Giáo án Lớp 5 Tuần 4 - Trường IPS Đồng Nai

TUẦN 04 TOÁN

Tiết 16 ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN

I. MỤC TIÊU:

 - Biết một dạng quan hệ tỷ lệ ( đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần ).

 - Biết giải toán liên quan đến quan hệ tỷ lệ bằng một trong hai cách “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”.

 - Giáo dục tính chính xác, cẩn thận và suy luận lôgic trong học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- GV: SGK.

- HS: SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM :

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1.- Khởi động: (1 phút) - Kiểm tra sĩ số - Hát vui.

 

doc44 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 855 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 4 - Trường IPS Đồng Nai, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á, giỏi : làm được toàn bộ BT4.
 	 - Giáo dục HS ý thức sử dụng từ trái nghĩa phù hợp khi viết văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: SGK; Bảng phụ chép sẵn BT 1, 2, 3. 
- HS: SGK; Vở BT TV5 tập 1; giấy A3, bút dạ.
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM :
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1.- Khởi động: (1 phút) - Kiểm tra sĩ số - Hát vui.
 2.- KT bài cũ: (5 phút) - 2 HS làm lại BT 2, 4 tiết trước.
 - GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
 3.- Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài: (1 phút) GV nêu mục tiêu bài học.
 b) Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1: Bài tập 1, 2, 3. ( 10 phút)
MT: Tìm được những từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT1, 2 (3 trong số 4 câu), BT3. HS khá, giỏi : thuộc được 4 thành ngữ, tục ngữ ở BT1.
Cách tiến hành:
Bài 1 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. 
- Yêu cầu HS tự làm bài. ( Gợi ý : chỉ gạch chân dưới các từ trái nghĩa có trong các câu thành ngữ, tục ngữ).
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
- GV nêu câu hỏi: 
 + Em hiểu nghĩa của những câu thành ngữ, tục ngữ trên như thế nào ? 
( Nếu HS giải thích chưa đúng GV có thể giải thích cho HS hiểu).
Bài 2 
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 (tương tự như cách tổ chức làm bài tập 1).
Bài 3 
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 3 ( tương tự như cách tổ chức làm bài 1 ).
HĐ 2: Bài tập 4. ( 6 phút)
MT: Biết tìm những từ trái nghĩa để miêu tả theo yêu cầu của BT4 ( chọn 2 hoặc 3 trong số 4 ý: a, b, c, d ). HS khá, giỏi : làm được toàn bộ BT4.
Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. 
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. GV giao việc sao cho mỗi nhóm chỉ làm một phần a, hoặc b, c, d. (Gợi ý: HS có thể dùng từ điển để tìm từ. 
- Gọi 4 nhóm ( làm các phần khác nhau a, b, c, d) dán phiếu lên bảng, đọc các cặp từ tìm được, các nhóm khác bổ sung. 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
- Gọi HS đọc lại câu từ trái nghĩa. 
- Yêu cầu HS viết vào vở các từ trái nghĩa. 
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. 
- 1 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp dùng bút chì gạch chân các từ trái nghĩa vào SGK. 
- Theo dõi kết luận của GV và sửa lại bài mình (nếu sai). 
a) Ăn ít ngon nhiều. 
b) Ba chìm bảy nổi.
c) Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.
d)Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà ; kính già già để tuổi cho. 
- 4 HS nối tiếp nhau giải thích về từng câu. 
 + Ăn ít ngon nhiều : ăn ngon, chất lượng tốt hơn ăn nhiều mà không ngon.
 + Ba chìm bảy nổi : Cuộc đời vất vả, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. 
 + Nắng chóng trưa, mưa chóng tối : trời nắng có cảm giác chóng đến trưa, trời mưa có cảm giác nhanh tối.
 + Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà ; kính già già để tuối cho : yêu qúy trẻ em thì trẻ em hay đến nhà chơi, kính trọng người già thì mình cũng được thọ như người già.
