Giáo án Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 - Lê Thị Thái Hoàn

Toán

NHÂN CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ

 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết thực hiện phép nhân, chia số đo thời gian với một số.

2. Kĩ năng: Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.

3. Thái độ: Giáo dục lòng say mê, yêu thích môn Toán.

4. Năng lực:

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

 - Giáo viên: Bảng phụ, Bảng nhóm

 - Học sinh: Vở, SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc42 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 98 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 - Lê Thị Thái Hoàn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờ 5 phút 
 6 giờ 32 phút
 9 giờ 37 phút
Vậy 3 giờ 5 phút + 6 giờ 32 phút
= 9 giờ 37 phút
- Học sinh đọc , chia sẻ yêu cầu
- Học sinh làm bài theo nhóm, rồi chia sẻ kết quả trước lớp:
Bài giải
Thời gian Lâm đi từ nhà đến Viện Bảo Tàng lịch sử là:
35 phút + 2 giờ 20 phút = 2 giờ 55 phút
 Đáp số: 2 giờ 55 phút
- HS làm rồi chia sẻ trước lớp
+
 12 giờ 18 phút 
 8 giờ 12 phút
 20 giờ 30 phút
Vậy 12 giờ 18 phút + 8 giờ 12 phút
= 20 giờ 30 phút
+
 4 giờ 35 phút 
 8 giờ 42 phút
 12 giờ 77 phút(77 phút = 1 giờ 17 phút)
Vậy 4 giờ 35 phút + 8 giờ 42 phút
= 13 giờ 17 phút
4. Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Gọi 2 HS nhắc lại cách cộng số đo thời gian.
- Dặn HS về nhà học thuộc cách cộng số đo thời gian.
- Nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài sau. 
- HS nêu
- HS nghe và thực hiện
5. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Tính tổng thời gian học ở trường và thời gian học ở nhà của em.
- HS nghe và thực hiện
____________________________
 CHIỀU:
( GV ĐẶC THÙ DẠY)
_________________________________
Thứ Tư ngày17 tháng 3 năm 2021
English:
( Cô Lài dạy)
_____________________________
Tập đọc
NGHĨA THẦY TRÒ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.
3. Thái độ: Giáo dục các em lòng quý trọng và biết ơn thầy cô giáo. 
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc, bảng phụ ghi phần luyện đọc
	- Học sinh: Sách giáo khoa 
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho HS thi đọc thuộc lòng bài Cửa sông và trả lời câu hỏi về nội dung bài 
- GV nhận xét 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS thi đọc
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động luyện đọc: (12phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc toàn bài
- Bài này chia làm mấy đoạn?
- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm, tìm từ khó, luyện đọc từ khó
- Cho HS luyện đọc theo cặp, thi đọc đoạn trước lớp
- HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm bài văn
- 1 HS đọc to, lớp theo dõi
- HS chia đoạn: 3 đoạn
+ Đ1:Từ đầu.....rất nặng
+ Đ2: tiếp đến ...tạ ơn thày
+ Đ3: còn lại
- HS nối tiếp nhau đọc bài lần 1, kết hợp luyện đọc từ khó.
- HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ, luyện đọc câu khó.
- HS đọc theo cặp, thi đọc đoạn trước lớp
- 1HS đọc cả bài
- HS theo dõi
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
* Cách tiến hành:
- Cho HS trưởng nhóm điều khiển nhóm nhau trả lời câu hỏi:
+Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?
- Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy dỗ cho cụ từ thuở vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó?
- GV giảng thêm: Thầy giáo Chu rất yêu quý kính trọng người thầy đã dạy mình từ hồi vỡ lòng, người thầy đầu tiên trong đời cụ.
+ Những câu thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môm sinh đã nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?
 - GV nhận xét và giải thích cho HS nếu HS giải thích không đúng
- GV: Truyền thống tôn sư trọng đạo được mọi thế hệ người Việt Nam giữ gìn, bồi đắp và nâng cao. Người thầy giáo và nghề dạy học luôn được tôn vinh trong xã hội. 
- Nêu nội dung chính của bài?
- HS thảo luân trả lời câu hỏi
+ Các môn sinh đến để mừng thọ thầy, thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy.
+ Chi tiết: Từ sáng sớm đã tề tựu trước sân nhà thầy dâng biếu thầy những cuốn sách quý...
 + Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng ..Thầy chắp tay cung kính vái cụ đồ
- Tiên học lễ, hậu học văn: Muốn học tri thức phải bắt đầu từ lễ nghĩa, kỉ luật.
- 2 HS nêu
+ Bài văn ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.
* Cách tiến hành:
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm từng đoạn của bài. 
- Yêu cầu HS nêu cách đọc
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn: Từ sáng .. dạ ran
- GV đọc mẫu
- Cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp
- HS thi đọc

