Giáo án lớp 5 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc: ôn tập học kì I ( tiết 1)

Thảo luận và phát biểu:

- Câu : Hoàng bê chén nước bảo ông uống .

Từ dùng chưa chính xác: bê, bảo.

+ Bê thay bằng bưng .Bê nghĩa là mang bằng hai tay đưa ra phía trước, không cần bê nên dùng từ đồng nghĩa với từ bê là bưng.

+Bảo thay bằng mời: bảo có nghĩa là nói ra điều gì đó với người ngang hàng, hay người dưới. Cháu nói với ông thì phải kính trọng. Nên thay từ bảo bằng từ đồng nghĩa mời .

 

doc30 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc: ôn tập học kì I ( tiết 1), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nêu yêu cầu bài tập.
 -Nêu các chủ điểm đã học?
-Bảng từ ngữ được phân loại theo yêu cầu nào?
-Gv cho hs làm việc theo nhóm, viết vào giấy khổ to rồi gắn lên bảng. Gv cho lớp nhận xét và hoàn thành vào bảng.
Bài 1:Hs làm việc theo nhóm
Hoạt động các nhóm bàn trao đổi, thảo luận để lập bảng từ ngữ theo 3 chủ điểm
Đại diện nhóm nêu.
Nhóm khác nhận xét – có ý kiến.
1, 2 học sinh đọc lại bảng từ.
Việt nam tổ quốc em
Cánh chim hòa bình
Con người với TN
DT
đất nước, tổ quốc,..
hòa bình, trái đất, cuộc sống,
bầu trời, biển cả, sông ngòi,..
ĐT
TT
tươi đẹp, bảo vệ, kiến thiết,
 hợp tác, bình yên,
chinh phục, bao la, lao động,
TN
TN
yêu nước thương nòi, quê cha đất tổ,
Bốn biển một nhà, vui như mở hội,
nắng tốt dưa, mưa tốt lúa, 
Bài 2:
Thế nào là từ đồng nghĩa?
Từ trái nghĩa?
Tìm ít nhất 1 từ đồng nghĩa, 1 từ trái nghĩa với từ đã cho.
- Cho hs thảo luận theo cặp, đại diện mỗi cặp nêu1 từ đồng nghĩa, 1từ trái nghĩa.
Bài 2
-Hs nêu lại khái niệm từ đồng nghĩa ,từ trái nghĩa.
Hoạt động nhóm đôi làm bài vào vbt.
Lần lượt học sinh nêu bài làm, các bạn nhận xét .
Lần lượt học sinh đọc lại bảng từ.
bảo vệ
bình yên
đoàn kết
bạn bè
mênh mông
Từ đồng nghĩa
giữ gìn 
(gìn giữ)
bình an, yên bình, 
kết đoàn, liên kết,
bạn hữu, bầu bạn, ..
bao la, bát ngát, ..
Từ trái nghĩa
phá hoại, tàn phá, 
bất ổn, náo động, 
chia rẽ, phân tán, 
thù địch, kẻ thù, 
chật chội, chật hẹp,.
3. Củng cố
- Cho hs nêu lại khái niệm danh từ, động từ, tính từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cho VD.
® Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
4.Dặn dò:
- Dặn hs hoàn chỉnh bảng bài tập 2 vào vở.
 -Chuẩn bị: “Ôn tập tiết 5”.
- Nhận xét tiết học.
- hs nêu lại kiến thức bài học.
*************************************************
T 5 - THỂ DỤC : BÀI 19
I/ MỤC TIÊU 
-Học động tác vặn mình.Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
-Chơi trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn”. Yêu cầu chơi đúng luật và tự giác, tích cực.
-Giáo dục hs tính nhanh nhẹn, kỉ luật.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN.
