Giáo án Lớp 5 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021

Lịch sử:

HẬU PHƯƠNG NHỮNG NĂM SAU CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI

I. MỤC TIÊU:

* Kiến thức:

Biết hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh:

+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II cảu Đảng đã đề ra những nhiệm vụ nhằm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.

+ Nhân dân đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm để chuyển ra mặt trận.

+ Giáo dục được đẩy mạnh nhằm đào tạo cán bộ phục vụ kháng chiến.

+ Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu được tổ chức vào tháng 5 – 1952 đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước.

* Định hướng thái độ: Giữ gìn truyền thống dân tộc.

* Kĩ năng: Mô tả, sưu tầm

* Định hướng năng lực:

+ Năng lực nhận thức lịch sử: Trình bày được được tình hình của Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới.

+ Năng lực tìm tòi khám phá lịch sử: + Quan sát, nghiên cứu tài liệu học tập (kênh hình, kênh chữ, )

+ Năng lực vận dụng kiến thức đã học(Sưu tầm được những hình ảnh tư liệu về tình hình của hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới.

II. ĐỒ DÙNG :

- Ảnh các anh hùng tại Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc (tháng 5/1952)

- Phiếu học tập HS.

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc21 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 66 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g hiểu biết ban đầu về chất dẻo sau đó thống nhất ghi vào bảng nhóm bằng các ý ngắn ngọn
- Đại diện các nhóm trình bày GV tổng hợp ghi bảng 
Bước 3:Đề xuất câu hỏi 
- HS nêu thắc mắc của mình về chất dẻo VD; 
- Chất dẻo được làm từ nguyên liệu gì?
- Chất dẻo có dẫn điện không ?
- Chất dẻo có cách điện không?
- Chất dẻo có nặng không?
- Chất dẻo có dễ vỡ không?
- Chất dẻo có bền không?
- Chất dẻo khi gặp lửa có cháy không?
Bước 4:Tiến hành biện pháp tìm tòi – nghiên cứu
* Để giải quyết các thắc mắc trên chúng ta phải làm thế nào?
- HS nêu( q/s tranh vẽ sgk, quan sát vật thật, đọc thông tin trên sách, báo quan sát thực tế, thí nghiệm..)
- Trong giờ học này sử dụng phương pháp nào là tối ưu nhất?(quan sát vật thật, tìm hiểu thực tế )
- GV tổ chức cho HS quan sát vật thật ,tìm hiểu thực tế thảo luận ,quan sát và rút ra kết luận viết vào bảng nhóm
+ Đại diện các nhóm lên trình bày 
- GV chốt lại và ghi bảng phần kết luận
- Chất dẻo được làm ra từ dầu mỏ và than đá
- Chất dẻo cách nhệt,cách điện nhẹ, rất bền, khó vỡ, có tính dẻo ở nhiệt độ cao 
Bước 5: Kết luận kiến thức
- 1 HS đọc lại nội dung kết luận GV yêu cầu HS đối chiếu với dự đoán ban đầu của học 
