Giáo án Lớp 5 Tuần 29 chuẩn và đầy đủ nhất - Năm học 2015-2016

Hoạt động của GV

1. Ổn định:

2. Bài cũ:

- GV kiểm tra 2 HS đọc bài Một vụ đắm tàu, trả lời câu hỏi 4 trong SGK.

- GV nhận xét.

3. Bài mới:

a. Khám phá:

- GV: Xã hội ngày trước luôn “trọng nam khinh nữ” vì họ suy nghĩ như thế nào về con trai và con gái.

 Theo em ngày nay quan niệm đó có đúng không? Vì sao?

- GV giới thiệu bài: Con gái

b. Kết nối

 Hoạt động 1: Luyện đọc.

- Gọi 2 HS khá đọc nối tiếp bài văn.

- GV chia đoạn đọc.

+ Đoạn 1: Từ đầu buồn buồn

+ Đoạn 2: Tiếp Tức ghê.

+ Đoạn 3: Tiếp theo.nước mắt.

+ Đoạn 4: tiếp theo .hú vía.

+ Đoạn 5: Còn lại.

- Hướng dẫn HS đọc nối tiếp

- GV ghi nhận phát âm sai của HS để sửa.

- Luyện đọc từ khó: GV đọc mẫu, 1-2 HS/ 1từ.

- Giúp HS hiểu nghĩa từ khó hiểu.

- GV đọc mẫu.

 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.

Đoạn 1:Yêu cầu 1 học sinh đọc trả lời câu hỏi:

(?) Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?

=> Quan điểm xem thường con gái của những người thân.

Đoạn 2, 3, 4, 5: Học sinh đọc lướt, trả lời câu hỏi 2:

(?) Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai?

(?) Sau chuyên Mơ cứu em Hoan những người thân của mơ có thay đổi quan niệm về con gái không? Chi tiết nào cho biết điều đó?

=> Việc làm của Mơ làm thay đổi cách hiểu chưa đúng về con trai và con gái.

c. Thực hành:

 - Sau khi đọc bài này em có suy nghĩ gì?

 Hoạt động 3: Nêu cảm nghĩ

Ý nghĩa: Câu chuyện khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi quan niệm chưa đúng của cha mẹ về việc sinh con gái, từ đó phê phán tư tưởng lạc hậu “trọng nam khinh nữ”.

 Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm.

- GV giới thiệu đoạn 5 đọc diễn cảm

- GV hướng dẫn giọng đọc.

- GV đọc mẫu đoạn văn một lần

- HS luyện đọc đoạn văn

- HS đọc nhóm đôi, thi đọc diễn cảm

- GV nhận xét, khen HS đọc hay.

d. Vận dụng:

- GV chốt: Vì hiện nay trai gái bình đẳng nên con gái có thể làm được những việc mà con trai làm và ngược lại.

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.

- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.

 

