Giáo án Lớp 5 Tuần 14 - Trường tiểu học số 2 Ân Đức

BÀI: CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN

I. Mục tiêu:

 - Hình thành phép chia một số thập phân cho một số thập phân.

- Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho số thập phân.

- Rèn học sinh thực hiện phép chia nhanh, chính xác.

-Chuẩn kiến thức-kĩ năng: học sinh cả lớp làm được bài:1a,b,c, 2a, 3

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học:

+ GV: Giấy khổ to A 4, phấn màu, bảng phụ.

+ HS: Bảng con, SGK.

 

doc34 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 999 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 14 - Trường tiểu học số 2 Ân Đức, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS đạt tính và thực hiện tính:
 570 9x5
 00 6 (m)
- Vậy: 57 : 9,5 = 6 (m)
2 HS nêu quy tắc.
Thực hiện VD2 tương tự VD1
Học sinh đọc đề.
2 Học sinh làm bài trên bảng, lớp làm vào vở.
Lớp nhận xét.
- HS tính nhẩm.	
- 3 HS nêu kết quả và nêu nhận xét.
2 HS nêu quy tắc chia một số TN cho 0,1; 0,01; 0,001 và chia cho 10; 100; 1000.	
Lớp nhận xét, bổ sung.
- Đọc đề bài, nêu yêu cầu.
- Thảo luận nhóm 4, nêu cách làm.
- 1 HS làm bài trên bảng, lớp làm vào vở.
Giải
1m thanh sắt đó cân nặng là:
16 x 0,8 = 20 (kg)
Thanh sắt cùng loại dài 0,18m cân nặng là:
20 x 0,18 = 3,6 (kg)
 Đáp số: 3,6 kg.
- Lớp nhận xét, bổ sung
- 2 HS nhắc lại.
MÔN: Tập đọc Ngày soạn : 25/11/2014
Tiết 28 Ngày dạy: 26/11/2013
BÀI; HẠT GẠO LÀNG TA
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát bài thơ – Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng tình cảm, tha thiết.
 - Hiểu ý nghĩa bài thơ: Hạt gạo được làm nên từ mồ hôi công sức của cha mẹ, của các bạn thiếu nhi là tấm lòng của địa phương gốp phần vào chiến thắng của tiền tuyến trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Đọc lưu loát bài thơ một cách diễn cảm. Thể hiện được lòng tự hào của dân tộc.
- Giáo dục học sinh phải biết quí trong hạt gạo, đó là do công sức con người vất vả làm ra.
- Học thuộc lòng khổ thơ yêu thích.
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV: Tranh vẽ phóng to. 
+ HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
10’
12’
9’
2’
1’
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Chuỗi ngọc lam
Giáo viên nhận xét, .
3. Giới thiệu bài mới: 
	Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ về giá trị của hạt gạo thời kháng chiến chống Mĩ qua bài Hạt gạo làng ta.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Gọi 1HS đọc toàn bài 
Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp tiếp từng khổ thơ.
- Kết hợp sửa lổi phát âm cho Hs 
- Y c HS luyện đọc theo cặp
- Gọi 1 HS đọc cả bài
• Giáo viên đọc mẫu.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
- GV cho HS thảo luận nhóm 6, đọc thầm và trả lời các câu hỏi trong SGK
- GV nêu từng câu hỏi mời đại diện nhóm phát biểu. 
+ Đọc khổ thơ 1 em hiểu hạt gao được làm nên từ những gì?
+ Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?
- GV giảng: Hạt gạo được làm nên từ tinh tuý của đất, của nước trong hồ và công lao của bao người.
+ Tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo?
+ Vì sao tác giả lại gọi hạt gạo là
”hạt vàng “
v	Hoạt động 3: Rèn học sinh đọc diễn cảm. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
- Gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ 
- Tổ chức cho HS đọc khổ 2 
Giáo viên đọc mẫu.
- Cho HS luyện đọc theo cặp 
- Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm.
- Nhận xét sửa sai 
- Cho HS học thuộc lòng 