- HS đọc lại nội dung kết luận và ghi vào vở khoa học
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Thi kể tên các đồ dùng làm bằng chất dẻo”.
- HS chơi theo tổ theo kiểu tiếp sức.
- GV kiểm tra kết quả của từng nhóm.
- GV tuyên dương tổ thắng cuộc.
- Nêu cách bảo quản các đồ dùng trong gia đình bằng chất dẻo
C- Củng cố, dặn dò: (5 phút)
- Chất dẻo có tính chất gì?
- Tại sao ngày nay các sản phẩm làm ra từ chất dẻo có thể thay thế những sản phẩm bằng các vật liệu khác ?
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc bảng thông tin về chất dẻo.
___________________________
Thứ Ba ngày 05 tháng 12 năm 2020
Chính tả
NHỚ VIẾT : VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY.
NGƯỜI MẸ CỦA 51 ĐỨA CON
I-Mục đích ,yêu cầu :
- Nghe-viết đúng chính tả của hai khổ thơ bài Về ngôi nhà đang xây và viết đúng chính tả cảu bài Người mẹ của 51 đứa con.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: (5 phút)
***GV gọi lớp trưởng lên điều khiển.
- Mời 1 HS làm bài tập 2 tiết trước.
- Lớp trưởng nhận xét kết quả. 
- Lớp trưởng: phần KT bài cũ kết thúc mời cô giáo nhận xét. 
B-Bài mới : (27 phút)
1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS nghe –viết(20 phút)	 .
- GV đọc hai khổ thơ 1lần.
- HS đọc thầm trong SGK- Nhắc HS chú ý những từ dễ viết sai chính tả.
- GV đọc cho HS viết. - Khảo lỗi, chấm bài.
C- Củng cố, dặn dò:(3 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Ghi nhớ những hiện tượng chính tả trong bài.
_________________________
Luyện từ và câu:
TỔNG KẾT VỐN TỪ.
 I-Mục đích ,yêu cầu :
- Tìm được một số từ đồng nghĩa và trái nghĩa với các từ : nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù(BT1).
- Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách của con người trong bài văn cô Chấm(BT2) .
II-Đồ dùng :
- Bảng phụ.
- Từ điển tiếng việt.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
***GV gọi lớp trưởng lên điều khiển.
- HS làm bài tập 2- 4 tiết LTVC trước.
- Lớp trưởng nhận xét kết quả. 
- Lớp trưởng: phần KT bài cũ kết thúc mời cô giáo nhận xét. 
 B-Bài mới:(30 phút)
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập(25 phút)
Bài 1: HS làm theo nhóm 4 và báo cáo kết quả.
Từ
Đồng nghĩa
Trái nghĩa
Nhân hậu
nhân ái, nhân từ, nhân đức, phúc hậu,..
bất nhân, tàn ác, bạc ác, độc ác, tàn bạo, hung bạo,..
Trung thực
thành thực, thành thật, thật thà, chân thật, thẳng thắn,
dối trá, dan dối, gian manh, gian xảo, giả dối, lừa đảo,
Dũng cảm
anh dũng, mạnh bạo, bạo dạn, gan dạ, dám nghĩ dám làm,
hèn nhát, nhút nhát, hèn yếu, bạc nhược, nhu nhược,
Cần cù
chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó, siêng năng, tần tảo,
lười biếng, lười nhác,

