Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 - Năm học 2015-2016 - Phạm Thị Liên

Hoạt động của giáo viên

1.Bài cũ : Nêu cách tạo ra hỗn hợp?GV nhận xét,ghi điểm.

2Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu,nêu yêu cầu tiết học.

Hoạt động2: Hướng dẫn HS cách tạo ra một dung dịch và kể tên một số dung dịch bằng hoạt động nhóm:Các nhóm làm thí nghiệm như SGK.Đại diện nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.GV nhận xét,YC HS kể tên một số dung dịch.

• Kết Luận:+Muốn tạo ra một dung dịch phải có ít nhất từ 2 chất trở nên,trong đó một chất ở thể lỏng và chất kia phải hoà tan đựơc trong chất lỏng đó.

+Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hoà tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hoà tan vào nhau được gọi là dung dịch.

Hoạt động3: Hướng dẫn HS cách tách các chất ra khỏi một dung dịch bằng hoạt động nhóm theo hướng dẫn trong sgk.Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.cả lớp nhận xét bổ sung,thảo luận trả lời câu hỏi trong sgk

• Kết Luận:+Ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách chưng cất

+Trong thực tế người ta sử dụng phương pháp chưng cất để tạo ra nước tinh khiết dùng trong y tế và một số ngành khác cần nước thật tinh khiết.

Hoạt động cuối: Hệ thống bài.

• Dăn HS học theo mục Bạn cần biết sgk.

• Nhận xét tiết học.

 