 -Trên sân trường đảm bảo an toàn tập luyện, chuẩn bị 1 còi, bóng và kẻ sân cho trò chơi.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC	
GV
HS
1.Phần mở đầu: 
-Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học
-Cho hs chạy chậm trên địa hình tự nhiên
-Cho hs đứng thành 3 hàng ngang, khởi động các khớp
-Cho hs chơi trò chơi “ Đứng ngồi theo hiệu lệnh”
2.Phần cơ bản: 
-Ôn 3 động tác: vươn thở, tay và chân:1-2 lần, mỗi lầnmỗi động tác 2 x 8 nhịp.
-Lần đầu, gv làm mẫu và hô nhịp, các lần sau cho cán sự lớp hô và tập
-Gv theo dõi, sửa sai cho hs.
*Học động tác: Vặn mình :3-4 lần, mỗi lần: 2X8 nhịp.
-Nêu tên động tác, sau đó vừa làm mẫu vừa giải thích động tác để cho hs tập theo:
N1: Bước chân tái sang ngang rộng bằng vai, đồng thời hai tay dang ngang, căng ngực, bàn tay ngửa, mắt nhìn thẳng.
N2:Quay thân 900 sang trái, hai chân giữ nguyên, đồng thời hai tay dang ngang, bàn tay ngửa.
N3: Về như nhịp 1.
N4: Về tư thế chuẩn bị.
Nhịp 5,6,7,8: Như nhịp 1,2,3,4 nhưng đổi bên.
-Ôn 4 động tác thể dục đã học:3-4 lần, mỗi lần mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
-Cả lớp thực hiện dưới sự điều khiển của gv
-Cho hs chơi trò chơi “ Ai nhanh và khéo hơn”
-Gv nhắc lại cách chơi, cho hs chơi thử 1-2 lần, sau đó cho chơi chính thức 1 hoặc 3 lần.
3.Phần kết thúc:
-Cho hs chơi trò chơi hs yêu thích.
-Gv cùng hs hệ thống bài 
-Gv nhận xét , đánh giá kết quả bài tập:
-Lắng nghe,
-HS thực hiện
-HS thực hiện, khởi động các khớp: tay, đầu gối, hông, vai
-Hs chơi theo sự hướng dẫn của gv
-HS tập theo sự hướng dẫn của gv, sau đó cán sự điều khiển cho cả lớp tập.
-Lắng nghe và tập theo sự hướng dẫn của gv.
-HS tập dưới sự điều khiển của gv.
-HS chơi thử sau đó chơi thi đua giữa các tổ.
-HS chơi.
-Lắng nghe.
*********************************************************
....
..
Thứ tư ngày 24 tháng 10 năm 2012
T1 - TẬP ĐỌC : ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA ĐỌC ( tiết 5)
I/ MỤC TIÊU 
 - Kiểm tra lấy điểm đọc (yêu cầu như tiết 1)
 - Nắm được tính cách của các nhân vật trong vở kịch “Lòng dân”; thể hiện đúng tính cách nhân vật, phân vai diễn lại vở kịch.
II/ CHUẨN BỊ:
 -Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1đến tuần 9.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC	
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.KT Bài cũ: 
Giáo viên KT vở bài tập của một số em, nhận xét cho điểm.
2 .Bài mới: 
Hoạt động 1: Kiểm tra lấy điểm đọc 
- Gv tiến hành (tương tự tiết 1)
Hoạt động 2 : Xác định tính cách của nhân vật. 
Bài 2:
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm vở kịch “Lòng dân”
- Cho hs xác định tính cách của từng nhân vật
-Giáo viên chốt lại tính cách của từng nhân vật.
- Cho hs diễn kịch trong nhóm, sau đó gọi đại diện các nhóm thi diễn kịch trước lớp. 
-Gv theo dõi, cho lớp tham gia bình chọn nhóm diễn hay nhất.
3.Củng cố - dặn dò: 
Giáo viên hệ thống lại kiến thức bài học.
Dặn hs chuẩn bị bài để thi giữa k1 
Nhận xét tiết học. 
- Hs lần lượt bốc thăm đọc bài theo yêu cầu và trả lời câu hỏi.
