Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2020-2021 - Lê Thị Thái Hoàn

Thứ Năm, ngày 01 tháng 4 năm 2021

Toán

 ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết đọc,viết, so sánh các số tự nhiên và dấu hiệu chia hết cho 2,3, 5, 9.

2. Kĩ năng: HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2, bài 3 (cột 1), bài 5.

3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.

4. Năng lực:

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

II.CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

 - GV: Bảng phụ, bảng nhóm

 - HS: SGK, vở

2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Phương pháp: làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải, thực hành luyện tập

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc36 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 59 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2020-2021 - Lê Thị Thái Hoàn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tô
- Chuyển động ngược chiều
- HS quan sát
- HS làm vở,1 HS làm bảng lớp sau đó chia sẻ cách làm:
Giải
a, Sau mỗi giờ, cả ô tô và xe máy đi được quãng đường là:
54 + 36= 90 (km)
Thời gian đi để ô tô và xe máy gặp nhau là:
180 : 90 = 2 ( giờ)
Đáp số : 2 giờ
- HS đọc 
- HS làm vở, 1 HS làm bảng lớp sau đó chia sẻ cách làm
 Giải
Sau mỗi giờ cả hai xe đi được là
 42 + 50 = 92 (km)
Thời gian để hai ôtô gặp nhau là
 276 : 92 = 3 (giờ)
Đáp số : 3 giờ
- HS đọc 
- Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian 
- HS làm vở, 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ
Giải 
Thời gian đi của ca nô là :
11 giờ 15 phút – 7 giờ 30phút= 3giờ 45phút
3 giờ 45 phút = 3,75 giờ
Quãng đường đi được của ca nô là :
12 x 3,75 =45(km)
 Đáp số : 45km
- HS đọc bài, tóm tắt bài toán rồi làm bài báo cáo giáo viên
Bài giải
* Cách 1:
 15km = 15 000m
 Vận tốc chạy của ngựa là:
 15000 : 20 = 750 (m/phút)
* Cách 2:
 Vận tốc chạy của ngựa là:
 15 : 20 = 0,75(km/phút)
 0,75km/phút = 750m/phút
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Để giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian ta cần thực hiện mấy bước giải, đó là những bước nào ?
- HS nêu: Ta cần thực hiện theo hai bước giải, đó là:
+ B1: Tìm tổng vận tốc của hai chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian(v1 + v2)
+ B2: Tìm thời gian hai xe gặp nhau
( s: (v1 + v2) )
4. Hoạt động sáng tạo:(1phút)
- Về nhà tìm hiểu thêm cách giải bài toán về chuyển động ngược chiều của hai chuyển động không cùng một thời điểm xuất phát.
- HS nghe và thực hiện
____________________________________
CHIỀU:
(GV BỘ MÔN DẠY)
______________________________
Thứ Tư, ngày 31 tháng 3 năm 2021
 English:
( Cô Lài dạy)
______________________________
Kể chuyện:
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2 (Tiết 4)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu học kỳ II (BT2). 
2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; 
 hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II.CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: Bảng nhóm.
 - HS: SGK, vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Phương pháp: thảo luận, làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; 
 hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
 - Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu học kỳ II (BT2). 
* Cách tiến hành:
Bài 1: Ôn luyện tập đọc và HTL
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc
- Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- GV nhận xét đánh giá.
 Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi Học sinh đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Giáo viên nhận xét, kết luận
Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi Học sinh đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS tự làm bài. Chọn viết dàn ý cho bài văn miêu tả mà em thích.
- Trình bày kết quả
- Giáo viên nhận xét , kết luận 
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (xem lại 1- 2 phút)
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng ) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- HS tra mục lục và tìm nhanh các bài đọc là văn miêu tả sau đó chia sẻ :
- Có 3 bài văn miêu tả. Phong cảnh đền Hùng, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, Tranh làng Hồ.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Học sinh làm bài, 3 HS viết dàn ý vào bảng nhóm , mỗi HS 1 bài khác nhau.
