Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021 - Lê Thị Thái Hoàn

Tập đọc

BẦM ƠI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa: Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng bài thơ).

2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài thơ; ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.

3. Thái độ: Giáo dục tình yêu thương cha mẹ

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- GDAN-QP: Sự hi sinh của những người Mẹ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

 - GV: + Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 + Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn thơ hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.

- HS: SGK, vở

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi

 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc42 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 41 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021 - Lê Thị Thái Hoàn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" với các câu hỏi:
+ Nêu cách cộng phân số cùng mẫu số?
+ Nêu cách trừ phân số cùng mẫu số?
+ Nêu cách cộng phân số khác mẫu số?
 + Nêu cách trừ phân số khác mẫu số?
- Gv nhận xét trò chơi
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Biết vận dụng kĩ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải bài toán.
 - HS làm bài 1, bài 2.
* Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài, chia sẻ trước lớp
- GV nhận xét chữa bài
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS nêu yêu cầu
-Yêu cầu HS làm bài
- Rèn kĩ năng sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để cộng trừ phân sô và số thập phân
- GV nhận xét chữa bài
Bài tập chờ:
Bài 3: HĐ cá nhân
- Cho HS làm bài cá nhân
- Tính:
- Cả lớp làm vở, 2 HS lên bảng làm bài, chia sẻ cách làm
a) 
b) 578,69 + 181,78 = 860,47
- Tính bằng cách thuận tiện nhất
- HS tự giải, 4 HS lên bảng làm bài, chia sẻ cách làm
c) 69,78 + 35,97 + 30,22 
= ( 69,78 + 30,22) + 35,97 
= 100 + 35,97 = 135,97
d) 83,46 – 30,98 – 72,47
= 83,45 – ( 30,98 + 72,47)
= 83,45 – 73,45 = 10
- HS làm bài cá nhân, báo cáo kết quả với giáo viên
Bài giải
Phân số chỉ số phần tiền lương gia đình đó chi tiêu hàng tháng là:
 + = (số tiền lương)
a) Tỉ số phần trăm số tiền lương gia đình đó để dành là:
 - = (số tiền lương)
 = = 15%
b) Số tiền mỗi tháng gia đình đó để dành được là:
4000000 : 100 x 15 = 600000 (đồng)
Đáp số: a) 15% số tiền lương;
 b) 600000 đồng.
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Cho HS tính bằng cách thuận tiện nhất:
17,64 - ( 5 - 4,36) =
- HS làm bài
17,64 - ( 5 - 4,36) = 17,64 - 5 + 4,36
 = 17,64 + 4,36 - 5
 = 22 - 5
 = 17
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. 
- Dặn HS ôn lại giải toán về tỉ số phần trăm.
- HS nghe và thực hiện
_________________________________
CHIỀU:
( GV BỘ MÔN DẠY)
_______________________________
Thứ Tư, ngày 21 tháng 4 năm 2021
English:
( Cô Lài dạy)
_____________________________
Kể chuyện
 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Tìm và kể được một câu chuyện một cách rõ ràng về một việc làm tốt của bạn.
2. Kĩ năng: Biết nêu cảm nghĩ về nhân vật trong truyện.
3. Thái độ: Trân trọng những việc làm tốt của bạn bè.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: Bảng phụ viết đề bài của tiết kể chuyện, các gợi ý 3,4.
 - HS : Các câu chuyện đã chuẩn bị
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
1. Hoạt động Khởi động (3’)
 - Cho HS thi kể lại câu chuyện em đã nghe về một phụ nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS lên bảng kể lại câu chuyện em đã nghe hoặc đọc về một phụ nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
+ HS khác nhận xét.
- HS ghi vở
2.Hoạt động tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện phù hợp với yêu cầu tiết học: (8’)
* Mục tiêu: Tìm được một câu chuyện một cách rõ ràng về một việc làm tốt của bạn.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc đề
- GV gạch chân những từ trọng tâm ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh.
- GV nhắc HS một số câu chuyện các em đã học về đề tài này và khuyến khích HS tìm những câu chuyện ngoài SGK
- Gọi HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể
- Kể về một việc làm tốt của bạn em.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc
- HS nêu
- HS nối tiếp nhau nói nhân vật và việc làm tốt của nhân vật trong câu chuyện của mình
3. Hoạt động thực hành kể chuyện:(23 phút)
* Mục tiêu:
 - Kể được một câu chuyện một cách rõ ràng về một việc làm tốt của bạn.
 - Biết nêu cảm nghĩ về nhân vật trong truyện.
(Giúp đỡ HS M1,2 kể được câu chuyện)
* Cách tiến hành:
- HS kể theo nhóm
- Thi kể chuyện trước lớp
- Cả lớp theo dõi, nhận xét
- Bình chọn câu chuyện hay nhất, người kể chuyện hay nhất.
-Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, cùng trao đổi cảm nghĩ của mình về việc làm tốt của nhân vật trong truyện, về nội dung ý nghĩa câu chuyện. Theo câu hỏi gợi ý
* Câu hỏi gợi ý
+ Bạn có suy nghĩ gì khi chứng kiến việc làm đó?
+ Việc làm của bạn ấy có gì đáng khâm phục? 
+ Tính cách của bạn ấy có gì đáng yêu?
+ Nếu là bạn bạn sẽ làm gì khi đó?
- Đại diện nhóm kể.
- 5 đến 7 HS thi kể và trao đổi với các bạn về việc làm tốt của bạn.
- HS cả lớp theo dõi, bình chọn
3. Hoạt động ứng dụng (2’)

