Giáo án Lớp 5 - Tuần 33 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Liên Châu

Chính tả (Nghe- viết)

TRONG LỜI MẸ HÁT

I. Mục tiêu:

- Nghe- viết đúng chính tả bài thơ Trong lời mẹ hát.

- Viết đúng, trình bày đúng, và đẹp bài thơ 6 tiếng

- Viết hoa đúng tên cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em (BT 2).

II. Đồ dùng dạy học:

+ GV: Bảng nhóm, bút lông.

+ HS : SGK, vở.

III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:

Nội dung-TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

3 phút

2. Bài mới:

1 phút

25 phút

8 phút - Mời học sinh đọc tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị; 2 học sinh viết.

- Đánh giá nhận xét

- Giới thiệu bài:

HĐ1: Hướng dẫn học sinh nghe-viết

- GV đọc bài chính tả.

- YC học sinh tìm nội dung bài.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một số từ dễ sai.

- Giáo viên đọc từng dòng thơ cho học sinh viết, mỗi dòng đọc 2, 3 lần.

- Giáo viên đọc cả bài thơ cho học sinh soát lỗi.

Giáo viên chấm bài.

 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập

Bài 2 : Mời 2 học sinh đọc nối tiếp.

- Cả lớp đọc, trả lời câu hỏi:

+ Đoạn văn nói lên điều gì?

Giáo viên lưu ý các chữ về (dòng 4), của (dòng 7) không viết hoa vì chúng là quan hệ từ.

- Giáo viên chốt, nhận xét lời giải đúng.

-Gọi HS nhắc lại cách viết hoa tên cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- 2 học sinh ghi bảng.

- Học sinh lắng nghe và ghi bài

- Học sinh nghe.

- Ca ngợi lời hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời đứa trẻ.

- Học sinh luyện viết từ khó: ngọt ngào, chòng chành, nôn nao, lời ru.

- Học sinh nghe - viết.

- Học sinh đổi vở soát và sữa lỗi cho nhau.

Bài 2

- 2 học sinh đọc bài: một học sinh đọc phần lệnh và đoạn văn; 1 học sinh đọc phần chú giải.

- Học sinh đọc

- Học sinh nêu.

- HS làm bài

- Học sinh nêu

 