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Cho HS nêu nội dung bài 
Học sinh hát bài Hạt gạo làng ta.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học sinh thuộc lòng bài thơ hoặc khổ thơ em yêu thích.
Chuẩn bị: “Buôn Chư-lênh đón cô giáo”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh đọc diễn cảm 1 đoạn và trả lời câu hỏi theo đoạn.
Học sinh lắng nghe.
1 học sinh khá giỏi đọc toàn bài.
Học sinh lần lượt đọc nối tiếp từng khổ thơ 
- HS luỵện đọc theo cặp 
- 1 Hs đọc cả bài 
Học sinh đọc phần chú giải.
- HS thảo luận nhóm và trả lời 
Mỗi HS trả lời 1 câu hỏi 
- HS khác nhận xét 
Học sinh đọc khổ 1.
Hạt gạo được làm nên từ vị phù sa, nước trong hồ, công lao của cha mẹ.
Học sinh đọc khổ 2.
 Giọt mồ hôi sa.
	Mẹ em xuống cấy.
- Các bạn thiếu nhi đã cùng mọi người tát nước chông hạn, bắt sâu cho lúa, gánh phân bón cho lúa. 
HS tìm cách đọc hay 
-Theo dõi và tìm cách đọc 
- 3 thi đọc diễn cảm 
 Bài thơ cho biết hạt gạo được làm nên từ mồ hôi công sức và tấm lòng của hạu phương góp phần vào chiến thắng của tền tuyến trong thời kì kháng chiến chống mĩ.
- Nhận xét 
- HS tự học thuộc lòng 
RÚT KINH NGHIỆM
MÔN: TLV Ngày soạn : 25/11/2014
Tiết 27 Ngày dạy: 26/11/2013
BÀI: LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I. Mục tiêu: - HS Hiểu được thế nào là biên bản cuộc họp,thể thức của biên bản, nội dung, tác dụng của biên bản, trường hợp nào cần lập biên bản, trường hợp nào không cần lập biên bản 
- Bước đầu làm được biên bản cuộc họp tổ, hoặc họp lớp.
- Giáo dục học sinh tình trung thực, khách quan.
-GDKNS: KN ra quyết định, giải quyết vấn đề, KS tư duy phê phán.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi 3 phần chính của cuộc họp.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
15’
16’
2’
1’
1.Ổn định : 
2. Bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên đọc đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp đã được viết lại 
Giáo viên Khám vở.
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hiểu được thế nào là biên bản cuộc họp, nội dung tác dụng của biên bản.
 Bài 1:- Goi 1HS đọc nội dung BT1
- Gọi một HS yêu cầu của bài tập 2 
-Cho HS thảo luận nhóm 6 và trả lời các câu hỏi trong SGK 	
a) Chi đội 5A ghi biên bản để làm gì? 
b)+ Cách mở đầu biên bản có gì giống, điểm gì khác cách mở dầu và kết thúc đơn? 
+ Cách kết thúc biên bản có điểm gì giống điểm gì khác cách mở đầu đơn?
c) nêu tóm tắt những điều cần ghi vào biên bản 
• Giáo viên chốt lại.
• Rút ra phần ghi nhớ.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh bước đầu làm được biên bản cuộc họp tổ, hoặc họp lớp.
• Luyện tập.
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1
• Giáo viên nhận xét: bình chọn bạn làm biên bản tốt.
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2
-Nhận xét sửa sai 
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Viết bài vào vở.
Học thuộc lòng ghi nhớ.
Chuẩn bị: “Luyện tập làm biên bản cuộc họp”
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
- 2 Học sinh đọc đoạn văn 
- Cả lớp nhận xét.
1 Học sinh đọc phần lệnh và toàn văn biên bản họp chi đội – Cả lớp đọc thầm.
- Cả lớp theo dõi 
+ Học sinh thảo luận nhóm trả lời lần lượt ba câu hỏi (SGK).
Để nhớ những sự việc chính đã xảy ra,ý kiến của mỗi người, những điều đã thống nhất
Giống: quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản 
-Khác:biên bản không có tên nơi nhận:thời gian, địa điểm 
- Giống: có tên, chữ kí của người có trách nhiệm.
- Khác biên bản cuộc họp có 2 chữ kí, không có lời cảm ơn như đơn. 