- Qua bài học, em biết được điều gì ?
- Qua bài học em thấy có rất nhiều bạn nhỏ làm được nhiều việc tốt/Các bạn nhỏ thật tốt bụng...
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. 
- Chuẩn bị tiết sau
- Yêu cầu HS về nhà tập kể lại chuyện
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
____________________________________
Lịch sử:
LỊCH SỬ HÀ TĨNH
TÌM HIỂU VỀ DI TÍCH NGÃ BA ĐỒNG LỘC
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: HS có những hiểu biết cơ bản về di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc và tiểu đội nữ 10 nữ Thanh niên xung phong; nắm được một số nhân vật lịch sử tiêu biểu của tỉnh Hà Tĩnh qua các thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước.
- Kĩ năng: HS sưu tầm được một số tư liệu về di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc; kể được vài câu chuyện nhỏ có liên quan với nội dung bài học.
- Định hướng thái độ: HS có được cảm xúc và tinh thần tự hào dân tộc; giáo dục ý thức giữ gìn các di tích lịch sử.
- Định hướng năng lực: 
+ Nhận thức: Nêu tên, kể, trình bày về một số nhân vật, sự kiện lịch sử.
+ Tìm tòi khám phá: Tìm hiểu về di tích Ngã Ba Đồng Lộc,
+Vận dụng KT- KN: Học tập được tinh thần anh dũng của những Thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mĩ.
II. Chuẩn bị:
GV: Tư liệu, tranh ảnh, máy chiếu đa năng, Clíp liên quan đến bài học.
HS: Tư liệu, tranh ảnh, câu chuyện, thơ,về nội dung bài học.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1. Khởi động:
GV hoặc HS trình bày 1 số lời hát, đoạn thơ có nội dung liên quan đến bài học. VD: Bài hát “Người con gái sông La”. Sau đó GV giới thiệu nội dung bài học.
HĐ2. Hình thành kiến thức: (Khám phá)
1. Tìm hiểu về Di tích lịch sử Ngã Ba Đồng Lộc. (N4).
*Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
C1: Em hãy cho biết di tích lịch sử Ngã Ba Đồng Lộc thuộc huyện nào? Tỉnh nào?
C2: Em biết những gì về di tích lịch sử Ngã Ba Đồng Lộc và những nữ anh hùng gắn với di tích đó? 
Đại diện nhóm trình bày (kèm tư liệu và hình ảnh sưu tầm), nhóm khác nhận xét.
GV nhận xét, tiểu kết: 
Ngã ba Đồng Lộc thuộc Thị trấn Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, là một trong những nhánh đường trọng điểm thuộc hệ thống đường Hồ Chí Minh lịch sử, được công nhận là Di tích lịch sử đặc biệt cấp Quốc gia được năm 2013.
Mười nữ anh hùng đó là: Võ Thị Tần, Hồ Thị Cúc, Dương Thị Xuân, Trần Thị Rạng, Võ Thị Hà, Võ Thị Hợi, Trần Thị Hường, Nguyễn Thị Xuân, Hà Thị Xanh, Nguyễn Thị Nhỏ.
Tiểu đội Thanh niên xung phong của 10 nữ anh hùng đó là những cô gái Thanh niên xung phong được giao nhiệm vụ canh giữ giao điểm, phá bom và sửa đường thông xe trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đây là những cô gái tuổi đời còn rất trẻ và đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ, được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lao động vào năm 1972.
GV trình chiếu tranh ảnh, tư liệu, bổ sung.
2. Kể về một số nhân vật lịch sử tiêu biểu của tỉnh Hà Tĩnh mà em biết qua các thời kì. (Cá nhân)
- HS có thể kể về Anh hùng Lý Tự Trọng, Phan Đình Giót,.
- HS trình bày cá nhân.
- GV nhận xét và tuyên dương.
HĐ 3: Hoạt động luyện tập – Vận dụng (HĐ tiếp nối)
- HS có thể làm thơ, viết cảm nghĩ của mình về một số nhân vật lịch sử và địa danh lịch sử tiêu biểu.
- Học sinh về nhà tiếp tục sưu tầm, kể chuyện có nội dung liên quan bài học.
