Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 - Năm học 2015-2016

TẬP ĐỌC:

BẦM ƠI

I. Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa:Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam

II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài đọc

III. Các hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Bài cũ: đọc lại bài cũ và trả lời câu hỏi về ND.

2. Giới thiệu bài mới: Bầm ơi.

3. Các hoạt động:

Hoạt động 1: HD hs luyện đọc.

- Yêu cầu 1, 2 học sinh đọc cả bài thơ.

- Luyện phát âm

-

Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài: giọng cảm động, trầm lắng – giọng của người con yêu thương mẹ, thầm nói chuyện với mẹ.

 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài

- Cho HS đọc đoạn và trả lời câu hỏi.

- Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?

- Giáo viên chốt ý : Mùa đông mưa phùn gió bấc – thời điểm các làng quê vào vụ cấy đông; chiều buồn chạnh nhớ tới mẹ, thương mẹ phải lội ruộng bùn lúc gió mưa.

- Cách nói so sánh ấy có tác dụng gì?

 Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh?

- GV yêu cầu hs nói nội dung bài

 Hoạt động 3: Đọc diễn cảm

- Giọng đọc xúc động, trầm lắng.nhấn giọng, ngắt giọng đúng các khổ thơ.

- Giáo viên đọc mẫu 2 khổ thơ.

 Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò

- HS nêu nội dung bài, cách trình bày bài thơ.

- Chuẩn bị bài sau. - HS đọc & TLCH

 - 1,2 hs đọc nối tiếp bài thơ

- Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ.

- Học sinh đọc thầm các từ chú giải sau bài

- Đọc trong nhóm 2.

- 1 học sinh đọc lại cả bài.

- Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc làm anh chiến sĩ thầm nhớ tới người mẹ nơi quê nhà. Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ non, mẹ run vì rét.

- Cả lớp đọc thầm lại bài thơ, tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng.

- Cách nói làm yên lòng mẹ: mẹ đừng lo nhiều cho con, những việc con đang làm không thể sánh với những vất vả, khó nhọc mẹ đã phải chịu.

Bài thơ ca ngợi người mẹ chiến sĩ tần tảo, giàu tình yêu thương con.

- Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ biết yêu thương mẹ, yêu đất nước, đặt tình yêu mẹ bên tình yêu đất nước.

 Hoạt động lớp, cá nhân.

- HS đọc theo hướng dẫn

 

