Giáo án Lớp 5 Tuần 1 và 2

TẬP LÀM VĂN ( 2 ).

LUYỆN TẬP TẢ CẢNH.

(Một buổi trong ngày)

 I. Mục tiêu:

-Từ việc phân tích cách quan sát và chọn lọc chi tiết rất đặc sắc của tác giả trong bài Buổi sớm trên cánh đồng, học sinh hiểu thế nào là quan sát và chọn lọc chi tiết trong một bài văn tả cảnh.

-Biết trình bày rõ ràng về những điều đã thấy khi quan sát cảnh một buổi trong ngày.

II: Đồ dùng:

-Bảng phụ+tranh ảnh cảnh cánh đồng vào buổi sớm.

II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.

 

doc76 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 1 và 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
e viết đúng, trình bày đoạn thơ của Nguyễn Đình Thi.
-Nắm vững quy tắc viết chính tả.
II.Đồ dùng dạy – học.
-Bút dạ và một số tờ phiếu ghi trước nội dung bài tập 2,3, cho HS làm việc theo nhóm hoặc chơi thi tiếp sức.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
1 - Giới thiệu bài.
-Để có được đất nước Việt Nam tươi đẹp như ngày hôm nay, cha ông ta đã phải đổ biết bao mồ hôi, nước mắt, phải đổ biết bao xương máu. Giờ đây, đất nước ta có những biển rộng mênh mông, những dòng sông đỏ nặng phù sa, những cánh cò bay lả dập dờn
Đó là nội dung bài chính tả Việt Nam thân yêu của nhà thơ Nguyễn Đình Thi mà hôm nay các em được viết.
2 - Hướng dẫn HS nghe viết
HĐ1: GV đọc toàn bài một lượt.
-GV đọc thong thả, rõ ràng với giọng thiết tha, tự hào.
-Giới thiệu nội dung chính của bài chính tả. Bài thơ nói lên niềm tự hào của tác giả về truyền thống lao động cần cù, chịu thương, chịu khó kiên cường bất khuất của dân tộc Việt Nam.
Bài thơ còn ca ngợi đất nước Việt Nam tươi đẹp.
HĐ2: GV đọc cho HS viết.
-Luyện viết những từ học sinh dễ viết sai: dập dờn, Trường Sơn
-Nhắc nhở học sinh quan sát cách trình bày theo thể lục bát.
-GV nhắc học sinh về tư thế ngồi viết. mỗi dòng thơ đọc 1 đến 2 lượt.
-GV đọc từng dòng cho HS viết. Mỗi dòng thơ đọc 1-2 lượt.
-Uốn nắn, nhắc nhở những học sinh ngồi sai tư thế.
-GV đọc lại toàn bài cho HS kiểm soát lỗi.
HĐ3: Chấm, chữa bài.
-GV chấm 5-7 bài.
-GV nhận xét chung về ưu, khuyết điểm của các bài chính tả đã chấm.
3 - Làm bài tập chính tả.
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập 2
-Cho HS đọc yêu cầu của bài.
-GV giao việc: Các em có 3 việc như sau:
-Một là: Chọn tiếng bắt đầu bằng ng hoặc ngh để điền vào chỗ ghi số 1 trong bài văn sao cho đúng.
-Hai là: Chọn tiếng bắt đầu bằng chữ g hoặc gh để điền vào chỗ ghi số 2 trong bài văn.
-Ba là: Chọn tiếng bắt đầu bằng c hoặc k để điền vào chỗ ghi số 3
-Tổ chức cho HS làm bài.
-GV dán BT2 {đã chuẩn bị trước} lên bảng, chia nhóm, đặt tên nhóm.
-GV nêu cách chơi: Mỗi nhóm 3 em. 3 em trong nhóm nối tiếp nhau, mỗi em điền một tiếng vào con số đã ghi sao cho đúng, lần lượt như vậy cho đến hết bài. Thời gian là 2', tính từ khi có lệnh.
-Tổ chức cho HS trình bày kết quả.
-GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
-Thứ tự các số 1 được điền như sau: ngày, ngát, ngữ, nghỉ, ngày
-Thứ tự các số 2 được điền như sau: ghi, gái.
-Thứ tự các số 3 được điền như sau: có, của, kiên, kì.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3