Bài 2: 
-hs đọc yêu cầu, đọc vở kịch. Nối tiếp nhau nêu tích cách của nhân vật.
+Dì Năm: bình tĩnh, nhanh trí, khôn khéo, dũng cảm bảo vệ cán bộ.
+An: thông minh, nhanh trí, biết làm cho kẻ địch không nghi ngờ.
+Chú cán bộ: bình tĩnh, tin tưởng vào lòng dân.
+ Lính : hống hách.
+ Cai : xảo quyệt ,vòi vĩnh.
- Các nhóm thi diễn kịch trước lớp.
- Nêu lại kiến thức bài học.
***************************************
T2 - TOÁN: CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN
I/ MỤC TIÊU 
- Biết thực hiện phép cộng hai số thập phân.
- Biết giải bài toán với phép cộng các số thập phân.
- Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng hai số thập phân.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
II/ CHUẨN BỊ:
 -Bảng phụ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC	
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. KTBC.
Học sinh sửa bài 3, 5 (SGK).
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
2.Bài mới. Giới thiệu bài- ghi đầu bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh biết thực hiện phép cộng hai số thập phân.
-Giáo viên nêu bài toán dưới dạng ví dụ.
1,84 +2,45 = ? (m)
Giáo viên theo dõi ở bảng lớp nêu những trường hợp xếp sai vị trí số thập phân và những trường hợp xếp đúng.
-Giáo viên giới thiệu ví dụ 2.
15,9 + 8,75 = ?
-Giáo viên nhận xét chốt lại ghi nhớ.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Gọi hs đọc yêu cầu.
-Cho hs làm bài vào vở, gọi 4 em lên bảng sửa bài.
-Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
Bài 2: Gọi hs đọc yêu cầu.
-Cho hs làm bài vào vở, gọi 3 em lên bảng sửa bài.
-Nhận xét, ghi điểm.
 Bài 3: Gọi hs đọc đề bài, tìm hiểu đề
-Bài toán cho biết gì ?
-Bài toán hỏi gì ?
-Giáo viên nhận xét.
3. Củng cố
-Muốn cộng hai số thập phân ta cộng như thế nào ?
4. Dặn dò: 
Dặn dò: Làm bài ở vở BT chuẩn bị bài ở nhà.
Chuẩn bị: Luyện tập. 
Nhận xét tiết học .
Học sinh sửa bài.
Lớp nhận xét.
Học sinh thực hiện.
1,84 m = 184 cm 184 
2,45 m =245 cm 245
	 429
 429 cm= 4,29 m
Học sinh nhận xét kết quả 4,29 m từ đó nêu cách cộng hai số thập phân.
+
	1,84
 2,45
 4,29 
Học sinh nêu cách cộng.
Lớp nhận xét.
-Học sinh làm bài.
 15,9
 8,75
 24,65 
-Học sinh nhận xét.
-Học sinh sửa bài – Nêu từng bước làm.
-Học sinh rút ra ghi nhớ.( đọc ghi nhớ trong sgk)
Bài 1. Tính.
+
+
a. 58,2 b. 19,36 
 24,3 4,08 
 82,5 23,44 
Bài 2.Đặt tính rồi tính.
+
 a. ++++++
+
7,8 b. 34,82 c. 57,648
9,6 9,75 35,37
 17,4 44,57 93,018
Bài 3.
-Cả lớp làm vào vở, 1 em lên bảng làm.
Tóm tắt.
Nam cân nặng: 32,6 kg
Tiến cân nặng hơn Nam: 4,8kg
Tiến cân nặng:  kg ?
Bài giải
Tiến cân nặng số kg là:
32,6+ 4,8 = 37,4 (kg)
 Đáp số:37,4 kg
*************************************************
T3 - ÂM NHẠC:
ÔN TẬP HÁT BÀI : NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA
GIỚI THIỆU MỘT SỐ NHẠC CỤ NƯỚC NGOÀI
I/ MỤC TIÊU
-HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và thể hiện tình cảm tươi vui, náo nức của bài “ Những bông hoa những bài ca”. Tập trình bày bài háy kết hợp vận động theo nhạc.