doc16 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
óm và phát bảng nhóm cho HS.
Giáo viên nhận xét, chốt ý đúng.
 Bài 2:
Nhắc các em chú ý: cần điền nội dung từng câu tục ngữ.
Sau đó. nói những phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam thể hiện qua từng câu.
Giáo viên nhận xét, chốt lại.
Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò.
- Nêu những phẩm chất  vừa học.
- Nhận xét tiết học
3 học sinh tìm ví dụ nói về 3 tác dụng của dấu phẩy.
 1 học sinh đọc yêu cầu a, b, c của BT.
HS thảo luận và làm vào bảng nhóm. 
HS trình bày kết quả. HS khác nhận xét, bổ sung.
 Học sinh đọc yêu cầu của bài.
Lớp đọc thầm,
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Phát biểu ý kiến.
 - Tìm thêm những tục ngữ, ca dao, ca ngợi phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam.
Yêu cầu học sinh học thuộc lòng các câu tục ngữ ở BT2; Đặt câu với mỗi câu tục ngữ ở BT2.
TOÁN: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết vận dụng kĩ năng cộng trừ trong thực hành tính và giải toán. 
II. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: 
2. Giới thiệu bài mới: Luyện tập.
3. Phát triển các hoạt động: 
	Hoạt động 1: Thực hành.
 Bài 1:
HD hs làm BT1.
GV chốt lại cách tính cộng, trừ.
 Bài 2:
Muốn tính nhanh ta áp dụng tính chất nào?
Lưu ý: Giao hoán 2 số nào để khi cộng số tròn chục hoặc tròn trăm.
- GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò: 
 Nhắc lại tính chất của phép trừ.
- Học sinh đọc yêu cầu đề, nhắc lại: cách cộng trừ phân số; qui tắc cộng trừ số thập phân.
HS thực hiện yêu cầu bài tập.
HS nêu và làm bài.
HS trình bày bài giải, lớp nhận xét, bổ sung
- Nêu kĩ thuật đặt tính cộng, trừ; Chuẩn bị bài sau.
LỊCH SỬ: Lịch sử địa phương 
 Khái quát lịch sử hình thành tỉnh Cà Mau.
I. Mục tiêu:
- Biết sơ lược lịch sử hình thành vùng đất và con người Việt Nam.
- Hiểu các giai đoạn hình thành tỉnh Cà Mau
II. Chuẩn bị: Lược đồ tỉnh Cà Mau.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài và ghi tựa bài
2. Các hoạt động:
	Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
1. Tìm hiểu sơ lược lịch sử hình thành vùng đất và con người Cà Mau
- GV kể chuyện
	Hoạt động 2: Làm việc nhóm đôi
- HS làm việc nhóm và trả lời câu hỏi sau:
+ Vì sao tỉnh Cà Mau được khai khẩn muộn nhất?
+ Cư dân gồm các dân tộc nào?
+ Hãy kể 1 truyện Bác Ba Phi mà em biết ?
	Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
2. Các giai đoạn hình thành tỉnh Cà Mau.
Giáo viên kể chuyện
	Hoạt động 4: Làm việc nhóm 4
- HS đọc lại tài liệu và trả lời câu hỏi:
+ Nêu lại giai đoạn trước năm 1975.
+ Nêu giai đoạn năm 1975
+ Nêu giai đoạn từ năm 1997 đến nay.
3. Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
- Cà Mau là tỉnh được khai khẩn muộn nhất so với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cữu Long. Cư dân sống ở đây có nhiều dân tộc nhưng đông nhất là người Kinh, K-me, Hoa.
- Buổi đầu khai khẩn, người dân phải đối mặt rất nhiều khó khăn, nguy hiễm 
- Là vùng đất mới, nhưng văn hóa khá đa dạng, là quê hương của vọng cổ; là nơi ra đời truyện Bác Ba Phi.
Đại diện nhóm báo cáo.
Nhóm khác bổ sung.
- HS kể chuyện.
1. Giai đoạn trước năm 1975:
- Là 1 vùng đất hoang vu thuộc vương quốc Phù Nam rồi Chân Lạp.
- Cuối thế kỉ XVII, Mạc Cữu khai khẩn vùng đất Hà Tiên, lập nên 7 xã, trong đó có Cà Mau.
- Thời nhà Nguyễn, thành huyện Long Xuyên thuộc trấn Hà Tiên.
