Giáo án Lớp 5 (Buổi sáng) - Tuần 8 - Năm học 2020-2021
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Thiên nhiên
I- Mục tiêu:
- Tìm đ¬ược một số từ ngữ thể hiện sự so sánh và nhân hoá bầu trời (BT1, BT2).
- Viết đ¬ược đoạn văn tả cảnh đẹp quê h¬ương, biết dùng từ ngữ, hình ảnh so sánh, nhân hóa khi miêu tả.
II-Đồ dùng: Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:( 6') HS làm lại bài tập 3 để củng cố kiến thức về từ nhiều nghĩa.
B-Bài mới:28'
1. Giới thiệu bài:
2. H¬ớng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1:
- Ba HS nối tiếp đọc bài Bầu trời mùa thu, cả lớp đọc thầm
- GV có thể sửa một số lỗi phát âm cho HS.
Bài tập 2:
- Một HS đọc y/c Bài tập
- HS làm việc theo nhóm 4, ghi k/q vào giấy, dán lên bảng lớp theo y/c BT:
+ Những từ thể hiện sự so sánh: xanh nh¬ mặt n¬ước mệt mỏi trong ao.
+ Những từ thể hiện sự nhân hoá: đ¬ược rửa mặt sau cơn m¬a/dịu dàng/buồn bã.
+ Những từ ngữ khác: cháy lên những tia sáng của ngọn lửa/xanh biếc/cao hơn.
Bài tập 3:
- HS đọc nội dung bài tập.
- Nêu yêu cầu bài tập:
+ Viết một đoạn văn ngắn tả cảnh đẹp của quê em hoặc nơi em ở.
+ Cảnh đẹp đó có thể là ngọn núi, cánh đồng, v¬ờn cây, công viên.
- HS làm bài: Chú ý cần sử dụng những từ gợi tả, gợi cảm.
C. Củng cố, dặn dò:1'
- GV nhận xét tiết học.
- Những HS viết đoạn văn ch¬a đạt về nhà viết lại
từ chín (suy nghĩ kĩ càng); ở câu 3 thể hiện 2 nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa. - Từ đường: vật nồi liền hai đầu: ở câu 2 với từ đường (lối đi); ở câu 3 thể hiện hai nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ "đường" chất kết tinh vị ngọt. - Từ vạt: mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi núi; ở câu 1với từ vạt (thân áo); ở câu 3 thể hiện hai nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ vạt (đẽo xiên). Bài tập 3: - Hs làm bài cá nhân sau đó đọc bài làm của mình trong nhóm. - Hs trong nhóm nhận xét bài làm của bạn. - Một số nhóm báo cáo trước lớp. Từ Nghĩa Đặt câu Cao - Có chiều cao lớn hơn mức bình thường - Có số lượng hoặc chất lượng hơn mức bình thường - Anh em cao hơn hẳn bạn bè cùng lớp. - Mẹ cho em vào xem hội chợ Hàng VN chất lượng cao. Nặng - Có trọng lượng lớn hơn mức bình thường. - ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mức bình thường. - Bé mới bốn tháng tuổi mà bế đã nặng trĩu tay. - Có bệnh mà không chạy chữa thì bệnh sẽ nặng lên. Ngọt - Có vị như vị của đường, mật. - (Lời nói) nhẹ nhàng, dễ nghe - (Âm thanh) nghe êm tai - Loại bánh này rất ngọt. - Cậu ấy chỉ ưa nói ngọt. - Tiếng đàn thật ngọt. - GV gọi HS nêu miệng câu mình đặt. Cả lớp theo dõi, nhận xét. C- Củng cố:1' - GV nhận xét tiết học. - Ghi nhớ ngững kiến thức đã học. Kể chuyện Kể chuyện đã nghe, đã đọc I-Mục tiêu: - Rèn kĩ năng nói: + Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về quan hệ giữa con người với thiên nhiên. + Biết trao đổi về trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên. - Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn . HSNK: Kể được câu chuyện ngoài sách giáo khoa; nêu được trách nhiệm giữ gìn thiên nhiên tươi đẹp. II-Đồ dùng: - Một số truyện nói về q/h giữa con người với thiên nhiên: Truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện thiếu nhi... III-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: 6' HS kể 1-2 đoạn câu chuyện Cây cỏ nước Nam. B-Bài mới: H/d HS kể chuyện: a. Hướng dẫn HS hiểu đúng y/c của đề.5' - Một HS đọc đề bài - GV gạch dưới những chữ quan trọng: nghe, đọc, quan hệ giữa con người với thiên nhiên. - Một HS đọc gợi ý1, 2, 3 trong SGK. - Một số HS nêu tên câu chuyện mình sẽ kể. b. HS thực hành kể chuyện (28') -Từng HS kể chuyện - HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về nhân vật, ý nghĩa câu chuyện - Thi kể chuyện trước lớp + Các nhóm cử đại diện nhóm thi kể + Mỗi HS kể xong, trao đổi cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa chuyện - Cả lớp và GV nhân xét. C- Củng cố, dặn dò:1' - GV nhận xét tiết học - Đọc trước nội dung tiết KC tuần 9. Khoa học Phòng tránh HIV/AIDS I-Mục tiêu: Giúp HS: - Biết được nguyên nhân và cách phòng tránh nhiễm HIV/AIDS. KNS- Kỹ năng hợp tác giữa các thành viên trong nhóm để tổ choc hoàn thành công việc liên quan đến triển lãm ( làm việc nhóm) - Luôn có ý thức tuyên truyền vận động mọi người cùng phòng tránh nhiễm HIV. II-Đồ dùng: - Hình minh hoạ trong SGK - HS sưu tầm tranh, ảnh, thông tin về phòng tránh HIV/AIDS. III-Hoạt động dạy học: A- Bài cũ:5' - Lớp trưởng lên điều hành việc kiểm tra bài cũ bằng cách hỏi các câu hỏi sau: - Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào? - Chúng ta làm thế nào để phòng tránh bệnh viêm gan A? - Bệnh nhân mắc viêm gan A cần làm gì? B-Bài mới:28' HĐ1 : Trò chơi : Ai nhanh, ai đúng. - HS đọc các thông tin trong sgk, thảo luận theo nhóm 4, ghi kết quả vào phiếu. - Nhóm nào làm xong trước dán kết quả lên bảng trước. - Đại diện các nhóm nêu kết quả, các nhóm khác nhận xét. Đáp án : 1 - c; 2 - b; 3 - d ; 4 - e; 5 - a. HĐ2 : Sưu tầm thông tin hoặc tranh ảnh và triển lãm. - GV yêu cầu các nhóm sắp xếp , trình bày các thông tin, tranh, ảnh, tờ rơi, tranh cổ động, các bài báo,đã sưu tầm được và trình bày trong nhóm. - HS theo nhóm 4 trang trí và trình bày các tư liệu mà nhóm mình thu thập được về HIV/AIDS. - Một số bạn khác tập nói về các thông tin sưu tầm được. - Một số nhóm thuyết minh, các nhóm khác theo dõi. - GV nhận xét - GV kết luận : mục Bạn cần biết trong sgk. * Nhận xét giờ học. 2' - Hãy kể những việc em biết để phòng tránh bệnh HIV / ADIS. Thứ tư ngày 11 tháng 10 năm 2020 Toán Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân. I-Mục tiêu: - Giúp HSBiết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trường hợp đơn giản:BT cần làm 1,2,3. II-Đồ dùng: Bảng đơn vị đo độ dài kẻ sẵn, để trống một số ô. III-Hoạt động dạy học: 1. Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài. 7' a . GV cho HS nêu các đơn vị đo độ dài đã học lần lượt từ lớn đến bé. b. HS nêu mối q/h giữa các đơn vị đo liền kề. VD: 1 km = 10 hm 1 hm = km = 0,1 km..... - HS phát biểu về q/h giữa các đơn vị đo liền kề. - GV cho HS nêu q/h giữa một số đơn vị đo độ dài thông dụng. VD: 1 km = 1000 m 1 m =km = 0,001 km... 2. Ví dụ: 5' - GV nêu ví dụ: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm. 6 m 4dm =... m. HS nêu cách làm: 6 m 4 dm = 6m = 6,4 m. Vậy: 6 m 4 dm = 6,4 m. 3. Thực hành: 21’ Bài 1 : - 1Hs nêu yêu cầu bài tập. - Hs tự làm bài vào vở. - Hs chữa bài trong nhóm. Sau đó một số Hs báo cáo trước lớp. - Hs cả lớp nhận xét. Hs giải thích cách làm. - Hs đổi chéo vở kiểm tra bài làm của bạn. - Gv kết luận: KQ: 8,6m; 2,2dm; 3,07m; 23,13m Bài tập 2: - 1Hs đọc đề bài. - Hs tự làm bài rồi chữa bài trong nhóm. - Một số Hs làm bài trên bảng. - Hs cả lớp và Gv nhận xét. Hs giải thích cách làm - Gv kết luận: Chuyển từ 2 đơn vị đo về 1 đơn vị đo ta chuyển về hỗn số. Bài 3 : - 1HS đọc yêu cầu của bài tập. - Hs làm bài trong nhóm. - Một số Hs đọc bài trước lớp. - Các nhóm khác nhận xét. - GV kết luận. C- Củng cố, dặn dò: 1' - GV hỏi học sinh: Hoàng đo chiều dài sân trường 109m7c m tức là dài mấy mét? - Học thuộc và nhớ các đơn vị đo độ dài. - Nhớ mối q/h giữa các đơn vị đo liền kề. TẬP ĐỌC Trước cổng trời I. MỤC TIÊU • Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện cảm xúc tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao nước ta. • Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc.(TL các câu hỏi 1,3,4) Học thuộc lòng những câu thơ em thích. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC • Tranh minh hoạ trang 80, SGK . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Bài cũ:5' - Các nhóm trường kiểm tra bạn đọc bài Kì diệu rừng xanh và trả lời câu hỏi. - Hs báo cáo. Gv kết luận. B. Bài mới:28' 1. Giới thiệu bài mới. - HS quan sát tranh theo cặp nói cho nhau biết nội dung của bức tranh trong SGK. - 1 Hs nói nội dung của bức tranh. - Gv nhận xét bức tranh và giới thiệu bài mới. 2. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu bài. a. Luyện đọc. - Giáo viên đọc mẫu toàn bài. - HS và giáo viên cùng chia đoạn. - HS đọc bài trong nhóm 4. - Hs nêu từ khó đọc, Gv ghi trên bảng. - Một số học sinh đọc từ khó đọc. - Gv hướng dẫn học sinh đọc những câu văn dài. - Hs đọc phần chú giải theo cặp. - 1 cặp đọc phần chú giải trước lớp. - Một số nhóm đọc bài trước lớp. - Hs cả lớp nhận xét. - Gv nhận xét chung. b. Tìm hiểu bài. - Gọi HS giải thích các từ ngữ : áo chàm, nhạc ngựa, thung. Nếu HS giải thích chưa đúng, GV giải thích lại - Hs đọc thầm theo nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi trong SGK ( Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm thảo luận) - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. * Các câu hỏi tìm hiểu bài và phần GV giảng thêm . + Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là cổng trời ? + Nơi đây được gọi là cổng trời vì đó là một đèo cao giữa hai vách đá. - GV giảng thích. + Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào ? Vì sao ? + Em thích hình ảnh đứng ở cổng trời, ngẩng đầu lên nhìn thấy khoảng không có gió thổi, mây trôi, tưởng như mình có thể lên đến trời được. + Em thích hình ảnh đàn dê ăn cỏ, soi mình xuống dòng suối, giữa ngút ngàn cây trái xanh tươi. + Em thích hình ảnh thung lũng lúa chín vàng, gợi cuộc