- Làm bài theo hướng dẫn của GV. 
• Lời giải đúng : 
a) Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà chí lớn.
b) Trẻ già cùng đi đánh giặc.
c) Dưới trên đoàn kết một lòng.
d) Xa-da-cô chết nhưng hình ảnh của em còn sống mãi trong kí ức loài người như lời nhắc nhở về thảm hoạ của chiến tranh huỷ diệt. 
• Làm việc theo hướng dẫn của GV. 
Lời giải đúng : 
a) Việc nhỏ nghĩa lớn.
b) Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.
c) Thức khuya dậy sớm. 
d) Chết trong còn hơn sống đục.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. 
- 4 HS cùng làm việc, trao đổi, thảo luận, tìm từ trái nghĩa theo yêu cầu .
- Lần lượt từng nhóm nêu những từ mình tìm được. Các nhóm khác bổ sung những cặp từ mà nhóm bạn chưa có. 
- 4 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. 
- Viết vào vở các từ trái nghĩa. 
a) Tả hình dáng: 
 - cao / thấp ; cao / lùn; cao vuông / lùn tịt.
 - to / bé ; to/ nhỏ ; to xù / bé tí ; to kềnh / bé tẹo. 
 - béo / gầy ; mập / ốm ; béo múp / gầy tong. 
b) Tả hành động : 
 - khóc / cười ; đứng / ngồi ; lên / xuống ; vào / ra ; đi lại / đứng im ; 
c) Tả trạng thái : 
 - buồn / vui ; lạc quan / bi quan ; phấn chấn / ỉu xìu ; 
 - sướng / khổ ; vui sướng / khổ cực ; hạnh phúc / bất hạnh ; 
 - khỏe / yếu ; khoẻ mạnh / ốm đau ; sung sức / mệt mỏi ; 
d) Tả phẩm chất: 
 - tốt / xấu ; hiền / dữ ; lành / ác ; ngoan / hư ; khiêm tốn / kiêu căng ; hèn nhát / dũng cảm ; thật thà / dối trá ; trung thành / phản bội ; cao thượng / hèn hạ ; tế nhị / thô lỗ ; 
HĐ 3: Bài tập 5. ( 6 phút)
MT: Đặt được câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT4 (BT 5).
Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- Yêu cầu HS tự làm bài. (Gợi ý HS có thể đặt một câu chứa cả cặp từ trái nghĩa hoặc đặt 2 câu, mỗi câu chứa 1 từ).
- Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng. 
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt. 
- Nhận xét , sửa chữa cho từng HS. 
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp theo dõi . 
- 3 HS đặt câu trên bảng. HS dưới lớp viết câu mình đặt vào vở.
- HS tiếp nối nhau đọc câu mình đặt. 
 + Nhà em có hai giống cau : một loại cao quả hơi dài, một loại thấp quả tròn.
 + Lan và Mai là hai chị em sinh đôi mà Lan thì mập còn Mai thì ốm. 
 + Cô ấy lúc vui, lúc buồn. 
 + Xấu người, đẹp nết còn hơn đẹp người,
4.- Củng cố: (5phút)
- GV đọc cho HS bình chọn đoạn văn viết hay nhất đọc lại cho cả lớp cùng nghe.
- GD thái độ: Giáo dục HS ý thức sử dụng từ trái nghĩa phù hợp khi viết văn.
- Nhận xét tiết học.
 5.- Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
 - Dặn dò. Dặn HS về nhà học thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 1, 3 và chuẩn bị bài sau. 
V. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 04 	 TẬP LÀM VĂN
Tiết 08 TẢ CẢNH (kiểm tra viết)
 	 Ngày soạn: 30/06/2015 - Ngày dạy: .../ /2015
I. MỤC TIÊU:
- Viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ ba phần ( mở bài, thân bài, kết bài), thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả. 
- Diễn đạt thành câu; bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn. 
- Lòng ham thích làm văn và tình yêu cảnh vật thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: SGK; bảng phụ viết sẵn đề bài kiểm tra.
- HS: SGK; vở BTTV5 tập 1; giấy A3, bút dạ.
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM :
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.- Khởi động: (1 phút) - Kiểm tra sĩ số - Hát vui.
2.- Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- 3 HS lần lượt đọc đoạn văn đã làm lại ở tiết trước.
- GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
3.- Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: (1 phút) GV nêu mục tiêu bài học.
b) Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài. ( 5 phút)