1) Phong cảnh đền Hùng:
+ Dàn ý: (Bài tập đọc chỉ có thân bài)
- Đoạn 1: Đền Thượng trên đỉnh Nghĩa Lĩnh.
- Đoạn 2: Phong cảnh xung quanh khu đền.
- Đoạn 3: Cảnh vật trong khu đền.
+ Chi tiết hoặc câu văn em thích; Thích chi tiết “Người đi từ đền Thượng  toả hương thơm.”
2) Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân.
* Dàn ý:
- Mở bài: Nguồn gốc hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
- Thân bài:
+ Hoạt động lấy lửa và chuẩn bị nấu cơm.
+ Hoạt động nấu cơm.
- Kết bài: Niềm tự hào của người đạt giả.
* Chi tiết hoặc câu văn em thích: Em thích chi tiết thanh niên của đội thi lấy lửa.
3) Tranh làng Hồ.
* Dàn ý: (Bài tập đọc là một trích đoạn chỉ có thân bài)
- Đoạn 1: Cảm nghĩ của tác giả về tranh làng Hồ và nghệ sĩ dân gian.
- Đoạn 2: Sự độc đáo nội dung tranh làng Hồ.
- Đoạn 3: Sự độc đáo kĩ thuật tranh làng Hồ.
* Chi tiết hoặc câu văn em thích.
Em thích những câu văn viết về màu trắng điệp. Đó là sự sáng tạo trong kĩ thuật pha màu của tranh làng Hồ. 
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Trong các bài tập đọc là văn miêu tả kể trên, em thích nhất bài nào ? vì sao?
- HS nêu
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà luyện tập viết văn miêu tả
- HS nghe và thực hiện
______________________________
Lịch sử
TIẾN VÀO DINH ĐỘC LẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết ngày 30-4-1975 quân dân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từ đây, đất nước hoàn toàn độc lập thống nhất:
 + Ngày 26-4-1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, các cánh quân của ta đồng loạt tiến đánh các vị trí quan trọng của quân đội và chính quyền Sài Gòn trong thành phố.
 + Những nét chính về sự kiện quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, nội các Dương Văn Minh đầu hàng không điều kiện.
2. Kĩ năng: Thuật lại được cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập
3. Thái độ: Tự hào về khí thế tiến công quyết thắng của bộ đội tăng thiết giáp, của dân tộc ta nói chung.
4. Năng lực:
- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: Bản đồ hành chính Việt Nam ; các hình minh họa trong SGK
 - HS: SGK, vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Phương pháp: thảo luận, quan sát, vấn đáp, giảng giải
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS thi thuật lại khung cảnh kí hiệp định Pa- ri về Việt Nam.
 - GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS thi thuật lại
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: Biết ngày 30-4-1975 quân dân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từ đây, đất nước hoàn toàn độc lập thống nhất. 
* Cách tiến hành:
 Hoạt động 1: Khái quát về cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975
- Cho HS đọc nội dung bài, thảo luận cặp đôi: 
+ Hãy so sánh lực lượng của ta và của chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pa- ri ?
 Hoạt động 2: Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và cuộc tổng tiến công vào dinh độc lập
- Cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi:
+ Quân ta chia làm mấy cánh quân tiến vào Sài Gòn? 
+ Mũi tiến công từ phía đông có gì đặc biệt?
+ Thuật lại cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập ?
+ Sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc Lập chứng tỏ điều gì ? 
+ Tại sao Dương Văn Minh phải đầu hàng vô điều kiện ?
+ Giờ phút thiêng liêng khi quân ta chiến thắng, thời khắc đánh dấu miền Nam đã được giải phóng, đất nước ta đã thống nhất là lúc nào ?
 Hoạt động 3: Ý nghĩa của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử
- GV cho HS thảo luận nhóm
+ Chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử có thể so sánh với những chiến thắng nào trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước của nhân dân ta ?
- HS đọc nội dung bài, trả lời câu hỏi
+ Mĩ rút khỏi Việt Nam, chính quyền Sài Gòn sau thất bại liên tiếp lại không được sự hổ trợ của Mĩ như trước, trở nên hoang mang, lo sợ, rối loạn và yếu thế, trong khi đó lực lượng của ta ngày càng lớn mạnh.
- HS thảo luận nhóm sau đó chia sẻ:
+ Chia làm 5 cánh quân.
+ Tại mũi tiến công từ phía đông, dẫn đầu đội hình là lữ đoàn xe tăng 203. Bộ chỉ huy chiến dịch giao nhiệm vụ cho nữ đoàn phối hợp với các đơn vị bạn cắm lá cờ cách mạng lên dinh độc lập.
+ Lần lượt từng HS thuật lại 