Bài 2: HS làm việc cá nhân, báo cáo kết quả , ghi vào bảng GV kẻ sẵn.
Tính cách
Chi tiết, từ ngữ minh họa
Trung thực, thẳng thắn
dám nhìn thẳng, dám nói thế, nói ngay,
Chăm chỉ
Chấm cần cơmsống; hay làm
Giản dị
Chấm không đua đòi, mộc mạc như hòn đất.
Giàu tình cảm, dễ xúc động.
Chấm hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương,
C- Củng cố, dặn dò:(3 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà xem lại bài tập 2.
 __________________________
Âm nhạc:
( Thầy Duyệt dạy)
_______________________
Toán
GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (TIẾP)
I-Mục tiêu: Giúp HS .
- Biết cách tìm một số khi biết một số phần trăm của nó.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản dạng tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó.
- Làm được bài tập 1,2.HSHTT làm thêm BT3.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: (5 phút):
***GV gọi lớp trưởng lên điều khiển.
+ HS chữa bài làm thêm.
- Lớp trưởng nhận xét kết quả. 
- Lớp trưởng: phần KT bài cũ kết thúc mời cô giáo nhận xét. 
B-Bài mới:(30 phút)
 1. Hướng dẫn HS giải toán về tỉ số phần trăm(15 phút)
Giới thiệu cách tính một số biết 52,5 % của nó là 420.
- GV đọc bài toán và ghi tóm tắt lên bảng
- HS thực hiện cách tính.
- HS phát biểu quy tắc .
b. Giới thiệu một bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- HS đọc bài toán trong SGK - HS giải vào vở nháp,một HS giải bảng phụ.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
2. Thực hành.(23 phút)
Bài 1 : - GV mời 1 HS đọc đề bài. Cả lớp theo dõi trong SGK
- HS cả lớp giải vào vở . 1 HS giải ở bảng phụ
- GV cùng HS chữa bài ở bảng phụ
Giải :
Số hs trường Vạn Thịnh là :
552 x 100 : 92 = 600 HS
Đ/S : 600hs
Bài 2 : TT bài 1
Giải :
Tổng sản phẩm là :
732 x100 : 91,5 = 800 sp
Đ/S : 800 sp
Bài 3 (HSHTT): - Gọi HS đọc bài toán. GV hướng dẫn HS làm vào vở nháp
- HS làm bài, GV kết luận: chuyển 10 % = và 
25 % = => a) 50 tấn ; b) 20 tấn 
C- Củng cố , dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
_____________________________
CHIỀU:
(GV BỘ MÔN DẠY)
_________________________________
Thứ Tư ngày 06 tháng 01 năm 2021
English
( Cô Lài dạy)
____________________________
Kể chuyện.
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA.
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC.
I-Mục đích ,yêu cầu :
1.Kể được về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình theo gợi ý của SGK.
2.Chọn được chuyện nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
II- Đồ dùng:
-Tranh ảnh về cảnh sum họp gia đình; bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: (5 phút)
***GV gọi lớp trưởng lên điều khiển.
- HS kể lại câu chuyện em đã được nghe, đọc về những người đã góp sức mình chống lại nghèo đói, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
- Lớp trưởng nhận xét kết quả. 
- Lớp trưởng: phần KT bài cũ kết thúc mời cô giáo nhận xét. 
- B-Bài mới:(27 phút)
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện.
a)Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- Một HS đọc đề bài và gợi ý.
- Cả lớp đọc thầm gợi ý và chuẩn bị dàn ý kể chuyện.
b)Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện trước lớp (20phút)
- HS kể chuyện theo cặp.
- Thi kể chuyện trước lớp: HS tiếp nối nhau thi kể chuyện và nói lên suy nghĩ của mình về không khí đầm ấm của gia đình
- Cả lớp theo dõi, nhận xét bạn kể chuyện hay nhất.