doc37 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 33 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Liên Châu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạn văn nói lên điều gì?
Giáo viên lưu ý các chữ về (dòng 4), của (dòng 7) không viết hoa vì chúng là quan hệ từ.
- Giáo viên chốt, nhận xét lời giải đúng.
-Gọi HS nhắc lại cách viết hoa tên cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- 2 học sinh ghi bảng.
- Học sinh lắng nghe và ghi bài
- Học sinh nghe.
- Ca ngợi lời hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời đứa trẻ.
- Học sinh luyện viết từ khó: ngọt ngào, chòng chành, nôn nao, lời ru.
- Học sinh nghe - viết.
- Học sinh đổi vở soát và sữa lỗi cho nhau.
Bài 2
- 2 học sinh đọc bài: một học sinh đọc phần lệnh và đoạn văn; 1 học sinh đọc phần chú giải.
- Học sinh đọc 
- Học sinh nêu.
- HS làm bài
- Học sinh nêu
3. Củng cố; dặn dò:
3 phút
- Trò chơi: Ai nhiều hơn? Ai chính xác hơn?
- Tìm và viết hoa tên các cơ quan, đơn vị, tổ chức.
- Cho HS chơi thi đua 3 tổ.
- Chuẩn bị: “Ôn tập quy tắc viết hoa (tt)”.
- HS tham gia trò chơi.
- HS lần lượt chơi.
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu:
- Kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em, hoặc em với việc thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.
- Hiểu nội dung và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo dục hs mạnh dạn, tự tin trước đông người.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV và HS: Tranh ảnh về cha mẹ, thầy cô giáo, người lớn chăm sóc trẻ em; tranh ảnh trẻ em giúp đỡ cha me việc nhà, trẻ em chăm chỉ học tập 
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Nội dung-TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
5 phút
2. Bài mới: 
1 phút
10 phút
20 phút
3. Củng cố; dặn dò:
3 phút
- Gọi hai HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Nhà vô địch, nêu ý nghĩa câu chuyện .
- GV nhận xét – ghi điểm.
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu, ghi bảng đề bài:
b. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
HĐ1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài 
- Cho 1 Hs đọc đề bài .
+ Hỏi : Nêu yêu cầu của đề bài .
- GV gạch dưới những chữ : Kể 1 câu chuyện em đã nghe, đã đọc , gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em, trẻ em thực hiện bổn phận .
- GV lưu ý HS : Xác định 2 hướng kể chuyện :
+ KC về gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em .
+ KC về trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường, xã hội .
- Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3, 4 SGK .
- GV nhắc HS: Các em nên kể các câu chuyện đã nghe, đã đọc ở ngoài nhà trường theo gợi ý 2.
- Cho 1 số HS nêu câu chuyện mà mình sẽ kể.
HĐ2: HS thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện :
- Cho HS kể chuyện theo nhóm đôi, cùng thảo luận về ý nghĩa của câu chuyện.
- Cho HS thi kể chuyện trước lớp.
- GV nhận xét và tuyên dương những HS kể hay, nêu đúng ý nghĩa câu chuyện. 
- Về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân. Đọc trước đề bài và gợi ý của tiết kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS kể lại câu chuyện Nhà vô địch, nêu ý nghĩa câu chuyện.
- HS lắng nghe.
- HS đọc đề bài.
- HS nêu yêu cầu của đề bài.
- HS lắng nghe, theo dõi trên bảng.
- HS lắng nghe .
- 4 HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1.2.3,4
- HS lắng nghe.
- HS đọc các gợi ý
- HS nêu câu chuyện sẽ kể.
