Giáo án Lớp 5 Tuần 13 - Trường tiểu học số 2 Ân Đức

 Bài: Luyện tập

I. yêu cầu:

- Rèn kĩ năng thực hành về quan hệ từ, tác dụng của quan hệ từ. Tìm các bộ phận trong câu. Mở rộng câu và tập chấm câu. Viết đoạn văn có sử dụng quan hệ từ.

- Giáo dục tính kiên trì, chịu khó,sạch sẽ.

II. Lên lớp:

Bài 1: Gạch dưới tính từ ghi rõ chức vụ:

a) Trên bãi cỏ rộng, các cô bé xinh xắn đang nô đùa vui vẻ.

b) Mùa xuân, những tán lá xanh um che mát cả sân trường.

Bài 2: Tìm định ngữ, bổ ngữ:

a) Một chú chim lông xanh biếc sà xuống cánh lựu.

b) Những cây thảo quả đã lớn cao tới bụng người.

 

doc30 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 13 - Trường tiểu học số 2 Ân Đức, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh đọc đúng văn bản kịch.
Luyện đọc.
Gọi 2 HS khá đọc bài 
Bài văn có thể chia làm mấy đoạn?
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp từng đoạn.
- Giáo viên rèn phát âm cho học sinh
Yêu cầu học sinh giải thích từ:
	 trồng – chồng
- Cho học sinh đọc chú giải SGK.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp 
Yêu cầu 1, 2 em đọc lại toàn
• Giáo viên đọc mẫu.
vHoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
• Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm.
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1 và trả lời 
+ Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn( kết hợp GDTNMTBĐ)
 Giáo viên chốt ý.
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2 và trả lời 
+ Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn?
- Giáo viên chốt ý.
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3 và trả lời 
Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.
Giáo viên chốt ý.
Tích hợp GDTNMTBĐ: Nêu ý nghĩa của việc trồng rừng ngập mặn
Kế luận: Việc trống rừng ngập mặn góp phần bảo vệ môi trường biển
v	Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thi đọc diễn cảm. 
Gọi 3 HS đọc toàn bài 
Giáo viên đọc diễn cảm đoạn văn.
Yêu cầu học sinh lần lượt đọc diễn cảm từng câu, từng đoạn.
- Giáo viên nhận xét
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Cho HS thi đua
- Nhận xét, tuyên dương.
-Nêu nội dung chính của bài ?
Giáo dục: Ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên, yêu mến cảnh đồng quê.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Về nhà rèn đọc diễn cảm.
Chuẩn bị bài: Chuỗi ngọc lam.
Nhận xét tiết học .
Hát 
Học sinh lần lượt đọc cả bài văn.
Trả lời câu hỏi.
2 Lần lượt học sinh đọc bài.
3 đoạn:
Đoạn 1: Trước đây  sóng lớn.
Đoạn 2: Mấy năm  Cồn Mờ.
Đoạn 3: Nhờ phục hồi đê điều.
Đọc nối tiếp từng đoạn.
Học sinh phát hiện cách phát âm sai của bạn
Học sinh đọc lại từ sai. Đọc từ trong câu, trong đoạn.
Học sinh theo dõi.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe 
- HS luyện đọc theo cặp 
- 2 HS đọc toàn bài 
Các nhóm thảo luận – Thư kí ghi vào phiếu ý kiến của bạn.
Đại diện nhóm trình bày.
Nguyên nhân: chiến tranh, các quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm ...
Hậu quả: lá chắn bảo vệ đê biển không còn, đê điều bị xói lở, bị vỡ khi có gió bão, sóng lớn.