C- Củng cố, dặn dò:(3 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết kể chuyện tuần 17.
____________________________
Lịch sử:
HẬU PHƯƠNG NHỮNG NĂM SAU CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI
I. MỤC TIÊU: 
* Kiến thức:
Biết hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh:
+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II cảu Đảng đã đề ra những nhiệm vụ nhằm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
+ Nhân dân đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm để chuyển ra mặt trận.
+ Giáo dục được đẩy mạnh nhằm đào tạo cán bộ phục vụ kháng chiến.
+ Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu được tổ chức vào tháng 5 – 1952 đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước.
* Định hướng thái độ: Giữ gìn truyền thống dân tộc.
* Kĩ năng: Mô tả, sưu tầm
* Định hướng năng lực:
+ Năng lực nhận thức lịch sử: Trình bày được được tình hình của Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới.
+ Năng lực tìm tòi khám phá lịch sử: + Quan sát, nghiên cứu tài liệu học tập (kênh hình, kênh chữ,)
+ Năng lực vận dụng kiến thức đã học(Sưu tầm được những hình ảnh tư liệu về tình hình của hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới. 
II. ĐỒ DÙNG :
- Ảnh các anh hùng tại Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc (tháng 5/1952)
- Phiếu học tập HS.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HĐ 1: Khởi động. 
+ Kiểm tra bài cũ: Nhóm trưởng điều hành kiểm tra: 
- Chiến dịch biên giới xảy ra trong thời gian nào ?
- Ai là người trực tiếp chỉ đạo mặt trận Đông Khê ?
 Nhận xét, đánh giá.
+ Giới thiệu bài:
HĐ 2: Khám phá
1. Tìm hiểu Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (2 – 1951)
Yêu cầu HS quan sát hình 1 theo nhóm 4, nêu nội dung của hình.
- Đại diện các nhóm trình bày :
* Tâm quan trọng của Đại hội : Đại hội là nơi tập trung trí tuệ của toàn Đảng để vạch đường lối kháng chiến, nhiệm vụ của toàn dân tộc ta.
Yêu cầu HS đọc SGK và tìm hiểu nhiệm vụ cơ bản mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng đề ra cho CM ; Để thực hiện nhiệm vụ đó cần các điều kiện gì ?
Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm. Các trường đại học tích cực đào tạo cán bộ cho kháng chiến. Học sinh vừa tích cực học tập vừa tham gia sản xuất.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng họp vào thơi gian nào ?
+ Đại hội được tổ chức vào ngày 1 – 5 - 1952
- Nhằm mục đích gì ?
+ ĐH nhằm tổng kết, biêu dương những thành tích của phong trào thi đua yêu nước của các tập thể và cá nhân do thắng lợi của cuộc kháng chiến.
* GV chốt lại.
2. Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới.
 - Cho HS thảo luận theo nhóm nhỏ.
 - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung,
? Em hãy nêu lại những sự kiện chỉ rõ chúng ta quan tâm đến giáo dục, văn hoá thời kì kháng chiến sau năm 1950 ?
? Vì sao hậu phương có thể phát triển vững mạnh như thế ?
? Sự tác động của hậu phương có tác động thế nào đến tiền tuyến ?
GV chốt lại :
3. Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua lần thứ nhất.
- Đại hội chiến sĩ thi đua và cấn bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức khi nào ? 
- Đại hội nhằm mục đích gì ?
- Kể tên các anh hùng được Đại hội bầu chọn.
- Kể về những chiến công của một trong 7 tấm gương anh hùng trên.
HĐ 3: Hoạt động nối tiếp.
- HS đọc lại phần Ghi nhớ(SGK).