doc42 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 29 chuẩn và đầy đủ nhất - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Các hoạt động dạy học:
1. Ồn định
2. Bài cũ: “Liên kết các câu trong bài bằng các từ ngữ nối.”
- Cho HS đọc nội dung ghi nhớ và làm lại BT3 
3. Bài mới: Giới thiệu bài – ghi đầu bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài 1: Làm việc cá nhân
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Gợi ý 2 yêu cầu: (1) Tìm 3 loại dấu câu có trong mẩu chuyện, (2) Nêu công dụng của từng loại dấu câu.
- GV treo bảng phụ ghi nội dung mẩu chuyện “Kỉ lục thế giới”.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng:
+ Dấu chấm đặt cuối câu 1, 2, 9 -> dùng để kết thúc các câu kể.
+ Dấu chấm hỏi đặt cuối câu 7,11 -> dùng để kết thúc các câu hỏi.
+ Dấu chấm than đặt cuối câu 4, 5 -> dùng để kết thúc câu cảm (câu 4), câu khiến (câu 5).
Bài 2: Thảo luận nhóm đôi
- Đọc yêu cầu của bài.
- GV gọi 1 HS đọc bài văn: “Thiên đường của phụ nữ”
- Cho HS thảo luận nhóm đôi - phát hiện câu, điền dấu chấm.
- Cho 1 HS lên bảng làm bài trên bảng phụ.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng:
 Thành phố Giu-chi-tan  là thiên đường của phụ nữ. / Ở đây,  mạnh mẽ. / Trong mỗi  đấng tối cao.
 Nhưng điều  đặc lợi của phụ nữ. / Trong bậc thang  đàn ông. / 
Điều này  xã hội. / Chẳng hạn,  70 pê-xô. / Nhiều chàng trai  con gái.
Bài 3: Làm việc cá nhân
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- 3 HS lên bảng làm bài, trình bày kết quả.
- Cả lớp nhận xét.
+ Câu 1: câu hỏi -> sửa thành dấu chấm hỏi.
+ Câu 2: câu kể -> dùng đúng
+ Câu 3: câu hỏi –> sửa dấu chấm than thành dấu chấm hỏi.
+ Câu 4: là câu kể -> sửa dấu chấm hỏi thành dấu chấm.
+ 2 dấu ?, ! dùng đúng. Dấu ? diễn tả thắc mắc của Nam, dấu ! cảm xúc của Nam.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm việc cá nhân (Dùng chì khoanh tròn các dấu câu )
- 1 HS lên bảng làm bài 
- Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Đọc yêu cầu của bài.
- HS trao đổi theo cặp. Điền dấu chấm vào những chỗ thích hợp, viết hoa các chữ đầu câu.
- 1 HS lên bảng làm bài trên bảng phụ.
- Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Sửa bài.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm việc cá nhân.
- 3HS lên bảng làm bài, trình bày kết quả.
- Cả lớp nhận xét.
- Sửa bài.
4. Củng cố - dặn dò: 
- Tóm tắt nội dung bài. 
- Dặn HS về nhà học bài. Chuẩn bị: “Ôn tập về dấu câu (tt)”.
- Nhận xét tiết học.
Khoa học (Tiết 57)
Sự sinh sản của ếch
I. Mục tiêu: 
Sau bài học, HS biết:
	 - Viết sơ đồ chu trình sinh sản của ếch.
	 - Nắm được sự sinh sản của ếch.
 - GD học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị ĐDDH: 
GV: Hình trang 116, 117 SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
 	1. Ổn định
2. Bài cũ: 2 HS lên bảng viết chu trình sinh sản của gián và ruồi.
 	3. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi tựa bài. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm đôi (Tìm hiểu sự sinh sản của ếch) 
- GV cho HS đọc thông tin SGK làm việc theo cặp. GV cho HS đọc mục bạn cần biết SGK sau đó cho 2 HS ngồi cạnh nhau quan sát hình cùng hỏi và trả lời các câu hỏi trang 116 và 117 SGK :
(?) Ếch thường đẻ trứng vào mùa nào?
(?) Ếch đẻ trứng ở đâu?
(?) Trứng ếch nở thành gì?
(?) Hãy chỉ vào từng hình và mô tả sự phát triển của nòng nọc.
(?) Nòng nọc sống ở đâu? Ếch sống ở đâu?