- Ngày 9-3-1956 chính quyền Sài Gòn lập nên tỉnh Cà Mau sau đổi tên là An Xuyên.
- Trong 2 cuộc kháng chiến, ta cũng đặt tên tỉnh Cà Mau.
2. Giai đoạn sau năm 1975:
- Ngày 1-3-1976 tỉnh Cà Mau – Bạc Liêu được ta đổi tên là tỉnh Minh Hải.
3. Từ năm 1997 đến nay:
- Ngày 1-1-1997 tỉnh Cà Mau được thành lập. Đến năm 2011, tỉnh Cà Mau có 8 huyện và 1 thành phố thuộc tỉnh: Thời Bính, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước, Năm Căn, Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Phú Tân và thành phố Cà Mau.
Đại diện nhóm báo cáo.
Nhóm khác bổ sung.
- HS nêu, HS khác bổ sung.
- Vùng đất Cà Mau qua các thời kì lịch sử
Thứ tư ngày 13 tháng 4 năm 2016
TẬP ĐỌC:
BẦM ƠI
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa:Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam 
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài đọc 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ: đọc lại bài cũ và trả lời câu hỏi về ND.
2. Giới thiệu bài mới: Bầm ơi.
3. Các hoạt động:
Hoạt động 1: HD hs luyện đọc.
Yêu cầu 1, 2 học sinh đọc cả bài thơ.
Luyện phát âm
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài: giọng cảm động, trầm lắng – giọng của người con yêu thương mẹ, thầm nói chuyện với mẹ.
	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Cho HS đọc đoạn và trả lời câu hỏi.
 Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?
Giáo viên chốt ý : Mùa đông mưa phùn gió bấc – thời điểm các làng quê vào vụ cấy đông; chiều buồn chạnh nhớ tới mẹ, thương mẹ phải lội ruộng bùn lúc gió mưa.
Cách nói so sánh ấy có tác dụng gì?
 Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh?
GV yêu cầu hs nói nội dung bài 
	Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
Giọng đọc xúc động, trầm lắng.nhấn giọng, ngắt giọng đúng các khổ thơ.
Giáo viên đọc mẫu 2 khổ thơ.
	Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
HS nêu nội dung bài, cách trình bày bài thơ.
Chuẩn bị bài sau. 
HS đọc & TLCH 
 - 1,2 hs đọc nối tiếp bài thơ
- Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ.
Học sinh đọc thầm các từ chú giải sau bài
Đọc trong nhóm 2.
1 học sinh đọc lại cả bài.
- Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc làm anh chiến sĩ thầm nhớ tới người mẹ nơi quê nhà. Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ non, mẹ run vì rét.
- Cả lớp đọc thầm lại bài thơ, tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng.
Cách nói làm yên lòng mẹ: mẹ đừng lo nhiều cho con, những việc con đang làm không thể sánh với những vất vả, khó nhọc mẹ đã phải chịu.
Bài thơ ca ngợi người mẹ chiến sĩ tần tảo, giàu tình yêu thương con.
- Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ biết yêu thương mẹ, yêu đất nước, đặt tình yêu mẹ bên tình yêu đất nước.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
HS đọc theo hướng dẫn
TOÁN: PHÉP NHÂN
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiên phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng tính nhẩm, giải bài toán. 
II. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: Luyện tập.
2. Giới thiệu bài: “Phép nhân”.
3. Các hoạt động: 
Hoạt động 1: 
- Hệ thống các t/chất phép nhân.
- Giáo viên hỏi học sinh trả lời, lớp nhận xét.
Giáo viên ghi bảng.
 Hoạt động 2: Thực hành
	Bài 1: Cột 1
- Học sinh nhắc lại quy tắc nhân phân số, nhân số thập phân.
- GV nhận xét
	Bài 2: Tính nhẩm
Yêu cầu hs nhắc lại quy tắc nhân nhẩm 1 số thập phân với 10 ; 100 ; 1000 và giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 0,1 ; 0,01 ; 0,001
