Giáo án Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2014-2015

A. Mục tiêu:

 - Củng cố cho các em về sắp xếp các phân số; về bốn phép tính với phân số

 - Tìm một thành phần chưa biết của phép tính với phân số.

 - Giải toán có lời văn.

 - Giáo dục ý thức học tập cho học sinh

B. Chuẩn bị:

 - GV: Nội dung bài và đồ dùng cho tiết học

 - HS: Đồ dùng cho tiết học

C. Phương pháp và hình thức:

 - Phương pháp: Luyện tập - thực hành

 - Hình thức: Cá nhân

D. Các hoạt động dạy học:

 

doc36 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 758 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu cầu bài
Thảo luận cặp - trình bày 
(Vần điển vào cả 3 ô trống: vần iêu )
 Chăn trâu đốt lửa trên đồng 
 Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều.
 Mải mê đuổi một con diều
 Củ khoai nướng để cả chiều thành tro
- 1 HS đọc đề bài.
- Cặp thảo luận điền từ thích hợp để hoàn thiện thành ngữ 
- Đại diện nhóm trình bày.
 a. Đông như kiến.
 b. Gan như cóc tía.
 c. Ngọt như mía lùi.
 - Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.
Điều chỉnh - bổ sung tiết dạy:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Địa lý:
ÔN TẬP
A. Mục tiêu:
 - Xác định và mô tả được vị trí nước ta trên bản đồ. 
 - Biết đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
 - Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ. 
 - Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Việt Nam
B. Đồ Dùng dạy học.
 - Phiếu học tập.
 - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam
C. Các hoạt động dạy học:
 I. Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu tác dụng của rừng nước ta?
 II. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài:
 2. Nội dung:
Hoạt động 1: Làm việc với bản đồ:
 Làm việc cá nhân.
 - GV treo bản đồ.
- GV nhận xét. 
* HS chỉ :
- Vị trí, giới hạn của nước ta.
- Vùng biển nước ta.
- Các đảo, quần đảo: Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc, Hoàng Sa, Trường Sa, 
- Dãy nói: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn
- Các sông: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 4:
 - Chia nhóm 4.
- HS thảo luận câu hỏi 2 SGK và hoàn thành phiếu bài tập. 
- Đại diện các nhóm trình bày: 
Các yếu tố tự nhiên
 Đặc điểm chính 
 Địa hình 
 diện tích phần đất liền là đồi núi
 diện tích phần đất liền là đồng bằng 
 Khí hậu 
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa : nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa 
- Khí hậu có sự khác biệt giữa 2 mùa...
 Sông ngòi
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, ít sông lớn. Lượng nước thay đổi theo mùa, có nhiều phù sa. 
 Đất 
- Đất phe-ra-lít tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi 
 Rừng 
- Rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi, còn rừng ngập mặn ở ven biển...
3. Củng cố, dặn dò: 
 - Nhận xét giờ học.
 - Chuẩn bị bài sau
Điều chỉnh , bổ sung tiết dạy:
Chiều : 
Tiết 1: Tiếng Việt (ôn)
LUYỆN ĐỌC - CẢM THỤ VĂN HỌC
A. Mục tiêu :
 - Luyện đọc diễn cảm bài “ Những người bạn tốt”; nắm được nội dung bài.
 - Viết được đoạn văn cảm thụ khổ thơ cuối của bài Tre Việt Nam của nhà thơ Nguyễn Duy 