-GV giao việc: các em có 3 việc cụ thể:
-Một là phải chỉ rõ đứng trước i,e,ê thì phải viết k hay e?
-Hai là: Đứng trước i,e, ê phải viết g hay gh.
-Ba là: Đứng trước i,e,ê phải viết g hay ngh.
-Tổ chức cho HS làm bài.
-Cho HS trình bày kết quả.
-GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
-Đứng trước i, e, ê viết k. Đứng trước các âm còn lại viết là c.
-Đứng trước i, e, ê viết là gh. Đứng trước các âm còn lại viết g.
-Đứng trước i, e, ê. viết là ngh đứng trước các âm còn lại viết ng.
4 - Củng cố , dặn dò.
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu học sinh làm bài tập sai nhớ về nhà làm lại.
-Dặn học sinh chuẩn bị bài cho tiếp sau.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe đọc.
-Chú ý nội dung chính của bài.
-Luyện viết những chữ dễ viết sai.
-Quan sát cách trình bày bài thơ.
-HS viết chính tả.
-HS tự phát hiện lỗi và sửa lỗi .
-Từng cặp học sinh đổi tập cho nhau để sửa lỗi.
-HS lắng nghe để rút kinh nghiệm.
-1 HS đọc to, cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa.
-HS nhận việc.
-Cho học sinh làm bài theo hình thức trò chơi tiếp sức. GV cho 3 nhóm lên thi.
-3 nhóm lên thi tiếp sức.
-Cả lớp quan sát, nhận xét kết quả của 3 nhóm.
-1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
-HS lắng nghe giáo viên giao việc.
-HS làm bài cá nhân hoặc nhóm.
-Lớp nhận xét.
-HS chép lời giải đúng vào Vở bài tập.
 ***************************************
ĐỊA LÍ ( 1 )
VIỆT NAM ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA
I.Mục tiêu yêu cầu: Sau bài học HS có thể:
- Chỉ được vị trí địa lí và giới hạn của nước VN trên bản đồ( lược đồ) và trên quả địa cầu.
-Mô tả sơ lược vị trí địa lí, hình dạng của nước ta.
-Nêu được diện tích của lãnh thổ VN.
-Nêu được những thuận lợi do vị trí đem lại cho nước ta.
-Chỉ và nêu một số đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
II.Đồ dùng dạy học:
-Quả địa cầu (hoặc bản đồ các nước trên thế giới.
-Lược đồ việt nam trong khu vực Đông Nam A.
-Các hình minh hoạ của SGK.
-Các thẻ từ ghi tên các đảo phiếu học tập cho HS.
III Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1- Ổn định :
2 - Bài mới : Giới thiệu bài mới.
HĐ1:Vị trí địa lí và giới hạn của nước ta.
H :Các em có biết đất nước ta nằm trong khu vực nào của thế giới không? Hãy chỉ vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu.
-Treo lược đồ Việt Nam trong khu vự Đông Nam Á và nêu.
-Yêu cầu HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát lược đồ Việt Nam trong SGK.
-Chỉ phần đất liền của nước ta trong lược đồ.
-Nêu tên các nước giáp phần đất liền của nước ta.
H : Cho biết biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta? tên biển là gì?
H : Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta?
-Gọi HS lên bảng trình bày kết quả.
-Nhận xét kết quả làm việc của HS.
-KL: Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương
HĐ2:Một số thuận lợi do vị trí địa lí mang lại cho nước ta.
H :Vì sao nói Việt Nam có nhiều thuận lợi cho việc giao lưu với các nước trên thế giới bằng đường bộ, đường biển, đường không?