- Thời gian địa điểm họp, thành phần tham dự, chủ toạ thư kí. Nội dung cuộc họp,diễn biến cuộc họp , (ý kiến tóm tắt) , kết luận của cuộc họp, chữ ký của chủ tọa và thư ký.
HS lắng nghe .
3 Học sinh lần lượt đọc ghi nhớ.
1 học sinh đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 
Học sinh làm bài.
Học sinh lần lượt trình bày.
- HS đọc thầm và suy nghĩ trả lời 
- Lần lượt từng Hs đặt tên cho từng biên bản ở bài tập 1
Nhận xét bổ sung 
- 2HS nhắc lại nội dung ghi nhớ 
RÚT KINH NGHIỆM
MÔN: Toán Ngày soạn : 26/11/2014
Tiết 69 Ngày dạy: 27/11/2013
BÀI: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố quy tắc và rèn kĩ năng thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
- Rèn học sinh chia nhanh, thành thạo, chính xác.
-Chuẩn kiến thức-kĩ năng: học sinh cả lớp làm được bài:1, 2, 3
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào cuộc sống..
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV:	Phấn màu, bảng phụ. 
+ HS: Bảng con, SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
7’
8’
8’
8’
2’
1’
1. Ổn định : 
2. Bài cũ: 
Chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
Học sinh lần lượt sửa bài 3/70 (SGK).
Giáo viên nhận xét .
3. Giới thiệu bài mới: Luyện tập.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh củng cố quy tắc và thực hiện thành thạo phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
 Bài 1: Cho HS làm bài cá nhân 
• Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
• Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc chia?
• Giáo viên theo dõi cách làm bài của học sinh , sửa chữa uốn nắn.
 Bài 2:
• Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
• Giáo viên cho học sinh nêu lại quy tắc tìm thành phần chưa biết?
• Giáo viên nhận xét – sửa từng bài.
 Bài 3:
- Yêu cầu Hs đọc đề 
• Giáo viên nhận xét 
 Bài 4:
• Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
- Cho HS nêu cách giải 
Nhận xét 
v	Hoạt động 2: Củng cố.
Học sinh nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho mốt số thập phân 
5. Tổng kết - dặn dò: 
Làm bài nhà 1, 2, 3, 4/ 70.
Chuẩn bị: Chia một số thập phân cho một số thập phân.
Dặn học sinh xem trước bài ở nhà.
Nhận xét tiết học 
Hát 
- 1 HS lên bảng làm 
- Nhận xét sửa sai
Lớp nhận xét.
- 1Học sinh đọc đề.
 - 2 Học sinh làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở 
 - Học sinh sửa bài.
 - Cả lớp nhận xét.
- Nhắc lại chia số thập phân cho số tự nhiên.
-Học sinh đọc đề – Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm bài.
a)X x 8,6 = 387 b) 9,5 x X = 399 
 X = 387 : 8,6 X = 399 :9,5
 X = 45 X = 42
Học sinh sửa bài (lần lượt 2 học sinh).
Cả lớp nhận xét.
Học sinh đọc đề 
Suy nghĩ và nêu cách giải 
Học sinh làm bài vào vở 
1 Học sinh lên bảng sửa bài.
Cả lớp nhận xét.
Học sinh đọc đề.
Cả lớp đọc thầm
1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở 
Giải
Diện tích hình vuông là:
25 x 25 = 625(m2)
Chiều dài thửa ruộng đó là:
625 ;12,5 =50(m)
Chu vi thửa ruộng đó la:
(50 + 12,5) x 2 = 125(m)
Đáp số: 125 m
- Học sinh nhận xét sửa sai.
2 HS nêu quy tắc 
RÚT KINH NGHIỆM
MÔN: * Tiếng Việt Ngày soạn : 26/11/2014
Tiết 27 Ngày dạy: 27/11/2013
 Bài: Luyện tập 
I. yêu cầu:
- Rèn kĩ năng thực hành tìm từ ghép. Tìm các bộ phận trong câu. Mở rộng câu và tập chấm câu. Viết đoạn văn có sử dụng quan hệ từ. 
- Giáo dục tính kiên trì, chịu khó,sạch sẽ.
II. Lên lớp:
Bài 1: Phân các từ ghép dưới đây thành 2 loại:
- Học tập, học đòi, học hành, học hành, học lỏm, học vẹt, anh cả, anh em, anh trai, anh rể, bạn học, bạn đọc, bạn đường.
