Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 - Năm học 2015-2016 - Phạm Thị Liên

KHOA HỌC

 ÔN TẬP : THỰC VẬT & ĐỘNG VẬT

I – Mục tiêu : Sau bài học , HS có khả năng :

 - Hệ thống lại một số hình thức sinh sản của thực vật & động vật thông qua một số đại diện .

 - Nhận biết một số hoa thụ phấn nhờ gió , một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng .

 - Nhận biết một số loài động vật đẻ trứng , một số loài động vật đẻ con .

 - HS KT :Nêu đúng một số loại thực vật ,động vật theo nội dung trên .

GDBĐKH:Môi trường là nơi tiếp nhận những chất thải trong sịnh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong hoạt động khác của con người. Nếu không kiểm soát và xử lí các chất thải, môi trường sẻ bị ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của con người.

- Khi con người đốt các nguyên liệu hóa thạch(dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên) và khi các chất thải hữu cơ phân hủy đã tạo ra nguồn khí nhà kinh là khí mê tan (CH4).

- Con người cần phải khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí để tránh cạn kiêt tài nguyên và góp phần BVMT, góp phần làm giảm nhẹ BĐKH.

II –Chuẩn bị:

 1 – GV :.Hình trang 124 ,125 ,126 SGK .

 2 – HS : Hình trang 124 ,125 ,126 SGK .

 III– Các hoạt động dạy học chủ yếu :

 