+ Chứng tỏ quân địch đã thua trận và cách mạng đã thành công.
+ Vì lúc đó quân đội chính quyền Sài Gòn rệu rã đã bị quân đội Việt Nam đánh tan, Mĩ cũng tuyên bố thất bại và rút khỏi miền Nam Việt Nam.
+ Là 11 giờ 30 phút ngày 30- 4- 1975, lá cờ cách mạng kêu hãnh tung bay trên Dinh Độc Lập.
- Các nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi
+ Chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là một chiến công hiển hách đi vào lịch sử dân tộc ta như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa, một Điện Biên Phủ...
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- GV chốt lại nội dung bài dạy.
- Hãy sưu tầm các hình ảnh, hoặc các bài báo về sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc lập.
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)
- Viết một đoạn văn ngắn nói lên cảm nghĩ của em về sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc lập.
- HS nghe và thực hiện
______________________________
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
 - Biết giải bài toán chuyển động cùng chiều.
 - Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
2. Kĩ năng: HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2 (làm bài 2 trước bài 1a).
3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.
4. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II.CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: Bảng phụ, bảng nhóm
 - HS: SGK, vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Phương pháp: làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải, thực hành luyện tập
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" nêu cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian của chuyển động đều.
- GV nhận xét 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Biết giải bài toán chuyển động cùng chiều.
 - Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
 - HS làm bài 1, bài 2 (làm bài 2 trước bài 1a).
* Cách tiến hành:
Bài 2: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc đề bài, thảo luận cặp đôi:
+ Muốn tính quãng đường ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài, chia sẻ
- Giáo viên nhận xét kết luận
Bài 1a: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc đề bài, cho HS chia sẻ yêu cầu:
+ Có mấy chuyển động đồng thời? 
+ Đó là chuyển động cùng chiều hay ngược chiều?
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
Bài 1b: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm tương tự phần a.
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
Bài tập chờ
Bài 3: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc bài, tóm tắt bài toán rồi làm bài.
- GV quan sát, hướng dẫn HS nếu cần thiết
- Học sinh đọc bài tập, làm bài cặp đôi
- Ta lấy vận tốc nhân với thời gian
- Học sinh làm vào vở, 1 HS làm bài trên bảng lớp sau đó chia sẻ:
Giải
Quãng đường báo gấm chạy được là:
120 x = 4,8 (km)
	Đáp số: 4,8 km
- Học sinh đọc đề bài .
- Có 2 chuyển động đồng thời.
- Đó là 2 chuyển động cùng chiều 
- Học sinh làm bài, chữa bài rồi chia sẻ cách làm:
Giải 
Sau mỗi giờ xe máy đến gần xe đạp số km là:
36 – 12 = 24 (km)
Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là
 48 : 24 = 2 (giờ)
Đáp số: 2 giờ
- Học sinh đọc yêu cầu bài toán.
- Cả lớp làm vở sau đó lên bảng làm bài và chia sẻ kết quả:
Giải 
Sau mỗi giờ xe máy đến gần xe đạp số km:
36 – 12 = 24 (km)
Sau 3 giờ người đi xe đạp đi được số km là:
3 x 12 = 36 (km)
Thời gian xe máy đuổi kịp xe đạp:
36 : 24 = 1,5 (giờ)
	Đáp số: 1,5 giờ 
- Cho HS đọc bài, tóm tắt bài toán rồi làm bài, báo cáo giáo viên
 Bài giải
Thời gian xe máy đi trước ô tô là:
11 giờ 7 phút - 8 giờ 37 phút = 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
Đến 11 giờ 7 phút xe máy đã đi được quãng đường (AB) là:
 36 x 2,5 = 90(km)
Vậy lúc 11 giờ 7 phút ô tô đi từ A và xe máy đi từ B, ô tô đuổi theo xe máy.
Sau mỗi giờ ô tô gần xe máy là:
 54 - 36 =18(km)
Thời gian đi để ô tô kịp xe máy là:
 90 : 18 = 5 (giờ)
Ô tô kịp xe máy lúc:
11 giờ 7 phút + 5 giờ =16 giờ 7 phút
 Đáp số: 16 giờ 7 phút
3.Hoạt động tiếp nối:(2 phút)
- Nêu các bước giải của bài toán chuyển động cùng chiều đuổi kịp nhau?
- HS nêu:
+ B1: Tìm hiệu vận tốc (v1 - v2)
+ B2: Tìm thời gian để đuổi kịp nhau
s : (v1 - v2)
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Chia sẻ với mọi người cách giải dạng toán trên và vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- HS nghe và thực hiện

