Giáo án Lớp 5 soạn theo ĐHPTNLHS (Buổi sáng) - Tuần 20 - Năm học 2020-2021

ÔN TẬP: CHÍN NĂM KHÁNG CHIẾN

BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC (1945 - 1954)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết sau cách mạng tháng Tám nhân dân ta phải đương đầu với ba thứ giặc"giặc đói", "giặc dốt", giặc ngoại xâm".

2. Kĩ năng:Thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược:

+ 19-12-1946: toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.

+ Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.

+ Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.

+ Chiến dịch Điện Biên Phủ.

3. Năng lực:

- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.

- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn.

4.Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng tự hào về lịch sử của dân tộc và ý thức tích cực học tập góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước hoà bình.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

- GV:

+ Bản đồ hành chính Việt Nam (để chỉ một số địa danh gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu).

 + Các hình minh hoạ chiến dịch VB thu- đông 1947, Biên giới thu - đông 1950, ĐBP 1954.

+ Phiếu học tập của HS.

- HS: SGK, vở

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận nhóm, cá nhân.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc59 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 15/03/2024 | Lượt xem: 5 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 soạn theo ĐHPTNLHS (Buổi sáng) - Tuần 20 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BT2
- Cho HS đọc yêu cầu BT.
- GV giao việc:
+ Các em đọc lại 3 câu ghép vừa tìm được ở BT1
+ Xác định các vế câu ghép trong mỗi câu trên.
- Cho HS làm bài, chia sẻ kết quả
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm BT3
- Cho HS đọc yêu cầu BT3.
- GV giao việc: Các em chỉ rõ cách nối các vế câu trong 3 câu trên có gì khác nhau.
- Cho HS làm bài + trình bày kết quả.
- Cách nối các vế câu trong những câu ghép trên có gì khác nhau?
- Hỏi: Các vế câu ghép 1 và 2 được nối với nhau bằng từ nào?
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng
* Ghi nhớ
- Cho HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.

