Giáo án Lớp 5 - Tuần 6 - Năm học 2014-2015

A. Mục đích yêu cầu:

 - Nhớ viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức thơ tự do.

 - Nhận biết được các tiếng chứa ưa, ươ và cách ghi dấu thanh theo yêu cầu của BT2. tìm được tiếng chứa ươ, ưa thích hợp trong 2, 3 câu thành ngữ, tục ngữ ở BT3.

 - Rèn tính cẩn thận, tư thế ngồi ngay ngắn.

B. Chuẩn bị:

 - GV: SGK, bảng phụ.

 - HS: Vở chính tả, vở nháp, SGK.

C. Phương pháp và hình thức

 - Phương pháp: Vấn đáp - Luyện tập

 - Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp

C. Các hoạt động dạy học:

 I. Kiểm tra bài cũ:

 - HS viết: suối, ruộng, buồng, lúa.

 - Nêu quy tắc đánh dấu thanh ở những tiếng đó?

 II. Bài mới:

 1. Giới thiệu bài.

 2. Các hoạt động

 a. Hướng dẫn HS viết chính tả:

 

doc40 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 6 - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GK- trang 81) .
 3. Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét giờ học. 
 - Chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh - bổ sung tiết dạy:
Chiều
Tiết 2: Tiếng việt (ôn)
LUYỆN ĐỌC - CẢM THỤ VĂN HỌC
A. Mục tiêu :
 - HS hiểu được nội dung bài “ Ê- mi - li, con ” .
 - Biết đọc đúng, diễn cảm và thuộc bài thơ
 - HS khá giỏi: Nhận biết cái hay, cái đẹp qua phương pháp nghệ thuật, cách chọn lọc chi tiết, hình ảnh trong bài thơ.
B. Chuẩn bị :
 - Nội dung bài ôn
C. Các hoạt động dạy và học
 I. Luyện đọc : 
 Cho HS luyện đọc bài và đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, nhấn giọng một số từ ngữ và thể hiện giọng đọc xúc động. 
 + Đọc và trả lời câu hỏi nội dung bài 
 + Luyện đọc diễn cảm và thi đọc đoạn thuộc lòng 
 II. Cảm thụ văn : 
 Nêu cảm nghĩ của em khi đọc bài “ Ê - mi - li con” 
Hướng dẫn làm bài
+ Bài thơ sáng tác trong hoàn cảnh nào?
+ Hành động tự thiêu của người Mĩ chứng tỏ điều gì?
- Học sinh 3em nối tiếp đọc - nêu cách đọc bài 
- Luyện đọc trong cặp 
- Nối tiếp đọc và trả lời câu hỏi nội dung bài 
Nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công nhân Mĩ tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh x©m l­îc ViÖt Nam.
 - 3em thi đọc thuộc lòng 
- Cá nhân thực hành viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của bản thân về hành động của một công dân nước Mĩ
- Một số em trình bày.
- Lớp bổ sung 
VD: Bài thơ “ E-mi-li con” của nhà thơ Tố Hữu ra đời trong thời kì chống Mĩ cứu nước của dân tộc Việt Nam. Chú Mo-ri-xơn cũng như hàng triệu người Mĩ giàu lương tri đã lên án cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Chúng đem B52, bom na-pan, hơi độc, trút hàng chục triệu tấn bom đạn để tàn sát và huỷ diệt đất nước Việt Nam. Tội ác chiến tranh của đế quốc Mĩ thật khủng khiếp; giết chết nhiều triệu người Việt Nam, hàng chục vạn người bị nhiễm chất độc da cam, thiêu đốt và tàn sát nhiều làng mạc, thành phố