Bài 2: Có thể viết các câu như dưới đây được không? Vì sao? 
a) Nam có 10 quyển sách vở. 
b) Mẹ mua cho con 3 sách mẹ nhé! 
Bài 3: Tìm chủ ngữ vị ngữ:
a) Con xanh biếc pha đen như nhung bay nhanh loang loáng.
b) Con vàng sẫm, nhiều hình mặt nguyệt. ven cánh có răng cưa lượn lờ đờ như trôi trong nắng.
Bài 4: Chấm câu đoạn văn sau: 
 “ Nhìn Dê Trắng ngày càng gầy yếu xanh xao, Bê Vàng vô cùng thương xót:
- Mình phải xa bạn ít ngày, Dê Trắng ạ!
- Sao vậy? Dê Trắng hỏi.
- Mình sẽ đi tìm nơi có cỏ để cứu bạn cứu mình.
- Cho mình đi cùng có được không?
- Đi xa vất vả lắmBạn gầy yếu thế này đi không nổi đâu.Dù sao mình cũng còn khoẻ hơn bạn. “
MÔN: KC Ngày soạn : 27/11/2014
Tiết 14 Ngày dạy: 28/11/2013
BÀI: PA-XTƠ VÀ EM BÉ
I. Mục tiêu: 
- Dựa vào lời kể của thầy cô và tranh minh họa, học sinh kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện “Pa-xtơ và em bé” bằng lời kể của mình.
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: tài năng và tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa-xtơ đã khiến cho ông cống hiến cho loài người một phát minh khoa học lớn lao.
- Rằng kĩ năng nghe: Lắng nghe thầy (cô) kể chuyện, nhớ chuyện.
Nghe bạn kể chuyện, nhận xét được lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
- Yêu mến, biết ơn các nhà khoa học đã cống hiến tài năng, sức lực cho lợi ích của xã hội.
II. Đồ dùng dạy học: Bộ tranh phóng to trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
10’
20’
3’
1’
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: 
Giáo viên nhận xét, 
3. Giới thiệu bài mới: “Pa-xtơ và em bé”.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Giáo viên kể toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh.
Đề bài 1: Kể lại câu chuyện theo tranh: “Pa-xtơ và em bé”.
• Giáo viên kể chuyện lần 1.
• Viết lên bảng tên riêng từ mượn tiếng nước ngoài: Lu-i Pa-xtơ, cậu bé Giô-dép, thuốc vắc-xin,
• Giáo viên kể chuyện lần 2.
Kể lại từng đoạn của câu chuyện, chỉ dựa vào tranh.
v	Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào bộ tranh.
• Yêu cầu học sinh kể theo nhóm.
•• Giáo viên đặt câu hỏi:
+ Em nghĩ gì về ông Lu-i Pa-xtơ?
+ Nếu em là ông Lu-i Pa-xtơ, em có cảm giác như thế nào khi cứu sống em bé?
+ Nếu em là em bé được ông cứu sống em nghĩ gì về ông?
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
Nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Về nhà tập kể lại chuyện.
Chuẩn bị: “ Kể lại câu chuyện em đã đọc, đã nghe”.
Nhận xét tiết học. 
Hát 
Lần lượt học sinh kể lại việc làm 
 bảo vệ môi trường.
Học sinh đọc yêu cầu của đề bài.
Cả lớp lắng nghe.
Học sinh lần lượt kể quan sát từng tranh.
Tổ chức nhóm 4.
Lần lượt trong nhóm, nhóm trưởng cho từng học sinh kể
Học sinh tập cách kể lẫn nhau.
Học sinh thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
Cả lớp nhận xét – chọn nhóm kể hay nhất biết diễn tả phối hợp với tranh.
Học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
Học sinh trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
Học sinh lần lượt trả lời, nêu ý nghĩa câu chuyện.
Cả lớp nhận xét.
Lớp chọn.
RÚT KINH NGHIỆM
MÔN: Toán Ngày soạn : 27/11/2014
Tiết 70 Ngày dạy: 28/11/2013
BÀI: CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu:
 - Hình thành phép chia một số thập phân cho một số thập phân.
- Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho số thập phân.
- Rèn học sinh thực hiện phép chia nhanh, chính xác.
-Chuẩn kiến thức-kĩ năng: học sinh cả lớp làm được bài:1a,b,c, 2a, 3
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV:	Giấy khổ to A 4, phấn màu, bảng phụ. 