B. Luyện đọc - cảm thụ đoạn thơ 
Luyện đọc :
 - Tổ chức luyện đọc theo cặp 
 - Đặt câu hỏi để HS trả lời củng cố nội dung bài đọc.
 - Nhận xét chốt ý
 2. Cảm thụ văn học :
Kết thúc bài “Tre Việt Nam” (TV4 tập 1) nhà thơ nguyễn duy có viết : 
 “ Mai sau,
 Mai sau, 
 Mai sau,
 Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh”
 Em hãy cho biết những dòng thơ trên nhằm khẳng định điều gì? Cách diễn đạt của nhà thơ có những gì độc đáo, góp phần khẳng định điều đó ?
- Gợi ý
- Chữa bài cho HS 
- Đọc bài “Những người bạn tốt” theo nhóm cặp 
- Một số em thi đọc trước lớp 
- Trả lời câu hỏi về nội dung bài 
- Lớp nhận xét, nêu nội dung bài 
* Nêu được: Phần kết thúc bài thơ bài “Tre Việt Nam” Nhằm khẳng định màu xanh vĩnh cửu của tre Việt Nam, sức sống bất diệt của con người Việt Nam, truyền thống cao đẹp của dân Việt Nam 
- Cách diễn đạt độc đáo của nhà thơ đã góp phần khẳng định điều đó:
+Thay đổi cách ngắt nhịp, ngắt dòng (mai sau, mai sau, mai sau) với biện pháp sử dụng điệp ngữ (Mai sau) góp phần gợi cảm xúc về thời gian và không gian mở ra vô tận, tạo cho ý thơ âm vang bay bổng và đem đến cho người đọc những liên tưởng phong phú.
Cá nhân thực hành viết cảm thụ
Một số em đọc 
3. Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét giờ học
 - Chuẩn bị bài sau. 
Điều chỉnh - bổ sung tiết dạy:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Hát 
ÔN TẬP BÀI HÁT: CON CHIM HAY HÓT
A. Mục tiêu
 - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
 - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
 - Giáo dục các em yêu quý loài vật
B. Chuẩn bị:
 - Thanh phách, sách âm nhạc 5 
C. Các hoạt động
 I. Kiểm tra bài cũ.
 - 2 HS lên bảng trình bày bài hát: Con chim hay hót.
 - Nhận xét của bạn.
 II.Bài mới 
Giới thiệu - ghi bài
 2. Các hoạt động
 Ôn tập bài hát: Con chim hay hót 
- Cho học sinh nghe lại bài hát 1-2 lần để học sinh nhớ lại giai điệu.
- Cho học sinh luyện thanh theo mẫu 1 đến 2 phút để khởi động giọng. 
- Cho lớp ôn tập bài hát theo nhiều hình thức.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hát kết hợp với vận động nhẹ nhàng theo giai điệu bài hát.
- Nhận xét và đánh giá của giáo viên.
- Lắng nghe 
- Lớp thực hiện 
- Tổ, nhóm, cá nhân thực hiện 
- Lớp thực hiện 
 3. Củng cố - dặn dò
 - Cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần.
 - Chuẩn bị bài sau. 
Điều chỉnh - bổ sung tiết dạy:
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp (GV chuyên) 
	Thứ tư ngày 1 tháng 10 năm 2014
Sáng 
Tiết 1: Tập đọc
TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ.
A. Mục tiêu 
 - Đọc diễn cảm được toàn bài, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
 - Hiểu nội dung và ý nghĩa: Cảnh đẹp kì vĩ của công trường thuỷ điện sông Đà cùng với tiếng đàn ba-la-lai-ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành 
 - Thuộc 2 khổ thơ yêu thích (HS khá giỏi thuộc cả bài và nêu ý nghĩa bài thơ) 
B. Chuẩn bị 
 - Tranh, ảnh về nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
 - HS: Đồ dùng cho tiết học
C. Phương pháp và hình thức
 - Phương pháp: Luyện tập - thực hành
 - Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp 
D. Các hoạt động dạy học.
	I. Kiểm tra:
	 HS đọc truyện Những người bạn tốt, nêu ý nghĩa câu truyện.
	II. Bài mới:
	 1. Giới thiệu bài:
	 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- Uốn nắn đọc và cho HS hiểu nghĩa từ 
 - Em hiểu cao nguyên là vùng đất như thế nào ?
- Hình ảnh trăng chơi vơi ?
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
- Những chi tiết nào trong bài thơ gợi hình ảnh đêm trăng trong bài rất tĩnh mịch?
- Những chi tiết nào trong bài thơ gợi hình ảnh đêm trăng trong bài vừa tĩnh mịch vừa sinh động?
- Tìm một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng trên sông Đà?
- Những câu thơ nào trong bài sử dụng phép nhân hoá?
c. Đọc diễn cảm và thuộc lòng 
- HD đọc diễn cảm và đoạn 3 và học thuộc lòng theo yêu cầu
 3. Củng cố, dặn dò :
 - Ý nghĩa bài thơ ? 
- Dặn: Về học thuộc lòng
- Một HS đọc cả bài.
- HS đọc nối tiếp đoạn (ba lượt) kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó
+ Cao nguyên: Vùng đất rộng và cao, xung quanh có sườn dốc, bề mặt bằng phẳng hoặc lượn sóng.
+ Trăng một mình sáng tỏ giữa cảnh trời nước bao la.
- 1 HS đọc toàn bài
- Tĩnh mịch: Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông. Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ. Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.
- Sinh động: có tiếng đàn ngân nga của cô gái Nga, dòng sông lấp loáng dưới ánh trăng và có những sự vật được tác giả miêu tả bằng biện pháp nhân hoá: Công trường say ngủ 
- Tiếng đàn ngân nga bên dòng sông Đà;
 Chiếc đập nằm giữa hai khối núi, biển nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên
- Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ, sóng vai, bỡ ngỡ 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc.
- Cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn
- HS luyện đọc (theo nhóm) 
- HS thi đọc diễn cảm và thi HTL
* Ý nghĩa: Cảnh đẹp kì vĩ của công trường thuỷ điện sông Đà cùng với tiếng đàn ba-la-lai-ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành 
Điều chỉnh - bổ sung:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Toán
$ 33: KHÁI NIỆM VỀ SỐ THẬP PHÂN (Tiếp theo )
A. Mục tiêu.
 Biết
 - Đọc, viết các số thập phân ( các dạng đơn giản thường gặp)
 - Cấu tạo số thập phân có phần nguyên và phần thập phân.
 - Giáo dục ý thức tự giác học tập bộ môn.
B. Chuẩn bị:
 - GV: Nội dung bài .
 - HS: Đồ dùng cho tiết học
C. Phương pháp và hình thức:
 - Phương pháp: Giảng giải; Luyện tập - thực hành 
 - Hình thức: Cá nhân; nhóm đôi 
D. Các hoạt động dạy học:
 I. Kiểm tra bài cũ:
 - Viết số thập phân: Không phẩy không ba: 0,03
 Không phẩy không trăm hai mươi tư: 0,024 
 II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 
 2. Nội dung :
Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm số thập phân:
Ví dụ: 
- Có bao nhiêu mét? bao nhiêu đề- xi-mét? 
- HS quan sát bảng kẻ sẵn 
- Có 2m và 7 dm 
- Hãy viết 2m 7dm thành số đo có đơn vị là m? 
- 2m 7dm = 2 m 
- 2m 7 dm hay 2 m được viết thành 2,7m: Hai phẩy bảy mét.
- HS đọc và viết.
- Đọc các số đo ở dòng 2?