 Câu thơ “Ta đốt thân ta cho ngọn lửa sáng loà sự thật” thể hiện mong muốn của chú Mo-ri-xơn qua hành động tự thiêu của mình để nhân dân Mĩ và nhân loại tiến bộ yêu chuộng hoà bình hiểu và thấy rõ cuộc chiến tranh do đế quốc Mĩ gây ra ở Việt Nam là phi nghĩa và vô nhân đạo, một tội ác ghê tởm phải vạch mặt, lên án.
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học. 
 - Chuẩn bị bài sau. 
Điều chỉnh - bổ sung tiết dạy:
Tiết 2: Hát
HỌC HÁT BÀI : CON CHIM HAY HÓT
 Nhạc : Phan Huỳnh Điểu
 Lời : Theo đồng dao
A. Mục tiêu
 - Biết hát theo giai điệu và lời ca.
 - Biết hát kết hợp với vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
 - Biết đây là bài hát do nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sáng tác nhạc, lời theo đồng dao.
B. Chuẩn bị.
 - GV: Bảng phụ chép sẵn bài hát.
 - HS: Thanh phách, sách âm nhạc 5 
C. Các hoạt động dạy và học
 I. Kiềm tra bài cũ.
 Nhóm trình bày bài hát của tuần trước.
 II. Bài mới.
Giới thiệu - ghi bài
Hướng dẫn học hát. "Con chim hay hót". 
Hoạt động 1: Học hát
 - Cho học sinh nghe băng mẫu bài hát 1 đến 2 lần cho học sinh nghe và cảm nhận.
- Chia câu hát và cho học sinh đọc lời ca.
- Cho học sinh luyện thanh theo mẫu từ 1 đến 2 phút để khởi động giọng.
- Dạy hát từng câu theo lối móc xích cho đến hết bài. 
- Giáo viên cho lớp ôn tập bài hát theo nhiều hình thức.
- Nhận xét và đánh giá của giáo viên.
Hoạt động 2: Hát kết hợp với gõ đệm theo tiết tấu lời ca .
- Giáo viên làm mẫu trước lớp. 
- Giáo viên yêu cầu lớp làm theo
Ví dụ: Con chim hay hót nó đứng nó hót 
 * * * * * * * *
- Khi đã làm tốt giáo viên cho lớp thực hiện theo nhiều hình thức.
- Lắng nghe.
- Theo dõi và đọc lời ca.
- Thực hành khởi động giọng
- Thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Lớp, tổ, cá nhân thực hiện
- Theo dõi.
- Lớp thực hiện.
- Lớp quan sát
- Lớp, tổ, cá nhân thực hiện.
 3. Củng cố
 - Nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn lại bài hát.
Điều chỉnh - bổ sung tiết dạy:
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp (GV chuyên)
Thứ tư ngày 24 tháng 9 năm 2014
Sáng:
Tiết 1: Tập đọc
TÁC PHẨM CỦA SI- LE VÀ TÊN PHÁT- XÍT
A. Mục đích yêu cầu:
 - Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
 - Đọc đúng các tên nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn
 - Hiểu ý nghĩa: Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3) 
 - Giáo dục ý thức mạnh dạn đấu tranh với những kẻ xấu.
B. Chuẩn bị: 
 - GV: SGK, tranh minh họa(sgk)
 - HS: Đồ dùng cho tiết học
C. Phương pháp và hình thức
 - Phương pháp: Vấn đáp - giảng giảng - Luyện tập 
 - Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp 
D. Các hoạt động dạy học.
 I. Kiểm tra bài cũ:
 - HS đọc bài Sự sụp đổ của chế độ a- pác - thai.
 - Nêu nội dung của bài?
 II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc
-1 HS đọc toàn bài.
- Bài chia làm mấy đoạn? 
* Bài chia làm 3 đoạn 
Đoạn 1: Tư đầu đến “Chào ngài”