	Bài 3: Tính nhanh
Học sinh đọc đề.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm vào vở và sửa bảng 
Bài 4: Giải toán
GV yêu cầu học sinh đọc đề.
4. Tổng kết – dặn dò:
- HS nhắc lại các kiến thức vừa ôn.
- Chuẩn bị bài sau.
Học sinh sửa bài tập 5/ 72.
Học sinh nhận xét.
Hoạt động cá nhân, lớp.
- Tính chất giao hoán a ´ b = b ´ a
Tính chất kết hợp	(a ´ b) ´ c = a ´ (b ´ c)
Nhân 1 tổng với 1 số	(a + b) ´ c = a ´ c + b ´ c
Phép nhân có thừa số bằng 1	1 ´ a = a ´ 1 = a
Phép nhân có thừa số bằng 0	0 ´ a = a ´ 0 = 0
Hoạt động cá nhân
 - Học sinh thực hành làm vở. 1 HS làm bảng và sửa chữa.
 - Học sinh nhắc lại. HS làm vào vở.
	3,25 ´ 10 = 32,5
	3,25 ´ 0,1 = 0,325
	417,56 ´ 100 = 41756
	417,56 ´ 0,01 = 4,1756
Học sinh vận dụng các tính chất đã học để giải bài tập 3.
a/	 2,5 ´ 7,8 ´ 4= 2,5 ´ 4 ´ 7,8 = 
 10 ´ 7,8 = 78
b/	 8,35´ 7,9+ 7,9´1,7= 7,9 ´ (8,3 + 1,7)
	 = 7,9 ´ 10 = 79
Hs đọc đề; . xác định dạng toán và giải.
	Tổng 2 vận tốc. HS làm vở, trình bày bài làm.
HS khác bổ sung.
KHOA HỌC: ÔN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
I. Yêu cầu
- Một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng
- Một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con
- Một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện.
II. Chuẩn bị: Phiếu học tập.
III. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ
+ Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi, khi nào hổ con sống độc lập?
+ Hươu thường đẻ mỗi lứa mấy con? Hươu con mới sinh đã biết làm gì?
2. Bài mới
v	Hoạt động 1: Làm việc với phiếu học tập.
GV yêu cầu từng HS làm bài thực hành trang 124, 125, 126/ SGK vào phiếu học tập.
- GV chốt lại các đáp án 
Bài tập 1) Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị, cơ quan sinh dục cái gọi là nhụy
Bài tập 2) Chú thích (1) - nhụy, (2) - nhị
Bài tập 3) Hoa hồng, hoa hướng dương thụ phấn nhờ côn trùng, cây ngô thụ phấn nhờ gió
Bài tập 4) 1-e, 2-d, 3-a, 4-b, 5-c
Bài tập 5) Động vật đẻ trứng là: chim cánh cụt, cá vàng, động vật đẻ con là sư tử, hươu cao cổ
- GV kết luận: Thực vật và động vật có những hình thức sinh sản khác nhau.
v Hoạt động 2: Thảo luận.
GV yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi: 
+ Nhờ đâu mà động vật và thực vật bảo tồn được giống nòi?
+ Nêu ý nghĩa của sự sinh sản của thực vật và động vật.
- GV kết luận: Nhờ có sự sinh sản mà thực vật, động vật mới bảo tồn được nòi giống của mình.
4. Củng cố- dặn dò
- Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị: “Môi trường”.
- HS trả lời câu hỏi bài học trước.
- 2 HS trả lời
- Lớp nhận xét
- HS làm bài trong 10 phút
HS trình bày bài làm.
Lớp nhận xét, bổ sung
- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi và trả lời câu hỏi.
HS trình bày 
Lớp nhận xét, bổ sung
- HS kể tên các con vật đẻ trứng, đẻ con.
KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu: 
- Tìm và kể được một câu chuyện một cách rõ ràng về một việc làm tốt của bạn.
- Biết nêu cảm nghĩ về nhân vật trong truyện.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ viết các gợi ý 3, 4.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. . Bài cũ: 
- Nhận xét 
2. Giới thiệu bài: 
3. Các hoạt động: 
Hoạt động 1: Hd hiểu yêu cầu của đề bài.
Nhắc học sinh lưu ý.
+ Câu chuyện em kể không phải là truyện em đã đọc trên sách, báo mà là chuyện về một bạn nam hay nữ cụ thể – một người bạn của chính em. Đó là một người được em và mọi người quý mến.