______________________________
Toán
PHÉP NHÂN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết thực hiện phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm, giải bài toán.
2. Kĩ năng: HS làm bài 1(cột 1), bài 2, bài 3, bài 4.
3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.
4. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, bảng phụ
 - HS : SGK, bảng con
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
- HS ghi vở 
2.Hoạt động ôn tập kiến thức cũ:(15 phút)
*Mục tiêu: Nắm được một số tính chất cơ bản của phép nhân.
*Cách tiến hành:
 - GV viết lên bảng: a x b = c
+ Em hãy nêu tên gọi các thành phần của phép nhân?
+ Nêu các tính chất của phép nhân mà em đã được học?
1. Tính chất giao hoán.
2. Tính chất kết hợp.
3. Nhân 1 tổng với 1 số.
4. Phép nhân có thừa số bằng 1.
5. Phép nhân có thừa số bằng 0.
- HS nêu miệng: a, b là thừa số, c là tích.
- Thảo luận nhóm đôi và ghi tính chất vào giấy nháp. Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
a x b = b x a
(a x b) x = a x (b x c)
(a + b) x = a x c + b x c
1 x a = a x 1 = a
0 x a = a x 0 = 0
3. HĐ thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: 
 - Biết thực hiện phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm, giải bài toán.
 - HS làm bài 1(cột 1), bài 2, bài 3, bài 4.
*Cách tiến hành:
Bài 1(cột 1): HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV yêu cầu HS tự giải
- GV nhận xét chữa bài
Bài 2: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét chữa bài
Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài
- Bạn đã vận dụng những tính chất nào của phép nhân để giải bài toán 3?
Bài 4: HĐ cá nhân
- HS đọc đề bài
- Bài toán thuộc dạng toán nào?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài
- Bạn nào có cách giải khác không?
- Tính
- HS làm bài, chia sẻ cách làm
a) 4 802 x 324 = 1 555 848
b) 
c) 35,4 x 6,8 = 240,72
- Tính nhẩm
- HS tự giải, trao đổi bài với bạn.
a) 3,25 x 10 = 32,5
3,25 x 0,1 = 0,325
b) 417,56 x 100 = 41756
417,56 x 0,01 = 1,1756
c) 28,5 x 100 = 2850
 28,5 x 0,01 = 0,285
- Tính bằng cách thuận tiện nhất
- HS tự giải, 2 HS lên bảng làm sau đó chia sẻ kết quả
a) 2,5 x 7,8 x 4 = ( 2,5 x 4) x 7,8
 = 10 x 7,8 
 = 78
- Tính chất giao hoán, kết hợp.
- HS đọc đề bài, phân tích đề.
- Tính quãng đường, biết vận tốc và thời gian.
- HS tự giải, 1 HS lên bảng làm, chia sẻ
Bài giải
Đổi 1giờ 30 phút = 1,5 giờ
Quãng đường ô tô đi được trong 1,5 giờ là:
48,5 x 1,5 = 72,75 ( km)
Quãng đường xe đạp đi được trong 1,5 giờ là :
33,5 x 1,5 = 50,25 ( km)
Quãng đường AB dài là:
72,75 + 50,25 = 123( km)
 Đáp số: 123km
- HS nêu : Tính tổng vận tốc rồi lấy tổng vận tốc nhân với thời gian hai xe gặp nhau.( 48,5 + 33,5) x 1,5 = 123km
Bài giải
Tổng vận tốc của ô tô và xe máy là:
48,5 + 33,5 = 82 (km/ giờ)
Đổi 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ
Quãng đường AB dài là:
82 x1,5 = 123 (km)
	 Đáp số: 123 km.
4. Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Cho HS nhân nhẩm các phép tính sau:
0,23 x 10 =.... 5,6 x 100 =....
5,67 x 0,1=.... 123 x 0,01 =....
- HS nêu kết quả
0,23 x 10 = 2,3 5,6 x 100 =560
5,67 x 0,1=.0,567 123 x 0,01 =1,23
5. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. 
- Về nhà tự ôn lại kiến thức nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số.
- HS nghe 
- HS nghe và thực hiện