docx29 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 428 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 - Năm học 2015-2016 - Phạm Thị Liên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c lưu danh muôn thủa?
Hướng dẫn HS viết đúng các từ dễ lẫn(Nguyễn Trung Trực, Vàm Cỏ ,Tân An,long An,Tây Nam Bộ,Nam Kì,Tây,lãnh đạo,giặc bắt,chài lưới,khảng khái)
-Đọc cho HS nghe-viết ;soát sửa lỗi,
-Chấm,NX, chữa lỗi HS sai nhiều.
Hoạt động 4:Tổ chức cho HS làm bài tập chính tả.
Bài2(6sgk):Tổ chức cho HS làm bài vào vở bài tập ,một HS làm bảng nhóm. ,Nhận xét chữa bài.
Lời giải: Thứ tự cần điền là giấc,dim,gom,rơi,giêng,ngọt
Bài 3a(tr 7sgk):Tổ chức cho HS làm bài vào vở BT.nhận xét chữa bài trên bảng phụ.
Lời giải: Các tiếng cần điền là:+ra,giải,già,dành
Hoạt động cuối:
Hệ thống bài,liên hệ GD HS
Dăn HS làm bài 3b ở nhà.
Nhận xét tiết học.
-HS viết bảng con.
-HS theo dõi bài viết trong sgk.
Thảo luận nội dung đoạn viết.
-HS luyện viết từ tiếng khó vào bảng con
-HS nghe-viết bài vào vở,
Đổi vở soát sửa lỗi.
-HS lần lượt làm các bài tập:
-HS làm vào vở bài tập.chữa bài trên bảng nhóm. bảng nhóm.
-HS làm bài vào vở BT ,nhận xét ,chữa bài.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Bài37: CÂU GHÉP
I.Mục tiêu: 
 1. Nắm được sơ lược khái niệm của câu ghép.
 2. Nhận biết câu ghép.xác định được các vế của câu ghép,thêm được một vế vào câu ghép. 
 3. Hình thành nhân cách tích cực cho HS.
II.Đồ dùng: -GV:Bảng phụ, bảng nhóm -HS: vở bài tập Tiếng Việt.
 III.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2.Bài mới: Giới thiệu bài:,nêu yêu cầu tiết học
Hoạt động1:Tổ chức HD HS làm bài tập nhận xét.
-YC HS đọc nội dung đoạn văn,nối tiếp đọc các YC trong phần nhận xét .Trao đổi nhóm,lần lượt thực hiện các YC.Gọi HS trả lời,nx,bổ sung.GV chốt lời giải đúng.
Lời giải: 1)Đoạn văn có 4 câu
 2+Câu đơn:câu 1;Câu ghép:Câu2,3,4
3)Không thể tách các câu ghép thành câu đơn vì các vế câu diễn tả một ý có quan hệ chặt chẽ với nhau.
*Rút ghi nhớ.(Yêu cầu HS lấy thêm ví dụ về câu ghép).
Hoạt động2: Tổ chức cho HS làm bài luyện tập.
Bài1: YC HS làm vở BT,một HS làm trên bảng nhóm: dùng bút chì Gạch dưới các câu ghép trong đoạn văn, Dùng dấu gạch chéo phân tách các vế câu ghép.
Lời giải: +Trời xanh thẳm/,biển cũng thẳm xanh,.
+Trời rải mây trắng nhạt/,biển mơ màng dịu hơi sương.
+Trời âm u mây muă,/biển xám xịt nặng nề.
+Trời ầm ầm dông gió,/biển đục ngầu giận dữ.
+Biển nhiều khi rất đẹp,/ai cũng thấy như thế.
Bài 2: Tổ chức cho HS trao đổi nhóm đôi,trả lời.
Bài 3:HS làm vở, 1HS làm bảng nhóm.Chấm,nx,chữa bài:
Lời giải: a)Mùa xuân đã về,cây cối đâm chồi nảy lộc.
b)Mặt trời mọc,sương tan dần.
c)..Còn người anh thì tham lam,lười biếng.
d)Vì mưa to nên đường ngập nước.
Hoạt động cuối:Hệ thống bài.YCHSlàm lại BT 1,3 vào vở
Nhận xét tiết học.
-HS làm bài tập nhận xét.
-HS đọc ghi nhớ sgk,lấy ví dụ về câu ghép.
-HS làm bài vào vở BT.Chữa bài trên bảng nhóm.
-HS thảo luận trả lời.
-HS làm vở bài tập.Nhận xét,chữa bài.
-HS nhắc lại ghi nhớ.
KHOA HỌC
Bài37: DUNG DỊCH.
I.Mục tiêu:
 1. Nêu được ví dụ về dung dịch.
2. Biết tách các chất ra khỏi một số dung dịch bằng cách chưng cất.
 3. GD ý thức hợp tác nhóm trong học tập.
II. Đồ dùng: -Thông tin và hình trang 76,77SGK
 -Một ít đường,muối,nước,ly ,
III.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ : Nêu cách tạo ra hỗn hợp?GV nhận xét,ghi điểm.
2Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu,nêu yêu cầu tiết học.
Hoạt động2: Hướng dẫn HS cách tạo ra một dung dịch và kể tên một số dung dịch bằng hoạt động nhóm:Các nhóm làm thí nghiệm như SGK.Đại diện nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.GV nhận xét,YC HS kể tên một số dung dịch.
Kết Luận:+Muốn tạo ra một dung dịch phải có ít nhất từ 2 chất trở nên,trong đó một chất ở thể lỏng và chất kia phải hoà tan đựơc trong chất lỏng đó.
+Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hoà tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hoà tan vào nhau được gọi là dung dịch.
Hoạt động3: Hướng dẫn HS cách tách các chất ra khỏi một dung dịch bằng hoạt động nhóm theo hướng dẫn trong sgk.Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.cả lớp nhận xét bổ sung,thảo luận trả lời câu hỏi trong sgk
Kết Luận:+Ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách chưng cất
+Trong thực tế người ta sử dụng phương pháp chưng cất để tạo ra nước tinh khiết dùng trong y tế và một số ngành khác cần nước thật tinh khiết.
Hoạt động cuối: Hệ thống bài.
Dăn HS học theo mục Bạn cần biết sgk.
Nhận xét tiết học.
Một số HS trả lời.Lớp nhận xét,bổ sung.
-HS làm thí nghiiệm.nêu nhận xét.
-HS làm thí nghiệm theo mục thực hành sgk
HS đọc mục Bạn cần biết sgk.
------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 6 tháng 1 năm 2016
TẬP ĐỌC
Bài 38: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT(Tiếp theo)
I.Mục tiêu:
.Đọc đúng văn bản kịch,phân biệt lời các nhân vật ,lời tác giả.
 -Hiểu ý nghĩa:Ca ngợi lòng yêu nước,tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
Rèn kĩ năng đọc đúng,đọc diễn cảm văn bản kịch.
GD lòng kính yêu,biết ơn Bác Hồ.
II.Đồ dùng -Tranh minh hoạ bài học -Bảng phụ ghi đoạn cuối .
III.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: YCHS đọc bài “Người công dân số một” TLCH 1,2,3 sgk . NX,đánh giá,ghi điểm.
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài: 
 2.2.Luyện đọc:-Gọi HS khá đọc bài.NX.
-Chia bài thành 2đoạn,hướng dẫn HS đọc nối tiếp,kết hợp giải nghĩa từ khó (chú giải sgk).
Lưu ý HS đọc đúng một số tiếng :la-tút –sơTơ-rê -vin,A-lê-hấp,
 -GV đọc mẫu toàn bài đúng giọng các nhân vật và lời tác giả.
 2.3.Tìm hiểu bài: Tổ chức cho học sinh đọc thầm thảo luận và trả lời các câu hỏi 1,2,3 trong sgk tr11
*Hỗ trợ: Câu3(sgk): Người công dân số một chính là Nguyễn Tất Thành sâu này là Bác Hồ kính yêu của chúng ta.Với ý thức là một công dân của một nước VN độc lập được thức tỉnh rất sớm,Bác đã ra nước ngoài tìm con đường cứư nước ,cứu dân.
 2.4.Luyện đọc diễn cảm:
-Hướng dẫn giọng đọc toàn bài.Treo bảng phụ chép đoạn cuối hướng dẫn đọc phân vai.
-Tổ chức cho HS phân vai luyện đọc trong nhóm,thi đọc trước lớp. NX bạn đọc.GV NX đánh giá.
 3.Củng cố-Dặn dò:
*Liên hệ GD. Nhận xét,rút ý nghĩa bài(mục 1 ý 2)
 Nhận xét tiết học.
Dặn HS luyện ở nhà,chuẩn bị tiết sau.
-3 HS lên bảng,đọc,trả lời câu hỏi.
-Lớp NX,bổ sung.
-HS quan sát tranh,NX.
-1HS khá đọc toàn bài.
-HS luyện đọc nối tiếp khổ thơ.
-Luyện đọc tiếng từ và câu khó.
Đọc chú giải trong sgk.
-HS nghe,cảm nhận.
-HS đọc thầm thảo luận trả lời câu hỏi trong sgk,NX bổ sung,thống nhất ý đúng
-Học sinh luyện đọc trong nhóm.Thi đọc phân vai trước lớp.Nhận xét bạn đọc
HS nêu cảm nghĩ,Rút ý nghĩa bài.
TOÁN
Bài93: LUYỆN TẬP 
I.Mục tiêu:
1. Củng cố cách tính diện tích tam giác vuông và diện tích hình thang.