- 1HS đọc yêu cầu + đọc đoạn trích.
- HS làm bài cá nhân (có thể dùng bút chì gạch dưới các câu ghép trong đoạn văn ở SGK).
- Một số HS chia sẻ
- Các câu ghép:
Câu 1: Anh công nhân ...người nữa tiến vào.
Câu 2: Tuy đồng chí ... cho đồng chí.
Câu 3: Lê - nin không tiện ...vào ghế cắt tóc.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS dùng bút chì gạch chéo đánh dấu các vế câu trong SGK.
Câu 1: Anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình/ thì cửa phòng lại mở/ một người nữa tiến vào.
Câu 2: Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự/ nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí.
Câu 3: Lê- nin không tiện từ chối, / đồng chí cảm ơn I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- HS làm bài.
+ Câu 1: vế 1 và vế 2 được nối với nhau bằng quan hệ từ “ thì”, vế 2 và vế 3 được nối với nhau trực tiếp.
+ Câu 2: vế 1 và vế 2 được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ tuy .nhưng.
+ Câu 3: vế 1 và vế 2 được nối với nhau trực tiếp.
- Các vế câu ghép được nối với nhau bằng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ.
- 3HS đọc
3. HĐ thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: Nhận biết được các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép (BT1); biết cách dùng các quan hệ từ để nối các vế câu ghép (BT3).
 - HS (M3,4) giải thích rõ được lí do vì sao lược bớt quan hệ từ trong đoạn văn ở BT2 
 (Lưu ý: HS nhóm M1,2 hoàn thành bài tập theo yêu cầu)
*Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc yêu cầu + đọc đoạn văn.
- GV giao việc: có 3 việc:
+ Đọc lại đoạn văn.
+ Tìm câu ghép trong đoạn văn
+ Xác định các vế câu và các cặp quan hệ từ trong câu.
- Cho HS làm bài
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng.
Bài 2: HĐ cá nhân
- 1HS đọc yêu cầu của BT + đọc đoạn trích.
- GV hướng dẫn:
+ Đọc lại đoạn trích
+ Khôi phục lại những từ đã bị lược bớt đi.
- Cho HS làm bài tập
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng.
- Vì sao tác giả có thể lược bớt những từ đó?(M3,4)
Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
- Gọi HS đưa ra phương án khác bạn trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhân.
Nếu trong công tác, các cô, các chú được nhân dân ủng hộ, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu/ thì nhất định các cô, các 
chú thành công.
- Cả lớp theo dõi
- HS làm bài tập
Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường. Còn Thái hậu hỏi người tài ba giúp nước thì thần xin cử Trần Trung Tá.
- Vì để câu văn ngắn gọn, không bị lặp lại từ mà người đọc vẫn hiểu đúng.
- HS đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài 
a) Tấm chăm chỉ, hiền lành còn Cám thì lười biếng, độc ác.
b) Ông đã nhiều lần can gián mà vua không nghe.
Ông đã nhiều lần can gián nhưng vua không nghe.
c) Mình đến nhà bạn hay bạn đến nhà mình?
+ Câu a; b: quan hệ tương phản.
 + Câu c: Quan hệ lựa chọn. 
4. Hoạt động vận dụng:(3 phút)
- Tìm các quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
+ Tôi khuyên nó.....nó vẫn không nghe.
+ Mưa rất to....gió rất lớn. 
- HS nghe và thực hiện
+ Tôi khuyên nó nhưng nó vẫn không nghe.
+ Mưa rất to và gió rất lớn.
- Vận dụng kiến thức viết một đoạn văn ngắn 3-4 câu có sử dụng câu ghép để giới thiệu về gia đình em.
- HS nghe và thực hiện
Chiều:
Lịch sử
ÔN TẬP: CHÍN NĂM KHÁNG CHIẾN
BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC (1945 - 1954)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết sau cách mạng tháng Tám nhân dân ta phải đương đầu với ba thứ giặc"giặc đói", "giặc dốt", giặc ngoại xâm".
2. Kĩ năng:Thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược:
+ 19-12-1946: toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
+ Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
+ Chiến dịch Điện Biên Phủ. 
3. Năng lực:
- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn.
4.Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng tự hào về lịch sử của dân tộc và ý thức tích cực học tập góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước hoà bình...
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
- GV:
+ Bản đồ hành chính Việt Nam (để chỉ một số địa danh gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu).
 + Các hình minh hoạ chiến dịch VB thu- đông 1947, Biên giới thu - đông 1950, ĐBP 1954.
+ Phiếu học tập của HS.
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận nhóm, cá nhân.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS tổ chức trò chơi khởi động với các câu hỏi:
+ Nêu ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ? 
+ Trình bày diễn biến của trận Điện Biên Phủ? 
+ Kể tên những tấm gương dũng cảm trong chiến dịch Điện Biên Phủ ?
- GV nhận xét 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động khám phá:(28phút)
* Mục tiêu: - Biết sau cách mạng tháng Tám nhân dân ta phải đương đầu với ba thứ giặc"giặc đói", "giặc dốt", giặc ngoại xâm".
 - Thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược:
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Lập bảng các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1945 - 1954.
- Gọi HS đã lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1945- 1954 vào giấy khổ to dán lên bảng. 
- Cả lớp thống nhất bảng thống kê các giai đoạn như sau: 
 
- HS cả lớp lập bảng thống kê và đọc lại bảng thống kê của bạn đối chiếu với bảng thống kê của mình và bổ sung ý kiến.
Thời gian
Sự kiện lịch sử tiêu biểu


Cuối năm 1945 đến năm 1946
- Đẩy lùi
“Giặc đói, giặc dốt, 
iặc ngoại xâm”


19- 12- 1946
- Trung ương Đảng và Chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến


20- 12- 1945
- Đài tiếng nói VN phát lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ.


20- 12- 1956 đến tháng 2- 1947
- Cả nước đồng loạt nổ súng chiến đấu tiêu biểu là cuộc chiến đấu của nhận dân HN với tinh thần " Quyết tử cho TQ quyết sinh"


Thu - đông 1947
- Chiến dịch Việt Bắc “mồ chôn giặc Pháp” 


Thu - đông 1950 từ 16-> 18 - 9 - 1950
- Chiến dịch Biên giới 
- Trận Đông Khê, gương chiến đấu
dũng cảm của La Văn C
u 



Sau chiến dịch biên giới tháng 12- 1951
1- 5- 1952
- Tập trung xây dựng hậu phương vững mạnh, chuẩn bị cho tuyền tuyến sẵn sàng chiến đấu.
- ĐHĐB toàn quốc lần thứ 2 của Đảng đề ra nhiệm vụ cho kháng chiến.
- Khai mạc đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc, đại hội bầu ra 7 anh hùng tiêu biểu.