-Gọi HS nêu ý kiến trước lớp.
-Nhận xét và chính xác lại câu trả lời của HS.
-KL: Phần đất liền của nước ta hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc- Nam
HĐ3:Hình dạng và diện tích.
-Tổ chức cuộc thi giới thiệu Việt Nam đất nước tôi.
- Cho HS quan sát lược đồ hình 2 và thảo luận trả lời 2 câu hỏi SGK .
- Nhận xét – bổ sung .
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bảng thống kê và so sánh theo số liệu trong bảng .
-GV chốt lại , rút ra kết luận . 
* Ghi nhớ : SGK / 68
3 - Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
-Nghe
-2-3 HS lên bảng tìm và chỉ vị trí của VN trên địa cầu, huy động kiến thức theo kinh nghiệm bản thân để trả lời.
-HS quan sát lược đồ, nghe GV giới thiệu để xác định nhiệm vụ học tập.
-2 HS ngồi cạnh nhau quan sát.
Và nêu câu trả lời cho bạn nhận xét.
-Dùng que chỉ theo phần biên giới của nước ta.
-Vừa chỉ vừa nêu tên các nước.
-Biển Đông bao bọc các phía Đông, Tây Nam của nước ta.
-Các đảo của nước ta là Cát Bà, Bạch Long Vĩ.Các quần đảo là Hoàng Sa- Trường Sa.
-3 HS lần lượt lên bảng, vừa chỉ lược đồ vừa trình bày vị trí địa lí.
-HS cả lớp theo dõi bổ sung ý kiến.
-Phần đất liền của Việt Nam giáp với nước TQ, Lào, Cam-pu-chia. Nên có thể mở đường bộ với các nước này, khi đó cũng có thể đi qua các nước này để giao lưu với các nước khác.
-1-2 HS nêu ý kiến trước lớp, cả lớp nghe, bổ sung ý kiến.
- HS thảo luận trả lời câu hỏi .
- Đại diện các nhóm trình bày .
- Nhóm khác nhận xét bổ sung ,
- HS nhắc lại .
 *****************************************
 Thø s¸u ngµy 22 thang 8 n¨m 2008
TOÁN ( 5 )
PHÂN SỐ THẬP PHÂN.
I/Mục tiêu : Giúp học sinh:
- Nhận xét các phân số thập phân.0
- Nhận ra có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân và biết cách chuyển các phân số đó thành phân số thập phân.
II/ Đồ dùng học tập
III/ Các hoạt động dạy - học
Giáo viên
Học sinh
1 – Bài cũ : 
Gọi HS lên bảng làm bài tập 4.
- Chấm một số vở HS.
-Nhận xét chung.
2 – Bài mới :GTB
HĐ 1:Giới thiệu phân số thập phân.
- Nêu và viết lên bảng các phân số:, ..
H : Em hãy nêu đặc điểm của phân số này?
-Chốt: Phân số có mẫu số là 10, 100, 1000,  gọi là phân số thập phân.
HĐ 2: Viết phân số thành phân số thập phân.
- GV nêu và viết trên bảng phân số: 
H : Hãy tìm phân số thập phân bằng ?
-Yêu cầu HS thực hiện tương tự với: 
-Thực hành nhóm đôi
- Một bạn đưa ra một phân số, một bạn tìm phân số thập phân. Có phải mỗi phân số điều viết được dưới dạng phân số thập phân?
- Em hãy nêu cách chuyển một phân số thành phân số thập phân.
- Kết luận:như SGK.
HĐ 3: Thực hành.
Bài 1: Đọc các phân số phập phân 
- Cho HS viết cách đọc phân số thập phân theo mẫu và đọc lại phân số đó.
-Nhận xét chung.
Bài 2: Viết các phân số phập phân
-Cho học sinh viết để được các phân số thập phân.
Bài 3: Phân số nào dưới đây là phân số thập phân ?
H : Bài tập yêu cầu làm gì ?
- Cho HS nhắc lại cách nhận biết PSTP.
- Cho HS thảo luận nhóm bàn .
-Nhận xét chữa bài.
Bài 4 : Viết số thích hợp vào ô trống .
H : Để điền số thích hợp vào ô trống ta làm ntn ? 