docx45 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 - Năm học 2015-2016 - Phạm Thị Liên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : KT đồ dùng học tập của HS
II – Kiểm tra bài cũ : GV gọi 2 HS(TB-K)
 -Mô tả cảnh hổ mẹ dạy hổ con săn mồi?
 -Tại sao hươu con khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy?
- Nhận xét, ghi điểm
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài :GV nêu yêu cầu tiết học
 2 – Hướng dẫn ôn tập : 
 Căn cứ vào 5 bài tập trang 124, 125, 126 SGK. GV tổ chức cho HS thực hiện trò chơi”Ai nhanh hơn” 
-GV nêu cách chơi
-Cho HS chơi đại diện nhóm dự thi
-GV theo dõi các nhóm chơi,tổng kết nhóm thắng cuộc.
IV – Củng cố,dặn dò : 
Nhắc lại nội dung bài
 - Nhận xét tiết học .
- Đọc trước bài“ Môi trường” 
- HS trả lời,cả lớp nhận xét .
- HS nghe .
- HS theo dõi cách chơi,thảo luận trong nhóm và đưa kết quả
 Bài 1:1-c; 2-a; 3-b; 4-d.
 Bài 2: 1-nhụy; 2-nhị.
 Bài 3:
 H2: Cây hoa hồng có hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
 H3:Cây hoa hướng dương có hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
 H4: Cây ngô có hoa thụ phấn nhờ gió.
Bài4:1-e; 2-d; 3-a; 4b; 5-c
Bài5: Những động vật đẻ con : Sư tử,hươu cao cổ.
Những động vật đẻ trứng: Chim cánh cụt, cá vàng.
- HS nghe.
- HS lắng nghe .
- Xem bài trước.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 13 tháng 4 năm 2016
TẬP ĐỌC
 BẦM ƠI
I.Mục tiêu :
	-Kĩ năng :-Đọc lưu loát , diễn cảm toàn bài thơ với giọng cảm động , trầm lắng , thể hiện cảm xúc yêu thương mẹ rất sâu nặng của anh chiến sĩ Vệ quốc quân.HSKT:đọc trôi chảy toàn bài.
 -Kiến thức :Hiểu nội dung ý nghĩa của bài thơ : Ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thắm thiết , sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với mẹ tần tảo , giàu tình yêu thương con ở nơi quê nhà .
-Thái độ :Kính yêu mẹ .
II.Chuẩn bị:
	-GV : SGK,Tranh ảnh minh hoạ bài học .
	-HS :SGK
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I-Ôn định: KT sĩ số HS
II-Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 2 HS(TB,K) đọc bài Công việc đầu tiên, trả lời câu hỏi .
+ Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì
+ Tâm trạng của chị Út khi nhận công việc nguy hiểm .
-GV nhận xét,ghi điểm.
III-.Bài mới :
1.Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu tiết học
2.Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài :
a/ Luyện đọc :
 -GV gọi 1 HSG đọc toàn bài,kết hợp xem tranh.
-Cho 4 HS đọc khổ thơ nối tiếp bài và kết hợp luyện đọc từ khó : bầm , đon .
-Gọi 4 HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ và kết hợp đọc chú giải
-Gọi 1 HSK đọc lại toàn bài.
-GV đọc mẫu toàn bài .
b/ Tìm hiểu bài :
Khổ thơ :Cho HS đọc thầm khổ thơ
" Ai về ... mạ non " và trả lời câu hỏi:-Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhờ tới mẹ , nhất là hình ảnh nào ? (TB)
Giải nghĩa từ :bầm , run 
Ý 1:Anh chiến sĩ nhớ tới mẹ .
Khổ thơ 3 : HS đọc thầm khổ thơ
-Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết , sâu nặng (K).
Giải nghĩa từ : ruột gan , mưa phùn 
Ý 2:Tình cảm mẹ con thắm thiết .
Khổ 4: HS đọc thầm khổ thơ và trả lời
-Anh chiến sĩ đã dùng cách nói nào để làm yên lòng mẹ ?(K)
Giải nghĩa từ :tái tê .
Ý 4:Anh chiền sĩ nói cho mẹ yên lòng .
Em nghĩ gì về người mẹ và anh chiến sĩ ?(Y-TB)
c/Đọc diễn cảm :
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm .
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn thơ 
 " Ai về thăm mẹ .
 ..thưong bầm bấy nhiêu 