Tập đọc
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2 (Tiết 5)
I. MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức: Nghe- viết đúng chính tả bài Bà cụ bán hàng nước chè, tốc độ viết khoảng 100 chữ /15 phút.
2.Kĩ năng: Viết đoạn văn khoảng 5 câu tả ngoại hình cụ già, biết chọn những nét ngoại hình tiêu biểu để miêu tả.
3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II.CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: Một số tranh ảnh về các cụ già 
 - HS: SGK, vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Phương pháp: thảo luận, làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
- Nghe- viết đúng chính tả bài Bà cụ bán hàng nước chè, tốc độ viết khoảng 100 chữ /15 phút.
- Viết đoạn văn khoảng 5 câu tả ngoại hình cụ già, biết chọn những nét ngoại hình tiêu biểu để miêu tả.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Nghe viết
 - Gọi HS đọc bài chính tả “Bà cụ bán hàng nước chè”. 
- Giáo viên đọc lại bài chính tả “Bà cụ bán hàng nước chè”, giọng thong thả, rõ ràng.
- Cho HS nêu tóm tắt nội dung bài.
- Yêu cầu HS tìm từ dễ viết sai chính tả.
- Luyện viết từ khó
- Giáo viên đọc cho HS viết bài.
- Chấm, chữa bài.
+ Giáo viên đọc cho HS soát lại bài
- GV chấm bài và nhận xét bài viết Hoạt động 2: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu, chia sẻ theo câu hỏi:
+ Đoạn văn vừa viết miêu tả đặc điểm về ngoại hình hay tính cách của bà cụ bán hàng nước chè?
+ Tác giả tả đặc điểm nào về ngoại hình?
+ Tác giả tả bà cụ rất nhiều tuổi bằng cách nào?
- Yêu cầu HS làm bài
- Trình bày kết quả
- GV nhận xét
 