- Nhắc HS học bài cũ và chuẩn bị ôn tập cho thi định kì cuối kì I
______________________________
Toán
LUYỆN TẬP.
I -Mục tiêu: 
-Biết làm ba dạng bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm:
+) Tính tỉ số phần trăm của hai số.
+) Tìm giá trị một số phần trăm của một số.
+) Tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
***GV gọi lớp trưởng lên điều khiển.
- Một HS làm bài 3.
- HS nêu quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phânvà thực hiện phép chia:19,72 : 5,8 =
- Lớp trưởng nhận xét kết quả. 
- Lớp trưởng: phần KT bài cũ kết thúc mời cô giáo nhận xét. 
- HS nhắc lại các dạng toán tính phần trăm đã học.
- HS chữa bài làm thêm.
B-Bài mới:
HS làm bài tập.
Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập
- HS tự làm bài tập vào vở a*, b.
- Gọi 1 số HS tiếp nối nêu kết quả ở BT1b.
- 1 HS làm bài ở bảng phụ. GV cùng cả lớp chữa bài.
VD : 37 : 42 = 0,8809...= 88,09%
Bài 2: tiến hành TT bài 1.
 97 hoặc 97 : 100 30 = 29,1
Bài 3: 
- HS đọc tnầm yêu cầu của BT
- Gọi 1 số HS nêu cách tính và kết quả phần a
- 1 HS giải ở bảng phụ phần b.
 72 hoặc 72 :30 = 240.
C. Củng cố – dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
_______________________________
Tập đọc
THẦY CÚNG ĐI BỆNH VIỆN
I-Mục đích ,yêu cầu :
- Biết đọc diễn cảm bài văn.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Phê phán cách chữa bệnh bằng cúng bái,khuyên mọi người chữa bệnh phải đi bệnh viện.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
II- Đồ dùng: Tranh minh họa trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: (5 phút)
***GV gọi lớp trưởng lên điều khiển.
-Mời Ba bạn nối tiếp nhau đọc bài:đọc bài Thầy thuốc như mẹ hiền và nêu nội dung chính của bài.
- Lớp trưởng nhận xét kết quả. 
- Lớp trưởng: phần KT bài cũ kết thúc mời cô giáo nhận xét. 
B-Bài mới:(27 phút)
1.Giới thiệu bài.
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
Luyện đọc:
** Hoạt đông nhóm: Các nhóm trưởng điều khiển.
- Một HS HTT đọc toàn bài.
- GV giúp HS đọc đúng và hiểu những từ ngữ khó trong bài.
- Chuyện được chia làm 4 phần:
+ Phần 1: Từ đầu ... học nghề cúng bái.
+ Phần 2: Từ Vậy mà ... không thuyên giảm.
+ Phần 3: Từ Thấy cha ... vẫn không lui.
+ Phần 4: Đoạn còn lại.
- HS đọc nối tiếp đoạn theo cặp.
- GV đọc toàn bài
Tìm hiểu bài.
- Cụ ún làm nghề gì?
- Khi mắc bệnh , cụ Ún đã tự chữa bằng cách nào? Kết quả ra sao?
- Vì sao bị sỏi thần mà cụ Ún không chịu mổ, trốn viện về nhà?
- Nhờ đâu cụ Ún khỏi bệnh?
- Câu nói cuối bài giúp em hiểu cụ Ún đã thay đổi cách nghĩ như thế nào?
** Hoạt động cả lớp: Lớp trưởng điều hành.
*** GV theo dõi. Tập hợp các ý kiến của học sinh – chốt bài học
c.Hướng dẫn đọc diễn cảm (5 phút).
- GV h/d HS đọc toàn bài.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
C- Củng cố, dặn dò: (3p)
- GV mời một HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét tiết học.
_______________________________
Thứ Năm, ngày 07 tháng 01 năm 2020
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG ( tiết 81 + 82)
I-Mục tiêu: 
- Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
Bài 1a,,2a,3 (tiết 81), bài
Bài 1,2 ( tiết 82). 
II-Hoạt động dạy học:
Bài mới:(27 phút)
GV hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài1: HS đặt tính,tính vào vở nháp rồi ghi vào vở
VD : a, 216,72 : 42 = 5,16 
 Bài 1( b),(c) HS HTT làm thêm : 
 b) 1: 12,5 c) 109,98: 24,3
Bài 2 : HS làm tương tự bt1
( 131,4 – 80,8 ) : 2,3 + 31,84 x 2 = 50,6 : 2,3 + 43,68