- HS tự phát hiện cách ngắt nghỉ và cách nhấn giọng trong đoạn này.
- 1 vài HS đọc trước lớp
- HS đọc diễn cảm trong nhóm.
- HS theo dõi
- HS luyện đọc diễn cảm 
- HS đưa ra ý kiến nhận xét và bình chọn những bạn đọc tốt nhất.
5. Hoạt động ứng dụng:(2phút)
- Cho HS liên hệ về truyền thống tôn sư trọng đạo của bản thân.
- HS nêu
 
6. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Tìm đọc các câu chuyện nói về truyền thống tôn sư trọng đạo và kể cho mọi người cùng nghe.
- HS nghe và thực hiện

_______________________________
Lịch sử
SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Biết cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân (1968), tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở Sứ quán Mĩ tại Sài Gòn:
 + Tết Mậu Thân 1968, quân và dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp các thành phố và thị xã.
 + Cuộc chiến đấu tại Sứ quán Mĩ diễn ra quyết liệt và là sự kiện tiêu biểu cúa cuộc Tổng tiến công.
2. Kĩ năng: Nắm được ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 với cách mạng miền Nam
3. Thái độ: Giáo dục HS tình yêu quê hương, ham tìm hiểu lịch sử nước nhà.
4. Năng lực:
- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: Ảnh tư liệu
 - HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận nhóm, cá nhân.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Hái hoa dân chủ" trả lời câu hỏi:
+ Ta mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì?
+ Đường Trường Sơn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta?
- Cho HS nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi
- HS trả lời
- HS nhận xét
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: Biết cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân (1968), tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở Sứ quán Mĩ tại Sài Gòn
* Cách tiến hành:
 Hoạt động 1: Diễn biến cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
- Cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi rồi báo cáo trước lớp.
+ Tết Mậu Thân đã diễn ra sự kiện lịch sử gì ở miền Nam?
+ Thuật lại trận đánh tiêu biểu của bộ đội ta trong dịp Tết Mậu Thân 1968? Trận nào là trận tiêu biểu trong đợt tấn công này?
 + Cùng với tấn công vào Sài Gòn, quân giải phóng đã tiến công ở những nơi nào?
 + Tại sao nói cuộc Tổng tiến công của quân và dân miền Nam vào Tết Mậu Thân năm 1968 mang tính bất ngờ và đồng loạt với quy mô lớn?
- GV nhận xét, kết luận
Hoạt động 2: Kết quả, ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
- Cho HS thảo luận nhóm rồi chia sẻ trước lớp
+ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã tác động như thế nào đến Mĩ và chính quyền Sài Gòn? 
+ Nêu ý nghĩa Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968? 
- GV nhận xét, kết luận
 
