Giáo án Lớp 5 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021 - Lê Thị Thái Hoàn

Tập đọc

HỘP THƯ MẬT

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu được những hành động dũng cảm, mưu trí của anh Hai Long và những chiến sĩ tình báo (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện được tính cách nhân vật.

3. Thái độ: Cảm phục sự mưu trí, dũng cảm của các chiến sĩ tình báo.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

 - Giáo viên: Tranh minh hoạ bài trong SGK.

 - Học sinh: Sách giáo khoa

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

 - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc40 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 38 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021 - Lê Thị Thái Hoàn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 2.
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn HS tự tính nhẩm15% của 120 theo cách tính nhẩm của bạn Dung.
- Yêu cầu HS làm bài, chia sẻ kết quả
- GV nhận xét, kết luận
 Bài 2: HĐ cặp đôi
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận cặp đôi
- Hướng dẫn HS phân tích đề theo câu hỏi:
+ Hình lập phương bé có thể tích là bao nhiêu?
+ Tỉ số thể tích của 2 hình lập phương là bao nhiêu?
+ Vậy tỉ số thể tích của hình lập phương lớn và hình lập phương bé là bao nhiêu?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 3(Bài tập chờ): HĐ cá nhân
- Cho HS làm bài
- GV nhận xét, chữa bài cho HS

- HS đọc
- HS nêu cách tính nhẩm
- HS chia sẻ kết quả
 a) 10% của 240 là 24
 5 % của 240 là 12
 2,5% của 240 là 6
 17,5% của 240 là : 
 24 + 12 +6 = 42
 b) 10% của 520 là 52
 5 % của 520 là 26
 20% của 520 là 104
 35% của 520 là : 
 52 + 26 +104 = 182
- Cả lớp theo dõi
- HS thảo luận
- HS hỏi nhau:
+ Hình lập phương bé có thể tích là 64 cm3
+ Tỉ số thể tích của 2 hình lập phương là 3 : 2
+ Tỉ số thể tích của hình lập phương lớn và hình lập phương bé là 
- 2 HS lên bảng làm bài, chia sẻ kết quả
Giải
- Tỉ số thể tích hình lập phương lớn so với hình bé là Như vậy tỉ số phần trăm của thể tích hình lập phương lớn và hình lập phương bé là 
 3 : 2 = 1,5 = 150 % (thể tích hình lập phương bé)
b)Thể tích hình lập phương lớn là:
 64 x 150% = 96 ( m3 )
hoặc: 64 : 100 x 150 = 96 ( m3 )
 Đáp số : 150%; 96 m3
- HS làm bài cá nhân
 Bài giải 
a) Hình vẽ trong SGK có tất cả:
8 × 3 = 24 (hình lập phương nhỏ)
b) Mỗi hình lập phương A, B, C (xem hình vẽ)có diện tích toàn phần là:
2 × 2 × 6 = 24(cm2)
Do cách sắp xếp các hình A, B, C nên hình A có 1 mặt không cần sơn, hình B có 2 mặt không cần sơn, hình C có 1 mặt không cần sơn, cả 3 hình có :
1 + 2 + 1 = 4 (mặt) không cần sơn.
Diện tích toàn phần của 3 hình A, B, C là:
24 × 3 = 72(cm2).
 Diện tích không cần sơn của hình đã cho là:
2 × 2 × 4 = 16 (cm2).
 Diện tích cần sơn của hình đã cho là:
72 – 16 = 56 (cm2).
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- HS nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương.
- HS nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
- HS nêu

4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Tìm cách tính thể tích của một số đồ vật không có hình dạng như các hình đã học.
- HS nghe và thực hiện