- HS đọc.
- Cả lớp theo dõi.
- Tả gốc bàng cổ thụ và tả bà cụ bán hàng nước chè dưới gốc bàng.
+ Tuổi già, tuồng chèo 
- HS luyện viết từ khó vào bảng con
- Học sinh nghe và viết bài.
- Học sinh theo dõi soát bài và chữa lỗi.
- HS đọc yêu cầu 
+ Tả ngoại hình.
+ Tả tuổi của bà.
+ Bằng cách so sánh với cây bàng già, đặc tả mái tóc bạc trắng.
- Học sinh viết đoạn văn vào vở, 1 HS làm bài vào bảng nhóm, chia sẻ kết quả
- Học sinh nối tiếp đọc đoạn văn của mình.
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Khi viết văn miêu tả ngoại hình của một cụ già, em cần chú ý đến đặc điểm gì ?
- HS nêu
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Viết một đoạn văn tả ngoại hình bà của em.
- HS nghe và thực hiện

_______________________________
Thứ Năm, ngày 01 tháng 4 năm 2021
Toán
 ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết đọc,viết, so sánh các số tự nhiên và dấu hiệu chia hết cho 2,3, 5, 9.
2. Kĩ năng: HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2, bài 3 (cột 1), bài 5.
3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.
4. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II.CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: Bảng phụ, bảng nhóm 
 - HS: SGK, vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Phương pháp: làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải, thực hành luyện tập
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" nêu dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi vở 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Biết đọc,viết, so sánh các số tự nhiên và dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
 - HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2, bài 3 (cột 1), bài 5.
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp đọc cho nhau nghe mỗi số rồi nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số đó.
- GV nhận xét, kết luận
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng. Yêu cầu HS nêu cách tìm
Bài 3(cột 1): HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng. 
 Bài 5: HĐ cá nhân
 - Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng

- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài
a) Đọc các số
70815: Bảy mươi nghìn tám trăm mười lăm.
975806: Chín trăm bảy lăm nghìn tám trăm linh sáu.
5720800: Năm triệu bảy trăm hai mươi ba nghìn tám trăm.
b) Nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số trên
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có:
- Cả lớp làm vào vở, 1 HS chia sẻ kết quả:
a, Ba số tự nhiên liên tiếp:
998 ; 999 ; 1000
7999 ; 8000 ; 8001
66665 ; 66666 ; 66667
b, Ba số chẵn liên tiếp:
98 ; 100 ; 102
996 ; 998 ; 1000
2998 ; 3000 ; 3002
c, Ba số lẻ liên tiếp:
77 ; 79 ; 81
299 ; 301 ; 303
1999 ; 2001 ; 2003
- HS đọc
- HS cả lớp làm vào vở, 1HS lên bảng làm bài, chia sẻ cách làm:
1000 > 997
6987 < 10 087
 7500 : 10 = 750
- Tìm chữ số thích hợp để khi viết vào ô trống ta được:
- HS cả lớp làm vào vở, sau đó chia sẻ kết quả
a) 243; b) 207; c) 810; d) 465
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Cho HS nêu lại các dấu hiệu chia hết đã học
- HS nêu
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà tìm hiểu thêm các dấu hiệu chia hết cho một số khác, chẳng hạn như dấu hiệu chia hết cho 4, 8
- HS nghe và thực hiện
+ Những số có hai chữ số cuối tạo thành một số chia hết cho 4 thì số đó chia hết cho 4. 
+ Những số có 3 chữ số cuối tạo thành một số chia hết cho 8 thì chia hết cho 8.
_______________________________
Tập làm văn:
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 6)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu. Biết dùng các từ ngữ thích hợp để liên kết câu theo yêu cầu của BT2.
2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
3. Thái độ: Yêu thích môn học
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
 - GV: Bảng phụ 
 - HS: SGK, vở
2.Phương phápvà kĩ thuật dạy học
 - Phương pháp: thảo luận, làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
 - Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu. Biết dùng các từ ngữ thích hợp để liên kết câu theo yêu cầu của BT2.
* Cách tiến hành:
 Bài 1 : Ôn luyện tập đọc và HTL
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc
- Yêu cầu HS đọc bài gắp 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_28_nam_hoc_2020_2021_le_thi_thai_hoan.doc