- Cho các nhóm trình bày kết quả, lớp nhận xét, bổ sung.
- Hình 1: Ếch đực đang gọi ếch cái với 2 túi kêu phía dưới miệng phồng to, ếch cái ở bên cạnh không có túi kêu.
- Hình 2: Trứng ếch.
- Hình 3: Trứng ếch mới nở.
- Hình 4: Nòng nọc con (đầu tròn, đuôi dài và dẹp).
- Hình 5: Nòng nọc lớn dần lên, mọc ra hai chân phía sau. 
- Hình 6: Nòng nọc mọc tiếp hai chân phía trước.
- Hình 7: Ếch con đã hình thành đủ 4 chân, đuôi ngắn dần và bắt đầu nhảy lên bờ.
- Hình 8: Ếch trưởng thành.
Kết luận: Ếch là động vật đẻ trứng. Trong quá trình phát triển, con ếch vừa trải qua đời sống dưới nước, vừa trải qua đời sống trên cạn ( giai đoạn nòng nọc chỉ sống dưới nước )
- HS đọc thông tin SGK làm việc theo cặp, đọc mục bạn cần biết. Các cặp trả lời, nêu nội dung từng hình. 
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Học sinh nhắc lại.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân (Vẽ sơ đồ về chu trình sinh sản của ếch) 
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- Từng HS vẽ sơ đồ về chu trình sinh sản của ếch vào vở.
- GV đi tới từng học sinh hướng dẫn, góp ý.
- GV cho HS vừa chỉ vào sơ đồ mới vẽ vừa trình bày chu trình sinh sản của ếch với bạn bên cạnh.
- GV theo dõi và gọi một số HS giới thiệu sơ đồ của mình trước lớp.
- GV chốt lại chu trình phát triển của ếch.
Nòng nọc
ếch
Trứng ếch
 Trung
- HS làm việc cá nhân vẽ sơ đồ vào vở.
- Một số HS trình bày với bạn ngồi cạnh. 
+ Một số HS lên trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung...
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét tiết học. 
- Dặn HS học lại bài, chuẩn bị bài “Sự sinh sản và nuôi con của chim”.
Toán (Tiết 143)
Ôn tập về số thập phân (tt)
I. Mục tiêu:	
	- Biết viết số thập phân và một số phân số dưới dạng phân số thập phân, tỉ số phần trăm.
	- Biết viết các số đo dưới dạng số thập phân, so sánh các số thập phân. Làm BT1, 2 (cột 2, 3), 3 (cột 3, 4), 4.
	- HS cẩn thận khi làm toán.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ.
- HS: Xem trước bài ở nhà 
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Ổn định
2. Bài cũ: GV gọi 3 HS thực hiện yc sau của GV:
+ Đọc số thập phân sau: 1,344; 0,659 ; 0,08.
+ Viết số thập phân sau dưới dạng PS thập phân: 0,5 ; 1,3
1/2m = ...m ; ½ giờ =  giờ
3. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài 1: Làm miệng
- GV gọi HS đọc đề bài, yc HS tự làm bài.
- Gọi 4 HS lên bảng làm, cả lớp nhận xét sửa bài.
a) 
b) 
Bài 2: Làm bảng con
- GV gọi HS đọc đề bài, yc HS tự làm bài.
- Gọi 2 HS lên bảng làm, cả lớp nhận xét sửa bài.
a) 0,35 = 35% ; 0,5 = 50% ; 8,75 = 875%
b) 45% = 0,45 ; 5% = 0,05 ; 625% = 6,25
Bài 3: Làm vở
- GV gọi HS đọc đề bài, yc HS tự làm bài.
- Gọi 6 HS lên bảng làm, cảc lớp nhận xét sửa bài.
a) giờ = 0,5 giờ ; giờ = 0,75 giờ ; phút = 0,25 phút
b) m = 3,5 m ; km = 0,3 km ; kg = 0,4 kg
Bài 4: Làm vở
- GV gọi HS đọc đề bài, yc HS tự làm bài.
- GV tổ chức cho hs thi làm nhanh theo bảng nhóm, cảc lớp nhận xét sửa bài.
a) 4,203; 4,23 ; 4,5 ; 4,505.
b) 69,78 ; 69,8 ; 71,2 ; 72,1.
Bài 5: HS khá, giỏi
- GV gọi HS đọc đề bài, yc hs tự làm bài.
 0,10< 0,12 < 0,20
- GV có thể cho HS nêu nhiều số cần điền vào chỗ chấm theo yc đề.
- 1 HS đọc đề bài, yc HS tự làm bài.
- 4 HS lên bảng làm, cảc lớp nhận xét sửa bài.
- 1 HS đọc đề bài, yc HS làm bảng con.
- 4 HS lên bảng làm, cả lớp nhận xét sửa bài.
- 1 HS đọc đề bài, yc HS tự làm bài.
- 6 HS lên bảng làm, cả lớp nhận xét sửa bài.