Đoạn 2: Tiếp cho đến “Điềm đạm trả lời”.
Đoạn 3: Còn lại .
- HS luyện đọc đoạn trước lớp.
* 3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bài.
- Đọc đúng: Si- le ; Hít- le ; Pa- ri; lạnh lùng ; I- ta- li- a; ...
- HS hiểu nghĩa các từ: Hít - le, Si -le, sĩ quan.
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
- 1 HS đọc toàn bài 
b. Tìm hiểu bài:
+ 1HS đọc đoạn 1 
- Câu chuyện xảy ra ở đâu, khi nào?
- Chuyện xảy ra trên một chuyến tàu ở Pa-ri trong thời gian Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng.
- Tên phát xít nói gì khi gặp những người trên tàu?
- Tên sĩ quan Đức bước vào toa tàu, giơ thẳng tay, hô to: Hit-le muôn năm!
- Tên sĩ quan Đức có thái độ như thế nào đối với ông cụ người Pháp? 
+ HS đọc thầm đoạn 2 trả lời: 
- Hắn rất bực tức 
-Vì sao tển sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp?
- Vì cụ đáp lại lời hắn một cách lạnh lùng. Cụ biết tiếng Đức nhưng lại chào hắn bằng tiếng Pháp.
- Nhà văn Đức Si- le được ông cụ người Pháp đánh giá như thế nào? 
- Cụ già đánh giá Si- le là một nhà văn quốc tế.
- Em thấy thái độ của ông cụ đối với người Đức và tên phát xít Đức như thế nào?
- Ông cụ thông thạo tiếng Đức, ngưỡng mộ nhà văn Đức Si-le nhưng căm ghét tên phát- xít xâm lược. 
- Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý gì? 
- Cụ muốn chửi tên phát xít bạo tàn, nói với chúng rằng: chúng là những tên cướp...
- Qua câu chuyện trên, em thấy ông cụ là người như thế nào?
- Ông cụ thông minh, hóm hỉnh, biết cách trị tên pháp xít.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- 3 HS đọc - nêu giọng đọc của từng đoạn. 
Cho HS đọc diễn cảm đoạn 3.
- Đọc - nhấn giọng: ngạc nhiên, nào, Vin-hem Ten, Thụy sĩ, Nàng dân ở Mét-xi-na, I-ta-li-a, Cô gái Oóc -lê-ăng, ...
- Luyện đọc diễn cảm nhóm đôi sau thi đọc 
3. Củng cố, dặn dò:
- Nội dung của bài nói lên điều gì?
Nội dung: Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc.
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau. 
Điều chỉnh - bổ sung :
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Toán
S 28: LUYỆN TẬP
A. Mục đích yêu cầu:
 Biết:
 - Tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích đã học. Vận dụng chuyển đổi, so sánh số đo diện tích. 
 - Giải các bài toán có liên quan đến diện tích.
 - Giáo dục ý thức học tập bộ môn.
B. Chuẩn bị: 
 - GV: Nội dung bài 
 - HS: Đồ dùng cho tiết học 
C. Phương pháp và hình thức:
 - Phương pháp: Luyện tập - thực hành 
 - Hình thức: Cá nhân.
D. Các hoạt động dạy học:
 I. Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu bảng đơn vị đo diện tích ? 
 - Mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề ? 
 II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài.
 2. Luyện tập:
Bài 1: (Tr 30) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là mét vuông :
- Cá nhân làm - chữa bài 
Phần c dành cho HS khá giỏi 
a. 5ha = 50 000m2 
 2km2 = 2 000 000m2