 = 22 + 43,68
 = 65,68
Bài 3: Một HS đọc y/c bài tập.
- Một HS nêu cách giải và giải bài vào bảng phụ.
Giải
a. Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số người tăng thêm :
15785 – 15625 = 250 (người)
Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm là :
250 : 15625 = 0,016
0,016 = 1,6%
b. Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là :
15875 x 1,6 : 100 = 254 (người)
Cuối năm 2002 số dân của phường đó là :
15875 + 254 = 16129 (người)
ĐS : a. 1,6%; b. 16129 người.
.
Bài 1: Hướng dẫn HS làm theo 2 cách
Cách 1: Chuyển phần phân số của hỗn số thành phân số thập phân rồi viết số thập phân tương ứng.
Cách 2: Thực hiện phép chia tử số của phần phân số cho mẫu số
Bài 2: HS thực hiện theo quy tắc đã học.
a. x x 100 = 1,643 + 7,757
x x 100 = 9
 x = 9 : 100
 x = 0,09
b. 0,16 : x = 2 – 0,4
 0,16 : x = 1,6
 x = 0,16 : 1,6
 x = 0,1
C. Củng cố dặn dò: (3p)
- Nhận xét giờ học.
______________________________
Tập làm văn
TẢ NGƯỜI (KIỂM TRA VIẾT)
I-Mục đích, yêu cầu :
- HS viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện kết quả quan sát chân thực và có cách diễn đạt trôi chảy.
II-Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài (2 phút)
2. Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra (3 phút)
- Một HS đọc 4 đề kiểm tra trong SGK.
- Tiết kiểm tra này đòi hỏi các em viết hoàn chỉnh cả bài văn.
- Một vài HS cho biết em chọn đề bài nào?
3. HS làm bài kiểm tra (28 phút)
* Củng cố, dặn dò:(2 phút)
- GV nhận xét tiết làm bài
_________________________
Tin học :
( Thầy Thắng dạy)
____________________________
Luyện từ và câu
TỔNG KẾT VỐN TỪ.
I-Mục tiêu:
- HS biết kiểm tra được vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho(BT1).
- Đặt được theo yêu cầu của BT2,BT3.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: 
***GV gọi lớp trưởng lên điều khiển.
- HS làm lại bài tập 1,2 tiết trước.
- Lớp trưởng nhận xét kết quả. 
- Lớp trưởng: phần KT bài cũ kết thúc mời cô giáo nhận xét. 
B-Bài mới:
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: 
- GV giúp HS nắm vững y/c bài tập
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4 và trình bày kết quả.
a. Các nhóm từ đồng nghĩa:
- đỏ, điều, son. – xanh, biếc, lục.
- trắng, bạch. – hồng, đào.
b. - Bảng màu đen gọi là bảng đen - Mèo màu đen gọi là mèo mun.
 - Mắt màu đen gọi là mắt huyền. - Chó màu đen gọi là chó mực.
 - Ngựa màu đen gọi là ngựa ô - Quần màu đen gọi là quần thâm
Bài 2: 
- Một HS đọc bài văn Chữ nghĩa trong văn miêu tả. Cả lớp đọc thầm
- HS tìm hình ảnh so sánh trong đoạn 1.
- HS tìm hình ảnh so sánh , nhân hóa trong đoạn 2.
- Tìm câu văn có chứa cái mới, cái riêng.
Gv nhắc lại những nhận định quan trọng của Phạm Hổ :
+ Trong miêu tả người ta hay so sánh
+ So sánh thường kèm theo nhân hoá
+ Gọi 1 HS nhắc lại những câu văn có cái mới, cái riêng.
Bài 3:
- HS tự đặt câu.
- Nối tiếp nhau trình bày câu văn đã đặt.
- GV kết luận, cho HS làm bài vào vở.
C- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Học thuộc những từ ngữ vừa tìm được ở bài 1a.
___________________________
CHIỀU:
(GV BỘ MÔN DẠY)
_________________________________
Thứ Sáu, ngày 08 tháng 01 năm 2020
Thể dục:
( Thầy Quân dạy)
___________________________
	Tập làm văn.
ÔN TẬP VỀ VIẾT ĐƠN.
I-Mục đích ,yêu cầu :	
- Biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn(BT1).