_____________________________
Tập đọc
BẦM ƠI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa: Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng bài thơ).
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài thơ; ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.
3. Thái độ: Giáo dục tình yêu thương cha mẹ
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- GDAN-QP: Sự hi sinh của những người Mẹ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: + Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 + Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn thơ hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho HS chơi trò chơi"Chiếc hộp bí mật" với nội dung là đọc bài Công việc đầu tiên và trả lời câu hỏi cuối bài:
- Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì ? 
- Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ? 
- Vì sao Út muốn được thoát li ? 
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
+ Rải truyền đơn.
+ Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi bận. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
+ Vì Út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho Cách mạng.
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động luyện đọc: (12phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Cách tiến hành:
- GV gọi 1 HS M4 bài thơ 
- Cho HS luyện đọc trong nhóm
+ Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 1.
+ Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 2.
- Luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- 1 HS đọc to. Cả lớp đọc thầm.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài
+ 4 HS đọc nối tiếp theo 4 đoạn thơ lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó.
+ 4 HS đọc nối tiếp theo 4 đoạn thơ lần 2 kết hợp luyện đọc câu khó, giải nghĩa từ.
- HS đọc cho nhau nghe ở trong nhóm.
- HS đọc
- HS nghe
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu nội dung, ý nghĩa: Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng bài thơ).
* Cách tiến hành:
 - GV yêu cầu HS đọc thầm và TLCH trong SGK sau đó chia sẻ trước lớp
+ Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?
+ Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng.
+ Anh chiến đã dùng cách nói như thế nào để làm yên lòng mẹ ?
+ Qua lời tâm tình anh chiến sĩ, em suy nghĩ gì về người mẹ của anh ?
- GV cho HS nêu nội dung chính của bài.
- Qua tìm hiểu nội dung bài học, em có băn khoăn thắc mắc gì không ?
- GV: Mùa đông mưa phùn gió bấc, thời điểm các làng quê vào vụ cấy đông. Cảnh chiều buồn làm anh chiến sĩ chạnh lòng nhớ tới mẹ, thương mẹ phải lội ruộng bùn cấy lúa lúc gió mưa.
- GV: Anh chiến sĩ dùng cách nói so sánh. Cách nói ấy có tác dụng làm yên lòng mẹ : mẹ đừng lo nhiều cho con, những việc con làm không thể sánh với những vất vả, khó nhọc của người mẹ nơi quê nhà.
- HS thảo luận nhóm TLCH và chia sẻ trước lớp
+ Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc làm anh chiến sĩ nhớ thầm tới người mẹ nơi quê nhà. Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ non, mẹ run vì rét.
+ Tình cảm mẹ với con: 
 Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
+ Tình cảm của con với mẹ:
 Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu.
 + Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
 Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
+ Người mẹ của anh chiến sĩ là một phụ nữ Việt Nam điển hình: chịu thương chịu khó, hiền hậu, đầy tình thương yêu con.
- HS nêu: Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam.
- Thưa thầy, em không biết mưa phùn, gió bấc là gì ?
- Cách nói so sánh của anh chiến sĩ có gì hay ?
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài thơ; ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.
* Cách tiến hành:
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm: đọc đúng câu hỏi, các câu kể; đọc chậm 2 dòng thơ đầu, nhấn giọng, nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ.
- Luyện đọc diễn cảm
- Thi đọc diễn cảm
- Luyện học thuộc lòng
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ.
- HS theo dõi
- HS nghe
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp
- HS thi đọc 
- HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- HS thi đọc thuộc lòng
5. Hoạt động ứng dụng: (2 phút)
- Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về anh ? 