- Trong nhóm kể chuyện cho nhau nghe và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Đại diện nhóm thi kể chuyện
- Lớp nhận xét bình chọn.
- HS lắng nghe.
- HS chú ý lắng nghe
Tập đọc
SANG NĂM CON LÊN BẢY
I. Mục tiêu:	
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do
- Hiểu được điều người cha muốn nói với con : Khi lớn lên từ giã tuổi thơ, con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc hai khổ thơ cuối bài).
- HS khá giỏi: đọc thuộc và diễn cảm bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ trong SGK.
 - Bảng phụ viết những dòng thơ cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Nội dung-TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
3 phút
2. Bài mới: 
1 phút
10 phút
12 phút
10 phút
3. Củng cố; dặn dò:
3 phút
- Giáo viên kiểm tra 2 học sinh tiếp nối nhau đọc luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- GV đánh giá nhận xét
- Giới thiệu bài “Sang năm con lên bảy”.
HĐ1: Hướng dẫn hs luyện đọc.
- Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài.
- GV mời từng tốp 3 học sinh đọc nối tiếp nhau 3 khổ thơ.
- Giáo viên chú ý phát hiện những từ ngữ học sinh địa phương dễ mắc lỗi phát âm khi đọc, sửa lỗi cho các em.
- Giáo viên giúp các em giải nghĩa từ.
- YC học sinh luyện đọc theo cặp.
- Mời 1 học sinh đọc toàn bài.
- Giáo viên hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm bài thơ: giọng nhẹ nhàng, trầm lắng phù hợp với việc diễn tả tâm sự của người cha với con khi con đến tuổi đến trường. Hai dòng thơ dầu đọc giọng vui, đầm ấm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, tìm hiểu bài thơ dựa theo hệ thống câu hỏi trong SGK
- Những câu thơ nào cho thấy thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp?
- Thế giới tuổi thơ thay đổi thế nào khi ta lớn lên?
- Từ giã thế giới tuổi thơ con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu?
® Giáo viên chốt lại :
 - Điều nhà thơ muốn nói với các em?
® Giáo viên chốt: thế giới của trẻ thơ rất vui và đẹp vì đó là thế giới của truyện cổ tích. Khi lớn lên, dù phải từ biệt thế giới cổ tích đẹp đẽ và thơ mộng ấy nhưng ta sẽ sống một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính bàn tay ta gây dựng nên. 
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm + học thuộc lòng bài thơ. 
- Mời 3 học sinh đọc nối tiếp bài thơ. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc diễn cảm bài thơ.
- YC học sinh luyện đọc, thi đọc diễn cảm và thuộc lòng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ. Chia lớp thành 3 nhóm.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương.
- Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ; đọc trước bài Lớp học trên đường – bài tập đọc mở đầu tuần 33.
Học sinh đọc bài.
Học sinh trả lời.
- Học sinh lắng nghe
- 1 học sinh đọc toàn bài.
- Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ – đọc 2-3 lượt. 
- Học sinh phát âm đúng : tới trường, khôn lớn, lon ton,
- Đọc chú giải.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- 1 học sinh đọc toàn bài.
- Lắng nghe.
- Cả lớp đọc thầm lại khổ thơ 1 và 2 
- Học sinh nêu
- Học sinh nêu
+ Con người phải giành lấy hạnh phúc một cách khó khăn bằng chính hai bàn tay; không dễ dàng như hạnh phúc có được trong các truyện thần thoại, cổ tích.
- Học sinh phát biểu tự do.
- 3 học sinh đọc nối tiếp bài thơ. 
- Nhiều học sinh luyện đọc khổ thơ trên, đọc cả bài. Sau đó thi đọc diễn cảm từng khổ thơ, cả bài thơ.
- Thi đọc thuộc lòng khổ thơ, cả bài thơ.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện
Thứ tư ngày 7 tháng 5 năm 2014