Học sinh đọc
+ Vì làm tốt công tác thông tin tuyên truyền.
+ Hiểu rõ tác dụng của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều.
Học sinh đọc, Thảo luận nhóm 4.
+ Bảo vệ vững chắc đê biển, tăng thu nhập cho người.
+ Sản lượng thu hoạch hải sản tăng nhiều.
+ Các loại chim trở nên phong phú.
Lần lượt các nhóm trình bày.
Cả lớp nhận xét, chọn ý đúng.
HS nêu
3 HS đọc toàn 
Học sinh nêu cách đọc diễn cảm ở từng đoạn: ngắt câu, nhấn mạnh từ, giọng đọc mạnh và dứt khoát.
Học sinh lần lượt đọc diễn cảm nối tiếp từng câu, từng đoạn.
2, 3 học sinh thi đọc diễn cảm.
Cả lớp nhận xét – chọn giọng đọc hay nhất.
Học sinh 2 dãy đọc thi đọc diễn cảm đoạn 3.
Nêu nội dung chính của bài: “ Bài văn giúp ta hiểu trồng rừng ngập mặn có tác dụng bảo vệ vững chắc đê biển, tăng thu nhập cho người dân nhờ tăng sản lượng thu hoạch hải sản”.
RÚT KINH NGHIỆM
Môn: Toán Ngày soạn: 18/11/2014
Tiết 63 Ngày dạy 19 tháng 11 năm 2014
BÀI: CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
- Giải các bài toán có liên quan đến chia một số thập phân cho một số tự nhiên. 	
-Chuẩn kiến thức-kĩ năng: học sinh cả lớp làm được bài:1,2
- Rèn học sinh chia nhanh, chính xác, khoa học.
- Giáo dục học sinh say mê môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV: Bảng phụ ghi sẵn Quy tắc chia trong SGK. 
+ HS: bảng con.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
15’
16’
2’
1’
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: 
Học sinh sửa bài: 4/62
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: Chia 1 số thập phân cho 1 số tự nhiên.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nắm được quy tắc chia một số thập phân 
cho một số tự nhiên
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm kiếm quy tắc chia.
Ví dụ 1: Viết đề bài toán lên bảng.
- Yêu cầu học sinh thực hiện 
8,4 : 4
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện.
Giáo viên HDHS chia:
 dm => 8,4 : 4 = 2,1 (m)
Giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra quy tắc chia.
- Giáo viên nêu ví dụ 2.
Giáo viên chốt quy tắc chia.
Nhận xét sửa sai.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh bước đầu tìm được kết quả của một phép tính chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
  Bài 1:
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
Nêu yêu cầu đề bài.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài.
Giáo viên nhận xét.
  Bài 2:
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại quy tắc tìm thừa số chưa biết?
- Nhận xét sửa sai.
. Bài 3: 
- Cho HS thảo luận nhóm, tìm cách giải.
- Nhận xét .
v Hoạt động 3: Củng cố
Cho học sinh nêu lại cách chia số thập phân cho số tự nhiên.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Hoàn thành các bài tập vào vở.
Chuẩn bị: Luyện tập.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh sửa bài.
Lớp nhận xét.
Học sinh đọc đề.
- Cả lớp đọc thầm – Phân tích, tóm tắt.
Học sinh thực hiện phép chia bằng cách đổi đơn vị mét về đơn vị đề-xi-mét.
	8,4m : 4 = 84dm : 4