 2. Rèn kĩ nămg giải toán tích diện tích và tỉ số phần trăm.
 3. GD tính cẩn thận,trình bày khoa học
 II.Đồ dùng:-Bảng phụ,bảng con
 III.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài cũ :-YCHS lên bảng làm Bài tập 2 tiết trước .
 -Kiểm tra vở bài tập ở nhà của HS
 -GV nhận xét ,chữa bài.
Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:,nêu yêu cầu tiết học.
28Hoạt động2 Hướng dẫn HS các bài tập luyện tập.
Bài 1: Cho HS làm vào vở;gọi 3 HS lên bảng chữa bài.Nhận xét,thống nhất kết quả.
Đáp án đúng: Diện tích của các tam giác vuông đó là:
a)(3 x 4):2 =6cm2
 b)(2,5 x 1,6):2 =2,08m2
c)( x):2 =dm2
Bà i 2: Hướng dẫn HS quan sát hình,tổ chức cho HS làm bài vào vở,một HS làm bảng lớp.Chấm,nhận xét,chữa bài.
Bài giải:
Diện tích của hình thang ABED là:
=2,46dm2
Diện tích của tam giác BEC là:
(1,3 x 1,2) :2 =0,78dm2
Diện tích hình thang lớn hơ diện tích tam giac là:
2,46 – 0,78 =1,68dm2
Đáp số:1,68dm2
Hoạt động cuối: Hệ thống bài
Dặn HS về nhà làm bài tập 3 sgk vào vở.
Nhận xét tiết học.
1HS lên bảng làm.lớp nhận xét,chữa bài.
-HS làm vào vở.chữa bài trên bảng lớp.
-HS làm vở,một HS làm bảng,nhận xét,thống nhất kết quả.
TẬP LÀM VĂN
Bài 37: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI 
 (Dựng đoạn mở bài) 
I.Mục tiêu: Giúp HS:
 1.Nhận biết được 2 kiểu mơ bài:trực tiếp và dán tiếp của bài văn tả người.
 2. Viết được đoạn văn mở bài gián tiếp cho một bài văn tả người.
 3. GD tính cẩn thận,trình bày sạch đẹp.
II.Đồ dùng: -Bảng phụ.-Vở bài tập.
III.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1.Bài cũ : Chữa bài văn tiết kiểm tra cuối học kì I.
2Bài mới:
Hoạt động 1:Giới thiệu bài,nêu yêu cầu tiết học.
Hoạt động2: Hướng dẫn làm bài luyện tập: 
Bài 1:Gọi HS đọc yêu cầu của bài.Trao đổi nhóm đôi,Gọi một số HS trả lời,nhậ xét,chốt ý đúng:
Lời giải:
+Đoạn mở bài a là mở bài theo kiểu trực tiếp:Giới thiệu trực tiếp người định tả(là bà trong gia đình)
+Đoạn mở bài b là mở bài gián tiếp:Giới thiệu hoàn cảnh sau đó mới giới thiệu người định tả(bác nông dân đang cày ruộng)
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài, chọn đề để làm.
 Gợi ý cho HS hình thành đoạn mở bài:
+Người em định tả là ai?Tên gì?
+EM có quan hệ với người ấy như thế nào?
+Em gặp gỡ,quen biết hoặc nhìn thấy người ấy trong dịp nào?Ở đâu?
+Em kính trọng ,yêu quý ,ngưỡng mộ người ấy như thế nào?
-Yêu cầu HS viết đoạn mở bài theo hai cách:Trực tiếp và dán tiếp vào vở,một số HS viết bảng nhóm.
-Gọi HS đọc bài,nhận xét,chấm chữa bài trên bảng nhóm.
Hoạt động cuối:	
Thu bài
Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
Nhận xét tiết học. 
Một số HS đọc.Lớp nhận xét,bổ sung.
-HS đọc yêu cầu của đề,thảo luận trả lời,thống nhất ý đúng.
-Viết bài vào vở,nhận xét,sủa bài trên bảng nhóm.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 7 tháng 1 năm 2016
TOÁN
Bài 94: HÌNH TRÒN-ĐƯỜNG TRÒN
I.Mục tiêu:
1 . Nhận biết hình tròn,đường tròn và các yếu tố của hình tròn.
 2. Biết sử dụng com pa để vẽ đường tròn.
 3. GD tính cẩn thận,trình bày khoa học.
II.Đồ dùng:+ GV: Bộ đồ dùng dạy toán 5+HS: thước kẻ,com pa.
 III.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ :+1 HS làm bảng bài tập 3 tiết trước.
+Kiểm tra vở bài tập ở nhà của HS.-GV NX
2.Bài mới:
Hoạt động 1:Giới thiệu bài:nêu yêu cầu tiết học.
Hoạt động2:Giới thiệu về hình tròn,đường tròn
+Giới thiệu hình tròn qua mô hình trong bộ đồ dùng dạy học.