- 1 HS đọc đề bài, yc HS thi làm nhanh theo bảng nhóm, cả lớp nhận xét sửa bài.
- 1 HS đọc đề bài, yc HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp nhận xét sửa bài.
4. Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học. Tóm tắt nội dung cần nhớ. HS về chuẩn bị bài Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng.
Thứ tư, ngày 23 tháng 03 năm 2016
Tập đọc (Tiết 58)
Con gái
(GD KNS)
I. Mục tiêu bài học:
- Đọc lưu loát bài văn, đọc đúng các từ ngữ khó.
- Biết đọc diễn cảm bài văn.
*KNS: Kĩ năng tự nhận thức; giao tiếp, ứng xử; ra quyết định.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài văn: Câu chuyện khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi quan niệm chưa đúng của cha mẹ về việc sinh con gái, từ đó phê phán tư tưởng lạc hậu “trọng nam khinh nữ”.
II. Phương tiện dạy học:
 + GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
+ HS: Xem trước bài, SGK.
III. Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: 
GV kiểm tra 2 HS đọc bài Một vụ đắm tàu, trả lời câu hỏi 4 trong SGK.
GV nhận xét.
3. Bài mới:
a. Khám phá: 
- GV: Xã hội ngày trước luôn “trọng nam khinh nữ” vì họ suy nghĩ như thế nào về con trai và con gái.
 Theo em ngày nay quan niệm đó có đúng không? Vì sao?
- GV giới thiệu bài: Con gái
b. Kết nối
v	Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Gọi 2 HS khá đọc nối tiếp bài văn.
- GV chia đoạn đọc.
+ Đoạn 1: Từ đầu buồn buồn
+ Đoạn 2: Tiếp Tức ghê.
+ Đoạn 3: Tiếp theo...nước mắt.
+ Đoạn 4: tiếp theo ...hú vía.
+ Đoạn 5: Còn lại. 
- Hướng dẫn HS đọc nối tiếp 
- GV ghi nhận phát âm sai của HS để sửa.
- Luyện đọc từ khó: GV đọc mẫu, 1-2 HS/ 1từ.
- Giúp HS hiểu nghĩa từ khó hiểu. 
- GV đọc mẫu.
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Đoạn 1:Yêu cầu 1 học sinh đọc trả lời câu hỏi:
(?) Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái? 
=> Quan điểm xem thường con gái của những người thân.
Đoạn 2, 3, 4, 5: Học sinh đọc lướt, trả lời câu hỏi 2:
(?) Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai? 
(?) Sau chuyên Mơ cứu em Hoan những người thân của mơ có thay đổi quan niệm về con gái không? Chi tiết nào cho biết điều đó?
=> Việc làm của Mơ làm thay đổi cách hiểu chưa đúng về con trai và con gái.
c. Thực hành: 
 - Sau khi đọc bài này em có suy nghĩ gì?
v Hoạt động 3: Nêu cảm nghĩ
Ý nghĩa: Câu chuyện khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi quan niệm chưa đúng của cha mẹ về việc sinh con gái, từ đó phê phán tư tưởng lạc hậu “trọng nam khinh nữ”.
v Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm. 
- GV giới thiệu đoạn 5 đọc diễn cảm 
- GV hướng dẫn giọng đọc.
- GV đọc mẫu đoạn văn một lần
- HS luyện đọc đoạn văn
- HS đọc nhóm đôi, thi đọc diễn cảm
- GV nhận xét, khen HS đọc hay.
d. Vận dụng:
- GV chốt: Vì hiện nay trai gái bình đẳng nên con gái có thể làm được những việc mà con trai làm và ngược lại.
GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
Hát 
HS lắng nghe.
HS trả lời.
- Vì con trai làm được việc lớn còn con gái chỉ làm việc nội trợ trong nhà.
- Không đúng, vì con gái làm được mọi việc mà con trai làm.
- 2 HS khá đọc bài. Cả lớp đọc thầm.
- Dùng bút chì đánh dấu đoạn đọc
- HS đọc nối tiếp đoạn 1, 2 lượt 
- HS phát hiện từ khó đọc 
- Luyện đọc từ khó,
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2
- HS phát hiện từ khó hiểu
- HS tìm hiểu nghĩa từ
- HS đọc theo nhóm (cặp)