21dm = 2,1m
Học sinh giải thích, lập luận việc đặt dấu phẩy ở thương.
Học sinh nêu quy tắc.
- Học sinh nêu ví dụ 2.
HS làm vào vở nháp.
1 HS làm trên bảng.
Lớp nhận xét, bổ sung.	
Học sinh kết luận nêu quy tắc.
- Học sinh đọc đề, nêu yêu cầu bài.
Học sinh làm bài vào vở, 4 HS làm bảng lớp.
Lớp nhận xét.
Học sinh đọc đề – Cả lớp đọc thầm.
1 HS nêu.
2 Học sinh làm trên bảng, lớp làm vào vở.
Lớp nhận xét bổ sung.
- Đọc đề bài và nêu yêu cầu.
- Thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm nêu cách giải.
- 1 HS giải bài trên bảng, lớp làm vào vở.
Giải
Trung bình mỗi giờ người đi xe máy đi được là:
126,54 : 3 = 42,18 (km)
 Đáp so: 42,18 km
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- 2 HS nêu.
RÚT KINH NGHIỆM
Môn: LTVC Ngày soạn: 18/11/2014
Tiết 25 Ngày dạy 19 tháng 11 năm 2014
BÀI: MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ ngữ về môi trường và bảo vệ môi trường.
- Viết được đoạn văn có đề tài gắn với nội dung bảo vệ môi trường. 
- Rèn kỹ năng sử dụng một số từ ngữ trong chủ điểm trên.
- Giáo dục học sinh yêu Tiếng Việt, có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học: 
Giấy khổ to làm bài tập 3, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
15’
16’
2’
1’
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Luyện tập về quan hệ từ.
• Học sinh tìm quan hệ từ và nêu tác dụng, của chúng trong các câu sau:
Chẳng kịp can Tâm, cô bé đứng thẳng lên thuyền xua tay và hô to.
Ở vùng này, lúc hoàng hôn và lúc tảng sáng, phong cảnh rất nên thơ.
• 
Giáo viên nhận xét 
3. Giới thiệu bài mới: 
MRVT: Bảo vệ môi trường.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về Chủ điểm: “Bảo vệ môi trường”.
 Bài 1:
Giáo viên chia nhóm thảo luận để tìm xem đoạn văn làm rõ nghĩa cụm từ “Khu bảo tồn đa dạng sinh học” như thế nào?
• Giáo viên chốt lại: Ghi bảng: khu bảo tồn đa dạng sinh học.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết sử dụng một số từ ngữ trong chủ điểm trên.
 Bài2:
- Giáo viên dán 4 phiếu lên bảng. 4 nhóm thi đua tiếp sức xếp từ cho vào nhóm thích hợp.
• 
Giáo viên chốt lại:
Bài 3:
HDHS vận dụng các từ ngữ đã học ở bài tập 2 để viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu.
- GV nhận xét + Tuyên dương.
v Hoạt động 3: Củng cố.
Nêu từ ngữ thuộc chủ điểm “Bảo vệ môi trường?”. Đặt câu.
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “Luyện tập về quan hệ từ”.
- Nhận xét tiết học
Hát 
Học sinh làm bài (2 em).
Lớp theo dõi.
Nhận xét.
- Học sinh đọc bài 1.
Cả lớp đọc thầm.
Tổ chức nhóm thảo luận đoạn văn để làm rõ nghĩa cho cụm từ “Khu bảo tồn đa dạng sinh học như thế nào?”
Đại diện nhóm trình bày.
- Rừng này có nhiều động vật, nhiều loại lưỡng cư (nêu số liệu)
Thảm thực vật phong phú, hàng trăm loại cây khác nhau; nhiều loại rừng.
Khu bảo tồn đa dạng sinh học: nơi lưu giữ. Đa dạng sinh học: nhiều loài giống động vật và thực vật khác nhau.
- Học sinh đọc bài 2.
Cả lớp đọc thầm.
Thực hiện nhóm, mỗi nhóm trình bày trên 2 tờ giấy A 4 (Phân loại hành động bảo vệ – hành động phá hoại).
Học sinh sửa bài.