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG.
I. Mục tiêu:
 - Biết thực hành tính diện tích và thể tích các hình đã học.
 - Làm các BT : 1, 2 . BT 3: HSKG
II. Đồ dùng dạy học:
 + GV: Bảng phụ, hệ thống câu hỏi.
 + HS: SGK, xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Nội dung-TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
3 phút
 2. Bài mới: 
5 phút
10 phút
9 phút
10 phút
3. Củng cố; dặn dò:
3 phút
- Học sinh nhắc lại một số công thức tính diện tích, chu vi.
- GV chốt 
vHoạt động 1: Ôn công thức tính 
- Diện tích tam giác, hình chữ nhật.
- Gọi hs nêu các công thức trên
v Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc bài 1.
- Đề bài hỏi gì?
Muốn tìm ta cần biết gì?
-Gọi 1 em lên bảng làm.
- Nhận xét ghi điểm.
Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc đề.
- Nhắc lại công thức tính chu vi đáy hình hộp chữ nhật, chiều cao hình hộp chữ nhật.
- Gọi 1 em lên bảng làm.
- Nhận xét ghi điểm.
Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc đề.
- Đề bài hỏi gì?
- Gọi 1 em lên bảng làm.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhắc lại nội dung ôn tập.
- Thi đua dãy A đặt câu hỏi về các công thức dãy B trả lời.
- Chuẩn bị tiết sau; Ôn tập về giải toán. Một số bài toán đã học.
- Học sinh nêu
- STG = a ´ h : 2
- SCN = a ´ b
Bài 1: Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề.
- Rau thu hoạch trên thửa ruộng được bao nhiêu kg.
S mảnh vườn và một đơn vị diện tích thu hoạch.
Học sinh làm vở.
Giải
Nửa chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là:
160 : 2 = 80 (m)
Chiều dài mảnh vườn hình chữ nhật là:
80 – 30 = 50 (m)
Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật là:
50 ´ 30 = 1500 (m2)
Cả thửa ruộng thu hoạch được là:
15 : 10 ´ 1500 = 2250 (kg)
	Đáp số : 2250 kg
Bài 2: Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu của đề.
-HS nêu.	
-Học sinh làm bài vào vở
Giải
Chu vi đáy hình hộp chữ nhật là:
(60 + 40) : 2 = 200(cm)
Chiều cao hình hộp chữ nhật đó là:
600 : 200= 30(cm)
Đáp số: 30 cm
Bài 3: Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề.
-Học sinh làm bài vào vở
Giải
Độ dài thật cạnh AB là:
5 × 1000 = 5000 (cm)= 50m
Độ dài thật cạnh BC là:
2,5 ×1000 = 2500 (cm) = 25 m
Độ dài thật cạnh DC là:
3 ×1000 = 3000 (cm) = 30 m
Độ dài thật cạnh DE là:
4 ×1000 = 4000 (cm) = 40m
*Mảnh đất gồm mảnh đất hình hình nhật và mảnh hình tam giác vuông.
Chu vi mảnh đất là:
50 + 25 + 30 + 40 + 25 = 170 (m)
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật ABCE là:
50 × 25 = 1250 ( m2)
Diện tích mảnh đất hình tam giác vuông CDE là:
30 × 40 : 2= 600 (m2)
Diện tích cả mảnh đất hình ABCDE là:
1250 + 600 = 1850( m2)
Đáp số: 1850 m2
- Hỏi và trả lời về các công thức tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông, diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông.
- HS chú ý lắng nghe
Tập làm văn
ÔN TẬP VỀ TẢ NGƯỜI
I. Mục tiêu:
- Lập được dàn ý cho một bài văn tả người theo gợi ý trong SGK.
- Trình bày miệng được đoạn văn văn tả người một cách rõ ràng, mạch lạc, tự nhiên, tự tin dựa trên dàn ý đã lập.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một tờ phiếu khổ to ghi sẵn 3 đoạn văn.
- Bút dạ và 3 tờ giấy khổ to cho 3 học sinh lập dàn ý 3 bài văn.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Nội dung-TL
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
1. Kiểm tra bài cũ: 
3 phút
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
6 phút
8 phút
20 phút
3. Củng cố; dặn dò:
3 phút