- Biết viết một lá đơn xin học môn tự chọn Ngoại ngữ(hoặc tin học) đúng thể thức, đủ nội dung cần thiết.
II- Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ(5 phút): 
***GV gọi lớp trưởng lên điều khiển.
- HS đọc bài văn tả người ở tiết trước.
- Lớp trưởng nhận xét kết quả. 
- Lớp trưởng: phần KT bài cũ kết thúc mời cô giáo nhận xét. 
B-Bài mới:(27 phút)
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Giúp HS nắm y/c của đề bài.
-Tổ chức cho HS làm bài và báo cáo kết quả.
Bài tập 1 : 
- 1 hs đọc yêu cầu và nội dung bt 
- GV phát mẫu đơn sẵn cho hs – yêu cầu hs tự thực hiện 
- GV theo dõi ,hd thêm 
- Gọi 1 số hs đọc lá đơn đã hoàn thành 
- Cả lớp cùng GV sửa sai 
Bài tập 2 : GV tiến hành tương tự BT1 
C-Củng cố, dặn dò: (3p)
- GV nhận xét tiết học.
- HS ghi nhớ các mẫu đơn để viết đơn đúng thể thức khi cần thiết.
_____________________________
Toán:
GIỚI THIỆU MÁY TÍNH BỎ TÚI. SỬ DỤNG MÁY TÍNH BỎ TÚI ĐỂ GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM
I-Mục tiêu:
- Bước đầu biết dùng máy tính bỏ túi để thực hiện cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân.
- Biết sử dụng máy tính để hỗ trợ giải toán về tỉ số phần trăm.
II-Đồ dùng: Máy tính bỏ túi cho các nhóm.
III-Hoạt động dạy học:
1. Làm quen với máy tính bỏ túi. (7p)
- Các nhóm quan sát máy tính bỏ túi,trả lời câu hỏi.
+ Em thấy trên mặt máy tính có những gì?
+ Em thấy ghi gì trên các bàn phím?
- HS ấn phím ON/C và phím OFF nói kết quả quan sát được.
2. Hướng dẫn thực hiện sử dụng máy tính để hỗ trợ giải toán về tỉ số phần trăm.
- GV lần lượt ghi các phép tính cộng, trừ, nhân, chia lên bảng.
- Đọc cho HS ấn các nút cần thiết đồng thời quan sát kết quả trên mà hình.
3. Thực hành:(20 phút)(Bài 1,)
- Các nhóm HS tự làm.
- Tất cả HS phải tự bấm máy tính
- Thi tính nhanh bằng máy tính bỏ túi.
Bài 1(dòng 1,2); Bài 2(dòmg1,2) 
- HS thực hiện vào vở, sau đó lấy máy tính để thử lại.
- GV kiểm tra bài làm của HS.
4.Củng cố dặn dò: 3p
- GV nhận xét giờ học,dặn HS về nhà luyện tập thêm để sử dụng thành thạo máy tính.
_______________________________
Hoạt động tập thể
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- Dánh giá nhận xét tuần qua.
- Triển khai hoạt động tuần tới
II. Nhận xét tuần qua:
- Tổ trưởng báo cáo các hoạt động của tổ mình
- Lớp trưởng báo cáo các hoạt động của lớp.
+ Nề nếp
+ Vệ sinh
+ Học tập
- Giáo viên nhận xét chung
+ Tuyên dương những học sinh thực hiện tốt nội quy của lớp
+ Khuyến khích các học sinh còn bị vi phạm lớp và trường.
II. Kế hoạch tuần tới:
- Giáo viên nêu kế hoạch (nề nếp, kỷ luật, học tập. Giờ giấc)
III. Thảo luận lớp:
______________________________
CHIỀU:
Khoa học
TƠ SỢI
I/ Mục tiêu:
- Nhận biết một số tính chất của tơ sợi.
- Nêu một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng tơ sợi.
- Phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
** KNS: Kĩ năng quản lý thời gian trong quá trỡnh tiến hành thớ nghiệm.
II/ Đồ dùng dạy học:
	- Thông tin và hình trang 66 SGK.
	- Một số loại tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo hoặc sản phẩm được dệt ra từ các loại tơ sợi đó; bật lửa.
	- Bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy học:
 A-Bài cũ:(5 phút)
***GV gọi lớp trưởng lên điều khiển.
- Em hãy nêu tính chất và cách bảo quản chất dẻo?
- Lớp trưởng nhận xét kết quả. 
- Lớp trưởng: phần KT bài cũ kết thúc mời cô giáo nhận xét. 
B-Bà

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_16_nam_hoc_2020_2021.doc