+ Khác với tiết kể chuyện về một người bạn làm việc tốt, khi kể về một người bạn trong tiết học này, các em cần chú ý làm rõ nam tính, nữ tính của bạn đó.
YC hs nhớ lại những phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ mà các em đã trao đổi trong tiết Luyện từ và câu tuần 29.
- Theo gợi ý này, học sinh có thể chọn 1 trong 2 cách kể:
+ Giới thiệu phẩm chất đáng quý của bạn rồi minh hoạ mỗi phẩm chất bằng 1, 2 ví dụ.
+ Kể một việc làm đặc biệt của bạn.
Hoạt động 2: Thực hành kể chuyện.
- GV chia nhóm và cho HS kể chuyện trong nhóm. 
Giáo viên nhận xét.
4. Tổng kết - dặn dò: Nhận xét tiết học. 
2 học sinh kể lại một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
- 1 học sinh đọc yêu cầu đề.
- 1 học sinh đọc gợi ý 1.
5, 6 học sinh tiếp nối nhau nói lại quan điểm của em, trả lời cho câu hỏi nêu trong gợi ý 1.
1 học sinh đọc gợi ý 2.
5, 6 học sinh tiếp nối nhau trả lời câu hỏi: Em chọn người bạn nào?
1 học sinh đọc gợi ý 3.
1 học sinh đọc gợi ý 4, 5.
Học sinh làm việc cá nhân, dựa theo gợi ý 4 trong SGK, các em viết nhanh ra nháp dàn ý câu chuyện định kể.
Từng học sinh nhìn dàn ý đã lập, kể câu chuyện của mình trong nhóm, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
HS kể mẫu câu chuyện 
Đại diện các nhóm thi kể.
Cả lớp trao đổi về ý nghĩa câu chuyện, tính cách của nhân vật trong truyện. Có thể nêu câu hỏi cho người kể chuyện.
Cả lớp bình chọn câu chuyên hay nhất.
Thứ năm ngày 14 tháng 4 năm 2016
TẬP LÀM VĂN:
ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH
I. Mục tiêu: 
 - Liệt kê một số bài văn tả cảnh đã học trong học kì I; Lập dàn ý vắn tắt cho 1 trong các bài văn đó.
- Biết phân tích trình tự miêu tả (theo thời gian) và chỉ ra được một số chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả (BT 2).
II. Chuẩn bị: Những ghi chép của học sinh – liệt kê những bài văn tả cảnh em đã học 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: 
- Giáo viên NX vở của một số học sinh.
 - Kiểm tra 1 học sinh dựa vào dàn ý đã lập, trình bày miệng bài văn.
2. Giới thiệu bài mới: Nêu MĐYC tiết học.
3. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Trình bày dàn ý 1 bài văn.
Văn tả cảnh là thể loại các em đã học suốt 
 từ tuần 1 đến tuần 11, trong sách Tiếng Việt 5 tập 1. Nhiệm vụ của các em là liệt kê những bài văn tả cảnh em đã viết, đã đọc trong các tiết Tập làm văn từ tuần 1 đến tuần 11 của sách. Sau đó, lập dàn ý 1 trong các bài văn đó.
Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2: Phân tích trình tự bài văn, nghệ thuật quan sát và thái độ người tả.
Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng
4. Dặn dò:
Yêu cầu học sinh về nhà viết lại những câu văn miêu tả cảnh đẹp trong bài: Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Chuẩn bị bài sau.
 - HS nộp vở viết dàn ý bài văn miệng (Hãy tả một con vật em yêu thích) 
- Lớp nhận xét bài của bạn
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Học sinh làm việc theo cặp.
- Các em liệt kê những bài văn tả cảnh.
Học sinh phát biểu ý kiến.
Dựa vào bảng liệt kê, mỗi hs tự chọn đề trình bày dàn ý của một trong các bài văn đã đọc hoặc đề văn đã chọn.
HS tiếp nối nhau trình bày dàn ý .
Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc toàn văn yêu cầu của bài. Lớp đọc thầm, đọc lướt lại bài văn, suy nghĩ để trả lời lần lượt từng câu hỏi.
HS phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU PHẨY)