Mục tiêu: Giúp HS nắm vững yêu cầu của đề bài. Củng cố kiến thức về văn tả cảnh.
Cách tiến hành:
- Treo bảng phụ viết sẵn đề bài.
 - Giúp HS nắm rõ yêu cầu của đề bài.
- Theo dõi HS trình bày.
- Ghi nhận đề bài của từng HS.
Hoạt động 2: Bài tập 2. ( 18 phút)
Mục tiêu: Viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ ba phần ( mở bài, thân bài, kết bài), thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả. Diễn đạt thành câu; bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn. 
Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu của hoạt động.
- Nhắc nhở HS cách trình bày, cách diễn đạt,  bài văn và giao nhiệm vụ học tập.
- Theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
- Thu bài HS đã làm.
- 1 HS đọc đề bài trên bảng.
- 1 HS đọc những từ gạch chân.
- Lần lượt nêu đề bài đã chọn.
- Cả lớp ghi nhận.
- 1 HS đọc yêu cầu BT2 trong SGK.
- Làm bài vào nháp.
- Sửa chữa bài văn hoàn chỉnh rồi viết vào giấy kiểm tra.
- Cả lớp nộp bài đã làm cho GV.
4.- Củng cố: (5phút)
- GV xem lướt qua các bài viết, cho HS sửa chữa lại nếu cần.
- GD thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học.
- Nhận xét tiết học.
 5.- Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
- Dặn dò: Về nhà hoàn chỉnh dàn ý.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................TUẦN 04 	 TOÁN
Tiết 16 ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN 
 Ngày soạn: 30/06/2015 - Ngày dạy: .../ /2015
I. MỤC TIÊU:
 - Biết một dạng quan hệ tỷ lệ ( đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần ).
 - Biết giải toán liên quan đến quan hệ tỷ lệ bằng một trong hai cách “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”. 
 - Giáo dục tính chính xác, cẩn thận và suy luận lôgic trong học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: SGK.
- HS: SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM :
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1.- Khởi động: (1 phút) - Kiểm tra sĩ số - Hát vui.
 2.- Kiểm tra bài cũ: (5 phút) – 2 HS làm lại bài 1, 2 tiết trước.
 - GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
 3.- Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: (1 phút) GV nêu mục tiêu bài học.
b) Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1: Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ. ( 6 phút)
MT: Biết một dạng quan hệ tỷ lệ ( đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần ).
Cách tiến hành:
GV nêu bài toán trong SGK để HS tự làm rồi ghi kết quả vào bảng) kẻ sẵn trên bảng). 
Lưu ý : Chỉ nêu nhận xét trên, không nên quá nhấn mạnh mối quan hệ tỉ lệ giữa hai đại lượng, không đưa ra khái niệm,thuật ngữ “tỉ lệ thuận”.
HĐ 2: Giới thiệu bài toán và cách giải. ( 8 phút)
MT: Biết giải toán liên quan đến quan hệ tỷ lệ này bằng một trong hai cách “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”. 
Cách tiến hành:
GV nêu bài toán 1. 
GV có thể nhấn mạnh các bước giải : 
Bước 1 : Tóm tắt bài toán : 2 giờ : 90km
 4 giờ : .km ?
phân tích để tìm cách giải theo lối “ rút về đơn vị “
Bước 2 : Phân tích để tìm ra cách giải bằng cách “dùng tỉ số ”
Bước 3 : Phân tích để tìm ra cách giải bằng cách “Tìm tỉ số”.
Bước4 : Trình bày bài giải (như SGK).
HĐ 3: Thực hành. ( 8 phút)
MT: Vận dụng kiến thức trên để làm bài tập.
Cách tiến hành:
Bài 1 và bài 2 : Yêu cầu HS giải bằng cách “Rút về đơn vị” tương tự như bài toán 1 (SGK). GV cho HS tự giải (có thể hướng dẫn đối với HS còn khó khăn).
Cần lưu ý cách viết phần “Tóm tắt bài toán” ở bài 2 có thể giải bằng cách dùng tỉ số .
Bài 3 : (liên hệ và dân số)
GV cho HS tóm tắt bài toán, chẳng hạn :
a) 1000 người : 21 người
 4000 người : ..người ?
b) 1000 người : 15 người
 4000 người : .. người ?
HS quan sát bảng, sau đó nêu nhận xét : “Thời gian tăng bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng tăng lên bấy nhiêu lần”.
HS có thể tự giải được bài toán (như đã biết ở lớp 3).