+ HS: Bảng con, SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
15’
16’
2’
1’
1. ỔN định: 
2. Bài cũ: Luyện tập.
1 học sinh sửa bài 4/70
Giáo viên nhận xét, .
3. Giới thiệu bài mới: Chia 1 số thập phân cho một số thập phân.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hiểu và nắm được quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân
 Ví dụ 1:
	23,56 : 6,2
• Hướng dẫn học sinh chuyển phép chia 23,56 : 6,2 thành phép chia số thập phân cho số tự nhiên.
- HDHS đặt tính và tính.
• Giáo viên chốt lại: Ta chuyển dấu phẩy của số bị chia sang bên phải một chữ số bằng số chữ số ở phần thập phân của số chia.
• Giáo viên nêu ví dụ 2:
	82,55 : 1,27
• Giáo viên chốt lại ghi nhớ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hành quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.
 Bài 1:
• Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc chia.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm vào vở.
Giáo viên nhận xét sửa từng bài.
	Bài 2: Làm vở.
• Giáo viên yêu cầu học sinh , đọc đề, phân tích đề, tóm tắc đề, giải.
- GV nhận xét, ghi điểm.
	Bài 3: Cho HS thảo luận nhóm.
• Giáo viên yêu cầu học sinh , đọc đề, tóm tắc đề, phân tích đề, giải.
- GV nhận xét, .	
v	Hoạt động 3: Củng cố
Học sinh nêu lại cách chia.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Hoàn thành các bài tập vào vở.
Chuẩn bị: “Luyện tập.”
Nhận xét tiết học 
Hát 
- 1 HS sửa bài
Lớp nhận xét.
Học sinh đọc đề – Tóm tắt – Giải.
Học sinh chia nhóm.
Mỗi nhóm cử đại diện trình bày.
+ HS nêu cách chuyển và thực hiện.
 23,56 : 6,2 = (23,56 × 10) : (6,2 x 10).
	 = 235,6 : 62
1 HS làm trên bảng lớp, lớp làm vào vở.
 23x5,6 6x2
 4 9 6 3,8 (kg)
 0
- 1 HS nêu cách chia.
- Cả lớp nhận xét.
Học sinh thực hiện vd 1.
Học sinh trình bày – Thử lại.
Cả lớp nhận xét.
Học sinh lần lượt nêu ghi nhớ.
Học sinh đọc đề.
4 học sinh làm bài trên bảng, lớp làm vào vở.
Học sinh nhận xét.
Học sinh lần lượt đọc đề – Tóm tắt.
1 học sinh nêu cách giải.
1 học sinh sửa bài trên bảng, lớp làm vào vở.
Giải
1l dầu hoả cân nặng là:
3,42 : 4,5 = 0,76 (kg)
8l dầu hoả cân nặng là:
0,76 x 8 = 6,08 (kg)
Đáp số: 6,08 kg.
- HS nhận xét, sửa sai.
- Thảo luận nhóm 4.
- 1 HS nêu yêu cầu bài và tóm tắt.
- Các nhóm thảo luận tìm ra cách giải.
- 1 HS làm bài trên bảng, lớp làm vào vở.
Giải
 Ta có: 429,5 : 2,8 = 153 (dư 1,1)
 Vậy 429,5m vải may được nhiều nhất là 153 bộ quần áo và còn thừa 1,1m vải.
 Đáp số: 153 bộ quần áo, dư 1,1m.
- HS nhận xét, bổ sung.
- 2 HS nêu lại quy tắc.
RÚT KINH NGHIỆM
MÔN: TLV Ngày soạn : 27/11/2014
Tiết 28 Ngày dạy: 28/11/2013
BÀI: LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I. Mục tiêu: 
- Từ những hiểu biết đã có về biên bản cuộc họp, HS biết thực hành viết biên bản một cuộc họp. 
- Rèn kĩ năng viết biên bản cuộc họp thành thạo 
- Giáo dục học sinh tình trung thực, khách quan.	
GDKNS: KN ra quyết định/giải quyết vần đề, KN hợp tác, KN tư duy phê phán
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ viết sẵn đề bài gợi ý, dàn ý 3 phần của một bên bản cuộc họp 
III. Các hoạt động:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
10’
20’
3’
1’
1.Ổn định : 
2. Bài cũ: Làm biên bản cuộc họp 
- Nhận xét 
3. Giới thiệu bài mới: Luyện tập làm biên bản cuộc họp 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
- Gọi HS đọc bài tập.
+ Em chọn cuộc họp nào để viết biên bản? Cuộc họp bàn việc gì?
+ Cuộc họp diễn ra vào lúc nào ? Ở đâu ?
+ Cuộc họp có những ai tham gia ?
+ Ai điều hành cuộc họp ?
+ Những ai nói trong cuộc họp, nói những gì ?