+Dùng com pa vẽ lên bảng và giới thiệu đường tròn:Điểm đặt đầu nhọn của com pa là tâm,lấy một điểm trên đường tròn nối với tâm được bán kính,kéo dài bán kính qua tâm đến chạm điểm bên kia gọi là đường kính.
+YCHS chỉ hình vẽ,nhắc lại đặc điểm đường tròn.
+Cho HS thực hành dùng compa vẽ đường tròn .
Hoạt động 3:Tổ chức cho HS vận dụng làm bài 
Bài 1 : Hướng dẫn HS vẽ hình tròn vào vở.Gọi 2 HS lên bảng vẽ.Nhận xét,chữa bài.
Bài 2: Yêu cầu hS vẽ vào vở,Gọi một số HS lên bảng vẽ,Nhận xét,dùng thước và eke kiểm tra.
Hoạt động cuối:
*Hệ thống bài,Nhắc lại đạc điểm của hình tròn và đường tròn.cách vẽ hình tròn.
*Hướng dẫn HS về nhà làm bài trong vở bài tập
*Nhận xét tiết học.
-1HS lên bảng làm.Lớp nhận xét,bổ sung.
-HS theo dõi,nêu nhận xét.
-Thực hành vẽ hình tròn.
-HS thực hành vẽ hình tròn theo yêu cầu của bài1,2.
HS nhắc lại đặc điểm hình tròn,đường tròn.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Bài 38: CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP
I.Mục tiêu:
 1. Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng các quan hệ từ và nối các vế câu ghép kkhông dùng từ nối.
 2. Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn
 3. GD ý thức tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng:-Bảng phụ - Bảng nhóm.Vở bài tập Tiếng Việt.
III.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ : YCHS đọc các câu ghép ở bài tập 3 tiết trước.
 -GV nhận xét ghi điểm.
2 . Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:,nêu yêu cầu tiết học
Hoạt động2: Hướng dẫn HS làm bài tập nhận xét:
GV chốt lời giải đúng:
Lời giải:+Đoạn văn a có hai câu ghép;Câu 1 có hai vế ,ranh giới giữa các vế là từ thì.Câu 2 có hai vế câu ,các vế ngăn cách bằng dấu phẩy.
+Câu b có hai vế câu,ranh giới là dấu hai chấm.
+Câu c có 3 vế câu,ranh giới là dấu chấm phẩy.
Chốt ý rút ghi nhớ sgk.
Hoạt động3: Tổ chức cho HS làm bài luyện tập.
Bài 1:Tổ chức cho HS làm bài vào vở,một HS làm bài vào bảng nhóm.Nhận xét,chữa bài.
Lời giải:Các câu ghép:
 +Đoạn a có 1 câu ghép với 4 vế câu.Các vế câu ghépngăn cách bằng dấu phẩy.
+Đoạn b có một câu ghép với 3 vế câu.Các vế câu ngăn cách bằng dấu phẩy.
+Đoạn c có một câu ghép với 3 vế câu,vế1 và 2 nối bằng dấu phẩy;vế 2và 3 nối với nhau bằng quan hệ từ rồi.
Bài 2:Gọi HS đọc yêu cầu bài.Viết bài vào vở,một HS viết bài vảo bảng nhóm.Chấm nhận xet,chữa bài.
 Hoạt động cuối:	Hệ thống bài
Dặn HS làm lại bài 2 vào vở.
Nhận xét tiết học.
Một số HS đặt câu.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-HS làm bài nhận xét vào vở.
-HS đọc ghi nhơ sgk
HS làm vở,chữa bài trên bảng nhóm.
-HS viết đoan văn vào vở,nhận xét,chữa bài trên bảng nhóm..
	Bài 38: 	KHOA HỌC
 SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC
 I.Mục tiêu:
 1. Bước đầu nhận biết sự biến đổi hoá học
 2.Phân biệt sự biến đổi hoá học và lý học.
 * GDMT: Kỹ năng quản lý thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
II.Đồ dùng:-Hình trang78,79,80 sgk-Dụng cụ thí ngiệm.
 III.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1.Bài cũ :
 -HS 1:Nêu cách tạo ra một dung dịch?
-HS2: Nêu cách tách một số chất ra khỏi dung dịch?
GV nhận xét ghi điểm.
 2.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:nêu yêu cầu tiết học.
Hoạt động2 Tìm hiểu về sự biến đổi hoá học .Gọi đại diện nhóm trình bày,lớp nhận xét,bổ sung,thống nhất ý kiến: Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác gọi là sự biến đổi hoá học hay sự biến đổi từ chất này sang chất khác gọi là sự biến đổi hoá học.