-Yêu cầu HS làm vào vở.
Chẳng hạn : 
-Gọi HS đọc lại kết quả.
3- Củng cố- dặn dò:
-Nhận xét chung.
-Nhận xét chốt ý chốt 3 điểm chính.
-Nhắc HS về nhà làm bài và chuẩn bị bàisau.
-2 HS lên bảng làm bài và giải thích.
-Nghe.
- Phân số có mẫu số là 10, 100, 1000, 
- Vài học sinh nhắc lại.
-Thực hiện 
- HS thực hiện và nhận ra rằng chỉ có một phân số có thể viết thành phân số thập nhân.
-Tìm một số sao cho khi nhân với mẫu số để có 10, 100, 1000,  rồi nhân cả tử và mẫu với số đó để được phân số thập phân.
-Thực hiện viết phân số và đọc lại phân số nối tiếp.
-Chín phần mười.
-Thực hiện viết bảng con.
2HS lên bảng viết.
-Nhận xét bài viết của bạn trên bảng.
-HS làm bài 3.
-HS nêu .
- 2 -3 HS nhắc lại .
 - HS thảo luận nhóm bàn .
- Đại diện các nhóm đọc kết quả – Nhóm khác nhận xét .
-HS thảo luận , trả lời .
- HS làm bài vào vở .
- 2 – 4 HS lên bảng chữa bài .
- Nhận xét bài của bạn – chữa bài . 
Đổi chéo vở kiểm tra cho nhau.
-Một số HS đọc lại kết quả của bài 4.
-Nhận xét.
-Nghe và nhắc lại 3 ý chính của bài.
 ******************************************
TẬP LÀM VĂN ( 2 ).
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH.
(Một buổi trong ngày)
 I. Mục tiêu:
-Từ việc phân tích cách quan sát và chọn lọc chi tiết rất đặc sắc của tác giả trong bài Buổi sớm trên cánh đồng, học sinh hiểu thế nào là quan sát và chọn lọc chi tiết trong một bài văn tả cảnh.
-Biết trình bày rõ ràng về những điều đã thấy khi quan sát cảnh một buổi trong ngày.
II: Đồ dùng:
-Bảng phụ+tranh ảnh cảnh cánh đồng vào buổi sớm.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
1- Kiểm tra bài cũ:
-Giáo viên gọi học sinh lên bảng yêu cầu học sinh trả lời bài.
-GV nhận xét và cho điểm học sinh.
2 – Bài mới :
-Giới thiệu bài mới
HĐ1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
-GV giao việc.
-Các em đọc đoạn văn :Buổi sớm trên cánh đồng.
-Tìm trong đoạn trích những sự vật được tác giả tả trong buổi sớm mùa thu.
-Chỉ rõ tác giả đã dùng giác quan nào để miêu tả?
-Tìm được chi tiết trong bài thể hiện sự quan sát của tác giả rất tinh tế.
-Cho HS làm bài.
-Cho HS trình bày kết quả .
-GV nhận xét+ chốt lại kết quả đúng.
a\Những sự vật được tả: cánh đồng bến tá điện, đám mây, vòm trời, giót sương, khăn quàng, tóc sợi cỏ.
b)Tác giả quan sát bằng những giác quan: Thị giác (mây xám đục, vực xanh vời vợi, khăn quàng đỏ, hoa huệ
c)Chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả: Câu 3.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
-GV giao việc: Các em phải nhớ lại những gì đã quan sát được cảnh một cánh đồng, trên nương rẫy, đường phố.
-Cho HS quan sát một vài tranh ảnh về cảnh đồng quê, nương rẫy, công viên, đường phố mà giáo viên đã chuẩn bị trước.
-Cho HS làm bài.
-Cho HS trình bày kết quả.
-GV nhận xét+ khen ngợi những HS quan sát chính xác, cách diễn đạt độc đáo, cách trình bày rõ ràng, biết lập dàn ý.
3 - Củng cố , dặn dò:
-Giáo viên nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh kết quả quan sát, viết vào vở, tập dàn ý tả một cảnh HS đã chọn.
-Chuẩn bị cho tiết tập làm văn tới.