30- 3- 1954 
7-5-1954
- Chiến dịch ĐBP toàn thắng. Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.



Hoạt động 2: Trò chơi Hái hoa dân chủ
- GV tổ chức cho HS hái hoa dân chủ để ôn lại các kiến thức lịch sử đã học
+ Câu hỏi của trò chơi
1. Vì sao nói: ngay sau CM tháng Tám nước ta ở trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc?
2. Vì sao Bác Hồ nói nạn đói nạn dốt là giặc đói, giặc dốt?
3. Kể về một câu chuyện cảm động của BH trong những ngày cùng nhân dân diệt giặc đói giặc dốt? 
4. Nhân dân ta đã làm gì để chống giặc đói giặc dốt?
5. Bạn hãy cho biết câu nói: “Không, chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ" là của ai? nói vào thời gian nào.
- Nhận xét

- HS tham gia chơi
3.Hoạt động vận dụng:(3 phút)
“ Chín năm làm một Điện Biên,
 Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng!”
- Em hãy cho biết : Chín năm đó được bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?
- Chín năm đó được bắt đầu vào sự kiện ngày 19-12-1946 và kết thúc vào thời gian 7-5-1954
- Về nhà tìm các "địa chỉ đỏ" bằng cách dựa vào kiến thức đã học kể lại sự kiện, nhân vật lịch sử tương ứng với các địa danh đó.
- HS nghe và thực hiện

Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Chủ điểm: Mừng đảng, mừng xuân
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS
 - Hiểu rõ vai trò, công ơn của Đảng đối với quê hương đất nước, tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng, tự giác học tập tốt, rèn luyện tốt để đền đáp công ơn của Đảng, biết ơn, noi gương những thanh niên yêu nước như anh Trần Văn Ơn.
 - Hiểu biết thêm về các phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước trong không khí mừng xuân đón Tết cổ truyền dân tộc. Biết tự hào, tôn trọng, bảo vệ, phát huy truyền thống tốt đẹp và bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
 - Rèn luyện kỹ năng hoạt động tập thể, có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp, gắn bó và thêm yêu mến bạn bè, trường lớp mình.
3. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
4. Phẩm chất: Giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của tết cổ truyền.
II. Chuẩn bị hoạt động: 
- Câu hỏi và đáp án trong các phần thi, phần chơi.
- Thăm ghi các khái niệm, giấy A4.
- Bong bóng. Bảng trong
- Tiết mục văn nghệ của các tổ, phần thưởng.
- Một số bài hát: Ngày tết quê hương; Ngày Xuân Long Phụng Sum Vầy; Xúc sắc xúc xẻ
III. Các hoạt động dạy học.
1. Phần khởi động.
- Gv tổ chức cho học sinh hát bài: Ngày tết quê hương.
- Hs đứng đội hình vòng tròn hát.
- Gv giới thiệu bài.
2. Ai là nhà thông thái ?
- Gv chi lớp thành 3 đội.
- Gv hướng dẫn học sinh luật chơi: Các đội cử người dẫn bóng lên lấy câu hỏi về cho các bạn trong nhóm thảo luận trả lời câu hỏi. Nếu bạn nào làm rơi bóng thì đợt đó không tính phải nhường cho bạn khác. Thời gian là một bản nhạc.
- Gv mời 3 bạn làm trọng tài.
- Gv tổ chức cho học sinh tham gia chơi.
- Mời trọng tài lên nhận xét và tuyên bố người thắng cuộc.
- Gv đưa ra câu hỏi hệ thống lại nội dung mà học sinh vừa tìm hiểu.
3. Trổ tài sáng tạo.
 - Hình thức thi: Giáo viên chọn 3 học sinh thuộc 3 lĩnh vực: Nhà thơ nhí,ca sĩ nhí,hoạ sĩ nhí đứng thành 3 hàng. Sau đó cho những học sinh còn lại thích lĩnh vục nào thì đứng vào nhóm lĩnh vực đó
- Luật chơi: Mỗi nhóm thực hiện theo chủ đề : MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN
+ Nhóm ca sĩ sẽ chọn một bài hát về chủ đề trên và cả nhóm hát, múa phụ hoạ
+ Nhóm hoạ sĩ sẽ vẽ một bức tranh về chủ đề trên 
+ Nhóm nhà thơ chọn và đọc thuộc lòng một bài thơ về chủ đề trên 
+ Thời gian tập cho trò chơi là 15 phút.
* Đánh giá
- Giáo viên cùng học sinh đánh giá, nhận xét phần thi, cho học sinh bình chọn nhóm mình thích theo biểu quyết
 - Giáo viên tuyên dương đội thắng 
Hệ thống câu hỏi giáo viên tổ chức phần thi: Ai là người thông thái ?
 Câu 1: Hãy cho biết ngày, tháng, năm thành lập Đảng? ĐA: 3/2/1930.
 Câu 2: Tổng bí thư đầu tiên của Đảng ta là ai? ĐA: Trần Phú
 Câu 3: Ai được coi là người sáng lập Đảng cộng sản VN? ĐA: Nguyễn Ái Quốc
 Câu 4: Người giữ chức danh cao nhất trong tổ chức Đảng ở Trường ta hiện nay là ai?
ĐA: Cô Nguyễn Thị Hồng Minh - Bí thư Chi bộ- Hiệu trưởng nhà trường
 Câu 5: Năm 2020 là kỷ niệm ngày thành lập Đảng lần thứ bao nhiêu ĐA: Lần thứ 89
 Câu 6: Bí thư Đảng ủy xã Sơn Kim 2 hiện nay là ai? ĐA: Đ/c Nguyễn Thanh Hải
 Câu 7: Tổng Bí thư ĐCS Việt Nam hiện nay là ai? ĐA: Nguyễn Phú Trọng
 Câu 8: Một học sinh ưu tú đã ngã xuống trong cuộc đấu tranh vào ngày 9-1-1950 đó là ai? Đ A: Trần văn Ơn
Câu 9 . Ngày tết là mùa nào? (Mùa xuân)	
Câu 10 Từ đồng nghĩa với từ chăm? (Siêng)
Câu 11 Loại hoa thường gặp trong dịp tết bắt đầu bằng chữ “Đ” ? ( Đào ) 
Câu 12. Ông cha ta từng nói: Cả năm chỉ có rằm tháng 7 cả thảy chỉ có rằm tháng mấy?
 (Tháng giêng)
Câu 13. HIV/AIDS lây truyền qua đường máu, tình dục và con đường nào nữa?
(mẹ truyền sang con).
Câu 14. Nhân dân ta đón giao thừa vào lúc mấy giờ (0 giờ hay 24 giờ)
Câu 15. Đêm 30 tết còn gọi là đem gì? (đêm trừ tịch)
Câu 16. Theo tục truyền thống, ông bà ta đầu năm mua muối cuối năm mua gì? (mua Vôi)
Thứ sáu ngày 29 tháng 1 năm 2021
Toán
GIỚI THIỆU BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