- Viết dưới dạng số đo bằng mét?
- 8m 5dm 6cm = 8m 56cm
 8m 56 cm = 8 m
 8m 56 cm = 8 m = 8,56 m
- HS đọc: 8,56: Tám phẩy năm mươi sáu.
- Tương tự dòng 3
0m 195mm = m = 0,195m 
0,195: không phẩy một trăm chín mươi lăm.
- Các số: 2,7 ; 8,56 ; 0,195 cũng là số thập phân
Hoạt động 2: Cấu tạo số thập phân:
 - Ghi bảng 8,56 
 - Các chữ số trong số 8,56 được chia làm mấy phần? 
- chia làm 2 phần và ngăn cách bởi dấu phẩy 
 8 , 56 
 Phần nguyên Phần thập phân 
- GV nêu và thực hiện tách 
- HS lên bảng chỉ và nêu 
 Tương tự với số 90,638 
- HS nêu:
Phần nguyên: 90
Phần thập phân: 638 
Hoạt động3: Thực hành: 
Bài 1: (Tr 36) Đọc các số thập phân. 
- Đọc trong nhóm bàn - sau đọc trước lớp 
- Lớp nhận xét 
Bài 2:(Tr 36) Viết các hỗn số sau thành số thập phân rồi đọc số đó: 
- Cá nhân làm bài - chữa bài 
 5 = 5,9 Đọc: năm phẩy chín 
 82 = 82,45 Đọc: Tám hai phẩy bốn mươi lăm
 810 = 810, 225 Đọc: Tám trăm mười phẩy hai trăm hai mươi lăm
Bài 3: (Tr 37) Viết các số thập phân thành phân số thập phân:
 - HS khá giỏi: 
 0,1= ; 0,02 = 
* 0,004 = ; 0,095 = 
3. Củng cố dặn dò: 
 - Nhận xét giờ học
 - Chuẩn bị bài 
Điều chỉnh - bổ sung tiết dạy:
................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Ngoại ngữ (GV chuyên)
Tiết 4: Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
A. MỤc tiêu 
 - Xác định được phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn (BT1), hiểu mối lien hệ về nội dung giữa các câu và biết viết câu mở đoạn (BT2, BT3)
 - Giúp HS cảm nhận được môi trường thiên nhiên qua bài văn tả “Vịnh Hạ Long” từ đó giáo dục HS ý thức bảo vê môi trường .
B. Chuẩn bị
 - Tranh, ảnh “vịnh Hạ Long”, 1 số tranh, ảnh về cảnh đẹp Tây Nguyên 
 - Tờ phiếu khổ to ghi lời giải của BT1 (chỉ viết ý b,c).
 - HS: Đồ dùng cho tiết học
C. Phương pháp và hình thức
 - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp - Luyện tập 
 - Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp 
D. Các hoạt động dạy học.
	I. Kiểm tra :
 	Cho HS trình bày dàn ý miêu tả cảnh sông nước.
	II. Bài mới:
	 1. Giới thiệu bài:
 2.Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài tập 1:
- 1 HS đọc bài. Cả lớp đọc thầm.
- Cho HS làm bài theo nhóm cặp
 3 nhóm viết vào bảng nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
Bài tập 2: 
- Cho HS làm việc cá nhân.
- Một số HS trình bày bài làm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3:
- Cho cá nhân viết câu mở đoạn 
- Nhận xét - sửa chữa cho HS 
Lời giải:
a) các phần mở bài, thân bài, kết bài:
- Mở bài: Câu mở đầu
-Thân bài: Gồm 3 đoạn tiếp theo, mỗi đoạn tả một đặc điểm của cảnh.
- Kết bài: Câu văn cuối.
b) Các đoạn của thân bài và ý mỗi đoạn:
- Đoạn 1: Tả sự kì vĩ của vịnh Hạ Long với hàng nghìn hòn đảo.
- Đoạn 2: Tả vẻ duyên dáng của vịnh Hạ Long.
- Đoạn 3: Tả những nét riêng biệt, hấp dẫn của vịnh Hạ Long.
c) Các câu văn in đậm có vai trò mở đầu mỗi đoạn, nêu ý bao trùm toàn đoạn. Xét trong toàn bài, những câu văn đó còn có tác dụng chuyển đoạn, kết nối các đoạn với nhau.
2 HS nối tiếp đọc yêu cầu của bài.
- Làm bài - trình bày 
Lời giải: 