Chọn 1 – 2 cụm từ gắn vào đúng cột (bảng ghi cụm từ để lẫn lộn).
Cả lớp nhận xét.
- Đọc đề bài và nêu yêu cầu.
- HS thực hiện viết.
- 2 HS trình bày bài làm của mình trước lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung 
- 2 HS nêu từ ngữ và đặt câu.
- Nhận xét, bổ sung.
RÚT KINH NGHIỆM
Môn: *Tóan Ngày soạn: 18/11/2014
Tiết 25 Ngày dạy 19 tháng 11 năm 2014
 Bài: Luyện tập
I. Yêu cầu: 
- Giúp HS rèn kĩ năng thực hành cộng, trừ các số thập phân, đổi các số đo độ dài, diện tích. Giải toán có quan hệ tỉ lệ.
- Giáo dục tính kiên trì, chịu khó,sạch sẽ.
 II. Lên lớp:
Bài 1: Tính ( Có đặt tính ):
a) 576, 27 + 4615, 3 ( 5191, 57 ) 2615, 7 - 708 ( 1907, 16 )
b) 750, 6 x 4, 6 ( 3452, 76 ) 564, 8 x 6, 5 ( 3671, 2 )
Bài 2: Tính giá trị biểu thức: 
a) ( 104, 73 - 92, 96 ) x 5, 4 = b) ( 805, 46 + 358, 74 ) x 1, 24 =
 11, 72 x 5, 4 = 63, 558 1164, 2 x 1, 24 = 1443, 608
Bài 3: Điền số vào chỗ chấm:
a) 7 km 5 m = km 8, 6 km = m
b) 56 tấn 29 kg = ..tấn 72, 4 kg = tấn
c) 23 ha 475 m2 = ..ha 34, 5 dm2 =.dam2
Bài 4: Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 24, 5 m, chiều dài hơn chiều rộng 3, 8 m. Tính chu vi và diện tích?
 Bài giải:
 Chiều rộng khu đất là 24, 5 - 3, 8 = 20, 7 ( m )
 Chu vi khu đất là ( 24, 5 + 20, 7 ) = 90, 4 ( m )
 Diện tích khu đất là 24, 5 x 20, 7 = 507, 15 ( m2 )
 Đáp số P = 90, 4 m
 S = 507, 15 m2 	
Môn: Tập làm văn Ngày soạn: 18/11/2014
Tiết 25 Ngày dạy 19 tháng 11 năm 2014
BÀI: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả ngoại hình)
I. Mục tiêu: 
- HS nêu được những chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn, đoạn văn mẫu. 
-Biết tìm ra mối quan hệ giữa các chi tiết miêu tả ngoại hình của một nhân vật, giữa các chi tiết miêu tả ngoại hình với việc hiện tính cách của một nhân vật. 
- Biết lập dàn ý cho bài văn tả ngoại hình của một người em thường gặp. 
- Giáo dục học sinh lòng yêu mến mọi người xung quanh, say mê sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi tóm tắt các chi tiết miêu tả ngoại hình của người bà.
Bảng phụ ghi dàn ý khái quát của bài văn tả người (tả ngoại hình).
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
14’
15
4’
1
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: 
Yêu cầu học sinh đọc lên kết quả quan sát về ngoại hình của người thân trong gia đình.
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh biết nhận xét để tìm ra mối quan hệ giữa các chi tiết miêu tả đặc trưng ngoại hình của nhân vật với nhau, giữa các chi tiết miêu tả ngoại hình với việc thể hiện tính cách nhân vật.
 Bài 1:	- Yêu cầu HS đọc đề bài.
• Yêu cầu học sinh nêu lại cấu tạo của bài văn tả người.
a)Bà tôi
+ Đoạn 1 tả đặc điểm gì về ngoại hình của bà?
+ Tóm tắt các chi tiết được miêu tả ở từng câu 
- Các chi tiết đó quan hệ với nhau như thế nào?
- Đoạn 2 còn tả những đặc điểm gì về ngoại hình của bà?
+ Các đặc điểm đó quan hệ với nhau như thế nào? Chúng cho biết điều gì về tính tình của bà?
b) Chú bé vùng biển 
- Đoạn văn tả ngững đặc điểm nào về ngoại hình của cậu bé? 
