biết nhặt rác thùng, biết gữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ.) trong việc bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu (trời nóng bức bé biết làm gì? Trời có mưa giông bé biết làm gì?). Trẻ tích cực tham gia hoạt động.
- Giáo dục trẻ luôn có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh mình xanh- sạch- đẹp.
II/ Chuẩn bị: 
- Powerpoint về môi trường bị ô nhiễm và cách bảo vệ.
- Tranh lô tô về bảo vệ môi trường và cách ứng phó với biến đổi khí hậu
- 3 tờ lịch to, rổ đựng.
III/ Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Bé hãy lắng nghe
- Cô kể câu chuyện: “Tiếng kêu cứu của rừng xanh”
+ Truyện kể về những con vật gì?
+ Vì sao các con vật lại hoảng hốt sợ hãi?
Khi rừng xanh bị cháy sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sống của muôn loài. Bây giờ cô cùng các con tìm hiểu nhé!
Hoạt động 2: Bé khám phá về môi trường
Cô cùng trẻ hát “trời nắng- trời mưa” đến xem hình ảnh trên máy tính
+ Rừng xanh bị cháy do đâu?
+ Khi rừng xanh bị phá ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sống?
+ Vào những ngày thời tiết nóng bức oi ả bé cần làm gì ? (Lồng ghép dạy cách ứng phó với biến đổi khí hậu cho trẻ)
+ Rừng xanh bị phá còn gây ra những ảnh hưởng gì nữa?
+ Bé cần làm gì khi trời mưa dông, sấm, sét? (Lồng ghép dạy cách ứng phó với biến đổi khí hậu cho trẻ)
+ Mưa nhiều còn gây nên hiện tượng gì?
+ Lũ lụt ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?
+ Môi trường bị ô nhiễm còn do những nguyên nhân nào nữa?
+ Môi trường bị ô nhiễm gây nên những tác hại gì cho cuộc sống muôn loài? ( bệnh tật nhiều gây tử vong và để lại nhiều di chứng, gây thiệt hại về kinh tế, tinh thần và nhiều loài có nguy cơ tiệt trủng)
+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường?
+ Các con làm gì để góp phần bảo vệ môi trường? (giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh trường lớp, bảo vệ chăm sóc cây trồng- vật nuôi, tiết kiệm nước)
- Để góp phần bảo vệ môi trường thì ngay từ bây giờ cô con mình cùng “gieo hạt” để có nhiều cây xanh làm cho không khí trong lành(Cô cùng trẻ chơi trò chơi “gieo hạt”
Hoạt động 3: Trò chơi “Cùng chung sức”
- Cô nhắc lại cách chơi luật chơi:
Luật chơi : Các nhóm thảo luận tìm tranh hành động đúng đối với môi trường và cách ứng phó với biến đổi khí hậu gắn vào tờ lịch của nhóm mình.
Cách chơi: Chia trẻ làm 3 nhóm. Các nhóm cùng nhau thảo luận tìm tranh hành động đúng đối với môi trường và cách ứng phó với biến đổi khí hậu gắn vào tờ lịch của nhóm mình, sau đó mỗi nhóm sẽ cử 1 đại diện lên nói về nội dung tranh của nhóm mình. Trong vòng một bản nhạc, nhóm nào chọn được nhiều tranh hành động đúng là thắng cuộc.
- Tổ chức cho trẻ chơi 
- Nhận xét trò chơi
- Cô cùng trẻ ca hát vận động : “Trồng cây” 
* Kết thúc
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ cùng chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ cùng chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ hát
Tôi có thể vận dụng bài giảng này vào trong chủ điểm “hiện tượng tự nhiên” để lồng ghép dạy trẻ biết bảo vệ môi trường.

File đính kèm:

  • docgiao_an_long_ghep_bao_ve_moi_truong.doc
Giáo án liên quan