+ Kết luận cuộc họp như thế nào ?
v Hoạt động 2: HDHS thực hành viết biên bản.
- Yêu cầu HS làm bài tập theo nhóm.
- GV nhận xét, ghi điểm theo từng nhóm viết đạt yêu cầu: (đúng thể thức, viết rõ ràng, mạch lạc, đủ thông tin, viết nhanh).
- GV treo biên bản mẫu lên bảng.
v Hoạt động 3: Củng cố.
- Giáo viên nhận xét, lưu ý.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Làm hoàn chỉnh yêu cầu 3.
Chuẩn bị: “Lập dàn ý tả người: tả hoạt động”.
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
2 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết TLV trước.
- Cả lớp nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS nối tiếp nhau giới thiệu về cuộc họp mình định viết biên bản.
VD: Biên bản họp tổ, họp lớp, 
+ Họp vào lúc 16h30 chiều thứ sáu tại phòng học lớp 5A.
+ Có các thành viên trong tổ; Có 33 tthành viên trong lớp và thầy giáo chủ nhiệm. 
+ Bạn Kiên lớp trưởng.
+ Các thành viên trong tổ nêu ý kiến của mình.
+ Các thành viên trong tổ thống nhất ý kiến với nhau.
- Thảo luân nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trình bày kq’ của nhóm mình.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc biên bản.
Học sinh nêu ghi nhớ.
Nêu những kinh nghiệm có được sau khi làm bài.
RÚT KINH NGHIỆM
MÔN: LTVC Ngày soạn : 27/11/2014
Tiết 28 Ngày dạy: 28/11/2013
BÀI: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI
I. Mục tiêu: - Hệ thống hóa kiến tức đã học về động từ, tính từ, quan hệ từ.
- Biết sử dụng những kiến thức đã có để viết một đoạn văn ngắn.
- Có ý thức sử dụng đúng từ loại trong nói, viết.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phân loại động từ, tính từ, quan hệ từ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
15’
16’
2’
1’
1.Ổn định: 
2. Bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng lần lượt tìm danh từ chung, danh từ riêng trong bài tập sau. 
Giáo viên nhận xét .
3. Giới thiệu bài mới: “Ôn tập về từ loại”. 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hệ thống hóa kiến thức đã học về các từ loại: động từ, tính từ, quan hệ từ.
	  Bài 1:Gọi 2 HS đọc yêu cầu bài tập 1 
Cho HS nhắc lại các kiến thức đã học về động từ, tính từ, quan hệ từ
- Nhận xét 
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết thực hành sử dụng những kiến thức đã có để viết một đoạn văn ngắn.
	  Bài 2:
- Gọi 1hs đọc yêu cầu bài 
- Cho hS làm việc cá nhân
- Giáo viên nhận xét sửa sai cho HS
v	Hoạt động 3: Củng cố.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học sinh hoàn tất bài vào vở.
Chuẩn bị:“Mở rộng vốn từ:Hạnh phúc”.
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
Học sinh sửa bài tập.
+ Bé Mai dẫn Tâm ra vườn chim. Mai khoe: Tổ kia là chúng làm nhé. Còn tổ kia là cháu làm đấy.
- Nhận xét sửa sai
Học sinh đọc yêu cầu bài 1.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làmviệc cá nhân . – Đọc kĩ đoạn văn.
1HS lên bảng làm 
Phân loại từ vào bảng phân loại.
Động từ 
Tính từ 
Quan hệ từ 
Trảlời, nhìn,
vịn,hắt,thấy
lăn tròn,
đón,bỏ
Xa, vời vợi 
Qua,ở, với 
- Cả lớp nhận xét 
- Học sinh lần lượt đọc kết quả từng cột
- 2 HS đọc khổ thơ 2 của bài Hạt gạo làng ta 
- HS làm bài viết một đoạn văn ngắn tả người mẹ cấy lúa. Sau đó, chỉ ra 1 động từ , 1 tính từ, 1 quan hệ từ đã dùng trong đoạn văn. 
- Hs nối tiếp nhau đọc kết quả làm bài 
- Cả lớp nhận xét. đoạn văn hay 
- Thi diễn đạt đoạn văn nối tiếp (mỗi học sinh 1 câu) theo yêu cầu có danh từ, động từ, tính từ mà dãy kia 
nêu.
RÚT KINH NGHIỆM
MÔN: * Tiếng Việt Ngày soạn 

File đính kèm:

  • docGA_5T14.doc
Giáo án liên quan