- Những điểm ấy cho biết điều gì về tính tình của Thắng? 
- GV két luận: 
v Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết lập dàn ý cho bài văn tả ngoại hình của một người em thường gặp. Mỗi học sinh có dàn ý riêng.
 Bài 2:	
- Gọi HS đọc Y/c bài tập 
• Giáo viên yêu cầu học sinh lập dàn ý chi tiết với những em đã quan sát.
- GV treo bảng phụ ghi dàn ý khái quát của một bài văn tả người và mời một HS đọc 
Giáo viên nhận xét.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Dựa vào dàn bài nêu miệng 1 đoạn văn tả ngoại hình 1 người em thường gặp.
Giáo viên nhận xét.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Về nhà lập dàn ý cho hoàn chỉnh.
Chuẩn bị: “Luyện tập tả người”.
 Hát 
Cả lớp nhận xét.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài 1.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh lần lượt nêu cấu tạo của bài văn tả người.
Học sinh trao đổi nhóm 4, trình bày từng câu hỏi đoạn 1 – đoạn 2.
Tả ngoại hình.
+ Đoạn 1 tả mái tóc của người bà qua con mắt của đứa cháu là một cậu be. Câu 1: Mở đoạn: Giới thiệu bà ngồi chải đầu 
Câu 2: tả mái tóc của bà: đen, dày, dài, chải khó 
Câu 3: tả độ dày của mái tóc qua tay nâng mớ tóc lên ướm trên tay – đưa chiếc lược khó khăn.
+ Các chi tiết đó có quan hệ chặt chẽ với nhau chi tiết sau làm rõ chi tiết trước. 
+ Đoạn 2 tả giọng nói, đôi mắt, khuôn mặt của ba. 
Câu 1: Tả đặc điểm chung của giọng nói: trầm bỗng, ngân nga. 
Câu 2: Tả tác động của giọng nói vào tâm hồn cậu bé: khắc sâu vào trí nhớ
Câu 3: Tả sự thay đổi của đôi mắt khi bà mỉm cười: hai con ngươi đen sẫm mở ra 
Và tình cảm ẩn chứa trong đôi mắt: long lanh, dịu hiền khó tả, ánh lên những tia sáng ám áp, tươi vui. 
Câu 4: Tả khuôn mặt của ba: hình như vẫn tươi trẻ, dù trên đôi má đã có nhiều nếp nhăn 
Các đặc điểm về ngoại hình có liên quan chặt chẽ với nhau. Chúng không chỉ khắc họa rõ nét vè hình dáng của bà mà còn nói lên tính tình của bà: bà dịu dàng, dịu hiền, tâm hồn tươi trẻ, tươi vui. 
- Đoạn văn tả: thân hình, cổ, vai, ngực bụng, tay, chân, mắt, miệng, trán của bạn Thắng 
- Câu 1 giới thiệu chung về Thắng: con cá vược có tài bơi lội trong thời điểm được miêu tả. 
 Câu 2 tả chiều cao: hơn hẳn bạn một cái đầu. 
Câu 3 tả nước da: ram s đỏ vì lớn lên với nắng, nước mặn và gió biển 
Câu 4 tả thân hình: rắn chắc, nở nang 
C âu 5 tả cặp mắt: to và sáng 
Câu 6 tả cái miệng; tươi, hay cười 
Câu 7 tả trán: dô, bướng bỉnh. 
Những đặc điểm ấy cho biết Thắng là một cậu bé thông minh, bướng bỉnh, gan da. 
- Lắng nghe 
- Học sinh đọc to bài tập 2.
Cả lớp đọc thầm.
Cả lớp xem lại kết quả quan sát.
Học sinh khá giỏi đọc lên đọc kết quả quan sát.
Học sinh lập dàn ý theo yêu cầu bài2.
Học sinh trình bày.
Cả lớp nhận xét.
Vài HS trình bày.
- Học sinh nghe.
Bình chọn bạn diễn đạt hay.
RÚT KINH NGHIỆM
Môn: Toán Ngày soạn: 19/11/2014
Tiết 64 Ngày dạy 20 tháng 11 năm 2014
BÀI: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
- Xác định số dư trong phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
- Củng cố quy tắc chia thông qua bài toán có lời văn.