a) Điền câu (b), vì câu này nêu được cả 2 ý trong đoạn văn: Tây Nguyên có núi cao và rừng dày.
b) Điền câu(c) vì câu này nêu được ý chung của đoạn văn: Tây Nguyên có những thảo nguyên rực rỡ màu sắc.
- Nêu yêu cầu 
- Cá nhân viết câu mở đoạn 
- Nối tiếp trình bày.
- Lớp nhận xét 
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Tóm tắt lại bài
 - Nhận xét tiết học
 - Chuẩn bị tiết làm văn viết 
Điều chỉnh - bổ sung tiết dạy:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Chiều: 
Tiết 1: Khoa hoc
PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO
A. Mục tiêu: 
 - Sau bài học HS biết:
 - Nguyên nhân và cách phong tránh bệnh viêm não.
 - Giáo dục ý thức giữ gìn sức khoẻ.
B. Chuẩn bị
 - Hình trang 30, 31- SGK.
 - HS: Đồ dùng cho tiết học 
C. Các hoạt động dạy-học:
I. Kiểm tra bài cũ: 
 Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào? Nêu cách diệt muỗi và tránh không cho muỗi đốt?
II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Các hoạt động
Hoạt động 1: Tác nhân gây bệnh, đường lây truyền bệnh viêm não.
-Tác nhân gay bệnh viêm não là gì?
- Lứa tuổi nào thường mắc bệnh viêm não?
- Bệnh viêm não lây truyền như thế nào?
- Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào?
Hoạt động 2: Cách phòng tránh bệnh viêm não. (cả lớp) 
- Chỉ và nói về nội dung từng hình? Giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối việc phòng tránh bệnh viêm não?
- Chúng ta có thể làm gì để phòng tránh bệnh viêm não?
3. Củng cố, dặn dò:
 - Tóm tắt lại bài
 - Nhận xét tiết học
- Cá nhân thực hiện theo yêu cầu: Đọc thông tin trả lời câu hỏi bằng cách nối với câu trả lời tương ứng.
Ý c - Do một loại vi rút có trong máu gia xúc..
Ý d: Ai cũng có thể mắc bệnh viêm não nhưng nhiều nhất là trẻ em..
Ý b: Muỗi hút máu của những con vật bị bệnh và truyền vi rút sang 
Ý a: Người mắc bệnh này có thể bị chết
- Cả lớp quan sát các hình 1,2,3,4 trang 30,31 SGK và trả lời các câu hỏi:
H1: nằm ngủ mắc màn tránh muỗi.
H2: tiêm phòng để phòng tránh bệnh 
H3: Chuồng gia xúc ở xa nhà để giữ vệ sinh nơi ở 
H4: Làm vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở 
- Tránh muỗi đốt, tiêm phòng, vệ sinh nhà ở ..
- 3 h/s đọc mục bạn cần biết.
 - Chuẩn bị tiết làm văn viết 
Điều chỉnh - bổ sung tiết dạy:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Thể dục (GV chuyên)
Tiết 3: Toán (ôn)
SỐ THẬP PHÂN - GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
A. Mục tiêu`
 - Củng cố cho các em nắm chắc khái niệm số thập phân. Câch đọc, viết số thập phân; Chuyển phân số thập phân thành số thập phân và ngược lại.
 - Rèn kĩ năng giải toán có lời văn
B. Chuẩn bị:
 - GV: Nội dung bài ôn
 - HS: Đồ dùng cho tiết học
C. Phương pháp và hình thức:
 - Phương pháp: Luyện tập - thực hành 
 - Hình thức: Cá nhân; nhóm đôi 
D. Các hoạt động dạy học:
 1. Làm và chữa bài tập ở VBT.
Bài 3 ( tr 45 ) 
Viết hỗn số thành số thập phân
Bài 4( tr 46) Chuyển số thập phân thành phân số thập phân.
 - Cá nhân làm - chữa bài
 3 = 3,1 ; 8 = 8,2 ; 61 = 61,9
 5 = 5,72; 19 = 19,25 ; 80 = 80,5
 2 = 2,625; 88 = 88,207; 
 70 = 70,065
- Cá nhân làm - chữa bài 
 0,5 = ; 0,92 = ; 0,075 = 
 0,4 = ; 0,04 = ; 0,004 = 