_______________________________
CHIỀU:
( GV BỘ MÔN DẠY)
______________________________
Thứ Tư, ngày 10 tháng 3 năm 2021
English:
( Cô Lài dạy)
______________________________
Kể chuyện
 LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người bảo vệ trật tự, an ninh
2. Kĩ năng: Biết sắp xếp chi tiết tương đối hợp lí, kể rõ ý; biết và biết trao đổi về nội dung câu chuyện.
3. Thái độ: Yêu thích kể chuyện
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng	
 - Giáo viên: SGK, một số sách truyện, bài báo viết về các chiến sĩ an ninh, công an,. ..
 - Học sinh: Sách giáo khoa,vở viết...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
1. Hoạt động Khởi động (3’)
- Cho HS thi kể lại câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS thi kể
- HS nghe
- HS ghi vở
2.Hoạt động tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện phù hợp với yêu cầu tiết học: (8’)
* Mục tiêu: Chọn được câu chuyện đã nghe, đã đọc đã nghe, đã đọc về những người bảo vệ trật tự, an ninh
* Cách tiến hành:
- Giáo viên chép đề lên bảng 
- Đề bài yêu cầu làm gì?
- Gọi học sinh đọc gợi ý trong SGK.
- Bảo vệ trật tự, an ninh gồm những hoạt động gì ?
- Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện mình định kể.
Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe, hoặc đã đọc về những người đã góp sức bảo vệ trật tự an ninh.
- HS nêu
- Học sinh nối tiếp nhau đọc gợi ý.
+ Đảm bảo trật tự, an ninh trong phố phường, lối xóm.
+ Đảm bảo trật tự giao thông trên các tuyến đường.
+ Phòng cháy, chữa cháy.
+ Bắt trộm, cướp, chống các hành vi vi phạm, tệ nạn xã hội.
+ Điều tra xét xứ các vụ án.
+ Hoạt động tình báo trong lòng địch
- HS giới thiệu câu chuyện mình định kể.
3. Hoạt động thực hành kể chuyện:(23 phút)
* Mục tiêu:
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người bảo vệ trật tự, an ninh
- Biết sắp xếp chi tiết tương đối hợp lí, kể rõ ý; biết và biết trao đổi về nội dung câu chuyện.
* Cách tiến hành:
- Kể trong nhóm - GV đi giúp đỡ từng nhóm. Gợi ý HS hỏi nhau:
+ Giới thiệu tên câu chuyện.
+ Cậu đọc, nghe truyện khi nào?
+ Nhân vật chính trong truyện là ai?
+ Nội dung chính mà câu chuyện đề cập đến là gì?
+ Tại sao cậu lại chọn câu chuyện đó để kể?
- Học sinh thi kể trước lớp 
- GV tổ chức cho HS bình chọn.
+ Bạn có câu chuyện hay nhất?
+ Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất?
- Giáo viên nhận xét và đánh giá.
- Học sinh nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện mình định kể trước lớp (nêu rõ câu chuyện đó nói về ai)
- HS kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Học sinh thi kể trước lớp và trao đổi cùng bạn. 
- HS khác nhận xét bạn kể chuyện theo các tiêu chí đã nêu.
- Lớp bình chọn
3. Hoạt động ứng dụng (2’)

- Chia sẻ với mọi người về những tấm gương đã góp sức để bảo vệ trạt tự an ninh mà em biết.
- HS nghe và thực hiện.