-Nhận biết được hình dáng, nghe âm sắc của một số nhạc cụ nước ngoài: Flute, kèn Clanette, kèn Trompett, kèn Saxophone.
II/ CHUẨN BỊ
 - Nhạc cụ
 IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A/. Kiểm tra bài cũ 
- 2 HS lên bảng
- GV nhận xét, ghi điểm.
B/ Bài mới 
1. Phần mở đầu
-Ôn tập bài hát “Những bông hoa những bài ca”
- Giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài.
2. Phần hoạt động
*/ Nội dung 1: Ôn tập bài hát “ những bông hoa những bài ca”
-GV khuyến khích HS thể hiện vài động tác phụ hoạ cho bài hát.
*/Nội dung 2: Giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài.
- GV cho HS xem tranh, ảnh để nhận biết 4 nhạc cụ trong SGK .
- Cho HS nghe để làm quen với âm sắc 4 nhạc cụ đó bằng phím đàn điện tử.
- GV cho HS nghe bài hát “ Những bông hoa những bài ca” thể hiện bằng âm sắc các loại trên phím đàm điện tử.
3. Phần kết thúc 
- GV: Nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn lai bài hát trên
- Hát lời bài “Những bông hoa những bài ca”. 
+ HS hát lời bài hát “ những bông hoa những bài ca” 2-3 lần
+ Hát cả lớp
+ Tập biểu diễn bài hát theo hình thức tốp ca.
- HS hát kết hợp với gõ đệm theo phách, theo nhịp.
- Cho 4 HS lên đóng vai 4 loại nhạc cụ GV thể hiện trên phím đàn.
************************************
T4 - TẬP LÀM VĂN : ÔN TẬP ( Tiết 6 )
I/ MỤC TIÊU 
- Học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về nghĩa của từ (từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa).
- Biết vận dụng kiến thức đã học về nghĩa của từ để giải quyết các bài tập nhằm trau đồi kỹ năng dùng từ ,đặt câu ,mở rộng vốn từ.
- Yêu thích Tiếng Việt, có ý thức sử dụng đúng và hay tiếng mẹ đẻ.
II/ CHUẨN BỊ:
+ Từ điển.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC	
1.KTBC: KT vở bài tập một số em
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bài 1 : Cho hs đọc đề, nêu yêu cầu .+ Hãy nêu những từ in đậm trong đoạn văn?
+ Vì sao cần thay những từ in đậm đó bằng những từ đồng nghĩa khác?
- Giáo viên cho hs thảo luận theo cặp để tìm nghĩa của từ in đậm và tìm từ khác để thay thế.
-Gọi đại diện các nhóm nêu kết quả cho lớp nhận xét .
-Giáo viên chốt lạị các ý đúng.
- Cho hs nêu lai khái niệm từ đồng nghĩa. 
Bài 2 : Gv cho hs đọc đề, nêu yêu cầu
-Cho hs làm vào vở, gọi hs nối tiếp lên bảng làm, cho lớp nhận xét, nêu lại khái niệm từ trái nghĩa.
Bài 3: ( giảm tải)
Bài 4: gọi hs đọc đề bài, nêu yêu cầu: Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ đánh. 
-Gv cho hs làm như cách làm bài 3.
- Cho lớp nhận xét nêu lại khái niệm từ nhiều nghĩa. 
3 .Củng cố. 
-Cho hs nêu lại khái niệm từ đồng âm, khái niệm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.
4.Dặn dò
Dặn hs về nhà học bài chuẩn bị tiết sau thi.
Nhận xét tiết học.
Bài 1: 1 học sinh đọc yêu cầu bài 
-Các từ :bê, bảo, vò, thực hành
+ Vì những từ đó chưa chính xác trong tình huống. 