GV Hướng dẫn HS đọc nhẩm thuộc lòng từng đoạn , cả bài thơ .
-Hướng dẫn HS thi đọc thuộc lòng diễn cảm .
IV- Củng cố , dặn dò :
-GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài .
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc thuộc lòng .
-Chuẩn bị tiết sau : Út Vịnh .
-HS đọc lại bài Công việc đầu tiên ,trả lời câu hỏi về bài học .
-Lớp nhận xét .
 -HS lắng nghe .
-1 HSG đọc toàn bài,kết hợp xem tranh.
- 4 HS đọc khổ thơ nối tiếp bài và kết hợp luyện đọc từ khó : bầm , đon .
-Gọi 4 HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ và kết hợp đọc chú giải
- 1 HSK đọc lại toàn bài.
 -HS theo dõi.
- HS đọc thầm khổ thơ
-Cảnh chiều đông mưa phùn ,gió bấc . Nhất là hình ảnh : mẹ lội ruộng cấy mạ non , rét run .
- HS đọc thầm khổ thơ.
-Nêu cho được tình cảm của mẹ với con và của con với mẹ .
- HS đọc thầm khổ thơ và trả lời
-Cách nói so sánh 
 " Con đi ..
 ..đời bầm sáu mươi."
-Mẹ là người phụ nữ Việt Nam điển hình , con là người hiếu thảo .
-HS lắng nghe .
-HS đọc từng đoạn nối tiếp .
-HS đọc cho nhau nghe theo cặp .
-HS luyện đọc cá nhân , cặp , nhóm .
_HS đọc .
-HS thi đọc thuộc diễn cảm .trước lớp .
- Ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thăm thiết , sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với me tần tảo , giàu tình yêu thương con ở nơi quê nhà 
-HS lắng nghe 
TOÁN
 PHÉP NHÂN
I– Mục tiêu :
-Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm, giải toán.
-Rèn kĩ năng tính toán,trình bày khi giải toán.
-Giáo dục HS tự tin, ham học toán.
 II-Chuẩn bị:
 1 - GV : SGK.Bảng phụ,bảng nhóm.
 2 - HS : SGK.Vở làm bài.
IIICác hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I- Ổn định lớp : KT đồ dùng học tập của HS
II- Kiểm tra bài cũ : 
Gọi 2 HS(Y,TB) làm lại bài tập1,2.
GV kiểm tra 4 VBT
 - Nhận xét,sửa chữa .
III - Bài mới : 
 1- Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu tiết học
2– Hướng dẫn ôn tập
GV viết phép tính a x b = c.
Y/c HS nêu các thành phần của phép tính
HS thảo luận nhóm, tìm các tính chất của phép nhân.
Gọi đại diện các nhóm lên nêu kết quả thảo luận.
GV gắn bảng mô hình như SGK.
Gọi vài HS nêu lại các tính chất ở bảng.
3- Thực hành- Luyện tập
Bài 1 Gọi 1 HS đọc đề bài.
a) Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
Gọi HS nêu cách đặt tính và tính.
b) Gọi 1 HS lên bảng nêu quy tắc nhân hai phân số rồi làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở.
Gọi HS nêu cách nhân.
Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
HS nêu cách nhân.
 Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài.
- HS tự làm bài vào vở.
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài . 
+ Gọi HS nhận xét bài của bạn; chữa bài vào vở.
+ GV nhận xét và sửa chữa 
Bài 3:HS đọc đề bài, tự làm.
Gọi 4 HS lên bảng làm bài; mỗi em 1 câu.
+ HS khác nhận xét.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4:HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS tóm tắt và giải bài toán.
Gọi 1HS lên bảng giải, HS dưới lớp làm bài vào vở.
GV cùng cả lớp nhận xét
IV- Củng cố,dặn dò :
- Gọi HS nêu các tính chất của phép nhân .
 - Nhận xét tiết học .
 - Về nhà là hoàn chỉnh bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập 
- 2 HS làm bài.
-Cả lớp nhận xét
- HS nghe .
- HS nghe .
- a, b là thừa số .
- c, a x b là tích.
- HS thực hiện.
- Tính chất giao hoán: a xb = b x a
- Tính chất kết hợp: 
(a xb) x c = a x (b x c)
- Nhân một tổng với một số:
(a + b) x c = a x b + a x c