-2-3 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
-1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm yêu cầu đoạn văn.
-HS nhận việc.
-HS làm bài cá nhân.
-Các cá nhân lên trình bày.
-Lớp nhận xét.
-HS dùng viết chì gạch dưới chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả.
-1 HS đọc to lớp đọc thầm.
-HS nhận việc.
-HS quan sát tranh ảnh.
-HS có thể đem nội dung mình đã quan sát được ở nhà sắp xếp lại, có thể ghi lại những gì đã quan sát được và lập dàn ý.
-Một số em trình bày,
-Lớp nhận xét.
****************************************
KHOA HỌC ( 2 )
NAM HAY NỮ
A. Mục tiêu : Sau bài học HS biết :
 +Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học vạ xã hội giữa nam với nữ.
 + Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam nữ.
 + Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới ; không phân biệt nam hay nữ.
 B. Đồ dùng dạy học :
 -Hình 6,7 SGK
 -Các phiếu có nội đung như trang 8 SGK.
 C. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
GV
HS
1.Bài cũ : 
* Nêu câu hỏi HS trả lời : 
H:Điều gì sẽ xẩy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?
-Tổng kết chung.
2.Bài mới : 
* Nêu yêu cầu bài, giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : thảo luận
MT : HS xác định được sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học
-Chia nhóm yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi 1,2,3 SGK.
-Yêu cầu HS thảo luận trình bày kết quả trước lớp.
-Các nhóm nhận xét bổ sung.
KL: Ngoài những đặc điểm chung, giữa nam và nữ có sự khác biệt, trong đó có sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục. Khi còn nhỏ bé trai và bé gái chưa có sự khác biệt rõ rệt về ngoại hình ngoài cấu tạo cơ quan sinh dục.
Đến độ tuổi nhất định, cơ quan sinh dục mới phát triển và làm cho cơ quan nữ và nam có nhiều điểm khác biệt về mặt sinh học. Ví dụ;
- Nam thường có râu, cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng.
-Nữ có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng.
HĐ2: Trò chơi " ai nhanh ,ai đúng"
MT: HS phân biệt được các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ.
-Đặt câu hỏi : Nêu sự khác nhau giữa nam và nữ về sinh học?
* GV nêu yêu cầu :
-Cho HS điền vài phiếu học tập theo nhóm .
-Thảo luận nhốm 4 trình bày kết quả.
-Các nhóm trình bày giải thích.
-Yêu cầu các nhóm nhận xét .
-Nhận xét , bổ sung.
-Tuyên dương các nhóm thực hiện đúng.
3. Củng cố ,dặn dò :
* Nêu điểm giống nhau , khác nhau giữa nam và nữ.
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài sau.
* HS lắng nghe.
-2HS trả lời
-HS nhận xét.
* Nêu yêu cầu đề bài.
-Bầu nhóm trưởng , các thành viên của nhóm, thư kí.
-Thảo luận từng nhóm trình bày kết quả.
-Lắng nghe nhận xét.
-Nêu các kết luận.
-Nêu các điều HS quan sát được về bên ngoài.
-Lưu ý một số chú ý.
-HS nêu theo sách giáokhoa.
-nêu miệng cá nhân.
* Đọc yêu cầu.
-Theo dõi phiếu học tập, đọc phiếu học tập và làm vào phiếu.
-Thảo luận nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Lắng nghe ,nhận xét.
-Góp ý thêm.
* Đọc lại nội dung bài ( SGK)
-Học bài ở nhà.