- Làm việc theo nhóm.
- Quân dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp thành phố, thị xã
- Đêm 30 Tết, vào lúc lời Bác Hồ chúc Tết được truyền truyền đi thì tiếng súng của quân giải phóng cũng rền vang tại Sài Gòn và nhiều thành phố khác ở miền Nam. Sài Gòn là trọng điểm của cuộc tiến công và nổi dậy.
- Cùng với tấn công vào Sài Gòn, quân giải phóng đã tiến công ở hầu hết khắp các thành phố, thị xã ở miền Nam như Cần Thơ, Nha Trang, Huế, Đà Nẵng 
- Bất ngờ : Tấn công vào đêm giao thừa, tấn công vào các cơ quan đầu não của địch tại các thành phố lớn 
- Đồng loạt: đồng thời ở nhiều thành phố, thị xã trong cùng một thời điểm.
- Thảo luận nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã làm cho hầu hết các cơ quan Trung ương và địa phương của Mĩ và chính quyến Sài Gòn bị tê liệt, khiến chúng rất hoang mang, lo sợ 
- Mĩ buộc phải thừa nhận thất bại một bước, chấp nhận đàm phán tại Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam
 Sự kiện này tạo bước ngoặt cho cuộc kháng chiến. 
- HS nghe
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Qua bài này em có suy nghĩ gì về cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968?
- HS nêu
4. Hoạt động sáng tạo:(1phút)

- Sưu tầm các tư liệu về cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968
- HS nghe và thực hiện

_______________________________
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết cộng, trừ số đo thời gian.
2. Kĩ năng:
	- Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.
 - HS làm bài 1(b); bài 2, bài 3.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
4. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Bảng phụ
 - Học sinh: Vở, SGK
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Chiếu hộp bí mật" nêu cách cộng, trừ số đo thời gian và một số lưu ý khi cộng, trừ số đo thời gian.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.
 - HS làm bài 1(b); bài 2, bài 3.
* Cách tiến hành:
 Bài 1b: HĐ cá nhân
- Gọi 1 em đọc đề bài. 
- Cho HS tự làm bài, chia sẻ kết quả
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn và thống nhất kết quả tính.
- Nhận xét, bổ sung.
Bài 2: HĐ nhóm
- GV gọi HS đọc đề bài toán trong SGK.
 - Cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi:
+ Khi cộng các số đo thời gian có nhiều đơn vị ta phải thực hiện phép cộng như thế nào?
+ Trong trường hợp các số đo theo đơn vị phút và giây lớn hơn 60 thì ta làm như thế nào? 	
- Cho HS đặt tính và tính. 
- GV nhận xét, kết luận
Bài 3: HĐ cá nhân
- GV gọi HS đọc đề bài 
- Cho cả lớp làm vào vở, đổi chéo vở để kiểm tra
- GV nhận xét , kết luận
Bài tập chờ
Bài 4: HĐ cá nhân
- Cho HS làm bài cá nhân, chia sẻ
- GV kết luận

- Viết số thích hợp vào chỗ trống.
- HS tự làm vào vở, chia sẻ kết quả
b) 1,6giờ = 96phút
 2giờ 15phút = 135phút
 2,5phút= 150giây
 4phút 25giây= 265giây
- Tính
- HS thảo luận nhóm
+ Ta cần cộng các số đo thời gian theo từng loại đơn vị.
+Ta cần đổi sang hàng đơn vị lớn hơn liền kề.
- HS cả lớp làm vào vở, 3 HS lên bảng làm, chia sẻ kết quả
a) 2năm 5tháng + 13năm 6tháng
+
 2năm 5tháng 
 13năm 6tháng
 15năm 11tháng
b) 4ngày 21giờ + 5ngày 15giờ
+
 4ngày 21giờ 
 5ngày 15giờ
 9ngày 36giờ = 10ngày 12giờ
c) 13giờ 34phút + 6giờ 35phút
+
 13giờ 34phút
 6giờ 35phút
 19giờ 69phút = 20giờ 9phút
- HS đọc đề, chia sẻ yêu cầu
- HS làm bài, đổi chéo vở để kiểm tra
- Nx bài làm của bạn, bổ sung.
 a. 4 năm 3 tháng
 - 2 năm 8 tháng
hay 3 năm 15 tháng
 - 2 năm 8 tháng
 1 năm 7 tháng
- HS làm bài, chia sẻ kết quả
 Bài giải
Hai sự kiện trên cách nhau là:
 1961 - 1492 = 469 (năm)
 Đáp số: 469 năm
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
+ Cho HS tính:
 26 giờ 35 phút	 
- 17 giờ 17 phút