4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Kể lại câu chuyện cho mọi người trong gia đình cùng nghe.
- HS nghe và thực hiện
_______________________________
Lịch sử:
ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết Đường Trường Sơn với việc chi viện sức người, vũ khí, lương thực của miền Bác cho cách mạng miền Nam, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam:
+ Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam ngày 19/5/1959, trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh)
+ Qua đường Trường Sơn, miền Bắc đã chi viện sức người góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.
2. Kĩ năng:
- Kể chuyện
- Sưu tầm tư liệu lịch sử
- Mô tả sự kiện lịch sử
3. Định hướng thái độ:
- Khâm phục tinh thần dũng cảm quên mình của bộ đội, thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn.
- Tự hào về đường Trường Sơn, con đường đã góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phòng miền Nam.
4. Định hướng năng lực
- Năng lực nhận thức lịch sử
+ Trình bày sơ lược sự ra đời và vai trò của đường Trường Sơn trong sự nghiệp giải phóng miền Nam
- Năng lực tìm tòi khám phá lịch sử:
+ Quan sát nghiên cứu tài liệu học tập (kênh chữ, ảnh chụp...)
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Sưu tầm tranh ảnh về đường Trường Sơn
+ Kể về tấm gương tiêu biểu của bộ đội và thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Bản đồ Hành chính Việt Nam; các tư liệu.
2. Học sinh:
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bộ đội Trường Sơn, về đồng bào Tây Nguyên tham gia vận chuyển hàng hoá, giúp đỡ bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn.
- Sách giáo khoa, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
1. Hoạt động 1: Khởi động
+Lễ khánh thành Nhà máy Cơ khí Hà Nội diễn ra trong thời gian nào?
+ Nước nào đã giúp nước ta xây dựng nhà máy Cơ Khí Hà Nội?
+ Nhà máy Cơ khí Hà Nội đã có đóng góp gì vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước?
* GV nhận xét, tuyên dương lớp.
- GV mở bài: Bài ca Trường Sơn
- Hỏi: Bài hát vừa được nghe nhắc đến địa danh lịch sử nào?
- Trong những năm tháng ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước, giữa chốn rừng xanh, núi đỏ, đèo dốc cheo leo của Trường Sơn, bộ đội, thanh niên xung phong đã đường Trường Sơn. Đó là tuyến đường chính để miền Bắc chi viện cho miền Nam, góp phần giải phóng miền Nam , thống nhất đất nước. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về tuyến đường huyết mạch đó.
- GV ghi đề bài: Đường Trường Sơn.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
HĐ1: Xác định phạm vi hệ thống đường Trường Sơn trên bản đồ. (Làm việc cặp đôi )
- Bước 1: Cho HS quan sát bản đồ, tự xác định phạm vi hệ thống đường Trường Sơn trên bản đồ.
- Bước 2: Các cá nhân trong cặp yêu cầu bạn chỉ phạm vi hệ thống đường Trường Sơn trên bản đồ.
- Bước 3: Đại diện các cặp lên bảng xác định vị trí đường Trường Sơn.
- GV tổ chức cho các cặp nhận xét lẫn nhau. 
- Giáo viên nhận xét, kết luận
* GV nhấn mạnh: đường Trường Sơn là hệ thống những tuyến đường, bao gồm rất nhiều con đường trên cả hai tuyến: Đông Trường Sơn, Tây Trường Sơn chứ không phải chỉ là một con đường.
HĐ 2: Mục đích mở đường Trường Sơn ( Làm việc cả lớp)
Trưởng ban học tập yêu cầu các bạn đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi: Đường Trường Sơn ra đời vào thời gian nào? Ta mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì? 
- Bước 1: Cá nhân đọc yêu cầu, tự tìm hiểu sách giáo khoa, trả lời câu hỏi
- Bước 2: Cá nhân trình bày phương án trả lời trước lớp
- TBHT yêu cầu các bạn nhận xét bổ sung, sau đó mời ý kiến của cô giáo.
* GV nhận xét chốt ý: Chúng ta mở đường Trường Sơn vào ngày 19/5/1959. Để đáp ứng chi viện sức người, vũ khí, lương thực,.. của miền Bắc cho cách mạng miền Nam.
HĐ3: Tìm hiểu những tấm gương anh dũng trên đường Trường Sơn ( Làm việc nhóm). 
Yêu cầu:
- Các em hãy tìm hiểu và kể lại câu chuyện về anh Nguyễn Viết Sinh? 
- Yêu cầu các em kể thêm về bộ đội lái xe, thanh niên xung phong mà các em đã sưu tầm được.
- Bước 1: Yêu cầu các cá nhân đọc yêu cầu đề bài, tự tìm hiểu và kể lại câu chuyện về anh Nguyễn Viết Sinh. 
- Bước 2: Chia sẻ kết quả trong cặp đôi
- Bước 3: Kể lại câu chuyện trong nhóm
- Bước 4: Lựa chọn bạn kể trước lớp và trình bày thêm về bộ đội lái xe, thanh niên xung phong mà các em đã sưu tầm được.
- Bước 5: Tổ chức bình chọn nhóm thực hiện tốt
* Giáo viên đánh giá, khen ngợi các nhóm thực hiện tốt 
HĐ 4: Ý nghĩa của đường Trường Sơn đối với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước?
(Hoạt động cả lớp)
 Học sinh đọc yêu cầu: Em hãy viết (3-5 câu) về ý nghĩa của đường Trường Sơn đối với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước?
- Bước 1: Cho học sinh tự suy nghĩ viết câu trả lời vào vở theo ý hiểu của bản thân
- Bước 2: Cho học sinh đọc bài làm của mình trước lớp
- Cho HS nhận xét.
* GV nhấn mạnh ý nghĩa: Đường Trường Sơn là con đường giao thông quan trọng nối hai miền Nam - Bắc, nó góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam và ngày nay là một trong những con đường góp phần đưa đất nước ta đi lên Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. 
* HS so sánh hai bức ảnh trong sách giáo khoa, nhận xét về đường Trường Sơn qua hai thời kì lịch sử.
* Mời 1 bạn đọc ghi nhớ: 
Ngày 19- 5 1959, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn. Đây là con đường để miền Bắc chi viện sức người, vũ khí, lương thực,cho chiến trường góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.
3. Hoạt động luyện tập vận dụng:
- Để củng cố bài học, Cô mời cả lớp chơi một trò chơi, trò chơi có tên là Cùng vượt đường Trường Sơn.
- Thể lệ trò chơi: Lớp chúng ta sẽ chia làm 2 đội chơi, tổ 1 và tổ 2 là đội Tây Trường Sơn, tổ 3 và tổ 4 là đội Đông Trường Sơn. Cả 2 đội sẽ cùng nhau thi đua vượt đường Trường Sơn, có tất cả 4 trạm, ứng với mỗi trạm nếu trả lời đúng câu hỏi ở mỗi trạm sẽ được nhận được cờ ghi điểm. Đội nào nhận được cờ nhiều nhất sẽ là đội chiến thắng.
- Công bố kết quả, tuyên dương đội thắng cuộc.
* Em hãy tìm hiểu thêm đường Trường Sơn đi qua huyện Hương Sơn qua những xã nào?
- GV nhận xét tiết học
- Các em nhớ về học bài và chuẩn bị trước cho thầy bài 23: Sấm sét đêm giao thừa.
_______________________________
____________________________
Toán
ÔN LUYỆN: TÍNH THỂ TÍCH CỦA MỘT HÌNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS nắm vững các đơn vị đo thể tích ; mối quan hệ giữa chúng.
2. Kĩ năng: Tính thành thạo thể tích hình hộp chữ nhật
3. Thái độ: Yêu thích môn học, cẩn thận, tỉ mỉ.
4. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. CHUẨN BỊ
2. Đồ dùng 
- Giáo viên: Bảng phụ, SGK.
- Học sinh: Vở, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" nêu cách tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình tròn.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: - HS nắm vững các đơn vị đo thể tích ; mối quan hệ giữa chúng.
 - Tính thành thạo thể tích hình hộp chữ nhật
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
Điền dấu > , < hoặc = vào chỗ chấm.
a) 3 m3 142 dm3 .... 3,142 m3
b) 8 m3 2789cm3 .... 802789cm3
Bài 2:HĐ cá nhân
 Điền số thích hợp vào chỗ chấm
a) 21 m3 5dm3 = ...... m3
b) 2,87 m3 =  m3 ..... dm3
c) 17,3m3 =  dm3 .. cm3
d) 82345 cm3 = dm3 cm3
Bài 3: HĐ cá nhân
 Tính thể tích 1 hình hộp chữ nhật có chiều dài là 13dm, chiều rộng là 8,5dm ; chiều cao 1,8m.
Bài 4: HĐ cá nhân
Một bể nước có chiều dài 2m, chiều rộng 1,6m; chiều cao 1,2m. Hỏi bể có thể chứa được bao nhiêu lít nước ? (1dm3 = 1 lít)
- HS đọc yêu cầu .
- HS làm bài,chia sẻ trước lớp
a) 3 m3 142 dm3 = 3,142 m3
b) 8 m3 2789cm3 > 802789cm3
- HS đọc yêu cầu .
- HS làm bài,chia sẻ trước lớp
 a) 21 m3 5dm3 = 21,005 m3
 b) 2,87 m3 = 2 m3 870dm3
 c) 17,3dm3 = 17dm3 300 cm3
 d) 82345 cm3 = 82dm3 345cm3
 - HS đọc yêu cầu .
- HS làm bài,chia sẻ trước lớp
 Bài giải
Đổi: 1,8m = 18dm.
Thể tích 1 hình hộp chữ nhật đó là:
 13 x 8,5 x 1,8 = 1989 (dm3)
 Đáp số: 1989 dm3.
- HS đọc yêu cầu .
- HS làm bài,chia sẻ trước lớp
 Bài giải
Thể tích của bể nước đó là:
 2 x 1,6 x 1,2 = 3,84 (m3)
 = 3840dm3.
Bể đó có thể chứa được số lít nước là:
3840 x 1 = 3840 (lít nước).
 Đáp số: 3840 lít nước.
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Vận dụng cách tính thể tích của các hình khối vào cuộc sống.
- HS nghe và thực hiện
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Tính thể tích của bể nước nhà em(nếu có)
- HS nghe và thực hiện