- Phép nhân có thừa số bằng 1:
 1 x a = a x 1 = a
- HS theo dõi.
- 2, 3 HS đọc.
- HS đọc đề.
4802 x 324 = 1 555 848
6120 x 205 = 1 254 600
- HS nêu.
b) 
- HS nêu.
35,4 x 6,8 = 240,72
21,76 x 2,05 = 44,6080
- HS đọc.
 - HS làm bài.
a) 3,25 x 10 = 32,5
3,25 x 0,1 = 0,325
.
- HS chữa bài.
-Tính bằng cách thuận tiện nhất.
a)= 78;b)= 9,6;c) = 8,36 ;d) =790
- HS theo dõi. 
- HS đọc đề .
- HS theo dõi.
- HS làm bài (chọn 1 trong 2 cách)
- Hs nêu.
-HS hoàn chỉnh bài tập
TẬP LÀM VĂN
 ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH
I / Mục tiêu: 
 1 / Liệt kê các bài văn tả cảnh đã học trong HK I , trình bày được dàn ý của 1 trong những bài văn đó.
2 / Đọc 1 bài văn tả cảnh , biết phân tích trình tự miêu tả của bài văn , nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết , thái độ của người tả .
3/ Giáo dục HS óc quan sát,sáng tạo trong làm bài
II /Chuẩn bị: 
GV : - Bảng phụ ghi những bài văn tả cảnh HS đã học trong các tiết tập đọc , luyện từ và câu , tập làm văn từ tuần 1 à tuần 11.3bảng nhóm chưa điền nội dung .
HS : SGK,vở ghi
III / Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I / Kiểm tra bài cũ : KT dụng cụ học tập
 GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
II / Bài mới :
1 / Giới thiệu bài-ghi đề :
 2 / Hướng dẫn làm bài tập :
 Bài tập 1:Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1 .
-GV nhắc lại yêu cầu :
+Liệt kê những bài văn tả cảnh đã học trong các tiết tập đọc , luyện từ và câu , tập làm văn từ tuần 1à tuần 11 ( Sách TV 5 – tập 1) .
+ Câu a:
-GV cho HS làm bài , GV phát phiếu cho 2 HS .
-Cho HS trình bày kết quả .
-GV chốt lại bằng cách dán tờ phiếu đã ghi lời giải.
+ Câu b :
-Cho HS nói bài làm mình chọn .
-Cho HS làm bài .
-Cho HS trình bày kết quả .
-GV nhận xét , bổ sung .
Bài tập 2 :Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2.
-GV nhắc lại yêu cầu .
-Cho HS làm bài .
-Cho học sinh trình bày bài làm .
-GV nhận xét , bổ sung và chốt lại kết quả đúng .
III/ Củng cố ,dặn dò : 
-GV nhận xét tiết học .
-Về nhà đọc trước nội dung của tiết ôn tập về văn tả cảnh , quan sát một cảnh theo đề bài đã nêu để lập được 1 dàn ý cho bài văn
-Bày DCHT lên bàn
-HS lắng nghe.
1 HS đọc , lớp theo dõi SGK .
-HS lắng nghe. .
-HS làm bài vào vở,2 HS làm bài trên phiếu.
-HS làm trên giấy lên dán trên bảng .
-Lớp trao đổi , nhận xét bổ sung .
-HS nói bài mình sẽ chọn để lập dàn bài 
-HS làm bài .
-HS lắng nghe.
-Lớp trao đổi , nhận xét bổ sung .
-HS1 đọc y/c và bài Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh .
-HS2 đọc các câu hỏi .
-HS đọc thầm các câu hỏi và trả lời các câu hỏi -1 Số HS phát biểu ý kiến .
-Lớp nhận xét .
-HS lắng nghe.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 14 tháng 4 năm 2016
TOÁN
 LUYỆN TẬP
I– Mục tiêu :
-Giúp HS củng cố về ý nghĩa phép nhân, vận dụng kĩ năng thực hành phép nhân trong tính giá trị của biểu thức và giải toán.
-Rèn kĩ năng tính toán,trình bày khi giải toán.
-Giáo dục HS tự tin,ham học toán.
 II-Chuẩn bị:
 1 - GV : SGK.Bảng phụ,bảng nhóm.
 2 - HS : SGK.Vở làm bài.
IIICác hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I- Ổn định lớp : KT đồ dùng học tập của HS
II- Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS(TB) nêu các tính chất của phép nhân.
- Gọi 1 HS(K) làm lại bài tập 4 cách còn lại.
 - Nhận xét,sửa chữa .
III - Bài mới : 
 1- Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu tiết học
2– Hướng dẫn ôn tập : 
Bài 1 Gọi 1 HS đọc đề bài. 