- Thảo luận và phát biểu:
- Câu : Hoàng bê chén nước bảo ông uống . 
Từ dùng chưa chính xác: bê, bảo.
+ Bê thay bằng bưng .Bê nghĩa là mang bằng hai tay đưa ra phía trước, không cần bê nên dùng từ đồng nghĩa với từ bê là bưng.
+Bảo thay bằng mời: bảo có nghĩa là nói ra điều gì đó với người ngang hàng, hay người dưới. Cháu nói với ông thì phải kính trọng. Nên thay từ bảo bằng từ đồng nghĩa mời .
- Câu: ông vò đầu Hoàng
Từ dùng không chính xác: vò
Vò nghĩa là xoa đi xoa lại làm cho rối hoặc nátkhông thể hiện đúng .do vậy thay từ vo bằng từ đồng nghĩa là xoa .
- Câu : Cháu vừa thực hành xong bài tập rồi ông ạ!
Từ dùng không chính xác: thực hành.
+ thực hành thay bằng làm .thực hành là chỉ chung việc áp dụng lí thuyết chứ không cụ thể như bài tập 
Bài 2: hs làm vào vở, sau đó lên bảng sửa bài
- Thứ tự các từ traí nghĩa đúng là:
 + đói – no
 + sống – chết
 + thắng – bại
 + đậu – bay 
 + xấu – đẹp 
Bài 3: 
Bài 4: Hs nêu yêu cầu và làm bài vào vở.
VD : a) Mẹ không đánh em bao giờ.
 b) Em đi tập đánh trống.
 c) Em thường đánh ấm chén giúp mẹ.
********************************************************
T5 - LỊCH SỬ: BÁC HỒ ĐỌC “ TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP” 
I/ MỤC TIÊU 
-Học sinh biết: Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch HCM đọc “Tuyên ngôn độc lập”.
- Đây là sự kiện lịch sử trọng đại: khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngày 2/ 9 là ngày Quốc Khánh của nước ta.
- Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử để rút ra ý nghĩa.
- Giáo dục học sinh yêu kính, biết ơn Bác Hồ.
II/ CHUẨN BỊ:
 -Hình ảnh SGK
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC	
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ: 
-Tại sao nước ta chọn ngày 19/ 8 làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng 8/ 1945?
-Nêu ý nghĩa của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ?
-Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới.- Giới thiệu bài- ghi đầu bài:Bác Hồ đọc “Tuyên ngôn Độc lập”.
Hoạt động 1: nêu một số nét về cuộc mít tinh ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình.
-Giáo viên gọi 3, 4 em nêu.
-Giáo viên nhận xét + chốt + giới thiệu ảnh “Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập”.
-Cho hs thảo luận theo nhóm 4.
• Nội dung thảo luận.
-Trình bày nội dung chính của bản
 “Tuyên ngôn độc lập”?
-Cho hs thảo luận nhóm, tìm hiểu ý nghĩa của sự kiện ngày 2/9/1945 ?
-Giáo viên nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: Củng cố. 
+ Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong lễ Tuyên ngôn độc lập 
3. Dặn dò: 
 -Học bài,chuẩn bị: Ôn tập.
 - Nhận xét tiết học 
Học sinh nêu.
-Học sinh đọc SGK và nêu một số nét về cuộc mít tinh ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình.
.
-Học sinh thảo luận theo nhóm 4, nêu được các ý.
 -Gồm 2 nội dung chính.
+ Khẳng định quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc VN.
+ Dân tộc VN quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
 -Ngày 2/ 9/ 1945 trở thành ngày lễ Quốc khánh của dân tộc ta, đánh dấu thời điểm VN trở thành 1 nước độc lập, khai sinh ra chế độ mới..
-Học sinh nêu 
- Trưng bày tranh ảnh sưu tầm về Bác 
Hồ đọc tuyên ngôn độc lập.
********************************************
Thứ năm ngày 25 tháng 10 năm 2012
T1 - TOÁN: LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU 
-Củng cố kĩ năng cộng các số thập phân.
-Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.
-Củng cố về giải bài toán có nội dung hình học; tìm số trung bình cộng.
II/ CHUẨN BỊ:
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC	
1.Kiểm tra 
-Gọi hs làm lại bài 2 tiết trước.
-Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới. -Giới thiệu bài- ghi đầu bài.
GV
HS
Bài 1.Gọi hs đọc yêu cầu.
-GV vẽ bảng như sgk lên bảng lớp, gọi hs nêu kết quả, rồi ghi vào bảng.
H: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì kết quả ở tổng thế nào
-Các cột còn lại gọi hs lên bảng làm.
Bài 2. Gọi hs đọc yêu cầu.
-Cho hs làm bài vào vở, gọi 1 em làm vào bảng phụ, nhận xét, chấm điểm.
-Thu một số vở chấm, nhận xét.
Bài 3. Gọi hs đọc đề bài.
-Gợi ý hs làm: tìm chiều dài sau đó tính chu vi.
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán hỏi gì ?
-Gv và cả lớp nhận xét.
Bài 4. Gọi hs đọc đề, tìm hiểu đề rồi làm bài vào vở.
-Bài toán cho biết gì rồi ?
-Bài toán hỏi gì ?
-Muốn biết trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu m vài ta phải làm thế nào ?
-Chấm vở một số em, nhận xét.
3.Củng cố.
-Muốn tìm số trung bình cộng ta làm thế nào ?
-Muốn cộng hai số thập phân ta làm thế nào ?
4.Dặn dò.
-Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau: Tổng nhiều số thập phân.
-Nhận xét tiết học.
Bài 1.Tính rồi so sánh giá trị a+b và b+a.
a
5,7
14,9
0,53
b
6,24
4,36
3,09
a+b
5,7+6,24=11,94
b+a
6,24+5,7=11,94
-HS nêu nhận xét như sgk.b+a=a+b
Bài 2.
-Thực hiện phép cộng rồi dùng tính chất giao hoán rồi thử lại:
+
+
+
a. 9,46 b. 45,08 c. 0,07 
 3,8 24,97 0,09
 13,26 70,05 0,16
Bài 3
-Cả lớp làm bài vào vở, 1 em làm vào bảng phụ.
Tóm tắt:
Chiều rộng: 16, 34m
Chiều dài hơn chiều rộng:8,32m
Chu vi hình chữ nhật: . . . m ?
 Bài giải
Chiều dài của hình chữ nhật là:
16,34 + 8,32 =24,66 (m)
Chu vi của hình chữ nhật là:
(24,66 + 16,34 ) x 2 =82 (m)
 Đáp số: 82 m
Bài 4
Bài giải
Số m vải cửa hàng đã bán trong hai tuần lễ là:3,14,78 + 525,22 =840 (m)
Tổng số ngày trong hai tuần lễ là:
7 x 2 = 14 (ngày)
Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số m vải là: 840 :14 =60 (m)
 Đáp số: 60 m.
*************************************************************
T2 - LUYỆN TỪ VÀ CÂU: KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
I/ MỤC TIÊU.
	- Thực hiện theo đề ra của khối
	- GDHS; tính tự giác tích cực làm bài đạt điểm cao.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Phô tô đề thi.
- Giấy kiểm tra
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Nêu mục đích yêu cầu của nội dung bài thi.
2. Phát bài thi.
3. Đọc lại đề bài.
4. Dặn dò trước khi HS làm bài.
5. Thu bài thi. 
- Nhận bài thi.
- Rà soát lại đề bài.
- Làm nháp trước khi viết bài vào giấy thi.
- Soát lỗi trước khi nộp bài.
********************************************************
T3 - KĨ THUẬT: BÀY DỌN BỮA ĂN TRONG GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU:
 - Biết cách bày, dọn bữa ăn ở gia đình.