sống ấm no, đầy đủ + Điều gì đã khiến cho cánh rừng sương giá như ấm lên ? + Cánh rừng sương giá như ấm lên bởi có hình ảnh con người. Những người dân đi làm giữa cảnh suối reo, nước chảy - GV giảng. + Hãy nêu nội dung chính của bài thơ? + Bài thơ ca ngợi vẻ đẹpợth mộng của thiên nhiên thơ mộng vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động ncủa đồng bào các dân tộc. - Nội dung của bài tập đọc này là gì ? - Hs trả lời câu hỏi. - Gv kết luận. c) Đọc diễn cảm và học thuộc lòng - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ, HS cả lớp theo dõi để tìm cách đọc hay (như đã hướng dẫn). - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 2 : + Treo bảng phụ có đoạn thơ. + Đọc mẫu và yêu cầu HS theo dõi để tìm cách đọc. + Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - Hs cả lớp nhận xét. - Gv nhận xét và tuyên dương. 3. Củng cố:2' - Gv liên hệ thực tế. - Gv nhận xét tiết học. Tập làm văn Luyện tập tả cảnh I- Mục tiêu: - Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. - Biết dựa vào dàn ý đã lập thành một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương. II- Đồ dùng: - Tranh, ảnh minh hoạ cảnh đẹp đất nước. - Bảng phụ. III-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: - 5' HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh sông nước, GV nhận xét. B-Bài mới:28' 1. Giới thiệu bài: - GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của cả lớp - GV nêu y/c của tiết học. 2. Hướng dẫn HS luyện tập: Bài tập 1: - GV nhắc HS: + Dựa trên k/q quan sát, lập dàn ý cho bài văn có đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết luận. +Tham khảo hai bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa và bài Hoàng hôn trên sông Hương. Bài tập 2: - Nên chọn một đoạn trong thân bài để viết đoạn văn - Mỗi đoạn có một câu mổ đầu bao trùm toàn đoạn văn. - Đoạn văn phải thể hiện được cảm xúc người viết. - HS viết đoạn văn. - HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn. - Cả lớp và GV nhận xét C. Củng cố, dặn dò:2' - GV nhận xét tiết học, khen những HS tiến bộ. - Những HS viết chưa đạt về nhà viết lại. - Ôn cách đọc, viết, so sánh STP. Thứ năm ngày 12 tháng 11 năm 2020 Toán Luyện tập I-Mục tiêu: Giúp HS : - Biết viết số đo độ dài dưới dạng STP trong các trường hợp đơn giản.. Làm bài tập 1. 2, 3, 4a,c II-Hoạt độngdạy học: A. Bài cũ: 5' - 3 Hs lên bảng làm lại bài tập 3 của tiết học trước. - Gv nhận xét. B. Bài mới: 28' Bài 1: - 1Hs đọc yêu cầu của bài tập. - Hs làm bài cá nhân sau đó chữa bài trong nhóm. - Một số HS chữa trên bảng lớp. - GV cho HS nêu lại cách làm và kết quả. a) 35,23m b) 51,3dm c) 14,07m Bài 2: - 1 Hs đọc yêu cầu của bài tập. - GV và Hs cùng làm bài mẫu. - HS phân tích: 315 cm = ... m 315 cm = 300 cm + 15 cm = 3 m 15 cm = 3 m = 3,15 m - Ngoài ra GV cũng có thể hướng dẫn Hs đưa về phân số thập phân. - Hs tự làm bài sau đó chữa bài theo nhóm. - Một số Hs làm bài trên bảng. Cả lớp đối chiếu so sánh và thống nhất kết quả. Bài 3: - 1 Hs đọc yêu cầu của bài tập. - HS phân tích: 3 km 245 m = 3 km = 3,245 km. - Các bài khác HS cũng phân tích