a)- Gọi 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào vở.
+ GV xác nhận kết quả.
 Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài.
- HS tự làm bài vào vở.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài . 
- GV nhận xét và sửa chữa 
Bài 3:HS đọc đề bài.
HS tóm tắt đề bài. Tự làm bài vào vở.
Gọi 1 HS lên bảng giải, dưới lớp tự làm vào vở.
- Nhận xét, chữa bài.
IV- Củng cố,dặn dò :
- Gọi HSKnêu cách tính tỉ số phần trăm của hai số và tìm giá trị phần trăm của một số cho trước
 - Nhận xét tiết học .
 - Về nhà hoàn chỉnh bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Phép chia. 
- 1 HS nêu các tính chất.
- 1 HS làm bài.
- HS nghe .
- HS nghe .
HS đọc đề.
- HS làm bài.
a) = 20,25 kg
b) = 35,7 m2 
c) = 92,6 dm3
- HS chữa bài.
- Tính và nêu kết quả
Đáp số:
a) = 7,17 b) = 10 
- Chữa bài
- HS đọc.
Cuối năm 2000 có: 77 515 000 người
Tỉ lệ tăng: 1,3 %/ năm.
-Hỏi năm 2001 có bao nhiêu người.
-Tìm giá trị phần trăm của một số.
- HS làm bài (1 trong hai cách).
HS nhận xét.
HS nêu.
Lắng nghe
HS hoàn chỉnh bài tập
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU 
( Dấu phẩy )
I.Mục tiêu :
-Kiến thức :Tiếp tục ôn luyện , củng cố kiến thức về dấu phẩy ,nắm chắc tác dụng của dấu phẩy.
-Kĩ năng : Biết phân tích chỗ sai trong dùng dấu phẩy , chữa được lỗi .
-Thái độ :Hiểu sự tai hại nếu dùng sai dấu phẩy , có ý thức thận trong khi dùng dấu phẩy .
II.Chuẩn bị:
 GV:	-Bảng phụ ghi 3 tác dụng của dấu phẩy .
	-Bút dạ + giấy khổ to kẻ bảng nội dung Bt1 , Bt 3.
 HS SGK,vở ghi
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I-Ôn định: KTDCHT
II-Kiểm tra bài cũ
-Gọi 2HS (TB) làm lại BT3 , BT2 của tiết trước 
-GV nhận xét ,ghi điểm .
III-.Bài mới :
1.Giới thiệu bài :
2- Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 1 : 1HS đọc yêu cầu BT
-GV Hướng dẫn HSlàm Bt1 .
-GV phát phiếu cho HS .
-GV nhận xét , chốt ý đúng .
Bài 2 : 1HS đọc yêu cầu BT
-GV Hướng dẫn HSlàm Bt2 .
-GV dán 3 phiếu lên bảng cho HS .
-GV nhận xét , chốt ý đúng .
Bài 3 : 1HS đọc yêu cầu BT
-GV Hướng dẫn HS làm Bt3 .
-Lưu ý Hs đoạn văn trên có 3 dấu phẩy đặt sai vị trí , các em hãy sữa lại .
-GV dán 2 phiếu lên bảng cho HS .
-GV nhận xét , chốt ý đúng .
IV- Củng cố , dặn dò :
-GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài .
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục ghi nhớ , luyện cách sử dụng các dấu phẩy .
-Chuẩn bị tiết sau :Ôn tập về dấu câu .
-Bày DCHT lên bàn
-2HS làm lại BT3 , BT2 của tiết trước .
-Lớp nhận xét .
-HS lắng nghe .
-1HS đọc yêu cầu BT .
-Nói rõ 3 tác dụng của dấu phẩy .
-Lớp đọc thầm từng câu văn có sử dụng dấu phẩy , suy nghĩ , làm bài vào vở .
-3HS làm bài trên phiếu nối tiếp nhau trình bày kết quả .
-1HS đọc yêu cầu BT .
-Lớp đọc thầm chuyện vui : Anh chàng láu lỉnh , suy nghĩ .
-3 HS lên bảng thi làm nhanh , trình bày kết quả .
-Lớp nhận xét .
-1HS đọc to yêu cầu BT .
-Lớp đọc thầm, suy nghĩ , làm bài .
-2HS lên bảng làm , nêu kết quả 
-Lớp nhận xét .
-HS nêu ghi nhớ .
-HS lắng nghe .
KHOA HỌC
MÔI TRƯỜNG
 I.Mục tiêu:
- Biết khái niệm về môi trường.
- Nêu được một số thành phần của môi trường địa phương
 GD MT: Ý thức bảo vệ môi trường.
GDTNMTBVHĐ:Biết: Vai trò của môi trường tự nhiên (đặc biệt là biển, đảo) đối với đời sống của con người
- Tác động của con người đến môi trường (có môi trường biển, đảo)
- Có ý thức sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên trong cuộc sống hàng ngày.
- Nhận biết các vấn đề về môi trường