_____________________________
Tập đọc
HỘP THƯ MẬT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu được những hành động dũng cảm, mưu trí của anh Hai Long và những chiến sĩ tình báo (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện được tính cách nhân vật.
3. Thái độ: Cảm phục sự mưu trí, dũng cảm của các chiến sĩ tình báo.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ 	
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Tranh minh hoạ bài trong SGK.
	- Học sinh: Sách giáo khoa 
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho HS thi nối tiếp nhau đọc lại bài: "Luật tục xưa của người Ê-đê"? trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
+ Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng?
- Nhận xét cho từng HS. 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS thi đọc, HS trả lời câu hỏi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động luyện đọc: (12phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Cách tiến hành:
- Gọi 1HS đọc tốt đọc toàn bài .
- Bài văn có thể chia làm mấy đoạn ?
- Cho hs đọc nối tiếp theo đoạn.
- Hướng dẫn hs phát âm đúng một số từ ngữ. Giáo viên ghi bảng.
- GV kết hợp giúp HS tìm hiểu nghĩa các từ được chú giải sau bài.
- YC học sinh luyện đọc theo cặp.
- Mời 1 học sinh đọc lại toàn bài.
- GV hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm toàn bài
- 1 học sinh đọc.
- HS chia đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến đáp lại.
+ Đoạn 2: Từ Anh dừng xe đến ba bước chân. 
+ Đoạn3 : Từ Hai Long đến chỗ cũ.
+ Đoạn 4: Phần còn lại .
- Hs đọc nối tiếp theo đoạn trong nhóm
+ Lần 1: Luyện đọc đoan, đọc đúng: Chữ V, bu gi, cần khởi động máy
+ Lần 2: Luyện đọc đoạn, câu khó
- HS luyện đọc theo cặp .
- 1 HS đọc lại toàn bài .
- HS lắng nghe.