+ Anh chiến sĩ là người con hiếu thảo, giàu tình yêu thương mẹ. / Anh chiến sĩ là người con rất yêu thương mẹ, yêu đất nước, đặt tình yêu mẹ bên tình yêu đất nước. / 
6. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. 
- Về nhà luyện đọc diễn cảm toàn bài và đọc cho mọi người cùng nghe.
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
_____________________________________
Thứ Năm, ngày 22 tháng 4 năm 2021
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết vận dụng ý nghĩa của phép nhân và quy tắc nhân một tổng với một số trong thực hành, tính giá trị của biểu thức và giải toán.
2. Kĩ năng: HS làm bài 1, bài 2, bài 3.
3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.
4. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, bảng phụ
 - HS : SGK, vở , bảng con
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- Cho HS làm bảng con: Đặt tính và tính:
a) 345 x 6780 b) 560,7 x 54
c) 34,6 x 76,9 
- Nêu các tính chất của phép nhân. 
- Gv nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- 3 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào bảng con.
- 1 HS trình bày các tính chất của phép nhân.
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
- Biết vận dụng ý nghĩa của phép nhân và quy tắc nhân một tổng với một số trong thực hành, tính giá trị của biểu thức và giải toán.
- HS làm bài 1, bài 2, bài 3.
* Cách tiến hành:
Bài tập1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài. 
Bài tập 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài
Bài tập 3: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc đề bài
- Hướng dẫn HS phân tích đề toán
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng
Bài tập chờ:
Bài 4: HĐ cá nhân
- Học sinh nhắc lại công thức chuyển động thuyền.
 - Chuyển thành phép nhân rồi tính:
- HS tự giải, 3 HS lên bảng làm sau đó chia sẻ kết quả
* Lời giải:
a) 6,75 kg + 6,75 kg + 6,75 kg 
 = 6,75 kg x 3 
 = 20,25 kg
b) 7,14 m2+ 7,14 m2 + 7,14 m2 x 3
 = 7,14 m2 ( 1 + 1+ 3 ) 
 = 7,14m2 x 5
 = 35,7m2
c) 9,26dm3 x 9 + 9,26dm3
 = 9,26dm3( 9 + 1)
 = 9,26dm3x 10
 = 92,6dm3
- Tính
- HS tự giải, 2 HS lên bảng làm bài
- HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong dãy tính.
a) 3,125 + 2,075 x 2 = 3,125 + 4,15
 = 7,275
b) ( 3,125 + 2,075) x 2 = 5,2 x 2
 = 10,4
- HS đọc đề bài
- HS trao đổi nhóm đôi, Cả lớp làm vở, 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ, yêu cầu HS tìm cách giải khác
Bài giải
Số dân của nước ta tăng thêm trong năm 2001 là :
77 515000 :100 x 1,3 = 100795(người)
Số dân của nước ta tính đến cuối năm 2001 là:
77515000+1007695=78522695(người)
Đáp số: 78 522 695 người.
C2 : Tỉ số phần trăm dân số năm 2001 so với năm 2000 là 101,3 %
Số dân nước ta năm 2001 là:
77 515 000 : 100 x 101,3 = 78 522 695 ( người )
- HS nhắc lại
* Vthuyền đi xuôi dòng = Vthực của thuy

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_31_nam_hoc_2020_2021_le_thi_thai_hoan.doc