b. 400dm2 = 4m2 
 1500dm2 = 15m2 
 70 000cm2 = 7m2 
 c. 26m2 17dm2 = 26 m2
 90m2 5 dm2 = 90 m2
 35dm2 = m2
Bài 2:(Tr30) Điền dấu 
 - Cá nhân làm - chữa bài 
2 m2 9 dm2 > 29 dm2 
8dm2 5 cm2 < 810 cm2 
790 ha < 79 km2 
4 cm2 5 mm2 = 4 cm2 
Bài 3:(Tr 30) 
- Vở ô li - bảng lớp 
Bài 4:(Tr30) HS khá giỏi 
- HS tự làm bài. 
- GV quan sát hướng dẫn 
 Bài giải:
 Diện tích căn phòng:
 6 4 = 24 (m2 )
 Số tiền mua gỗ để lát sàn căn phòng đó là:
 280000 24 = 6720000 (đồng)
 Đáp số: 6720000 đồng
 Bài giải: 
 Chiều rộng cuả khu đất đó là:
 200 = 150(m) 
 Diện tích khu đất đó là:
 200 150 =30000 (m2 )
 30 000m2 = 3 ha
 Đáp số: 30 000m2 ; 3ha
3 Củng cố dặn dò: 
 - GV nhận xét giờ học. 
 - Chuẩn bị bài sau. 
Điều chỉnh - bổ sung tiết dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Ngoại ngữ (GV chuyên)
Tiết 4: Tập làm văn:
LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
A. Mục đích yêu cầu: 
 - Biết viết một lá đơn đúng quy định về thể thức, đủ nội dung cần thiết, trình bày lí do nguyện vọng rõ ràng.
 - Giáo dục ý thức, tinh thần tham gia tích cực các phong trào từ thiện, nhân đạo.
B. Chuẩn bị
 - GV: SGK, tranh minh họa(sgk)
 - HS: SGK, vở ghi.
C. Phương pháp và hình thức
 - Phương pháp: Vấn đáp - giảng giảng - Luyện tập 
 - Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp 
D. Các hoạt động dạy học.
 I. Kiểm tra bài cũ:
 - Sự chuẩn bị của HS.
 II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn học sinh luyên tập:
Bài 1( tr 59 ) 
- Chất độc màu da cam gây ra những hậu quả gì với con người?
( Thảo luận nhóm cặp) 
- Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân chất độc màu da cam?
 Bài 2( tr 60 ) 
- Đề bài yêu cầu gì?
- Để viết một lá đơn cần những nội dung gì?
- Mục nơi nhận đơn em viết những gì?
- Phần lí do em viết những gì?
- HS viết vở BT; 3 em viết bảng nhóm 
- Bổ sung - sửa chữa sai sót.
- HS đọc bài “Thần chết mang tên bảy sắc cầu vồng” 
* Chất độc màu da cam đã phá huỷ hơn hai triệu ha rừng, làm xói mòn và khô cằn đất, diệt chủng nhiều loài muôn thú, gây ra những bệnh nguy hiểm cho những người nhiễm độc và cho con cái họ. Hiện tại cả nước ta có khoảng 70 nghìn người lớn, từ 200- 300 nghìn trẻ em là nạn nhân của chất độc màu da cam .
* Chúng ta cần thăm hỏi, động viên giúp đỡ các gia đình có người nhiễm chất độc màu da cam; Vận động mọi người cùng giúp đỡ; Lao động công ích gây quỹ ủng hộ các nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam.
* 3 em HS đọc yêu cầu bài.
 - Viết đơn xin gia nhập đội tình nguyện.
 - HS đọc phần chú ý và nêu nội dung đơn...
- Kính gửi Ban chấp hành ...
- HS nối tiếp nêu lí do.
- HS viết bài.
- Một số HS trình bày.
- Nhận xét. 
3 Củng cố dặn dò: 
 - GV nhận xét giờ học. 
 - Chuẩn bị bài sau. 
Điều chỉnh bổ sung tiết dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Chiều: 
Tiết 1: Khoa học :
PHÒNG BỆNH SỐT RÉT
A. Mục tiêu:
 - Biết nguyên nhân và cách phòng chống bệnh sốt rét.
 - Có ý thức giữ gìn vệ sinh để phòng tránh bệnh tật. 
B. Chuẩn bị: 
 - GV: Thông tin và hình trang 26, 27 SGK.
 - HS: Đồ dùng cho tiết học 
C. Các hoạt động dạy-học:
 I. Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu những điểm cần chú ý khi dùng thuốc và khi mua thuốc. 
 II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Nội dung: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu dấu hiệu, tác nhân vµ đường lây truyền bệnh sốt rét. 
 Chia nhóm 4.
- Nêu một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét?
- Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?
- Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì?
- Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào?
- Quan sát, đọc lời thoại hình 1, 2 SGK .
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày:
* Dấu hiệu: Cách 1 ngày lại xuất hiện một cơn sốt. Mỗi cơn sốt có 3 giai đoạn:
- Bắt đầu là rét run: thường nhức đầu, người ớn lạnh hoặc rét run từ 15 phút đến 1 giờ.
- Sau rét là sốt cao: Nhiệt độ cơ thể thường 40 độ hoặc hơn
- Cuối cùng người bệnh ra mồ hôi, hạ sốt.
* Bệnh sốt rét gây thiếu máu; nặng có thể chết người( vì hồng cầu bị phá huỷ hàng loạt sau mỗi lần sốt rét).
* Bệnh sốt rét do một loai kí sinh trùng gây ra 
* Đường lây truyền: Muỗi a-nô-phen hút máu người bệnh trong đó có kí sinh trùng sốt rét rồi truyền cho người lành.
Hoạt động 2: Cách phòng tránh bệnh sốt rét.
 Làm việc theo nhóm đôi 
- Muỗi A- nô- phen thường ẩn náu và xuất hiện như thế nào? 
- Nêu những việc làm ngăn chặn không cho muỗi phát triển? 
- Chúng ta phải làm gì để tự bảo vệ mình và người thân? 
- Nên làm gì để phòng bệnh bệnh sốt rét? 
* Bài học: ( trang 27 SGK) 
+ C¸c nhãm th¶o luËn.
+ §¹i diÖn c¸c nhãm tr×nh bµy:
- ...Những nơi tối tăm ẩm thấp, bụi rậm, đẻ trứng nơi bụi rậm ao tù...
Ban đêm thường bay ra đốt người
- Phun thuốc trừ muỗi (H3 SGK); tổng vệ sinh không cho muỗi ẩn nấp ( H4 SGK) 
- Ngủ màn, tẩm màn bằng chất phòng muỗi...
- ...Giữ vệ sinh nhà ở và môi trưỡng xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy và tránh để muỗi đốt 
- HS đọc bài học 
3. Củng cố, dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học
 - Chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh- bổ sung:
Tiết 2: Thể dục (GV chuyên)
Tiết 3: Toán (ôn)
GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
A. Mục tiêu: 
 - Củng cố cho HS cách giải toán có lời văn: Xác định dạng toán, các bước giải và tiến hành giải toán.
 - Giáo dục ý thức tự giác học tập 
B. Chuẩn bị:
 - Bài luyện tập 
C. Phương pháp và hình thức:
 - Phương pháp: Luyện tập - thực hành 
 - Hình thức: Cá nhân.
D. Ôn tập
 I. Thực hành làm bài trong VBT - chữa bài tập 3
Bài 3 ( 37) 
- Cá nhân làm - chữa bài 
Bài 4( 38) 
- Cá nhân làm - chữa bài 
 Bài giải
 Chiều rộng khu rừng hình chữ nhật là
 3000 x = 1 500 ( m ) 
Diện tích khu rừng là 