GDBĐKH:Môi trường là nơi tiếp nhận những chất thải trong sịnh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong hoạt động khác của con người. Nếu không kiểm soát và xử lí các chất thải, môi trường sẻ bị ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của con người.
- Khi con người đốt các nguyên liệu hóa thạch(dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên) và khi các chất thải hữu cơ phân hủy đã tạo ra nguồn khí nhà kinh là khí mê tan (CH4).
- Con người cần phải khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí để tránh cạn kiêt tài nguyên và góp phần BVMT, góp phần làm giảm nhẹ BĐKH.
II.Đồ dùng: -Thông tin và hình trang 128,129 sgk.
 III.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1.Bài cũ :
 -Gọi 1 số HS làm các bài tập tiết ôn tập .
GV nhận xét ghi điểm.
 2.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:Giới thiệu,nêu yêu cầu tiết học.
Hoạt động2 Hình thành khái niệm về môi trường bằng thảo luận nhóm quan sát hình ,làm bài tập theo yêu cầu mục thực hành trang 128 sgk.
+Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm thực hiện 
+ Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
+Nhận xét,bổ sung thống nhất ý đúng.
Kết luận:Môi trường kà tất cả những gì có xung quanh chúng ta;những gì có trên Trái Đất hoặc những gì tác động lên Trái Đất này.Trong đó cónhững yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại,phát triển sự sống.Coe thể phên biệt môi trường tự nhiên(Mặt trời,khí quyển,đồi núi,cao nguyên,các sinh vật,..) và môi trường nhân tạo(làng mạc,thành phố,nhà máy,công trường,..)
GDMT: Vì sao phải bảo vệ môi trường?Theo em HS cần phải làm gì để bào vệ môi trường?
Hoạt động3: Liên hệ nêu một số thành phần của môi trường địa phương bằng thảo luận cả lớp:
+Bạn đang sống ở làng quê hay đô thị?
+ Nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn đang sống?
-Gọi một số HS trả lời,nhận xét,bổ sung
GDMT: Em có nhận xét gì về môi trường của địa phương e,m?Em cần làm gì đề giữ gìn môi trường nơi em ở ?
Hoạt động cuối:	
Hệ thống bài,liên hệ giáo dục. 
Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
Nhận xét tiết học.
1 số HS trả lời. nhận xét bổ sung.
-HS thảo luận ,trình bày kết quả thảo luận.
-HS liên hệ bản thân.
-HS liên hệ trả lời câu hỏi.
-Liên hệ bản thân.
Nhắc lại khái niệm về môi trường.
ĐỊA LÝ
ĐẠI LÍ TỈNH ĐĂK LĂK
I. Mục tiêu :
Sau bài học, HS cần:
 - Xác định được tỉnh Đắk Lắk nằm trong vùng kinh tế nào? ý nghĩa của vị trí địa lí đối với quá trình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
 - Hiểu và trình bày được đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, Những thuận lợi khó khăn để phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời có những giải pháp để khắc phục khó khăn.
 - Có kỹ năng phân tích tổng hợp một vấn đề địa lí thông qua hệ thống kênh hình và kênh chữ. 
II. Các thiết bị dạy học
Bản đồ tự nhiên, hành chính Việt Nam	
Bản đồ tỉnh Đắk lắk
Các tranh ảnh về cảnh quan tự nhiên của tỉnh.
III. Các hoạt động trên lớp
ổn định tổ chức (1p):
Kiểm tra bài củ (4p):
- Kiểm tra bài thực hành
Bài mới (35p):
 * Mở bài: Nơi chúng ta đang sống thuộc vùng kinh tế nào? Vùng đó có đặc điểm gì nổi bật về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên? Chúng ta sẽ cùng nhau làm rõ qua bài học hôm nay.
Hoạt động của Gv và HS
Nội dung chính
HĐ1: Cá nhân
Hỏi: -Dựa vào kiến thức đã học và bản đồ Việt Nam, cho biết:
? Tỉnh Đắk lắk nằm ở vùng nào? Giáp với tỉnh, thành phố nào? Có đường bờ biển không? Có đường QLộ nào đi qua?