- 1 HS đọc toàn bài.
- 1 học sinh đọc. Cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi 1: 
+ Câu nói của dì Hạnh: Lại nữa, ý thất vọng của bố mẹ: cả bố và mẹ đều có vẻ buồn buồn.
- Học sinh đọc lướt và trả lời câu hỏi 2, 3.
+ Ở lớp Mơ luôn là học sinh giỏi/đi học về Mơ tưới rau chẻ củi.../Bố đi công tác, mẹ mới sinh em Mơ làm hết mọi việc giúp mẹ.. / lao xuống ngòi cứu bé Hoan.
+ Những người thân của mơ đã thay đổi quan niệm. Chi tiết cho biết điều đo: Bố ôm chặt Mơ đến nghẹt thở, cả bố mẹ đều rơm rớm nước mắt, dì Hạnh : Biết cháu tôi chưa...một trăm đứa con trai cũng không bằng)
- HS suy nghĩ và trình bày
- Nêu ý nghĩa câu chuyện
Giọng kể thủ thỉ, tâm tình, phù hợp với cách kể sự việc qua cách nhìn, cách nghĩ của cô bé Mơ.
- HS theo dõi luyện đọc đoạn văn
- HS lắng nghe cách nhấn giọng, ngắt giọng
- HS đọc nhóm đôi và thi đọc diễn cảm
- Lớp nhận xét – Chọn giọng đọc hay nhất 
- HS tranh luận con trai giỏi hơn hay con gái giỏi hơn bằng cách kể những việc làm mà con trai (con gái) làm được.
Kể chuyện (Tiết 29)
Lớp trưởng lớp tôi
(GD KNS)
I. Mục tiêu bài học 
- Học sinh kể lại được từng đoạn và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi.
 	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi một lớp trưởng nữ vừa học giỏi vừa xốc vác công việc của lớp, khiến các bạn nam trong lớp ai cũng nể phục.
*KNS: Tự nhận thức; giao tiếp, ứng xử phù hợp; tư duy sáng tạo; lắng nghe, phản hồi tích cực.
	- Không nên coi thường các bạn nữ. Nam nữ đều bình đẳng vì đều có khả năng.
II. Phương tiện dạy học: 
+ GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK (phóng ta tranh, nếu có điều kiện)
- Bảng phụ ghi sẵn tên các nhân vật trong câu chuyện (3 học sinh nam: nhân vật “tôi”, Lâm “voi”, Quốc “lém”, lớp trưởng nữ - Vân), các từ ngữ cần giải thích (hớt hải, xốc vác, củ mỉ cù mì ).
+ HS: SGK
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định
2. Bài cũ: 
Giáo viên kiểm tra
3. Bài mới: 
a. Khám phá:
GV nêu câu hỏi:
- Em thích lớp trưởng của em là nam hay nữ? Vì sao?
- Nêu những mong muốn của em về lớp trưởng.
 GV giới thiệu tên câu chuyện: Lớp trưởng lớp tôi. 
b. Kết nối: 
v	Hoạt động 1: Giáo viên kể chuyện Giáo viên kể lần 1.
Sau lần kể 1.
Giáo viên mở bảng phụ giới thiệu tên các nhân vật trong câu chuyện (3 học sinh nam: nhân vật “tôi”, Lâm “voi”, Quốc “lém” và lớp trưởng nữ là Vân), giải nghĩa một số từ khó (hớt hải, xốc vác, củ mỉ cù mì ). Cũng có thể vừa kể lần 2 vừa kết hợp giải nghĩa từ
Giáo viên kể lần 2 vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to treo trên bảng lớp..
v Hoạt động 2: Học sinh kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
* Yêu cầu 1: (Dựa vào lời kể của thầy, cô và tranh minh hoạ, kể lại từng đoạn câu chuyện).
Giáo viên nhắc học sinh cần kể những nội dung cơ bản của từng đoạn theo tranh, kể bằng lời của mình.
Giáo viên tuyên dương học sinh kể tốt nhất.
c. Thực hành:
* Yêu cầu 2: (Kể lại câu chuyện theo lời của một nhân vật).
Giáo viên nêu yêu cầu của bài, nói với học sinh: Truyện có 4 nhân vật: nhân vật “tôi”, Lâm “voi”. Quốc “lém”, Vân. Kể lại câu chuyện theo lời một nhân vật là nhập vai kể chuyện theo cách nhìn, cách nghĩ của nhân vật. Nhân vật “tôi” đã nhập vai nên các em chỉ chọn nhập vai 1 trong 3 nhân vật còn lại: Quốc, Lâm hoặc Vân.
Giáo viên chỉ định mỗi nhóm 1 học sinh thi kể lại câu chuyện theo lời nhân vật.
Giáo viên tính điểm thi đua, bình chọn người kể chuyện nhập vai hay nhất.