- Nêu cấu tạo bài văn tả người
Bài 1: Chọn đề bài: 
- Mời 1 học sinh đọc nội dung bài tập 1.
- GV dán lên bảng tờ phiếu tờ phiếu đã viết 3 đề bài, mời học sinh tìm những từ nêu nội dung, đối tượng miêu tả.
- GV giải nghĩa từ: chú dân phòng (công an thôn).
- GV gạch chân các từ quan trọng.
- Mời học sinh nêu đề bài đã chọn, nêu đối tượng qs, miêu tả.
Lập dàn ý: 
- Mời học sinh đọc gợi ý 1; 2.
- GV nhắc: Dàn ý bài văn miêu tả người cần xây dựng theo gợi ý trong SGK, song các ý cụ thể phải thể hiện sự qs riêng của mỗi em, giúp em có thể dựa vào dàn ý để tả người (trình bày miệng).
- GV phát phiếu cho 3 học sinh , yc cả lớp viết nhanh dàn ý ra giấy.
- 3 học sinh dán bài viết và trình bày
- GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung.
- YC học sinh tự sửa bài của mình.
Bài 2:
- Mời học sinh đọc yc bài.
- GV nhắc học sinh cần trình bày ngắn gọn, diễn đạt thành câu theo nhóm rồi trình bày trước lớp.
- GV cùng cả lớp nhận xét, bình chọn, khen ngợi người trình bày hay nhất.
- GV nhận xét tiết học. Dặn học sinh viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại để chuẩn bị bài viết.
- Học sinh nêu
- Học sinh nhận xét.
- 1 học sinh đọc: 
- 2 học sinh đọc.
- HS quan sát lắng nghe.
- HS viết dàn bài.
- HS dán bài, trình bày.
- HS tự sửa bài.
- HS nêu : trình bày miệng bài văn tả người.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS đọc
- Học sinh làm bài
- Học sinh đánh giá bình chọn
- Học sinh lắng nghe và thực hiện
Khoa học
 TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT 
I. Mục tiêu:	
- Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc môi trường đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái.
- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ trong SGK trang 136, 137.
- Sưu tầm thông tin về sự gia tăng dân số ở địa phương và các mục đích sử dụng đất trồng trước kia và hiện nay.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Nội dung-TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
3 phút
2. Bài mới: 
1 phút
18 phút
15 phút
3. Củng cố; dặn dò:
3 phút
- Nêu các nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng.
- Giới thiệu bài: “Tác động của con người đến môi trường đất”.
v Hoạt động 1: Con người sử dụng môi trường đất như thế nào.
- YC học sinh qs hình trang 136, trả lời câu hỏi theo nhóm :
+ Con người sử dụng đấy trồng vào việc gì?
+ Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đó?
- Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ thực tế qua các câu hỏi gợi ý sau :
+ Nêu một số dẫn chứng về nhu cầu sử dụng diện tích đất thay đổi.
+ Phân tích các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó.
® Giáo viên kết luận:
Nguyên nhân chính dẫn đến diện tích đất trồng bị thu hẹp là do dân số tăng nhanh, cần nhiều diện tích đất ở hơn.
 v Hoạt động 2: Tác động của con người đến môi trường đất.
+ Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu ... đối với môi trường đất.
+ Nêu tác hại của rác thải đối với môi trường đất.
® Kết luận: Để giải quyết việc thu hẹp diện tích đất trồng, phải áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật cải tiến giống vật nuôi, cây trồng, sử dụng phân bón hoá học, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,Việc sử dụng những chất hoá học làm cho môi trường đất bị ô nhiễm, suy thoái. Việc xử lí rác thải không hợp vệ sinh gây nhiễm bẩn môi trường đất.
- Gọi hs đọc lại toàn bộ nội dung ghi nhớ của bài học.
- Nêu nguyên nhân làm cho đất trồng bị thu hẹp.
- Gv nhắc nhở HS cần giữ gìn môi trường.