? ý nghĩa của vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế xã hội?
- HS phát biểu, Gv chuẩn xác lại kiến thức.
GV bổ sung thêm:
?: Dựa vào hiểu biết của mình cho biết: 
- Tỉnh ĐLắk được thành lập khi nào? có mấy huyện và thành phố,? kể tên các huyện và TP?
HS trả lời, GV bổ sung:
HĐ2: Cá nhân/nhóm 
? Dựa vào kiến thức đã học và bản đồ tự nhiênVN nêu đặc điểm chính của địa hình?
? Với đặc điểm địa hình như vậy có ảnh hưởng gì tới sự phân bố dân cư và phát triển kt-xh?
Hỏi:- Nêu một số nét đặc trưng của khí hậu?
- ảnh hưởng của điều kiện tự nhiện đối với sản xuất và đời sống.
Hỏi: Qua hiểu biết của mình kể tên các sông của ĐLắk, nêu vai trò của các sông đó?
-Hỏi: Dựa vào bản đồ và kiến thức hiểu biết nêu các loại đất chính?
GV: Có nhiều loại: Chủ yếu là đất feralit đỏ vàng, đất xám và một số loại đất khác:đất phù sa, đất đen...
GV nói thêm việc khai thác quỹ đất ở tỉnh 
Bước 5: cho biết độ che phủ của rừng, kể tên các rừng được bảo tồn?
 HS phát biểu, Gv chuẩn xác kiến thức
+ ĐLắk còn diện tích rừng khá lớn 606.488ha, thuộc rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, rừng khộp.
- Hỏi: Kể tên các khoáng sản ở tỉnh ta mà em biết?
 4. Củng cố và đánh giá :
Xác định vị trí địa lí tỉnh trên bản đồ. Vị trí có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh?
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có đặc điểm gì? thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển kinh tế xã hội như thế nào. Những giải pháp cụ thể?
I. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và phân chia hành chính: 
1.Vị trí và lãnh thổ:
- Diện tích: 13.125 km2 
- Nằm ở trên Cao nguyên phía tây miền trung.(Tây nguyên)
- Nằm từ 12010’B – 13025’B và 107029’Đ- 108059’Đ
- Phía B: Giáp Gia Lai
- Phía N: Giáp Lâm Đồng
- Phía Đ: Giáp Phú yên và Khánh hòa
- Phía T: Giáp CPC và Đắk nông
 + ý nghĩa:
- Tỉnh có các ql: 14;26;27 chạy qua, có 70km đường biên giới với CPC
-à Tạo điều kiện cho giao lưu kinh tế với các vùng trong nước và các nước trong khu vực.
2. Sự phân chia hành chính:
- ĐLắk thành lâp 22/11/1904.
- ĐLắk gồm có 13 huyện và 1TP, 1TX
(HS tự ghi tên các h,tp,tx)
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
1. Địa hình:
- Nằm phía tây TSN. Địa hình đa dạng, đồi núi và CN xen kẽ bình nguyên và thung lũng.
- Ảnh hưởng của địa hình: Dân cư tập trung đông ở những nơi có địa hình bằng phẳng và thưa thớt ở những nơi có địa hình hiểm trở.
2. Khí hậu:
- ĐLắk vừa chịu chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu CN mát dịu. 
- Nhiệt độ TB từ 220C- 230C, lượng mưa từ 1600mm - 1800mm/ năm, độ ẩm từ 82 đến 84%. (mưa tập trung vào một mùa)
 - Mùa khô kéo dài, ảnh hưởng nhiều đến sx nông nghiệp.
3. Thuỷ văn:
- Có 2 hệ thống sông chính: Sông Srêpốc và sông Ba
- Hệ thống hồ: Hồ lắk, E nhái(Crông Pắc), hồ Ea cao
àVai trò: Cung cấp nước cho nông nghiệp và sinh hoạt, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch, giao thông. 
4. Thổ nhưỡng:
- Có 2 loại đất chính: Đất đỏ ba zan và đất xám à thích hợp trồng cây CN lâu năm và hang năm, cây ăn quả, trồng rừng 
- Trong đó đất NN: 422.735ha; LN: 60887.
5. Tài nguyên sinh vật:
- Diện tích đất có rừng (2004) 606.488ha, trong đó rừng tự nhiên là:590.500ha; rừng trồng: 15.988ha.
- Nhìn chung tài nguyên khá đa dạng nhưng đang có nguy cơ bị giảm sút mạnh.
- Động vật: có nhiều loại động vật quí hiếm, có giá trị kinh tế cao.
6. Khoáng sản:
- Bôxít, đá,

File đính kèm:

  • docxtuần 31.docx