3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu được những hành động dũng cảm, mưu trí của anh Hai Long và những chiến sĩ tình báo (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Cách tiến hành:
 - YC HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi sau đó chia sẻ trước lớp:
+ Chú Hai Long ra Phú Lâm làm gì?
+ Bạn hiểu hộp thư mật dùng để làm gì? (Tại sao phải dùng hộp thư mật?)
+ Người liên lạc nguỵ trang hộp thư mật khéo léo như thế nào?	
+ Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì?
+ Nêu cách lấy thư và gửi báo cáo của chú Hai Long.Vì sao chú làm như vậy? 
+ Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc?	
+ Qua câu chuyện này bạn biết được điều gì? 
- HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi:
+ Tìm hộp thư mật để lấy báo cáo và gửi báo cáo.
+ Để chuyển những tin tức bí mật, quan trọng. 
+ HS tìm ý trả lời
+ Có ý nghĩa vô cùng to lớn vì cung cấp cho ta những tin tức bí mật về kẻ địch để giúp chúng ta hiểu ý đồ của chúng, chủ động chống trả, giành thắng lợi mà đỡ tốn xương máu.
*ND: Ca ngợi những hành động dũng cảm, mưu trí của anh Hai Long và những chiến sĩ tình báo. 
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện được tính cách nhân vật.
* Cách tiến hành:
 - Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm 4 đoạn văn, tìm giọng đọc. 
- GV hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 1 
- YC học sinh luyện đọc theo cặp, thi đọc diễn cảm.
- GV cùng cả lớp đánh giá, khen ngợi
 - 4 HS tiếp nối nhau đọc, tìm giọng đọc. 
- HS lắng nghe.
- Học sinh luyện đọc theo cặp, thi đọc diễn cảm.
- Bình chọn bạn đọc diễn cảm hay.
5. Hoạt động ứng dụng: (2phút)
- Chia sẻ với mọi người về các chiến công thầm lặng của các chiến sĩ tình báo trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
- HS nghe và thực hiện
6. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Dặn HS về nhà tìm đọc thêm những truyện ca ngợi các chiến sĩ an ninh, tình báo, chuẩn bị bài sau: Phong cảnh đền Hùng.
- HS nghe và thực hiện

________________________________
Thứ Năm, ngày 11 tháng 3 năm 2021
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.
2. Kĩ năng:
 - Vận dụng kiến thức để tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.
 - HS làm bài 1a , bài 3 
3. Thái độ: Yêu thích môn học
4. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Bảng phụ, SGK, các hình minh họa SGK.
- Học sinh: Vở, SGK
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS thi nêu cách tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.
- GV nhận xét 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS thi nêu
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Biết tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.
 - HS làm bài 1a, bài 3 
* Cách tiến hành:
Bài 1a: HĐ nhóm
- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán, 
- HS thảo luận tìm cách vẽ hình và vẽ thêm đường cao BH của hình thang và hỏi nhau : BH có độ dài là bao nhiêu?
- GV cho 1 HS

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_24_nam_hoc_2020_2021_le_thi_thai_hoan.doc