+ HS tính:
 26 giờ 35 phút	 
- 17 giờ 17 phút
 9 giờ 18 phút 
4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)

- Dặn HS về nhà vận dụng cách cộng trừ số đo thời gian vào thực tế cuộc sống.
- HS nghe và thực hiện
__________________________________
Tập làm văn
TẢ ĐỒ VẬT (Kiểm tra viết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nắm được cấu tạo của bài văn tả đồ vật.
2. Kĩ năng: Viết được bài văn đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), rõ ý, dùng từ, đặt câu đúng, lời văn tự nhiên. 
3. Thái độ: Yêu thích viết văn miêu tả đồ vật
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
 - GV: Một số tranh ảnh minh họa nội dung đề văn
 - HS : Sách + vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận , thực hành ...
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- GV kiểm tra sự chuẩn bị giấy bút của HS
- Giới thiệu bài: Trong tiết TLV cuối tuần 24, các em đã lập dàn ý cho bài văn tả đồ vật theo 1 trong 5 đề đã cho; đã trình bày miệng bài văn theo dàn ý đó. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ chuyển dàn ý đã lập thành một bài viết hoàn chỉnh.
- Ghi bảng
- HS chuẩn bị 
- HS nghe
- HS mở vở
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)
*Mục tiêu: HS lựa chọn đề bài văn để viết bài.
*Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc 5 đề kiểm tra trên bảng.
- GV nhắc HS : Các em đã quan sát kĩ hình dáng của đồ vật, biết công dụng của đồ vật qua việc lập dàn ý chi tiết, viết đoạn mở bài, kết bài, đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của đồ vật gần gũi với em. Từ các kĩ năng đó, em hãy viết thành bài văn tả đồ vật hoàn chỉnh.
 
- HS đọc 5 đề kiểm tra trên bảng.
* Chọn một trong các đề sau:
1. Tả quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai của em.
2. Tả cái đồng hồ báo thức.
3. Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.
4. Tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.
5. Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát.
3. HĐ thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: Viết được bài văn đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), rõ ý, dùng từ, đặt câu đúng, lời văn tự nhiên. 
*Cách tiến hành:
- Cho HS viết bài
- Gv theo dõi hs làm bài 
- GV nêu nhận xét chung
 - Hs dựa vào dàn ý của tiết trước viết thành một bài văn miêu tả đồ vật 

4. Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Cho nhắc lại cấu tạo của một bài văn tả đồ vật.
- HS về nhà chuẩn bị tiết Tập làm văn : Tập viết đoạn đối thoại.
- HS nêu
- HS nghe và thực hiện
5. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà chọn một đề khác để viết cho hay hơn.
- HS nghe và thực hiện

_______________________________
Thứ Năm, ngày 18 tháng 3 năm 2021
Toán
NHÂN CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ
 I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Biết thực hiện phép nhân, chia số đo thời gian với một số.
2. Kĩ năng: Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.
3. Thái độ: Giáo dục lòng say mê, yêu thích môn Toán.
4. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Bảng phụ, Bảng nhóm
 - Học sinh: Vở, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" nêu các đơn vị đo thời gian đã học.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)
*Mục tiêu: Biết thực hiện phép nhân, chia số đo thời gian với một số.
*Cách tiến hành:
* Hướng dẫn nhân số đo thời gian với một số tự nhiên 
Ví dụ 1:
- GV nêu bài toán
- Giáo nhiệm vụ cho nhóm trưởng điều khiển nhóm tìm hiểu ví dụ và cách thực hiện phép tính sau đó chia sẻ trước lớp 
+ Trung bình người thợ làm xong một sản phẩm thì hết bao nhiêu?
+ Muốn biết 3 sản phẩm như thế hết bao nhiêu lâu ta làm tính gì?
- Cho HS nêu cách tính 
- GV nhận xét, hướng dẫn cách làm 
(như SGK)
- Cho HS nhắc lại cách đặt tính và cách nhân.
+ Khi thực hiện phép nhân số đo thời gian có nhiều đơn vị với một số ta thực hiện phép nhân như thế nào? 
Ví dụ 2: 
- Cho HS đọc và tóm tắt bài toán, sau đó chia sẻ nội dung
- Cho HS thảo luận cặp đôi:
+ Muốn biết một tuần lễ Hạnh học ở trường hết bao nhiêu thời gian ta thực hiện phép tính gì?
- HS đặt tính và thực hiện phép tính, 1HS lên bảng chia sẻ cách đặt tính
- Bạn có nhận xét số đo ở kết quả như thế nào?(cho HS đổi)
- GV nhận xét và chốt lại cách làm 
- Khi nhân các số đo thời gian có đơn vị là phút, giây nếu phần số đo nào lớn hơn 60 thì ta làm gì?
Phép chia thực hiện tương tự

- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thực hiện nhiệm vụ.
+ 1giờ 10 phút 
+ Ta thực hiện tính nhân 1giờ 10 phút với 3
+ HS suy nghĩ , thực hiện phép tính 
- 1- 2 HS nêu 
 1 giờ 10 phút
 x 3
 3 giờ 30 phút 
- HS nêu lại
+ Ta thực hiện phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đó 
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm , chia sẻ cách tóm tắt
- Ta thực hiện phép nhân
3giờ 15 phút x 5
 3giờ 15 phút
 x 5 
 15 giờ 75 phút 
- 75 phút có thể đổi ra giờ và phút 
- 75 phút = 1giờ 15 phút 
15 giờ 75 phút = 16 giờ 15 phút 
- Khi nhân các số đo thời gian có đơn vị là phút, giây nếu phần số đo nào lớn hơn 60 thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn liền trước .
3. HĐ thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: 
 - Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.
 - HS làm bài 1. 
*Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS tự làm bài và chia sẻ cách làm 
- GV nhận xét củng cố cách nhân số đo thời gian với một số tự nhiên 
Bài tập chờ
Bài 2: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc bài, tóm tắt rồi giải sau đó chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét, kết luận
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- HS hoàn thành bài, 2 HS lên bảng chữa bài,chia sẻ trước lớp:
 4 giờ 23 phút 
 x 4
 16 giờ 92 phút 
 = 17 giờ 32 phút 
 12 phút 25 giây 5
x
 12 phút 25 giây 
 5
 60 phút125 giây (125giây = 2phút 5giây)
Vậy : 12phút 25giây 5 = 62phút 5giây
- HS đọc bài, tóm tắt rồi giải sau đó chia sẻ trước lớp
 Bài giải
Thời gian bé Lan ngồi trên đu quay là:
1 phút 25 giây x 3 = 4 phút 15 giây
 Đáp sô: 4 phút 15 giây
4. Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Cho HS vận dụng làm phép tính sau:
a ) 2 giờ 6 phút x 15 
b) 3 giờ 12 phút x 9 

- HS nghe và thực hiện
a ) 2 giờ 6 phút x 15 = 30 giờ 90 phút
 = 1 ngày 7 giờ 30 phút
b) 3 giờ 12 phút x 9 = 27 giờ 108 phút
 = 28 giờ 48 phút
5. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Giả sử trong một tuần, thời gian học ở trường là như nhau. Em hãy suy nghĩ tìm cách tính thời gian học ở trường trong một tuần.
- HS nghe và thực hiện

_____________________________
Luyện từ và câu
LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH THAY THẾ TỪ NGỮ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ ( ND Ghi nhớ).
2. Kĩ năng: Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu tác dụng của việc thay thế đó (Làm được 2 bài tập ở mục III)
3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, sáng tạo liên kết câu khi nói, viết
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, bảng nhóm
	- Học sinh: Vở viết, S

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_25_nam_hoc_2020_2021_le_thi_thai_hoan.doc