-Chuẩn kiến thức-kĩ năng: học sinh cả lớp làm được bài:1, 3
- Giúp học sinh yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV:	Phấn màu, bảng phụ. 
+ HS: Bảng con, SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
15’
16’
2’
1’
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Luyện tập.
Học sinh sửa bài tập 3/64 (SGK).
Giáo viên nhận xét,.
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh thực hành tốt phép chia số thập phân cho số tự nhiên; tìm số dư.
 Bài 1:
• Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc chia.
• 
- Nhận xét sửa sai.
 Bài 2:
• Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc tính giá trị biểu thức.
• Giáo viên chốt lại thứ tự thực hiện phép tính của biểu thức.
- Gv nhận xét sửa sai.
Bài 3: Cho HS thảo luận nhóm. 
- HDHS chia số dư cho đến hết:
 21,3 5
 1 3 4,26
 30
 0
* Lưu ý HS khi chia số dư (SGK)
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh củng cố quy tắc chia thông qua bài toán có lời văn.
Bài 4: Cho HS thảo luận nhóm
• Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề, tóm tắt, giải vào vở.
- Nhận xét, .
v	Hoạt động 3: Củng cố.
- Gọi học sinh nhắc lại chia một số thập phân cho số tự nhiên, cách chia số dư.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Hoàn thành các bài tập vào vở.
Chuẩn bị: Chia số thập phân cho 10, 100, 1000 
Nhận xét tiết học 
Hát 
1 HS sửa bài.
Học sinh đọc đề.
4 Học sinh làm bài trên bảng lớp.
Lớp làm vào vở.
Cả lớp nhận xét.
- HS đọc yêu cầu bài, thảo luận nhóm đôi.
a. HS nhận xét về phép chia có dư và cách thử lại.
b. 1 Học sinh tìm số dư của phép chia và giải thích:
 43,19 21
 1 19 4,26
 14
Vậy số dư là 0,14. vì số 1 ở hàng phần mười; số 4 ở hàng phần trăm.
Học sinh sửa bài.
Cả lớp nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Thảo luận nhóm đôi, tìm cách chia số dư 
- 2 HS làm bài trên bảng, lớp làm vào vở.
- Nhận xét, bổ sung.
Học sinh đọc đề – Cả lớp đọc thầm.
Thảo luận nhóm 4 tìm ra cách giải.
Nêu tóm tắt
- 1 HS lên bảng giải
Giải
1 bao gạo cân nặng là:
243,2 : 8 = 30,4 (kg)
12 bao gạo cân nặng là:
30,4 x 12 = 364,8 (kg)
Đáp số: 364,8 kg
- Lớp nhận xét.
- 2 HS nhắc lại.
RÚT KINH NGHIỆM
Môn: *Tiếng Việt Ngày soạn: 19/11/2014
Tiết 25 Ngày dạy 20 tháng 11 năm 2014
 Bài: Luyện tập
I. yêu cầu:
- Rèn kĩ năng thực hành về quan hệ từ, tác dụng của quan hệ từ. Tìm các bộ phận trong câu. Mở rộng câu và tập chấm câu. Viết đoạn văn có sử dụng quan hệ từ. 
- Giáo dục tính kiên trì, chịu khó,sạch sẽ.
II. Lên lớp:
Bài 1: Gạch dưới tính từ ghi rõ chức vụ:
a) Trên bãi cỏ rộng, các cô bé xinh xắn đang nô đùa vui vẻ.
b) Mùa xuân, những tán lá xanh um che mát cả sân trường.
Bài 2: Tìm định ngữ, bổ ngữ:
a) Một chú chim lông xanh biếc sà xuống cánh lựu.
b) Những cây thảo quả đã lớn cao tới bụng người.
Bài 3: Tìm từ dung sai trong câu sau và sửa lại cho đúng:
a) Chúng ta cần tố cáo những khuyết điểm của bạn để giúp nhau cùng tiến bộ.
b) Một không khí nhộn nhịp bao phủ thành thành phố.
Bài 4: Viết thêm một số câu vào chỗ có dấu [ ] để hoàn chỉnh đoạn văn tả cảnh sau:
 Chiều dường như bắt đầu buông xuống, nắng nhạt dần [ ] Cuối cùng bong tối cũng dần hiện ra.
 Bài làm;
 Chiều dường như bắt đầu buông xuống, nắng nhạt dần. Các bác nông vác cày cuốc về nhà.Những chú trâu nện móng côm cốp xuống mặt đường. Dòng sông trải dài lấp lánh ánh vàng. Khói bắt đầu tỏa trên các bếp. Cuối cùng, bóng tối cũng đần dần hiện ra. 
Môn: Toán Ngày soạn: 10/11/2014
Tiết 65 Ngày dạy 18 tháng 11 năm 2014
 BÀI: CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO 10, 100, 1000 
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết và vận dụng quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000 
- Rèn học sinh chia nhẩm cho 10, 100, 1000  nhanh, chính xác.
-Chuẩn kiến thức-kĩ năng: học sinh cả lớp làm được bài:1,2 a,b, 3
- Giáo dục học sinh say mê môn học. 
II. Đồ dùng dạy học:
	Bảng phụ, phấn màu. Bảng con..
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
15’
16’
2’
1’
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Luyện tập.
Học sinh lần lượt sửa bài 4/65 (SGK).
Giáo viên nhận xét,.
3. Giới thiệu bài mới: Chia 1 số thập phân cho 10, 100, 1000 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hiểu và nắm được quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000 
 Ví dụ 1:
	213,8 : 10 = ?
• 
Giáo viên chốt lại:
 Ví dụ 2:
 89,13 : 100 = ?
- Cho HS làm tương tự VD 1.
- Chốt lại quy tắc.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hành quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000 
 Bài 1:
• Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
Giáo viên cho học sinh làm nhẩm 
- Nhận xét kết luận.
	Bài 2:
• Giáo viên cho học sinh tính nhẩm và so sánh.
- Nhận xét kết luận.
	Bài 3:
- Cho HS thảo luận nhóm 
• Giáo viên nhận xét,.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Giáo viên cho học sinh nhắc lại quy tắc chia nhẩm 10 ; 100 ; 1000 
5. Tổng kết - dặn dò: 
Hoàn thành các bài tập vào vở.
Chuẩn bị: “Chia số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.”
Nhận xét tiết học 
Hát 
- 1 HS chữa bài trên bảng.
Lớp nhận xét.
Học sinh đọc đề.
- 1 HS Nhắc lại quy tắc chia một số TP cho một số TN.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
 Đặt tính: 
 213,8 10
 13 21,38 => Vậy 213,8 : 10 = 21,38
 3 8
 80
 0
HS nêu nhận xét: khi chia một số TP cho 10.
- HS đọc đề bài.
- Lớp làm tương tự VD 1.
- Nêu nhận xét: khi chia một số TP cho 100. 
Học sinh nêu quy tắc.
Học sinh đọc đề.
4 Học sinh nêu kết quả.
Lớp nhận xét, bổ sung.
Học sinh nêu: Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000  ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lược sang bên trái một, hai, ba,  chữ số.
Học sinh lần lượt đọc đề, nêu yêu cầu.
Học sinh tính nhẩm và nêu kết quả.
4 Học sinh sửa bài trên bảng.
Học sinh so sánh nhận xét.
Học sinh đọc đề bài 
Thảo luận nhóm 4, nêu tóm tắt và cách giải.
1 Học sinh sửa bài trên bảng, lớp làm vào vở.
Giải:
 Số tấn gạo đã lấy đi là:
537,25 : 10 = 53,725 (tấn)
 Số gạo còn lại trong kho là:
 537,25 - 53,725 

File đính kèm:

  • docTuan_13_lop_5.doc