tương tự.làm rồi chữa bài - Gv và học sinh nhận xét, chữa bài. Bài 4:(HS NK bài c): - 1 Hs đọc yêu cầu của bài tập. - HS phân tích: 3,45 km =3 km = 3 km 450 m = 3450 m. - Hs tự làm bài, một số Hs làm bài trên bảng. - Gv và HS nhận xét, thống nhất kết quả. * Củng cố, dặn dò:2' Ôn cách viết số đo độ dài dưới dạng STP Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ : Thiên nhiên I- Mục tiêu: - Tìm được một số từ ngữ thể hiện sự so sánh và nhân hoá bầu trời (BT1, BT2). - Viết được đoạn văn tả cảnh đẹp quê hương, biết dùng từ ngữ, hình ảnh so sánh, nhân hóa khi miêu tả. II-Đồ dùng: Bảng phụ. III-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ:( 6') HS làm lại bài tập 3 để củng cố kiến thức về từ nhiều nghĩa. B-Bài mới:28' 1. Giới thiệu bài: 2. Hớng dẫn học sinh làm bài tập. Bài tập 1: - Ba HS nối tiếp đọc bài Bầu trời mùa thu, cả lớp đọc thầm - GV có thể sửa một số lỗi phát âm cho HS. Bài tập 2: - Một HS đọc y/c Bài tập - HS làm việc theo nhóm 4, ghi k/q vào giấy, dán lên bảng lớp theo y/c BT: + Những từ thể hiện sự so sánh: xanh nh mặt nước mệt mỏi trong ao. + Những từ thể hiện sự nhân hoá: được rửa mặt sau cơn ma/dịu dàng/buồn bã.. + Những từ ngữ khác: cháy lên những tia sáng của ngọn lửa/xanh biếc/cao hơn. Bài tập 3: - HS đọc nội dung bài tập. - Nêu yêu cầu bài tập: + Viết một đoạn văn ngắn tả cảnh đẹp của quê em hoặc nơi em ở. + Cảnh đẹp đó có thể là ngọn núi, cánh đồng, vờn cây, công viên... - HS làm bài: Chú ý cần sử dụng những từ gợi tả, gợi cảm. C. Củng cố, dặn dò:1' - GV nhận xét tiết học. - Những HS viết đoạn văn cha đạt về nhà viết lại Thứ sáu ngày 13 tháng 11 năm 2020 Toán Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân I-Mục tiêu: Giúp HS ôn: - Biết viết các số đo k/l dưới dạng STP. II- Đồ dùng: Bảng đơn vị đo khối lượng kẽ sẵn, để trống một số ô bên trong. III- Hoạt động dạy học. 1. Ôn quan hệ giữa các đơn vị đo khối lợng. 7' 1 tạ = tấn = 0,1 tấn. 1 kg = tấn = 0,001 tấn... 2. Ví dụ : 5 - GV nêu VD: Viết STP thích hợp vào chỗ chấm 5 tấn 132 kg = ... tấn - HS nêu cách làm: 5 tấn 132 kg = 5tấn = 5,312 tấn - GV cho HS làm tiếp: 5 tấn 32 kg = ... tấn 3. Thực hành:20' Bài 1 : - Gọi 1HS nêu yêu cầu bài - GV viết lần lượt từng bài lên bảng a ) 4 tấn 562kg = tấn b) 3 tấn 14 kg = tấn b ) 12 tấn 6kg = tấn d) 500 kg = tấn - Hs tự làm bài sau đó chữa bài trong nhóm. - Gọi HS lên làm sau đó chữa bài. - GV kết luật. Bài 2 : - 1HS đọc yêu cầu bài - HS làm vào vở rồi chữa bài theo nhóm. - Một số học sinh báo cáo kết quả. - Hs cả lớp thống nhất. - GV kết luận. Bài 3 : - Gọi HS đọc đề bài - Cả lớp suy nghĩ và làm vào vở. - 1Hs làm bài trên bảng. Bài giải Lượng thịt cần thiết để nuôi 6 con s tử đó trong 1 ngày : 9 x 6 = 54 (kg) Lượng thịt cần thiết để nuôi 6 con s tử đó trong 30 ngày : 54 x 30 = 1620 (kg) = 1,62 tấn. ĐS : 1,62 tấn - Nhận xét, chữa bài; * Củng cố, dặn dò. 2' - Nhận xét giờ học. Tập làm văn Luyện tập tả cảnh (Dựng đoạn mở bài, kết bài) I-Mục tiêu: - Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu mở bài : mở bài trực tiếp, mở bài giám tiếp.