2. Bài làm thêm
Bài 1: Viết các số sau dưới dạng số thập phân: 
Bài 2: Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân 
 - = 0,1; = 0,01; = 0,001
 - = 8,4 ; = 2,25; = 6,453
2dm2 = 0,02m2 1hg = 0,1 kg
7dam2 = 0,07 ha 5 yến = 0,05 tấn
2 m2 3 dm2 = 2,03 m2 dm2 = 0,8 dm2 
Bài tập 3: Bài cho HS Khá - giỏi
 Tìm một số có hai chữ số biết rằng nếu viết thêm chữ số 1 vào bên trái số đó thì được một số gấp 3 lần số đã cho. 
 Bài giải:
 Gọi số có hai chữ số lầ ab cần tìm. Viết thêm chữ số 1 vào bên trái số này ta được số có 3 chữ số là 1ab. Lúc này 1ab hơn ab là 100 đơn vị 
Ta có sơ đồ
 ab : l——l 100
1ab: : l——l——l——l
Số có hai chữ số cần tìm là :
 100: ( 3 - 1 ) x 1 = 50
 ĐS: 50
3.Củng cố, dặn dò:
 - Tóm tắt lại bài
 - Nhận xét tiết học
 - Chuẩn bị tiết sau
Điều chỉnh bổ sung :
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 2 tháng 10 năm 2014
Sáng:
Tiết 1: Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
A. Mục tiêu:
 - Nhận biêt được nghĩa chung và các nghĩa khác nhau của từ chạy (BT1,BT2); hiểu nghĩa gốc của từ ăn và hiểu được mối quan hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong các câu ở BT3 
 - Đặt được câu để phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ (BT4) 
 - HS khá giỏi biết đặt câu để phân biệt cả 2 từ ở BT3.
B. Chuẩn bị
 - Nội dung bài ; Bảng phụ .
 - HS: Đồ dùng cho tiết học
C. Phương pháp và hình thức
 - Phương pháp: Vấn đáp - giảng giảng - Luyện tập 
 - Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp 
D. Các hoạt động dạy học.
 I. Kiểm tra bài cũ:
 Thế nào là từ nhiều nghĩa?
 II. Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1: Tìm lời giải cho từ chạy thích hợp cho mỗi câu.
- GV cho HS làm bài cá nhân.
 (1) Bé chạy lon ton trên sân.
(2) Tàu chạy băng băng trên đường ray.
(3) Đồng hồ chạy đúng giờ.
(4) Dân làng khẩn trương chạy lũ.
Bài tập 2:
- GV nêu vấn đề: Từ chạy là từ nhiều nghĩa, các nghĩa của từ chạy có nét nghĩa gì chung? 
- Cho HS trao đổi nhóm 2.
Bài tập 3: Nghĩa gốc cho từ ăn
- Cho HS làm bài rồi chữa bài.
- HS khá giỏi :
* Bài tập 4: Đặt câu phân biệt nghĩa..
- Cho HS làm bài và vở.
- Tuyên dương những HS có câu văn hay.
- 2 h/s đọc yêu cầu bài .
- Sự chuyển nhanh bằng chân.(ý d) 
- Sự di chuyển nhanh của phương tiện giao thông (ý c)
- Hoạt động của máy móc. (ý a)
- Khẩn trương tránh những điều không may sắp sảy đến. ( ý b)
- Nhóm thảo luận - trình bày
- Dòng b (sự vận động nhanh) nêu đúng nét nghĩa chung của từ chạy có trong các ví dụ ở bài tập 1.
- 1 HS đọc yêu cầu.
 Từ ăn trong câu c được dùng với nghĩa gốc (ăn cơm) Ăn: hoạt động đưa thức ăn vào miệng 
* Còn lại là nghĩa chuyển 
Ăn (than ) nhận, nhập than 
VD : xe này ăn xăng nhiều 
 Tôi ăn quân tốt .
- Cá nhân đặt câu 
- Một số HS đọc bài làm của mình.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung 
VD; Chúng em đi học rất sớm.
 Em đi đôi dép màu xanh
 Mẹ đứng chờ em ở cổng.
 Cô ấy đã đứng tuổi 
3. Củng cố, dặn dò: 
 - Tóm tắt lại bài 
 - GV nhận xét tiết học 
 - Dặn: Chuẩn bị bài mới
Điều chỉnh bổ sung :
........................................

File đính kèm:

  • docTUẦN 7.doc