Hoạt động3: Phân biệt sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lý học bằng hoạt động nhóm với các hình trong sgk.Gọi đại diện nhóm trình Bày kết quả thảo luận,các nhóm nhận xét bổ sung
Kết luận:+Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là sự biến đổi hoá học
+Sự thay đối về hình dạng nhưng vẫ giữ nguyên tính chất của chất đó gọi là sự biến đổi lý học
*Liên hệ GDHS không nên đến gần các hố vôi đang tôi vì nó toả nhiệt,có thể gây bỏng rất nguy hiểm.
Hoạt động cuối:	
Hệ thống bài. 
Dặn HS học thuộc mục Bạn cần biết trong sgk
Nhận xét tiết học.
-2 HS lên bảng trả lời.lớp nhận xét bổ sung.
HS làm thí nghiệm,thảo luận thống nhất ý đúng.
-HS quan sát hình thảo luận phát biểu.
-HS đọc mục bạn cần biết trong sgk
ĐỊA LÝ
Bài 19: CHÂU Á
I.Mục tiêu: Giúp HS:
 1.Biết được tên các châu lục và đại dương trên thế giới;biết vị trí ,giơi hạn của châu Á;một số đặc điểm của châu Á.
 2.Sử dụng quả địa cầu,bản đồ nhận biết vị trí,giới hạn,chỉ vị trí một số con sông ,dãy núi ,đồng bằng lớn ở châu Á. 
 3.GD ý thức hợp tác nhóm trong học tập.
GDBVTNMTBVHĐ- Biết được những nét lớn về đặc điểm tự nhiên châu Á, trong đó biển, đại dương có vị trí quan trọng.
- Biết một số ngành kinh tế của cư dân ven biển ở châu á: đánh bắt, nuôi trồng hải sản.
II.Đồ dùng: Quả địa cầu,bản đồ tự nhiên châu Á-Tranh ảnh về châu Á.
III.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ : Chữa bài kiểm tra cuối học kì I
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài,nêu yêu cầu tiết học.
Hoạt động2: Tìm hiểu về vị trí,giới hạn của châu Á bằng hoạt động nhóm nhỏ với hình và câu hỏi trong sgk.Địa diện nhóm trả lời,các nhóm khác bổ sung.GV nhận xét,chỉ trên quả địa cầu và bản đồ chốt ý.
Kết luận:
+Châu Á nằm ở bán cầu bắc,có 3 phía giáp biển và đại dương.
+Châu Á có diện tích lớn nhất trong các châu lục trên thế giới.
Hoạt động3: Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên của châu Á bằng thảo luận nhóm với tranh ảnh và lược đồ và các câu hỏi trong sgk.Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận,các nhóm khác nhận xét bổ sung.GV nhận xet,chỉ trên bản đồ tự nhiên và tranh ảnh chốt ý:
Kết luận:
+Châu Á có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp.
+Châu Á có nhiều dãy núi và đồng bằng lớn.Núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích .
Hoạt động cuối:
Hệ thống bài.
Dặn HS học bài chuẩn bị bài sau.
Nhận xét tiết học.
HS chữa bài.
-HS đọc sgk,thảo luận nhóm, trả lời.Nhận xét,bổ sung thống nhất ý kiến.
-HS quan sat tranh ảnh,lược đồ,thảo luận thống nhất ý kiến.
HS đọc lại kết luận trong sgk.
KĨ THUẬT
Bài 19: NUÔI DƯỠNG GÀ
I/ Mục tiêu :
-Biết được mục đích của việc nuôi dưỡng gà.
-Biết cách cho gà ăn, uống. Biết liên hệ thực tế để nêu cách chăm sóc gà ở gia đình.
II/ Đồ dùng dạy học :
-Một số tranh ảnh về nuôi dưỡng gà.
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học
1/ Giới thiệu bài :
2/ HĐ 1: Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
-Công việc cho gà ăn, uống được gọi chung là nuôi dưỡng.
-Y/c : 
. Nêu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà ?
3/ HĐ 2 : Tìm hiểu cách cho gà ăn, uống.
+Cách cho gà ăn : Y/c :
-Chia nhóm, y/c :
+Cách cho gà uống : Y/c :
+KL : Khi nuôi gà phải cho gà ăn, uống đủ lượng, đủ chất và hợp vệ sinh bằng cách cho gà ăn nhiều loại thức ăn phù hợp. Thức ăn, nước uống phải sạch sẽ, không bị ôi, mốc và được đựng trong máng sạch.