I. Mục tiêu:
- Nắm được 3 tác dụng của dấu phẩy (BT 1), biết phân tích và sửa những dấu phẩy dùng sai (BT 2,3).
II. Chuẩn bị: Bảng nhóm
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: 
- Nêu tác dụng của dấu phẩy (trong một hoặc 2 câu do GV chọn).
- GV nhận xét.
2. Các hoạt động: 
Hoạt động 1: HD học sinh làm bài tập.
	Bài 1
Hướng dẫn học sinh xác định nội dung 2 bức thư trong bài tập.
Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
 Bài 2: HD HS nắm YC BT
Làm việc cá nhân: Các em viết đoạn văn của mình trên nháp.
GV chia lớp thành 5 nhóm và giao nhiệm vụ: 
+ Nghe từng học sinh trong nhóm đọc đoạn văn của mình và góp ý cho bạn.
+ Chọn 1 đoạn văn đáp ứng yêu cầu của bài tập, viết đoạn văn đó vào bảng nhóm.
+ Trao đổi trong nhóm về tác dụng của từng dấu phẩy trong đoạn đã chọn.
Giáo viên chốt lại ý kiến đúng, khen ngợi những nhóm học sinh làm bài tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tác dụng của dấu phẩy.
- Chuẩn bị bài sau: “Luyện tập về dấu câu: Dấu hai chấm”.
- Nhận xét tiết học
- Học sinh nêu tác dụng của dấu phẩy trong từng câu.
- 1 Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh làm việc độc lập, điền dấu chấm hoặc dấu phẩy trong SGK bằng bút chì.
Những học sinh làm bài trên bảng nhóm trình bày kết quả, HS khác bổ sung.
Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
Đại diện mỗi nhóm trình bày đoạn văn của nhóm, nêu tác dụng của từng dấu phẩy trong đoạn văn.
Học sinh các nhóm khác nhận xét bài làm của nhóm bạn.
TOÁN: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết vận dụng ý nghĩa của phép nhân và quy tắc nhân một tổng với một số trong thực hành, tính giá trị của biểu thức và giải toán. 
II. Chuẩn bị: Bảng nhóm. 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: Phép nhân
Hoạt động 1: Thực hành
 Bài 1:
HD hs làm BT1.
6,75kg + 6,75kg + 6,75kg =.....
7,14m2 + 7,14m2 + 7,14m2 x 3 =
7,14m2 x (1 + 1) + 7,14m2 x3 =
7,14m2 x (2 + 3) = 7,14m2 x 5= 35,7m2
- GV nhận xét.
 Bài 2:
Muốn tính nhanh ta áp dụng tính chất nào?
Lưu ý: Giao hoán 2 số nào để khi cộng số tròn chục hoặc tròn trăm.
	Bài 3:
 Phân tích, tóm tắt bài toán
Yêu cầu nhắc lại cách tính tỉ số phần trăm.
Cuối năm 2000: 77515000 người
Sau mỗi năm tăng: 1,3% so với năm trước
Cuối năm 2001:...... người?
 4. Củng cố, dặn dò: Nhắc lại quy tắc: nhân một tổng với một số. Chuẩn bị bài sau: Phép chia.
 Nhắc lại tính chất của phép nhân.
- Học sinh đọc yêu cầu đề.
Học sinh nêu cách làm, lớp nhận xét.
Làm vở; 1,2 hs làm bảng.
HS sửa bài.
Học sinh trả lời: giao hoán, kết hợp
Học sinh làm bài và 1 học sinh làm bảng.
Dân số tăng thêm năm 2001 là:
	77515000 : 100 x 1,3=1007696 (ng)
Dân số tính đến cuốí năm 2001 là:
77515000 + 1007696= 78 522 695 (người)
ĐỊA LÍ: Địa lí địa phương 
 Địa lí tự nhiên và hành chính tỉnh Cà Mau
I. Mục tiêu:
- Biết được vị trí, ranh giới tỉnh và sự phân chia hành chính.
- Hiểu được điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Cà Mau.
II. Chuẩn bị: Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài và ghi tựa bài
2. Các hoạt động:
	Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
1. Vị trí địa lí và ranh giới tỉnh
- HS xem tài liệu và trả lời câu hỏi của GV
+ Nêu vị trí của Cà mau?
+ Nêu diện tích và hình dáng Cà Mau?
+ Nêu ranh giới của tỉnh?
+ Nêu vùng biển, đảo của Cà Mau?
- GV kết luận
	Hoạt động 2: Làm việc nhóm đôi
2. Các huyện và thành phố:
- HS quan sát bản đồ hành chính Cà Mau, xem tài liệu và trả lời câu hỏi sau:
+ Nêu số dân và tên các huyện thành phố Cà Mau tính đến năm 2010?
+ Nêu vị trí, giới hạn, số phường (xã), diện tích và dân số (mật độ dân số) của từng đơn vị hành chính của Cà Mau.
	Hoạt động 3: Làm việc nhóm 4
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
HS xem tài liệu và trả lời câu hỏi của GV
+ Nêu địa hình Cà Mau?
+ Khí hậu Cà Mau thế nào?
+ Sông ngòi Cà Mau ra sao?
+ Đất đai Cà Mau có mấy nhóm chính?
+ Kể về tài nguyên sinh vật của Cà Mau?
+ Còn tài nguyên khoáng sản ra sao?
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc lại bảng thống kê diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2010 của tỉnh.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
- Nằm trong vùng đồng bằng sông Cữu Long, là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 2086 km.
- Diện tích 5294,87 km2, bờ biển dài 254 km theo hình chữ V; hình dáng mũi đất như mũi tàu đang rẻ sóng ra khơi.
- Phía đông và đông bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang. 
- Vùng biển chứa nhiều loại thủy hải sản quý và quặng mõ, đặc biệt là khí đốt. Một số đảo nổi tiếng về du lịch như Hòn Đá Bạc, Hòn Khoai.
- Số dân 1212089 người, có 9 đơn vị hành chính thuộc tỉnh: thành phố Cà Mau và 8 huyện: U Minh, Thới Bình, Cái Nước, Đầm Dơi, Phú Tân, Trần Văn Thời, Năm Căn, Ngọc Hiển.
- Dựa vào tài liệu, từng nhóm HS nêu
- HS khác bổ sung
- GV kết luận.
- Đồng bằng ven biển thấp, khá bằng phẳng; địa hình nghiêng dần từ đông bắc xuống tây nam.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo khá ôn hòa; chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa nắng.
- Rất nhiều, thường ngắn và uốn khúc. Chế độ nước phụ thuộc vào chế độ thủy triều và mùa mưa. Có vị trí quan trọng trong giao thông thủy và phát triển kinh tế.
- Có 4 nhóm chính là: đất mặn, đất phèn, đất than bùn, đất bãi bồi.
- Rừng và đất rừng; tài nguyên biển
- Mõ khí đốt, than bùn, nước khoáng.
- Sách trang 28.
Thứ sáu ngày 15 tháng 4 năm 2016
TẬP LÀM VĂN:
ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH
I. Mục tiêu: 
- Lập được dàn ý một bài văn miêu tả.
- Trình bày miệng bài văn dựa trên dàn ý đã lập tương đối rõ ràng.
II. Chuẩn bị: Bảng nhóm
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ: KT dàn bài của bài văn tả cảnh.
2. Các hoạt động:
a) Hoạt động 1: Lập dàn ý.
 Giáo viên lưu ý học sinh.
+ Về đề tài: Các em hãy chọn tả 1 trong 4 cảnh đã nêu; đó phải là cảnh em muốn tả vì đã thấy, đã ngắm nhìn, hoặc đã quen thuộc.
+ Về dàn ý: Dàn ý bài làm phải dựa theo khung chung đã nêu trong SGK. Song các ý cụ thể phải là ý của em, giúp em có thể dựa vào bộ khung mà tả miệng được cảnh.
GV phát riêng bảng nhóm cho 3, 4 học sinh (chọn tả các cảnh khác nhau). 
b) Hoạt động 2: Trình bày miệng.
 Bài 2:
Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập.
Giáo viên nhận xét, cho điểm theo các tiêu chí: nội dung, cách sử dụng từ ngữ, giọng nói, cách trình bày
C) Củng cố, dặn dò:
- Chọn HS có dàn ý tốt trình bày lại.
- Y/cầu HS về nhà viết lại vào vở dàn ý đã lập, nếu có thể viết lại bài văn.
- Chuẩn bị bài sau; Nhận xét tiết học. 
- HS trình bày dàn ý một bài văn tả cảnh em đã đọc hoặc đã viết trong học kì 1
1 học sinh đọc to, rõ yêu cầu của bài – các đề bài và Gợi ý 1 (tìm ý cho bài văn theo Mở bài, Thân bài, Kết luận).
- Nhiều hs nói tên đề tài mình chọn.
Học sinh

File đính kèm:

  • docGiao an Tuan 31.doc