- Có ý thức giúp gia đình bày, dọn trước và sau bữa ăn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC :
 Tranh SGK, phấn màu .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Nội dung dạy và học chủ yếu
Phương pháp dạy và học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy nêu các bước luộc rau ?
-So sánh cách luộc rau ở gia đình em với cách luộc rau?
-GV nhận xét, tuyên dương.
B .Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học
2.Nội dung hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
- Nêu y/c của việc bày dọn trước bữa ăn ?
- Nêu tác dụng của việc bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn ?
- Em hãy mô tả cách bày thức ăn và dụng cụ ăn uống cho bữa ăn ở gia đình ?
*GV kết luận: Bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn một cách hợp lí, giúp mọi người ăn uống được thuận tiện vệ sinh, khi bày trước bữa ăn phải đảm bảo đầy đủ dụng cụ ăn uống cho mọi thành viên trong gia đình. Dụng cụ ăn uống phải khô ráo, sạch sẽ.
*Hoạt động 2:
Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn .
- Dọn bữa ăn là công việc mà nhiều hs đã tham gia ở gia đình .
 - Vậy em hãy so sánh cách dọn bữa ăn ở gia đình em với cách thu dọn sau bữa ăn nêu trong bài học ?
*Lưu ý hs: Công việc thu dọn sau bữa ăn được thực hiện ngay sau khi mọi người trong gia đình đã ăn xong. Không thu dọn khi có người còn đang ăn hoặc cũng không để qua bữa ăn quá lâu mới dọn. 
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.
- Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS.
-GV nêu đáp án của bài tập. HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình.
C. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét ý thức học tập của HS.
- Vềnhà thực hành rán đậu phụ để giúp đỡ gia đình.
- Xem trước bài sau
- 2HS trả lời câu hỏi.
- HS quan sát hình 1, đọc nội dung SGK nêu mục đích của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
- Gợi ý để hs nêu cách sắp xếp các món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn ở gia đình các em. 
- Đại diện các nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung.
- HS đọc nội dung SGK, nêu cách dọn bữa ăn và so sánh.
-HS báo cáo kết quả tự đánh giá. 
**************************************************
T4 -- ĐỊA LÍ: NÔNG NGHIỆP
I/ MỤC TIÊU 
- Nắm vai trò của trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp, các loại cây trồng chủ yếu và vùng phân bố, chăn nuôi đang ngày càng phát triển.
-Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó cây lúa gạo được trồng nhiều nhất.
- Quan sát, phân tích biểu đồ, bảng thống kê, lược đồ để tìm kiến thức.
- Nhận biết trên bản đồ vùng phân bố của 1 số loại cây trồng chính ở nước ta.
- Giáo dục học sinh tự hào về nông nghiệp (nhất là trồng trọt) đang lớn mạnh của đất nước.
II/ CHUẨN BỊ:
+ Bản đồ Kinh tế Việt Nam, tranh SGK
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC	
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.KTBC: 
-Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Vùng sinh sống?
Mật độ dân số nước ta là bao nhiêu? Cao hay thấp?
Dân cư nước ta phân bố thế nào? (chỉ lược đồ).
Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới. - Giới thiệu bài- ghi đầu bài.
“Nông nghiệp” 
Hoạt động 1: Vai trò của trồng trọt trong nông nghiệp.
-Dựa vào mục 1 trong sgk, hãy cho biết ngành trồng trọt có vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta ?
-Giáo viên kết luận.
Hoạt động 2: Các loại cây trồng.
Bước 1. Cho hs quan sát hình 1 và chuẩn bị trả lời các câu hỏi mục 1 trong sgk.
-Kể tên một số cây trồng ở nước ta ?
-Trong các cây trồng, cây nào được trồng nhiều nhất?
Þ Kết luận: Nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó, cây lương thực được trồng nhiều nhất, sau đó là cây công nghiệp.
-Vì sao ta trồng nhiều cây xứ nóng?
-Nước ta đã đạt thành tích gì tron

File đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 10 du cac mon.doc