 - Bước đầu biết đọc, phân tích và xử lí số liệu ở mức độ đơn giản trên biểu đồ hình quạt.
 - HS làm bài 1.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu ở mức độ đơn giản trên biểu đồ hình quạt.
3. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
4. Phẩm chất: Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - Hình vẽ một biểu đồ tranh (hoặc biểu đồ cột ở lớp 4)
 - Phóng to biểu đồ hình quạt ở ví dụ 1 trong SGK (để treo lên bảng) hoặc vẽ sẵn biểu đồ đó vào bảng phụ.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút. kĩ thuật động não...
 - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
- Cho HS hát
- Hãy nêu tên các dạng biểu đồ đã biết?
- GV kết luận 
- Giới thiệu bài - Ghi vở
- Hát tập thể 
- Biểu đồ dạng tranh
- Biểu đồ dạng cột 
- HS khác nhận xét 
- HS ghi vở
2.Hoạt động khám phá:(15 phút)
*Mục tiêu: Bước đầu biết đọc, phân tích và xử lí số liệu ở mức độ đơn giản trên biểu đồ hình quạt. 
*Cách tiến hành:
* Ví dụ 1:
- GV treo tranh ví dụ 1 lên bảng và giới thiệu: Đây là biểu đồ hình quạt, cho biết tỉ số phần trăm của các loại sách trong thư viện của một trường tiểu học.
- Yêu cầu HS quan sát tranh trên bảng 
+ Biểu đồ có dạng hình gì? Gồm những phần nào?
- Hướng dẫn HS tập đọc biểu đồ 
+ Biểu đồ biểu thị gì?
- GV xác nhận: Biểu đồ hình quạt đã cho biểu thị tỉ số phần trăm các loại sách trong thư viện của một trường tiểu học.
+ Số sách trong thư viện được chia ra làm mấy loại và là những loại nào?
- Yêu cầu HS nêu tỉ số phần trăm của từng loại 
- GV xác nhận: Đó chính là các nội dung biểu thị các giá trị được hiển thị. 
+ Hình tròn tương ứng với bao nhiêu phần trăm?
+ Nhìn vào biểu đồ. Hãy quan sát về số lượng của từng loại sách; so sánh với tổng số sách còn có trong thư viện
+ Số lượng truyện thiếu nhi so với từng loại sách còn lại như thế nào?
- Kết luận :
+ Các phần biểu diễn có dạng hình quạt gọi là biểu đồ hình quạt 
- GV kết luận, yêu cầu HS nhắc lại.
* Ví dụ 2
- Gọi 1 HS đọc đề bài
-Yêu cầu HS quan sát biểu đồ và tự làm vào vở
- Có thể hỏi nhau theo câu hỏi:
+ Biểu đồ nói về điều gì?
+ Có bao nhiêu phần trăm HS tham gia môn bơi?
+ Tổng số HS của cả lớp là bao nhiêu?
+ Tính số HS tham gia môn bơi?
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi
- Biểu đồ có dạng hình tròn được chia thành nhiều phần. Trên mỗi phần của hình tròn đều ghi các tỉ số phần trăm tương ứng.
- Biểu đồ biểu thị tỉ số phần trăm các loại sách có trong thư viện của một trường tiểu học.
- Được chia ra làm 3 loại: truyện thiếu nhi, sách giáo khoa và các loại sách khác. 
- Truyện thiếu nhi chiếm 50%, sách giáo khoa chiếm 25%,các loại sách khác chiếm 25%.
- Hình tròn tương ứng với 100% và là tổng số sách có trong thư viện.
- Số lượng truyện thiếu nhi nhiều nhất, chiếm nửa số sách có trong thư viện ,số lượng SGK bằng số lượng các loại sách khác, chiếm nửa số sách có trong thư viện 
- Gấp đôi hay từng loại sách còn lại bằng 1/2 số truyện thiếu nhi 
- HS đọc 
- HS tự quan sát, làm bài
- HS trả lời câu hỏi
 Số HS tham gia môn bơi là:
 32 12,5 : 100 = 4 (học sinh)
 Đáp số: 4 học sinh
3. HĐ thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức làm được bài 1. 
 (Lưu ý: Giúp đỡ nhóm M1,2 hoàn thành bài tập)
*Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ Cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- HS xác định dạng bài
- HS làm bài , chia sẻ
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2: HĐ cá nhân( HSNK)
- GV có thể hướng dẫn HS:
- Biểu đồ nói về điều gì ?
- HS đọc yêu cầu
- BT về tỉ số phần trăm dạng 2 (tìm giá trị một số phần trăm của một số)
- HS làm bài, chia sẻ 
Bài giải
 Số HS thích màu xanh là:
 120 x 40 : 100 = 48 (học sinh)
Số HS thích màu đỏ là
 120 x 25 : 100 =30 (học sinh )
Số HS thích màu trắng là:
 120 x 20 : 100 = 24 (học sinh) 
Số HS thích màu tím là:
 120 x 15 : 100 = 18 (học sinh)
- HS nghe
- HS trả lời
- HS đọc các tỉ số phần trăm
+ HSG: 17,5%
+ HSK: 60%
+ HSTB: 22,5%
4. Hoạt động vận dụng:(3 phút)
- Biểu đồ có tác dụng, ý nghĩa gì trong cuộc sống?