 3000 x 1500 = 4500000 ( m2 ) 
 Đổi 4500000 m2 = 450 ha 
 Đáp số: 4500000 m2 ; 450 ha 
 Bài giải
 Diện tích gạch cần để lát nền phòng
 8 x 6 = 48 ( m2 ) 
 Số tiền mua gạch để lát kín nền phòng là 
 90 000 x 48 = 4 320 000 ( đồng ) 
 Đáp số: 4 320 000 đồng 
 II. Bài làm thêm:
Bài 1: Một người đi xe lửa từ A đến B mất 6 giờ, mỗi giờ đi được 25 km. Nếu người đó đi ô tô từ A đến B sẽ mất mấy giờ? Biết rằng mỗi giờ ô tô đi được 50 km.
( Giải 2 cách )
Cá nhân làm - chữa bài
Bài 2: Một bếp ăn dự trữ gạo đủ cho 120 người ăn trong 18 ngày. Nay có 80 người được chuyển đi nơi khác. Hỏi số gạo đó đủ cho những người còn lại ăn trong bao nhiêu ngày? 
(Mức ăn của mỗi người như nhau)
 Bài giải
Cách 1: Quãng đường từ A đễn B dài là 
 25 x 6 = 150 ( km ) 
 Thời gian ô tô đi từ A đến B là 
 150 : 50 = 3 ( giờ ) 
 Đáp số : 3 giờ
Cách 2: 50 km gấp 25 km số lần là 
 50 : 25 = 2 ( lần ) 
 Thời gian ô tô đi từ A đến B là 
 6 : 2 = 3 ( giờ ) 
 Đáp số: 3 giờ
 Bài giải
 Số người còn lại là 
 120 - 80 = 40 ( người ) 
 40 người so với 120 người thì giảm đi số lần 
 120 : 40 = 3 ( lần ) 
 Số gạo đó đủ cho số người còn lại ăn trong thời gian là 
 18 x 3 = 54 ( ngày ) 
 Đáp số : 54 ngày 
3. Củng cố- dặn dò
- Tóm tắt lại nội dung
- Dặn dò: Về ôn bài
Điều chỉnh bổ sung:
Thứ năm ngày 25 tháng 9 năm 2014
Sáng : 
Tiết 1 : Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG ÂM
(Thay cho bài: Dùng từ đồng âm để chơi chũ) 
A. Mục đích, yêu cầu:
 - Củng cố cho các em về từ đồng âm; cách dùng từ đồng âm 
 - Nhận biết được hiện tượng dùng từ đồng âm để chơi chữ qua một số ví dụ cụ thể; biết đặt câu với một cặp từ đồng âm theo yêu cầu.
 - Giáo dục ý thức học tập bộ môn
B. Chuẩn bị:
 - GV: SGK, bảng phụ viết cách hiểu câu Hổ mang bò lên núi:
	Hổ mang bò lên núi: - (Rắn) hổ mang (đang) bò lên núi.
	 - Con hổ (đang) mang (con) bò lên núi.
 - HS: SGK, vở ghi, vở nháp.
C. Phương pháp và hình thức
 - Phương pháp: Vấn đáp - giảng giảng - Luyện tập 
 - Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp 
D. Các hoạt động dạy học.
 I. Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc thuộc 3 câu thành ngữ ở bài tập 4.
 II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn luyện tập
a. Ôn: Từ đồng âm
- Thế nào là từ đồng âm? Cho Ví dụ?
- là những từ có âm thanh giống nhau nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
- VD: cá cờ và bàn cờ.
- Kính yêu - cửa kính- cổ kính 
b. bài luyện tập 
VD: Hổ mang bò lên núi:
- Có thể hiểu câu trên theo những cách nào?
* Có thể hiểu câu theo những cách sau :
- ( Con rắn) hổ mang đang bò lên núi .
- (Con) hổ đang mang con bò lên núi 
- Vì sao có thể hiểu theo nhiều cách như vậy?
(Cách dùng từ như vậy gọi là dùng từ đồng âm để chơi chữ)
* Câu văn trên có thể hiểu theo 2 cách như vậy là do người viết sử dụng từ đồng âm: hổ, mang, bò.
Bài 1: Những từ đồng âm dùng để chơi chữ:
a. Ruồi đậu mâm xôi đậu
 kiến bò đĩa thịt bò
b. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề
c. Bác bác trứng, tôi tôi vôi.
d. Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa.
 - Thảo luận nhóm đôi - trình bày 
a. - Đậu1 trong ruồi đậu là dừng ở chỗ nhất định 
 - Đậu2 trong xôi đậu là đậu để ăn . 
 - Bò1 trong kiến bò là một hoạt động
 - Bò2 trong thịt bò là danh từ chỉ thịt của con bò.
b. - chín1 là tinh thông 
 - chín2 là số 9 
c. - bác1 là một từ xưng hô.
 - bác2 là làm chín thức ăn.
d. - Đá2,3: Vật liệu( danh từ).
 - Đá1,4: đưa chân hất mạnh vào một vật (động từ)
Bài tập 2
- Cá nhân đặt câu - nêu
* Đặt câu với một cặp từ đồng âm ở bài tập 1
VD: Chị em vừa qua thi đậu đại học.
 Con chuồn chuồn đậu trên lá ngô. 
 Mẹ em bảo ăn đậu tốt cho sức khoẻ.....
3. Củng cố dặn dò:
 - Tóm tắt lại bài
 - GV nhận xét tiết học .
Điều chỉnh - bổ sung tiết dạy:
..
Tiết 2: Toán:
$ 29: LUYỆN TẬP CHUNG
A. Mục tiêu: 
 Biết
 - Tính diện tích các hình đã học 
 - Giải bài toán liên quan đến diện tích.
 - Giáo dục ý thức học tập bộ môn
B. Chuẩn bị: 
 - GV: Nội dung bài 
 - HS: Đồ dùng cho tiết học 
C. Phương pháp và hình thức:
 - Phương pháp: Luyện tập - thực hành 
 - Hình thức: Cá nhân.
D. Các hoạt động dạy học:
 I. Kiểm tra bài cũ: 
 5 m2 8 dm2 . 58 dm2 ( > ) ; 7 dm2 5 cm2 .710 cm2 (<)
 910 hm2.. 91 km2 ( < ) ; 8 cm2 4 mm2 . 8 cm2 ( = )
 II. Bài mới 
 1.Giới thiệu bài :
 2. Nội dung :
Bài 1: (Trang 31) 
Bảng lớp + ( vở ô li) 
Cá nhân làm 
Chữa bài .
 Bài giải :
 Diện tích nền căn phòng :
 9 6 = 54 (m2) 
 54m2 = 540000 cm2
 Diện tích một viên gạch là:
 30 30 = 900 cm2
Số viên gạch dùng để lát kín nền căn phòng là 
 540000 : 900 = 600 (viên )
 Đáp số : 600 viên .
 Bài 2: (Trang 31) 
 Bảng lớp + Vở ô li 
- Cá nhân làm - chữa bài 
 Bài giải :
 Chiều rộng của thửa ruộng là:
 80 : 2 = 40 (m) 
a. Diện tích của thửa ruộng là :
 80 40 = 3200 (m2 )
b. 3200 m2 gấp 100 m2 số lần là:
 3200 : 100 = 32 (lần )
Số thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó là :
 50 32 = 1600 (kg )
 1600 kg = 16 tạ 
 Đáp số :a. 3200 m2 ;b.16 tạ.
Bài 3: ( Trang 31): 
- Vở nháp - bảng lớp 
 Bài 4: (Trang 31) 
- Thảo luận cặp - tìm đáp án đúng
 Bài giải :
Chiều dài của mảnh đất đó là :
 5 1000 = 5000 (cm) 
 5000 cm = 50 m 
Chiều rộng của mảnh đát đó là :
 3 1000 = 3000 (cm) 
 3000 cm = 30 m
Diện tích của manh đất đó là :
 50 30 = 1500 (m2) 
 Đáp số : 1500 (m2)
* Ta có: Diện tích miếng bìa là:
8 x 12 x 2 + (12 - 8) x 8 = 192 + 32 = 224(cm2)
 Vậy: Đáp án C .224 cm2 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh - bổ sung tiết dạy:
Tiết 3 : Kể chuyện:
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC.
( Thay cho bài kể chuyện được chứng kiến, tham gia)
A. Mục đích yêu cầu:
 - Tiếp tục cho các em kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh; biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câ

File đính kèm:

  • doctuần 6.doc
Giáo án liên quan