- Chuẩn bị: “Tác động của con người đến môi trường không khí và nước”.
- 2 HS trả lời.
- HS chú ý lắng nghe.
- Nhóm trưởng điều khiển quan sát hình 1 và 2 trang 126 SGK.
Đại diện các nhóm trình bày.
Các nhóm khác bổ sung.
+ Hình 1 và 2 cho thấy con người sử dụng đất để làm ruộng, ngày nay phần đồng ruộng hai bên bờ sông được sử dụng làm đất ở, nhà cửa mọc lên san sát.
+ Nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi là do dân số ngày một tăng nhanh. Nhu cầu lập khu công nghiệp, nhu cầu độ thị hoá, cần phải mở thêm trường học, mở thêm hoặc mở rộng đường
- Thảo luận nhóm, hỏi và trả lời các câu hỏi của bạn:
-Người nông dân ở địa phương bạn đã làm gì để tăng năng suất cây trồng?
Việc làm đó có ảnh hưởng gì đến môi trường đất trồng?
Phân tích tác hại của rác thải đối với môi trường đất ?
- Làm cho nguồn nước, đất bị ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái, một số động vật có ích bị tiêu diệt.
- Gây ô nhiễm môi trường đất.
- 3 HS lần lượt thực hiện.
- HS chú ý lắng nghe.
Kĩ thuật
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN (tiết 1)
I. Mục tiêu: HS cần phải:
- Chộn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
- Lắp được mô hình đã chọn
- HS khéo tay : Lắp được ít nhất một mô hình tự chọn
II. Đồ dùng dạy học:
- Lắp sẵn một, hai mô hình đã gợi ý trong sgk (máy bừa, băng chuyền)
 	- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Nội dung-TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
5 phút
 2. Bài mới: 
5 phút
25 phút
3. Củng cố; dặn dò:
3 phút
- GV kiểm tra đồ dùng của HS
HĐ1: HS chọn mô hình lắp ghép.
- Cho các nhóm tự chọn mô hình lắp ghép theo gợi ý trong sgk hoặc tự sưu tầm.
- Yêu cầu hs quan sát và nghiên cứu kĩ mô hình và hình vẽ trong sgk hoặc hình vẽ tự sưu tầm
HĐ2: Các bước thao tác kĩ thuật.
- Gọi đại diện các nhóm nêu các bước lắp của mô hình tự chọn.
- Nêu các chi tiết cần chọn để lắp.
- Nêu thứ tự các bước lắp.
- Cho hs quan sát mẫu lắp sẵn.
- Cho các nhóm lắp thử.
- Quan sát, hướng dẫn thêm.
- Gọi hs nêu các bước lắp mô hình tự chọn.
- Nhắc hs chuẩn bị đồ dùng để tiết sau học tiếp.
- Nhận xét tiết học.
- HS trưng bày đồ dùng trước mặt
- HS chọn mô hình lắp ghép.
- Các nhóm tự chọn mô hình lắp ghép theo gợi ý trong sgk hoặc tự sưu tầm.
- Hs quan sát và nghiên cứu kĩ mô hình và hình vẽ trong sgk hoặc hình vẽ tự sưu tầm
- Ví dụ : Lắp máy bừa.
a) Lắp từng bộ phận.
b) Lắp ráp mô hình.
- Tấm lớn : 1
- Tấm hai lỗ : 1
- Thanh thẳng 11 lỗ : 1
- Thanh thẳng 9 lỗ : 2
- Thanh thẳng 6 lỗ : 2
- Thanh thẳng 3 lỗ : 3
- Thanh chữ U dài : 3
- Thanh chữ U ngắn : 2
- Thanh chữ L dài : 6
- Vành bánh xe : 1
- Bánh xe : 2
- Bánh đai : 5
- Trục dài : 3
- Trục ngắn 2 : 1
- Ốc và vít : 21 bộ
- Ốc và vít dài : 1 bộ
- Vòng hãm : 16
- Cờ- lê : 1
- Tua- vít : 1
* Lắp răng bừa :
-Lấy 1 thanh thẳng 11 lỗ lắp vào 3 thanh thẳng 3 lỗ và 6 thanh chữ L dài ta được răng bừa.
* Lắp trục bánh xe.
-Chọn 3 thanh thẳng 6 lỗ lắp vào trục dài gắn với hai bánh xe (như hình sgk)
* Lắp thùng (móc máy bừa)
* Lắp hoàn chỉnh máy bừa.
- Quan sát, lắp thử.
- HS lần lượt thực hiện.
- HS chú ý lắng nghe
Luyện từ và câu
 ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu ngoặc kép)
I. Mục tiêu:
- HS củng cố, khắc sâu kiến thức về dấu ngoặc kép, nêu được tác dụng.
- Làm đúng bài tập thực hành để nâng cao kĩ năng sử dụng (BT 3).
- Giáo dục Hs yêu quý tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bút dạ , bảng phụ ghi ghi nhớ về tác dụng của dấu ngoặc kép, giấy để HS làm bài tập 3, 2, 1 + băng dính.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Nội dung-TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