* Yêu cầu 3: (Thảo luận về ý nghĩa của câu chuyện và bài học mỗi em tự rút ra cho mình sau khi nghe chuyện).
Giáo viên giúp học sinh có ý kiến đúng đắn.
GV kết luận: Câu chuyện khen ngợi một bạn lớp trưởng vừa học gioi3, vưa chu đáo, xóc vác trong công việc lớp, khiến các bạn ai cũng nể phục.
d. Vận dụng: 
- GV nêu câu hỏi: 
+ Nếu chưa hài lòng với lớp trưởng em sẽ làm gì? 
+ Em sẽ làm gì để các bạn nể phục khi em làm cán bộ lớp? 
+ Viết nhận xét của em về lớp trưởng của mình. 
Giáo viên nhận xét tiết học, khen ngợi những học sinh kể chuyện hay, hiểu ý nghĩa câu chuyện, biết rút ra cho mình bài học đúng đắn sau khi nghe chuyện.
Yêu cầu học sinh về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân, bạn bè chuẩn bị nội dung cho tiết Kể chuyện tuần 30.
Chuẩn bị cho tiết kể chuyện sau.
Nhận xét tiết học. 
2 HS kể lại câu chuyện em được chứng kiến hoặc tham gia nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam (hoặc kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em).
- HS phát biểu trước lớp
Học sinh nghe.
- HS sắp xếp tranh theo thứ tự hợp lí và kể lại nội dung câu chuyện theo phán đoán.
- Học sinh nghe giáo viên kể – quan sát từng tranh minh hoạ.
1 học sinh đọc yêu cầu 1 của bài.
Từng cặp học sinh trao đổi, kể lại từng đoạn câu chuyện.
Từng tốp 5 học sinh (đại diện 5 nhóm) tiếp nối nhau thi kể 5 đoạn câu chuyện theo tranh trước lớp – kể 2, 3 vòng.
- HS đọc yêu cầu 2
3, 4 học sinh nói tên nhân vật em chọn nhập vai.
Học sinh kể chuyện trong nhóm.
Cả nhóm bổ sung, góp ý cho bạn.
Học sinh thi kể theo vai trước lớp.
Cả lớp nhận xét.
1 học sinh đọc yêu cầu 3 trong SGK.
Học sinh phát biểu ý kiến, trao đổi, tranh luận.
- HS nêu ý nghĩa câu chuyện
- HS phát biểu
Tập làm văn (Tiết 57)
Tập viết đoạn đối thoại
(GD KNS)
I. Mục tiêu bài học: 
- Nắm trình tự các bước chuyển câu chuyện thành màn kịch	 	
- Biết điền tiếp các lời thoại để hoàn chỉnh việc chuyển thể thành kịch màn 1 hoặc màn 2 của câu chuyện “Một vụ đắm tàu”. Biết đóng màn kịch đó.
* KNS: Thể hiện sự tự tin; hợp tác có hiệu quả; tư duy sáng tạo.
- Có thái độ nghiêm chỉnh khi hợp tác với bạn để hoàn thành màn kịch
II. Phương tiện dạy học: 
+ GV: Một số trang phụ đơn giản để học sinh tập đóng kịch.
+ HS: Xem lại nội dung câu chuyện SGK.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định
2. Bài mới
a. Khám phá: 
- GV yêu cầu HS nhắc lại tên một số vở kịch đã học
- GV gới thiệu bài, ghi tựa
b. Kết nối: 
Bài tập 1 : 
- 1HS đọc nội dung BT1, 2 hs tiếp nối nhau đọc 2 phần của truyện “ Một vụ đắm tàu” đã chỉ định trong SGK. Cả lớp theo dõi trong SGK.
Bài tập 2: 
- 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 2.
(1 HS đọc yc và nội dung màn 1, 1 HS đọc màn 2). Yc cả lớp đọc thầm.
- GV nhắc HS: SGK đã cho sẵn gợi ý của nhân vật, cảnh trí, lời đối thoại; đoạn đối thoại giữa các nhân vật. Nhiệm vụ củ các em là chọn viết tiếp các lời đối thoại cho màn 1 (hoặc màn 2) dựa theo gợi ý về lời đối thoại để hoàn chỉnh từng màn kịch.
- Khi viết chú ý thể hiện tính cách của các nhân vật: Giu-li- ét-ta, Ma- ri-ô.
- GV gọi HS đọc 4 gợi ý về lời đối thoại (màn 1). Một số hs đọc 5 gợi ý về lời đối thoại màn 2.
- GV yc ½ lớp viết tiếp lời đối thoại cho màn 1 còn lại viết tiếp lời đ thoại cho màn 2.
- Tổ chức cho hs hình thành các nhóm, trao đổi viết tiếp các lời đối thoại hoàn chỉnh màn kịch, GV theo dõi giúp đỡ.