4/ HĐ 3 : Đánh giá kquả học tập.
. Vì sao phải cho gà ăn, uống đầy đủ, đảm bảo chất lượng và hợp vệ sinh ?
. Ở gđ em thường cho gà ăn, uống ntn ?
-Y/c :
5/ Củng cố, dặn dò :
-Chuẩn bị bài tiết sau Chăm sóc gà.
-Nhận xét tiết học.
-HS đọc nd mục 1 SGK, TLCH.
-Nuôi dưỡng nhằm cung cấp nước và các chất dinh dưỡng cần thiết cho gà. Gà được nuôi dưỡng đầy đủ, hợp lí sẽ khỏe mạnh, ít bị bệnh, lớn nhanh và sinh sản tốt.
-Đọc nd mục 2a (SGK)
-Các nhóm Thảo luận nêu cách cho gà ăn ở từng thời kì sinh trưởng (gà con mới nở, gà giò, gà đẻ trứng ).
-Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
-Đọc mục 2b (SGK) nêu cách cho gà uống.
-HS trả lời.
-Vài HS đọc nd ghi nhớ ở SGK.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 8 tháng 9 năm 2016
TOÁN
Bài 95: CHU VI HÌNH TRÒN
I.Mục tiêu:
1. Biết quy tắc tính chu vi hình tròn.
2. Giải được các bài toán có yếu tố thực tế về chu vi hình tròn.
3. GD tính cẩn thận,trình bày khoa học.
II.Đồ dùng: Tấm bìa hình tròn(SGK) -Compa,thước kẻ.
 III.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ : Gọi 1 HS Lên bảng làm bài tập 3 tiết trước.
GV nhận xét, chữa bài.
 2.Bài mới:.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:nêu yêu cầu tiết học.
Hoạt động2: Giơí thiệu cách tính chu vi hình tròn:
+GV HD HS thực hiện theo hướng dẫn sgk với tấm bìa hình tròn
+Nêu nhận xét và rút công thức và quy tắc tính(sgk)
+Hướng dẫn HS vận dụng tính chu vi theo ví dụ sgk.
+Yêu cầu HS nhắc lại công thức và quy tắc tính .
 Hoạt động3: Tổ chức HS làm các bài luyên tập.
Bài 1:HDHS làm ýấ,b vào vở,YCHS lên bảng chữa bài.
Lời giải:
a)0,6 x 3,14 =1,884cm b)2,5 x 3,14 =7,85 dm
Bài 2:Tổ chức cho HS làm ý c vào bảng con.Nhận xet,chữa bài.
Lời giải: c) x 2 x3,14=3,14m
Bài 3:Tổ chức cho HS làm vở,một HS làm bảng nhóm.Chấm,chữa bài:
Giải: 
Chu vi của bánh xe đó là:0,75 x3,14 =2,355m
Đáp số:2,355m
Hoạt động cuối:
Hệ thống bài
Dặn HSvề nhà làm ý c bài 1,ý a,b bài 2 vào vở.
Nhận xét tiết học.
-1 HS làm trên bảng lớp.Lớp nhận xét.chữa bài
-HS thực hiện theo hướng dẫn.
-Nhắc lại công thức và quy tăc tính.
-HS làm vào vở,chữa bài trên bảng.
-HS làm vào bảng con.
-HS làm vở,Nhận xét chữa bài trên bảng nhóm.
-Nhắc lại công thức và quy tắc tính chu vi hình tròn.
TẬP LÀM VĂN
Bài 38: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
I. Mục tiêu:
1. Nhận biết được hai kiểu kết bài:kết bài mở rộng không mở rộng.
2. Viết được hai đoạn kết bài theo 2 kiểu mở rộng và không mở rộng.
3.GD ý thức học tập tốt.
II.Đồ dùng –Bảng phụ,vở bài tập Tiếng Việt.
III.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1.Bài cũ :YCHS đọc đoạn văn mở bài theo yêu cầu BT2 tiết trước + GV nhận xét.
2. Bài mới:	
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: nêu yêu cầu tiết học.
Hoạt động2: :Tổ chức cho HS làm bài luyện tập. 
Bài 1: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.Trình bày kết quả thảo luận.Nhận xét,bổ sung.GV mở bảng phụ ghi lời giải đúng. 
Lời giải: +Đoạn kết bài a là kết bài không mở rộng:Tiếp nối lời tả về bà,nhấn mạnh tình cảm đối với người được tả.
+Đoạn kết bài b là kết bài theo kiểu mở rộng:Sau khi tả bác nông dân,nói lên tình cảm với bác,bình luận về vai trò của những người nông dân đối với xã hội.
Bài2: -Gọi HS đọc yêu cầu bài.
+Gọi HS nêu đề bài mình sẽ chọn để viết

File đính kèm:

  • docxtuần 19.docx