 ****************************************
Tuần 2
Ngày soạn : 22 / 8 / 2008
 Ngày dạy : Tõ 25 / 8 /2008®Õn 29 / 8 /2008
Thø hai ngµy 25 th¸ng 8 n¨m 2008
TẬP ĐỌC ( 3 )
NGHÌN NĂM VĂN HIẾN
I. Mục tiêu:
-Biết đọc một đoạn văn bản có bảng thống kê giới thiệu truyền thống văn hoá Việt Nam - đọc rõ ràng, rành mạch với giọng tự hào.
-Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.
- Từ đó GD cho HS ý thức bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc .
II. Chuẩn bị.
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
-Bảng phụ viết sẵn bảng thống kê.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên 
Học sinh
1- Kiểm tra bài cũ:
-Giáo viên gọi học sinh nêu câu hỏi bài cũ.
-Nhận xét đánh giá và cho điểm học sinh.
2 – Bài mới :
- Cho HS quan sát tranh SGK và giới thiệu bài.
HĐ 1 : Luyện đọc
- Gọi 1-2 HS khá đọc bài – 1 HS đọc chú thích .
-GV chia đoạn: 3 đoạn.
+Đoạn 1: Từ đầu đến 2500 tiến sĩ.
+Đoạn 2: Tiếp theo đến hết bảng thống kê.
+Đoạn 3: Còn lại.
- Gọi 3 HS thay nhau đọc 1 lượt toàn bài – Nhận xét .
-Hướng dẫn HS luyện đọc trên từng đoạn và đọc từ ngữ dễ đọc sai: Quốc Tử Giám, văn hiến , Văn Miếu , chứng tích.
-Cần chú ý đọc bảng thống kê rõ ràng, rành mạch, không cần đọc diễn cảm.
- GV đọc mẫu toàn bài .
HĐ 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Cho HS đọc lướt đoạn 1.
H :Đến Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì?
-Cho HS đọc thầm đoạn 2.
H : Em hãy đọc thầm bảng thống kê và cho biết. Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất? Triều đại nào có tiến sĩ nhiều nhất? nhiều trạng nguyên nhất?
-Cho HS đọc thầm đoạn 3.
H : Ngày nay, trong Văn Miếu còn có chứng tích gì về một nền văn hiến lâu đời?
H: Bài văn giúp em hiểu điều gì về nền văn hiến Việt Nam?
 - GV chốt : Dân tộc ta rất đáng tự hào vì có một nền văn hiến lâu đời . Người Việt Nam ta có truyền thống coi trọng đạo học.
 Đó chính là nội dung chính bài học hôm nay .
HĐ 3 : Đọc diễn cảm 
- GV cho HS đọc diễn cảm Đ1.
- Cho HS nhận xét – GV nhận xét và rút ra y/c đọc.
Y/C : Đọc rõ ràng mạch lạc thể hiện niềm tự hào về truyền thống văn hiến của dân tộc ta. Đọc bảng thống kê theo dòng ngang.
-GV luyện cho HS đọc chính xác bảng thống kê. GV đưa bảng phụ đã ghi sẵn lên bảng thống kê về việc thi cử của các triều đại lên bảng.
-Cho HS thi đọc diễn cảm Đ1.
-GV nhận xét+khen ngợi những học sinh đọc đúng, đọc hay.
3 - Củng cố dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc.
-Dặn HS về nhà đọc trước bài” Sắc màu em yêu.”
-2-3 HS lên bảng làm theo yêu cầu của GV.
-Nghe.
-HS đọc thầm theo .
- HS theo dõi và nhận xét .
-Gv dùng viết đánh dấu đoạn.
-HS đọc nối tiếp từng đoạn.
-HS luyện đọc những từ khó.
- HS đọc lướt đoạn 1.
+Vì biết nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ từ năm 1075.
- HS đọc thầm bảng thống kê.
+Triều đại tổ chức nhiều khoa thi nhất là triều Lê - 104 khoa thi.
+Nhiều tiến sĩ có nhiều tiến sĩ nhất là triềuLê – 1780 tiến sĩ .
- HS đọc thầm đoạn 3.
+ Còn 82 tấm bia khắc tên tuổi 1306 vị tiến sĩ từ khoa th

File đính kèm:

  • docGiao_an_5_du_cac_mon.doc