Lưu ý H có thể chọn 1 trong 2 cách để trình bày bài giải ( không phải trình bày cả 2 cách)
Bài 3 : HS giải bằng cách “Tìm tỉ số” tương tự bài toán 2 (SGK). GV cho HS tự giải rồi mới hướng dẫn (nếu HS còn khó khăn).
Dựa trên tóm tắt HS tìm ra cách giải bằng cách “Tìm tỉ số”. (Với phép tính 4000 : 1000 có thể dựa vào tính nhẩm để được kết quả).
Lưu ý : 
GV có thể dựa vào kết quả của a và b để liên hệ tới “Giáo dục dân số”.
Tuỳ thời gian và trình độ HS có thể không làm hết bài tập trong vở bài tập, nhưng tối thiểu phải làm được bài 1,2,3.
4.- Củng cố: (5phút)
- Cho HS khá, giỏi thi đua giải bài 2.
- GD thái độ: Giáo dục tính chính xác, cẩn thận và suy luận lôgic trong học toán.
- Nhận xét tiết học.
 5.- Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
- Dặn dò.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................TUẦN 04 	 TOÁN
Tiết 17 LUYỆN TẬP
 Ngày soạn: 30/06/2015 - Ngày dạy: .../ /2015
I. MỤC TIÊU:
- Biết giải bài toán liên quan đến tỷ lệ bằng một trong hai cách “ Rút về đơn vị” hoặc “ Tìm tỉ số”. - Vận dụng kiến thức trên để làm bài tập.
- Giáo dục tính chính xác, cẩn thận và suy luận lôgic trong học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: SGK.
- HS: SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM :
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1.- Khởi động: (1 phút) - Kiểm tra sĩ số - Hát vui.
 2.- Kiểm tra bài cũ: (5 phút) – 2 HS làm lại BT 1, 2 tiết trước.
 - GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
 3.- Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: (1 phút) GV nêu mục tiêu bài học.
b) Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1: Bài tập 1. ( 8 phút)
MT: Biết giải bài toán liên quan đến tỷ lệ bằng cách “ Rút về đơn vị”.
Cách tiến hành:
- Xác định hướng giải bài toán.
Bài 1 : Yêu cầu HS biết tóm tắt bài toán rồi giải bằng cách “Rút về đơn vị”, chẳng hạn :
Tóm tắt :
12 quyển : 24.000 đồng
30 quyển : ... đồng ?
Bài giải :
Giá tiền 1 quyển vở là :
24.000 : 12 = 2000(đồng)
số tiền mua 21 quyển vở là :
2000 x 30 = 60.000 (đồng)
Đáp số : 60.000 đồng
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và xác nhận kết quả.
HĐ 2: Bài tập 2. ( 7 phút)
MT: Biết giải bài toán liên quan đến tỷ lệ bằng cách “ Tìm tỉ số”.
Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu của hoạt động.
- Xác định hướng giải bài toán.
- Giao nhiệm vụ học tập.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và xác nhận kết quả.
HĐ 3: Bài tập 3. ( 7 phút)
MT: Biết giải bài toán liên quan đến tỷ lệ bằng cách “ Tìm tỉ số”.
Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu của hoạt động.
- Xác định hướng giải bài toán.
Bài 3 : cho H tự giải ( nên chọn cách rút về đơn vị )
Một ô tô chở được số học sinh :
 120 : 3 = 40 ( học sinh )
để chở 160 HS thì cần :
 160 : 40 = 4 ( Ô tô ) - Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và xác nhận kết quả.
- 1 HS đọc yêu cầu BT trong SGK.
- Nêu hướng giải bài toán.
- Tự làm bài vào vở. 
- 1 HS lên bảng chữa bài. 
- Cả lớp góp ý, bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu BT trong SGK.
- Nêu hướng giải bài toán.
- Tự làm bài vào vở. 
- 1 HS lên bảng chữa bài. 
Bài 2 : HS biết 1 tá bút chì là 12 bút chì, từ đó, dẫn ra tóm tắt :
24bút : 30.000 đồng
8bút : . đồng ?
Sau đó có thể dùng cách “Rút về đơn vị” hoặc cách “Tìm tỉ số” để giải (ở bài này nên dùng cách “Tìm tỉ số”).
- 1 HS đọc yêu cầu BT trong SGK.
- Nêu hướng giải bài toán.
- Tự làm bài vào vở. 
- 1 HS lên bảng chữa bài. 
- Cả lớp góp ý, bổ sung.
4.- Củng cố: (5phút)
- Cho HS thi đua giải BT2.
- GD thái độ: Giáo dục tính chính xác, cẩn thận và suy luận lôgic trong học toán.
- Nhận xét tiết học.
 5.- Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
- Dặn dò.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................TUẦN 04 	 TOÁN