- Biểu diễn trực quan giá trị của một số
đại lượng và sự so sánh giá trị của các
đại lượng đó.
- Về nhà dùng biểu đồ hình quạt để biểu diễn số lượng học sinh của khối lớp 5:
 5A: 32 HS 5B: 32 HS
 5C: 35 HS 5D: 30 HS 
- HS nghe và thực hiện

Tập làm văn
LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
I . MỤC TIÊU 
1.Kiến thức: Bước đầu biết cách lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể.
2. Kĩ năng: Xây dựng được chương trình liên hoan văn nghệ của lớp chào mừng ngày 20/ 11 (theo nhóm). 
3. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4.Phẩm chất: Chăm chỉ học tập.
* KNS: Hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành chương trình. Thể hiện sự tự tin, Đảm nhận trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: Bảng phụ 
 - HS : SGK, vở viết
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
 - Vấn đáp , quan sát, thảo luận , ...
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
- HS hát
- HS ghi vở
2. Hoạt động khám phá - thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu:
- Bước đầu biết cách lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể.
- Xây dựng được chương trình liên hoan văn nghệ của lớp chào mừng ngày 20/ 11 (theo nhóm). 
(Giúp đỡ HS M1,2 làm được các bài tập theo yêu cầu)
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.
-Hỏi: Em hiểu việc bếp núc nghĩa là gì?
- Yêu cầu HS làm bài tập cặp đôi, có thể thảo luận theo câu hỏi:
+ Buổi họp lớp bàn về việc gì?
+ Các bạn đã quyết định chọn hình thức, hoạt động nào để chúc mừng thầy cô?
+ Mục đích của hoạt động đó là gì?
+ Để tổ chức buổi liên hoan, có những việc gì phải làm?
+ Hãy kể lại chương trình của buổi liên hoan.
- Cho HS báo cáo, GV nhận xét, kết luận.
- Theo em, một chương trình hoạt động gồm mấy phần, là những phần nào?
- Ghi nhanh lên bảng ý kiến của HS.
- Giới thiệu: Buổi liên hoan văn nghệ của lớp bạn Thuỷ Minh đã thành công tốt đẹp là do các bạn ấy đã cùng nhau lập nên một Chương trình hoạt động khoa học, cụ thể, huy động được tất cả mọi người. Các em hãy lập lại chương trình hoạt động đó. 

- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo.
- Việc bếp núc: việc chuẩn bị thức ăn, nước uống, bát đĩa.
- HS thảo luận
+ Liên hoan văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.
+ Liên hoan văn nghệ tại lớp.
+ Chúc mừng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô.
+ Chuẩn bị bánh, kẹo, hoa quả, chen, đĩa ... Tâm, Phượng và các bạn nữ.
Trang trí lớp học: Trung, Nam, Sơn.
Ra bào: Thuỷ Minh+ ban biên tập. Cả lớp viết bài, vẽ hoặc sưu tầm.
Các tiết mục văn nghệ: dẫn chương trình:Thu Hương, kịch câm: Tuấn béo, kéo đàn: Huyền Phương, các tiết mục khác.
+ Mở đầu là chương trình văn nghệ. Thu Hương dẫn chương trình, Tuấn Béo ...
+ Gồm 3 phần
I. Mục đích
II. Phân công chuẩn bị
III. Chương trình cụ thể.
- Lắng nghe.
Bảng phụ
I. Mục đích
- Chúc mừng các thầy cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô.
II. Chuẩn bị
- Nội dung cần chuẩn bị:
 + Bánh kẹo, hoa quả, chén đĩa
 + Làm báo tường.
 + Chương trình văn nghệ
- Phân công cụ thể:
 + Bánh kẹo, hoa quả, chén đĩa....
 + Trang trí lớp học ...
 + Ra báo – lớp trưởng + ban biên tập + cả lớp nộ

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_soan_theo_dhptnlhs_buoi_sang_tuan_20_nam_hoc_2.doc