3 phút
2. Bài mới: 
1 phút
10 phút
12 phút
10 phút
3. Củng cố :
3 phút
- Gọi 2HS lên làm bài tập 2, 4 tiết trước.
a. Giới thiệu bài :
- GV giới thiệu
- Ghi bảng đề bài:
HĐ 1: Hướng dẫn HS ôn tập:
Bài 1 : Gọi hs đọc đề, nêu yêu cầu 
 - Mời Hs nhắc lại 2 tác dụng của dấu ngoặc kép. Gv dán tờ giấy đã viết nội dung ghi nhớ.
- Nhắc HS : Đoạn văn đã có những chỗ phải điền dâu ngoặc kép để đánh dấu lời nói trực tiếp. Để làm đúng bài tập, các em phải đọc kĩ đề, phát hiện chỗ nào để điền cho đúng.
- Cho HS làm bài vào vở, gọi 1hs lên bảng điền, cho lớp nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2 : Gọi hs đọc đề, nêu yêu cầu 
-Gv cho hs thảo luận theo cặp, làm vào VBT
- Gọi 1hs lên bảng làm, cho lớp nhận xét.
-Nhắc Hs chú ý: Đoạn văn đã cho có những từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt nhưng chưa đặt trong dấu ngoặc kép. Nhiệm vụ của các em là đọc kĩ và phát hiện để đạt dấu ngoặc kép cho phù hợp.
Bài 3 :Gọi hs đọc đề, nêu yêu cầu.
- Gv Hướng dẫn HS làm BT 3. Viết đoạn văn khoảng 5 câu vào vở. Gọi 1hs lên bảng làm.
-GV nhắc Hs: Để viết đoạn văn đúng yêu cầu, dùng dấu ngoặc kép đúng: Khi thuật lại một phần cuộc họp của tổ, các em phải dẫn lời nói trực tiếp của các thành viên trong tổ, dùng những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.
-Cho lớp nhận xét, chấm điểm cho HS.
- GV cho hs nêu lại 2 tác dụng của dấu ngoặc kép .
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện dùng dấu ngoặc kép. Chuẩn bị bài sau.
Mở rộng vốn từ : Quyền và bổn phận.
- 2 hs làm lại bài 2, 4 tiết trước.
- Lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Hs đọc nội dung BT 1.
- Nhăc lại tác dụng của dấu ngoặc kép, (nhìn trên bảng).
-HS lắng nghe và điền đúng.
Em nghĩ : “Phải nói ngay điều này để thầy biết ” - Dấu ngoặc kép đánh dấu ý nghĩ của nhân vật .
.ra vẻ người lớn : “Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này”. -dấu ngoặc kép đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
Bài 2 : hs đọc đề, nêu yêu cầu 
-Hs thảo luận theo cặp, làm vào VBT
- 1hs lên bảng làm, lớp nhận xét.
 “Người giàu có nhất”.  “gia tài”
Bài 3: Hs đọc đề, nêu yêu cầu nội dung Bt.
-Suy nghĩ và viết vào vở, 1HS làm phiếu dán lên bảng, trình bày kết quả, nói rõ tác dụng của dấu ngoặc kép.
VD: Bạn Hạnh tổ trưởng tổ tôi, mở đầu cuộc họp thi đua bằng một thông báo rất (1) “chát chúa”: (2) “Tuần này, tổ nào không có người mắc khuyết điểm thì thầy giáo sẽ cho cả tổ cùng thầy lên thị xã xem xiếc thú vào sáng chủ nhật”. Cả tổ xôn xao. Hùng (3) “phệ” và Hoa “bột” (4) tái mặt vì lo mình có thể làm cả tổ mất điểm, hết cả xem xiếc thú.
- Tác dụng : Dấu ngoặc kép (1) đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt .Dấu ngoặc kép (2) đánh đấu lời nói trực tiếp của nhân vật (Là câu trọn vẹn nên dùng dấu hai chấm)
- Dấu ngoặc kép (3), (4) đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt
- 1 Hs nêu lại
- HS chú ý lắng nghe
Thứ năm ngày 8 tháng 5 năm 2014
Toán
ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN.
MỘT SỐ DẠNG TOÁN ĐÃ HỌC
I. Mục tiêu:
- Biết một số dạng toán đã học.
- Biết giải một số bài toán liên quan đến tìm số trung bình cộng, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Làm các BT : 1, 2. BT3: HSKG 
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV: Bảng phụ, hệ thống câu hỏi.

File đính kèm:

  • docGA_lop_5.doc