(BT1) - Phân biệt được hai kiểu kết bài ; kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng (BT2); viết được đoạn mở bài gián tiếp, đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương (BT3). II-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương đã được viết lại. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS luyện tập. Bài tập 1: - HS đọc nội dung BT1. - HS nhắc lại kiến thức đã hoc về hai kiểu mở bài (trực tiếp, gián tiếp) + Mở bài trực tiếp: kể ngay vào việc (bài văn kể chuyện) hoặc giới thiệu ngay đối tượng tả (bài văn miêu tả) + Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào chuyện (hoặc vào đối tượng) định kể (hoặc tả) - HS đọc thầm hai đoạn văn và nêu nhận xét. Bài tập 2: - HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng) + Kết bài không mở rộng: cho biết kết cục, không mở rộng thêm. + Kết bài mở rộng: sau khi cho biết kết cục, có lời bình luận thêm. - HS đọc thầm 2 đoạn văn, nêu nhận xét 2 cách kết bài. + Giống nhau : Đều nói về tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết của bạn HS đối với con đường. + Khác nhau : Kết bài không mở rộng : khẳng định con đường rất thân thiết đối với bạn HS. Kết bài mở rộng : vừa nói về tình cảm yêu quý con đường, vừa ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ sạch con đường, đồng thời thể hiện ý thức giữ cho con đường luôn sạch đẹp. Bài tập 3: - HS đoc y/c BT3: Tả cảnh thiên nhiên ở địa phương. + Mở bài giàn tiếp: HS có thể nói về cảnh đẹp chung, sau đó giới thiệu về cảnh đẹp của địa phương mình. + Kết bài mở rộng: Có thể kể về những việc làm của mình nhằm giữ gìn tô đẹp thêm cho cảnh vật quê hương. - Mỗi HS viết mở bài, kết bài theo y/c. C- Củng cố, dặn dò: - GV nhắc HS ghi nhớ hai kiểu bài (trực tiếp, gián tiếp); hai kiểu kết bài (không mở rộng, mở rộng) trong bài văn tả cảnh. - GV nhận xét tiết học; Dặn HS về nhà tập viết hai đoạn mở bài, kết bài chưa đạt. ___________________________________________ Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu: - Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần qua - Triển khai kế hoạch trong tuần tới. II. Hoạt động dạy học. 1. Đánh giá hoạt động - Các tổ sinh hoạt theo nhóm đánh giá lại hoạt động của tổ trong tuần qua. - Các tổ trưởng báo cáo trước lớp. - Lớp trưởng nhận xét đánh giá chung. - Ý kiến của các bạn trong lớp. - Hs cả lớp bình chọn tổ, cá nhân xuất sắc. - Gv nhận xét và tuyên dương. + Vệ sinh lớp sạch sẽ. + Đã có ý thức tự giác trong công việc + Thực hiện đồng phục đầy đủ. + Việc học bài cũ của học sinh đã có tiến bộ: Khang, Hùng, Mạnh + Chữ viết của học sinh năng khiếu chậm tiến bộ + Có 15 bài tham gia viết bài trên báo Văn tuổi thơ.. + Tham gia viết bài Tiếng Anh trên báo chăm học và báo Toán Tuổi thơ 1. + Có 17 em tham gia thi Trạng nguyên Tiếng Việt II. Kế hoạch. a) Nền nếp. - Ổn định nền nếp sĩ số, vệ sinh sạch sẽ. - Đi học đúng giờ, mặc đồng phục đúng quy định. - Tiếp tục đôn đốc học sinh giữ gìn vệ sinh môi trường, phân loại rác thải. b) Chuyên môn. - Dạy học đúng chương trình thời khóa biểu. - Soạn giảng đúng CKTKN, giảm tải, nội dung lồng ghép. - Dạy học phân hóa