Tiết 18 ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN (tiếp theo) 
 Ngày soạn: 30/06/2015 - Ngày dạy: .../ /2015
I. MỤC TIÊU:
 - Biết một dạng quan hệ tỷ lệ ( đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng giảm đi bấy nhiêu lần ).
 - Biết giải toán liên quan đến quan hệ tỷ lệ bằng một trong hai cách “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”. 
 - Giáo dục tính chính xác, cẩn thận và suy luận lôgic trong học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: SGK.
- HS: SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM :
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1.- Khởi động: (1 phút) - Kiểm tra sĩ số - Hát vui.
 2.- Kiểm tra bài cũ: (5 phút) – 3 HS làm lại bài 1, 3, 4 tiết trước.
 - GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
 3.- Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: (1 phút) GV nêu mục tiêu bài học.
b) Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1: Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ. ( 6 phút)
MT: Biết một dạng quan hệ tỷ lệ ( đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng giảm đi bấy nhiêu lần ).
Cách tiến hành:
GV nêu bài toán trong SGK. HS tự tìm kết quả rồi điền vào bảng (viết sẵn ở trên bảng).
Lưu ý : Chỉ nêu nhận xét trên để thấy mối quan hệ giữa 2 đại lượng, không đưa ra khái niệm, thuật ngữ “tỉ lệ nghịch”.
HĐ 2: Giới thiệu bài toán và cách giải. ( 8 phút)
MT: Biết giải toán liên quan đến quan hệ tỷ lệ bằng một trong hai cách “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”.
Cách tiến hành:
Bài 1 : 
Như bài ở tiết 15, GV hướng dẫn HS thực hiện cách giải bài toán 1 theo các bước :
Tóm tắt bài toán : 2 ngày : 12 người
 4 ngày : .. người ?
phân tích bài toán để tìm ra cách giải bằng cách “Rút về đơn vị”
Trình bày bài giải (như SGK).
HĐ 3: Thực hành. ( 8 phút)
MT: Vận dụng kiến thức trên để làm bài tập.
Cách tiến hành:
Bài 1 : Yêu cầu HS tóm tắt được bài toán rồi tìm ra cách giải bằng cách “Rút về đơn vị”, chẳng hạn :
Tóm tắt :
7 ngày : 10 người
5 ngày : .. người ?
Bài giải :
Muốn làm xong công việc trong 1 ngày thì cần: 
10x 7 = 70 (người)
Muốn làm xong trong 5 ngày cần :
70:5 = 14 (người)
Đáp số : 14người
HS quan sát bảng rồi nhận xét : “Số kilôgam gạo ở mỗi bao tăng lên bao nhiêu lần thì số bao gạo giảm đi bấy nhiêu lần”.
Tương tự như cách lưu ý phân tích dẫn tới cách giải bằng cách “Tìm tỉ số”.
HS trình bày bài giải (như SGK).
Bài 2 : 
Tóm tắt : 120 người : 20 ngày
 150 người :  ngày ?
1 người ăn số gạo dự trữ đó trong thời gian là :
 20 x 120 = 2400 ( ngày )
150 người ăn số gạo dự trữ trong thời gian là :
 2400 : 150 = 16 ( ngày )
 ĐS 16 ( ngày )
Bài 3: HS tự giải (theo cách tìm tỉ số)
Tóm tắt
3máy bơm : 4 giờ
6 máy bơm : . giờ ?
Bài giải :
6máy so với3 máy gấp số lần là :
10 : 5 = 2 (lần)
6máy bơm hút hết nước trong thời gian là :
4 : 2 = 2(giờ)
Đáp số : 2 giờ
4.- Củng cố: (5phút)
- Cho HS khá, giỏi thi đua giải bài 2.
- GD thái độ: Giáo dục tính chính xác, cẩn thận và suy luận lôgic trong học toán.
- Nhận xét tiết học.
 5.- Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
- Dặn dò.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................TUẦN 04 	 TOÁN
Tiết 19 LUYỆN TẬP
 Ngày soạn: 30/06/2015 - Ngày dạy: .../ /2015
I. MỤC TIÊU:
- Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỷ lệ bằng một trong hai cách “ Rút về đơn vị” hay “ Tìm tỉ số”.
	- Vận dụng kiến thức trên để làm bài tập.
- Giáo dục tính chính xác, cẩn thận và suy luận lôgic trong học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: SGK.
- HS: SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM :
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1.- Khởi động: (1 phút) - Kiểm tra sĩ số - Hát vui.
 2.- Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - 2 HS làm lại bài 1, 2 tiết trước.
 

File đính kèm:

  • doctuan_4_day_du.doc
Giáo án liên quan