- Tổ chức cho các nhóm nối tiếp nhau đọc lời đối thoại của nhóm mình ( bắt đầu từ màn 1-> màn 2)
- GV cùng cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm soạn kịch giỏi, có lời đối thoại hợp lí...
c. Thực hành:
Bài tập 3: 
- HS đọc bài tập 3.
- GV nhắc các em có thể chọn hình thức đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch.
Cả lớp cùng GV bình chọn nhóm đọc, hoặc diễn màn kịch sinh động hấp dẫn.
d. Vận dụng: 
- GV mời HS nói những kĩ năng mà em đã được rèn luyện qua bài học.
- Nhắc nhóm về nhà hoàn thiện lời thoại trong kịch bản để chuẩn bị cho tiết mục văn nghệ của lớp.
- HS nhớ lại và nêu tên vở kịch đã học.
Nêu sự khác biệt về cách trình bày của một vở kịch với với bài văn kể chuyện.
- 3 HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm bài: “Một vụ đắm tàu” trong SGK
- 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 2. (1 HS đọc yc và nội dung màn 1, 1 HS đọc màn 2). Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc 4 gợi ý về lời đối thoại (màn 1). Một số HS đọc 5 gợi ý về lời đối thoại màn 2.
- Yc ½ lớp viết tiếp lời đối thoại cho màn 1 còn lại viết tiếp lời đ thoại cho màn 2.
- Đại diện các nhóm nối tiếp nhau đọc lời đối thoại của nhóm mình (bắt đầu từ màn 1-> màn 2)
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm soạn kịch giỏi, có lời đối thoại hợp lí...
- 1 HS đọc bài tập 3.
- Các nhóm có thể chọn hình thức đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch.
- Lớp bình chọn nhóm đọc, hoặc diễn màn kịch sinh động hấp dẫn.
HS: Kĩ năng đối thoại tự nhiên, hoạt bát, đúng mục đích, đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp; kĩ năng hợp tác cùng các bạn hoàn thành văn bản kịch, đọc hoặc diễn sản phẩm sáng tạo đó.
Kĩ thuật (Tiết 29)
Lắp máy bay trực thăng (Tiết 3)
I. Mục tiêu : HS cần phải:
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.
- Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp tương đối chắc chắn.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của máy bay trực thăng. 
II. Chuẩn bị ĐDDH :
- Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học :
	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 3 : HS thực hành lắp máy bay trực thăng
a) Chọn chi tiết
- GV kiểm tra HS chọn các chi tiết.
- HS chọn chi tiết đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
b) Lắp từng bộ phận
- Trước khi HS thực hành, GV cần:
 + Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK để toàn lớp nắm vững quy trình lắp máy bay trực thăng.
 + Yêu cầu HS phải quan sát kĩ các hình trong SGK và nội dung của từng bước lắp.
- 1 HS đọc phần ghi nhớ, cả lớp lắng nghe.
- Trong quá trình HS thực hành lắp từng bộ phận, GV nhắc HS cần lưu ý một số điểm sau:
+ Lắp thân và đuôi máy bay theo những chú ý mà GV đã hướng dẫn ở tiết 1.
+ Lắp cánh quạt phải lắp đủ số vòng hãm.
+ Lắp càng máy bay phải chú ý đến vị trí trên, dưới của các thanh; mặt phải, mặt trái của càng máy bay để sử dụng vít.
- GV cần quan sát và uốn nắn kịp thời những HS (hoặc nhóm) lắp còn lúng túng.
c) Lắp ráp máy bay trực thăng (H.1 – SGK)
- Nhắc HS khi lắp ráp cần chú ý: 
+ Bước lắp thân máy bay vào sàn ca bin và giá đỡ phải lắp đúng vị trí.
+ Bước lắp giá đỡ sàn ca bin và càng máy bay phải được lắp thật chặt.
Hoạt động 4 : Đánh giá sản phẩm
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc chỉ định một số em.
- GV nhắc lại những tiêu chuẩn đánh giá 

File đính kèm:

  • docThoi_gian.doc