đối tượng học sinh. - Tập trung rèn chữ cho học sinh viết chữ nghiêng. - Tiếp tục kiểm tra, đôn đốc học sinh đọc bảng nhân ( Bảo Vy, Nguyễn Hưng) - Tiếp tục đẩy mạnh việc kiểm tra bài cũ theo cặp. - Phụ đạo học sinh chưa hoàn thành: Khang, Luân, Hùng, Bảo Linh,... - Rèn chữ viết đẹp cho học sinh NK: Long Nhật, Võ Quỳnh Như, Trần Trà My, An An - Tiếp tục rèn chữ viết cho Hoàng, Hoàn, Dương, Khang. - Tập trung vào giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. - Động viên học sinh tham gia các sân chơi trí tuệ. + 17 học sinh tham gia Trạng nguyên Tiếng Việt + Tiếp tục tham gia giải toán qua thư kịp thời. + Tham gia thi tìm hiều Luật trẻ em trực tuyến. + Tham gia viết bài trên Văn tuổi thơ. + Tiếp tục tham gia cuộc thi viết về những kỉ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường, Viết vẽ tuổi học trò. + Chuẩn bị tham gia cuộc thi kể chuyện theo sách. SH CLB Tiếng Anh. c) Công tác khác. - Chăm sóc bồn hoa cây cảnh. - Giáo dục học sinh ý thức tự quản, tự phục vụ. - Đôn đốc học sinh đóng BHYT. Tiết đọc thư viện ĐỌC CẶP ĐÔI: TRUYÊN VỀ THẦY CÔ GIÁO I. MỤC ĐÍCH. - Thu hút và khuyến khích học sinh tham gia vào việc đọc; - Tạo cơ hội để học sinh chọn sách đọc theo ý thích; - HS được khuyến khích chia sẻ về cuốn sách các em đọc, từ đó phát triển sự tự tin của các em. - Giúp HS phát triển thói quen đọc. II. CHUẨN BỊ: Sách phù hợp với trình độ đọc của HS. III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN 1. Giới thiệu: 2- 3 phút - Sau khi đã ổn định chỗ ngồi cho học sinh, giáo viên có thể nhắc lại cho các em về nội quy thư viện cho đến khi học sinh đã quen với các nội quy này. - Giới thiệu với học sinh về hoạt động mà các em sắp tham gia. Hôm nay chúng ta sẽ tham gia hoạt động Đọc cá nhân. 2. Hoạt động: Đọc cá nhân. * Trước khi đọc: 5- 6 phút. Ở hoạt động Đọc cá nhân này, các em sẽ tự chọn sách và đọc một mình. Trong khi các em đọc, thầy sẽ di chuyển xung quanh phòng để hỗ trợ các em. Nếu có từ hoặc câu nào các em không hiểu, hãy giơ tay lên để thầy đến giúp. - Nhắc học sinh về mã màu phù hợp với trình độ đọc của các em. Các em có nhớ mã màu của lớp mình là những mã màu nào không? Cho học sinh nhắc lại và chỉ vào từng mã màu khi nói. - Nhắc học sinh về cách lật sách đúng. Các em có nhớ cách lật sách đúng là như thế nào không? Bạn nào có thể làm lại cho cả lớp cùng xem? Cho học sinh làm mẫu lại cách lật sách đúng. Mời lần lượt 6-8 học sinh lên chọn sách một cách trật tự và chọn vị trí để ngồi đọc. Các em hãy lên chọn cho mình một quyển sách mà các em thích! Sau khi chọn sách xong, các em có thể chọn một vị trí thoải mái trong phòng để ngồi đọc. Chúng ta sẽ có 15 phút để đọc. Mời 6- 8 học sinh đến kệ để chọn sách. Sau khi học sinh đã chọn xong, tiếp tục mời 6- 8 học sinh khác lên chọn sách. Tiếp tục cho đến khi tất cả học sinh chọn được sách. Nếu có học sinh nào gặp khó khăn với việc chọn sách, giáo viên sẽ cho các học sinh khác lên chọn sách trước sau đó quay lại hỗ trợ học sinh này. Hỏi học sinh xem các em thích đọc loại sá
File đính kèm:
giao_an_lop_5_buoi_sang_tuan_8_nam_hoc_2020_2021.doc